Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Oai nghi của Sa-di ni

02 Tháng Ba 201100:00(Xem: 21645)
Oai nghi của Sa-di ni

TĂNG ĐỒ NHÀ PHẬT (HÁN VIỆT)
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải

SA-DI VÀ SA-DI NI

OAI NGHI CỦA SA-DI-NI

Bài này của một vị tỳ-kheo đời Đông Tấn bên Trung Hoa dịch, đã mất tên, vào khoảng năm 400 theo Dương lịch.

Oai nghi của sa-di ni, về căn bản phải giữ đủ những điều như sa-di, nhưng cũng có một số điểm được lưu ý đặc biệt hơn. Vì thế, khi đọc phần này nên đối chiếu với phần Oai nghi của sa-di.

Sa-di ni không được mặc y phục bằng tơ lụa có nhiều màu sắc rực rỡ, chói lọi.

Không được may, mua sắm y phục ấy cho kẻ khác.

Không được nói những lời giễu cợt, ác ý.

Không được chỉ bảo, sai khiến kẻ khác nói lời thô tục.

Không được cùng với những người nữ cư sĩ ngắm nghía hình dáng của nhau để đùa cợt.

Không được ở nơi chỗ vắng vẻ mà trút bỏ y phục, phô bày thân thể.

Không được soi gương mà đánh phấn, vẽ chân mày...

Không được nóng giận nói ra những lời oán rủa.

Không được tư tưởng đến việc giao tiếp cùng nam giới, rồi hỏi người nữ cư sĩ xem việc ấy như thế nào.

Không được ngồi trên thảm lông, nệm gấm.

Không được mang giày da, cũng không được làm ra hoặc mua sắm cho kẻ khác.

Không được tham muốn tiền bạc của cha mẹ ở nhà, hoặc cố tìm cách để người khác phải mang tiền bạc, của cải trao cho mình.

Không được ngồi trên giường của phụ nữ tại gia, mở hòm, tủ của họ mà xem y phục rồi khen chê, bình phẩm tốt xấu.

Từ mười sáu tuổi trở lên, thiếu nữ nào muốn làm sa-di ni, phải có nết na trong sạch, không có tiếng xấu với đời và phải được cha mẹ ưng thuận. Người mắc bệnh vô sinh và các bệnh kín không được thu nhận.

Không được ở đêm chung phòng với một vị tỳ-kheo, cũng không được ngồi chung một chỗ.

Không được cùng tỳ-kheo nhìn ngắm hình thể của nhau mà đùa cợt.

Không được sử dụng mền đắp, y phục của sa-di khi nằm.

Không được nghịch phá đồ đạc, y phục của chúng tăng.

Không được tự tay trao đồ vật cho nam giới. Như có vật cần đưa thì để xuống đất cho người ta lấy là được.

Không được lõa hình tắm chung với hàng phụ nữ tại gia.

Không được một mình đi đến phòng của tăng để hỏi nghĩa kinh.

Không được nói chuyện thế tục.

Không được cười nói, đùa cợt khi tụng đọc kinh điển, không được quay nhìn sang hai bên, không được gục đầu tựa trên tay.

Đi học kinh kệ, phải nhớ năm điều: 1. Phải có một vị ni lớn tuổi cùng đi. 2. Ngồi cách xa thầy chừng sáu thước. 3. Phải quỳ mà hỏi. 4. Chỉ được hỏi về ý nghĩa mà thôi. 5. Còn kinh văn phải thuộc lòng, tự biết.

Đến thăm thầy khi có bệnh, phải nhớ bốn điều này: 1. Có quan hệ thân thuộc nên đến thăm. 2. Nên có ba người cùng đi chung nhau. 3. Ngồi cách giường thầy sáu thước, quỳ mà hỏi thăm sức khỏe thầy. 4. Thăm hỏi xong phải về ngay, không được bàn luận chuyện gì khác.

Nằm ngủ, phải nhớ năm điều này: 1. Nằm xuống liền phải niệm Phật. 2. Nằm nghiêng bên mặt, xếp mình, không được duỗi thẳng chân. 3. Đầu hơi cúi xuống ngực. 4. Che đắp thân thể không được để lộ ra. 5. Không được để tay gần chỗ bất tịnh.

Có việc đến nhà thí chủ, phải nhớ năm điều này: 1. Trước hết phải lễ Phật. 2. Sau đó lễ thầy và chúng tăng. 3. Khi có nữ thí chủ thỉnh mới nên đến. 4. Đến trình với thầy, phải đứng ngay phía trước thầy, cách sáu thước. 5. Đến nhà, chỉ ngồi nơi ghế dành riêng cho mình.

Nếu nghỉ lại ở nhà thí chủ, phải nhớ có năm điều không nên làm: 1. Không được vào phòng riêng của phụ nữ để nói chuyện, cười đùa. 2. Không được đến nhà bếp ngồi ăn uống. 3. Không được nói chuyện riêng với phụ nữ giúp việc trong nhà. 4. Không được một mình đi ra nhà sau. 5. Không được cùng với người khác vào nhà vệ sinh, không được ngồi trên bàn cầu dành cho nam giới.

Vào nhà tắm, phải nhớ năm điều: 1. Không được tắm chung với nữ cư sĩ. 2. Không được tắm chung với người giúp việc nữ. 3. Không được tắm chung với trẻ con. 4. Không được dùng nước của người khác mang đến, phải tự mình xách nước lấy mà dùng. 5. Không được nhìn ngắm hình thể chỗ kín của mình.

Khi dâng hương, phải nhớ năm điều này: 1. Không được ngoái nhìn hai bên. 2. Không được dâng hương một mình với người cư sĩ nam. 3. Không được dâng hương một mình với người giúp việc. 4. Phải đứng ngay ngắn. 5. Không được quay lưng về phía tượng Phật.

Buổi sáng thức dậy phải nhớ năm điều: 1. Phải làm vệ sinh sạch sẽ rồi mới mặc pháp y. 2. Làm lễ tượng Phật. 3. Tiếp đến lễ thầy. 4. Lui lại cách thầy sáu thước mà thưa hỏi vấn an. 5. Sau đó mới được rời đi ra ngoài.

Khi thầy dạy dỗ, phải nhớ năm điều này: 1. Khi hỏi những chỗ không hiểu trong kinh điển, giới luật, thì phải chú ý lắng nghe. 2. Như có bị quở trách thì phải biết hối lỗi, tự trách. 3. Không được che giấu chỗ lỗi lầm. 4. Không được cãi lý theo ý mình. 5. Không được nhìn thầy bằng ánh mắt chẳng lành.

Khi giặt y phải bốn điều này: 1. Chọn chỗ khuất vắng, quỳ xuống mà giặt. 2. Đổ nước dơ nơi chỗ khuất, không được đổ ra nơi có người đi lại. 3. Phải chờ cho khô, vừa khô nên lấy vào ngay. 4. Không được để rơi xuống đất.

Đi trên đường phải nhớ năm điều này: 1. Nên có ba người cùng đi. 2. Nên đi với một vị tỳ-kheo ni lớn tuổi. 3. Hoặc cùng đi với cư sĩ nữ. 4. Phải nhìn thẳng phía trước chừng sáu thước. 5. Phải mặc pháp y.

Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Giêng 201808:51
Khách
Mô Phật cho con hỏi vì sao Sa Di có 24 oai nghi mà Sa Di Ni có 22 oai nghi , về cơ bản là giống nhau, tại sai bên Sa Di có thêm 2 điều, có phải do Nam nữ khác biệt không ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15046)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13492)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15186)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16574)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13260)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12616)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13512)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13473)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12801)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12095)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12017)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12692)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11537)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11826)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11190)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13335)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13213)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11626)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12211)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12387)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12007)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12779)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12404)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12239)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12311)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12051)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11966)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11262)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11403)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12401)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12493)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12023)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12996)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12080)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12631)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13041)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13984)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12768)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14897)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11952)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12202)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12911)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12787)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14812)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12787)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15435)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12613)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13248)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14286)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15596)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13763)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13160)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13599)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12510)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12098)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12930)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13028)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13256)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21370)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143773)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant