Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tăng đồ nhà Phật (Hán Việt)

02 Tháng Ba 201100:00(Xem: 34950)
Tăng đồ nhà Phật (Hán Việt)

TĂNG ĐỒ NHÀ PHẬT (HÁN VIỆT)
Tác giả: Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
NXB: Tôn giáo
Khổ sách: 14.5x20.5cm
Độ dày: 768 trang

blank

LỜI NÓI ĐẦU

 

Trong khi khảo cứu về Phật giáo và soạn quyển sách này, tôi tự nghĩ mình đối với Phật pháp, cũng như con chim toan chữa lửa.

Chuyện là thế này. Tích nhà Phật có ghi lại rằng thuở trước, gặp một cơn hỏa hoạn thiêu cháy cả núi rừng. Có một con chim thấy vậy, thương xót cho sanh mạng của biết bao loài phải chết trong ngọn lửa dữ, nó bèn vội bay xuống sông, thấm nước cho ướt cánh rồi bay lên giũ lông cho nước rơi xuống đám lửa, những mong làm cho tắt đi. Vẫn biết rằng nước có thể làm tắt lửa. Song nước mà chim kia mang lên đó, thật có thấm tháp vào đâu?

Cũng như thế, cái trí hèn của tôi có khác nào sức của chim kia, mà pháp Phật cũng như nước sông mênh mông kia vậy. Cái trí của tôi liệu đã hiểu được bao nhiêu trong pháp Phật mà mong làm nên chuyện cứu khổ độ sinh? Song, tôi cũng nguyện như chim nhỏ kia, quyết gắng hết cái sức tầm thường này mà rộng truyền pháp Phật vô tận vậy.

Đã tự biết mình như vậy, nên việc tôi biên soạn cuốn “Tăng đồ nhà Phật” này, trong đó có cả phần giới luật của tăng sĩ Phật giáo, chắc chắn sẽ khó lòng mà hoàn hảo được. Tuy vậy, tôi cũng rất vui được cống hiến sức mình để ghi chép ra đây ít nhiều những tư liệu quý giá, giúp cho những ai muốn tìm hiểu Phật pháp sẽ có được chút thuận lợi trên con đường học hỏi cam go này!

Ngoài ra, tưởng cũng nên nói đến một nỗi khó này nữa. Trong hàng tăng sĩ, hẳn không khỏi có đôi vị sẽ phàn nàn rằng: “Trong quyển sách này sao lại có cả giới luật của hàng xuất gia? Đã là chuyện của hàng xuất gia, sao chẳng giữ cho riêng biệt mà lại mang ra trình bày với người thế tục?”

Lời ấy cũng có phần hữu lý. Có lẽ các vị sợ rằng người thế tục vốn không thọ trì những giới luật ấy, nay biết đến thật chẳng ích gì, đôi khi lại khinh thường mà mắc thêm tội. Còn với tăng sĩ thì đã học chữ Hán rồi, có thể đọc ngay bản chữ Hán, chẳng cần phải dịch ra quốc âm.

Nhưng lại cũng có một số ít khác có thể âm thầm e ngại rằng, như thiện nam tín nữ mà hiểu giới luật của tăng sĩ, sẽ mất đi sự kính trọng đối với các ngài nếu các ngài có đôi khi sai phạm, lỗi lầm.

Thiết nghĩ rằng, chúng ta ai cũng yêu chân lý, những gì thuộc về chân lý bổ ích thì chúng ta đều có thể tìm học. Ai dám nói rằng hàng cư sĩ tại gia không cần phải hiểu giới luật? Không đâu, cần lắm chứ. Cư sĩ tại gia mà hiểu giới luật, mới có thể phân biệt được một vị tăng có đức độ hay không, mới có thể tránh xa những kẻ hủy phạm giới luật, và kính mộ nương về theo những vị nghiêm trì giới luật. Lại nữa, ai dám chắc rằng trong hàng cư sĩ tại gia lại không có những người có thể giữ theo một phần lớn trong giới luật? Dù chẳng được hoàn toàn đoan chánh như các bậc cao tăng, nhưng cũng lắm kẻ tuy là hàng bạch y cư sĩtâm trí lại mong muốn thoát trần!

Ngày xưa, lúc chư tăng kết tập kinh điển lần đầu, ngài Ca-diếp có nói rằng: “Hàng cư sĩ tại gia cũng hiểu giới luật như chư tăng. Nếu chư tăng sai sót hoặc bỏ bớt đi những giới nhỏ nhặt, họ sẽ trách rằng vì Phật đã nhập diệt nên chư tăng trở nên bừa bãi, chẳng tuân giữ giới luật.” Theo như lời ấy, người thế tục chẳng phải là cũng nên hiểu biết giới luật đó sao?

Ở một số nước mà ngày nay đạo Phật còn giữ được quy củ nghiêm ngặt và hàng cư sĩ tại gia thông hiểu giới luật, mỗi khi thiện nam tín nữ nhận thấy vị tăng sĩ nào không giữ đúng giới luật, tịnh hạnh, họ liền đến thưa với vị Trưởng lão chủ trì trong chùa. Họ làm như vậy để xây dựng tăng đoàn trong sáng thanh cao. Vì vậy, chư tăng nơi ấy sẽ hội lại mà tra xét, và nếu đúng vậy thì sẽ kịp thời mà trách phạt người phá giới. Được như vậy, người tại gia hiểu giới luật chẳng phải là hữu ích lắm đó sao?

Giới luật là chỗ nương theo của người học đạo. Có nghiêm trì giới luật mới có thể được đạo giải thoát. Vậy nên hết thảy mọi người, nhất là tăng sĩ, phải thường xuyên tụng đọc giới luật. Mỗi khi xem giới luật, khác nào mình tự soi lòng. Như người có soi vào gương mới thấy chỗ dơ trên mặt mà lau rửa. Nếu bỏ phế lâu ngày, tất nhiên khi nhìn vào phải hoảng sợ vì thấy mặt mình dơ nhớp quá lắm vậy. Thường xem giới luật cũng thế, giúp cho mình biết lỗi mà sửa ngay, mới giữ được sự trong sạch, tâm trí được yên vui.

Như vậy, những ai không biết chữ Hán, nay có thể xem trong quyển “Tăng đồ nhà Phật” này, vừa ngắn gọn, vừa rõ ràng, dễ hiểu.

Đọc hiểu giới luật, vừa để giữ mình theo đó, vừa để tìm hiểu thêm về đạo cao thượng, vì giới luật chẳng những là giáo điều, mà cũng là triết lý sâu xa trong đó nữa. Người giữ được giới luật sẽ trở nên trong sạch, minh mẫn, hiểu rộng ra nhiều điều. Vậy nên giới luật cũng là những điều rất nên tìm tòi học hỏi vậy.

Nhật BảnLuật tông là một chi nhánh rất thịnh trong đạo Phật, nhờ các vị cao tăng luôn giữ giới luật một cách chuyên cần, thận trọng. Cùng nhau tin theo lời Phật, quyết hành trì theo đúng giới luật. Các vị tăng đều nhận rằng kẻ noi giữ theo giới luật tức là theo đúng pháp Phật, có thể đắc đạo. Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”

Do nơi giới luật mà có thể giúp người tu giữ cho thân tâm an định. Do nơi thân tâm an địnhtrí tuệ dần dần phát sanh. Do nơi trí tuệ phát sanh mà có thể phá trừ tà kiến, ma chướng, phiền não... hết thảy những ác nghiệp.

Mong sao quyển sách này sẽ giúp ích được phần nào cho những ai muốn bước lên đường tu tập, có thể theo đây mà vạch ra cho mình được một hướng đi đúng đắn lâu dài.

Tháng giêng năm 1934

ĐOÀN TRUNG CÒN

Source: rongmotamhon
Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Ba 202008:20
Khách
Con muốn mua cuốn này thì liên hệ ở đâu ạ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15005)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13445)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15128)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16495)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12584)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13461)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13411)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12759)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12075)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11974)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12647)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11474)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11782)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11150)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13279)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13163)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11588)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12168)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12357)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11951)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12747)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12367)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12192)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12261)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12010)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11954)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11222)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11370)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12375)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12468)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11994)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12960)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12042)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12601)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13944)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12736)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14868)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11925)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12186)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12883)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12772)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14766)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12747)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15390)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12577)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14239)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15547)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13137)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13568)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12483)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12087)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12896)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12981)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13208)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21334)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143646)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant