Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

5. Chùa tháp và sự thờ cúng

02 Tháng Ba 201100:00(Xem: 11102)
5. Chùa tháp và sự thờ cúng

TĂNG ĐỒ NHÀ PHẬT (HÁN VIỆT)
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải

CHÙA THÁP VÀ SỰ THỜ CÚNG

Chùa tháp là những nơi quan trọng, cần thiết trong đời sống chung của xã hội từ xưa đến nay. Chùa là nơi mà tăng chúng truyền giảng đạo lý và hóa độ cho hàng cư sĩ, khiến họ kính tín, quy y Tam bảo và sống cuộc sống chân chính của người Phật tử. Ngôi chùa cũng là nơi thực hiện các nghi lễ cúng kính quan trọng nhất của Phật giáo. Tháp là những nơi được dựng nên để cung kính thờ phụng các đức Phật, thường là được truyền nối từ đời này sang đời khác. Nhiều tháp Phật danh tiếng qua nhiều ngàn năm nay vẫn còn đứng vững.

Vào thời Phật tại thế, hình thức đầu tiên của chùa chiền chính là những khu tinh xá. Sau khi Phật thành đạo và đi khắp nơi giáo hóa, số đệ tử xuất gia theo ngài ngày càng đông hơn. Với những bậc trưởng lão đã đắc đạo, thực hiện đời sống khất thực không nhà, đêm ngủ nơi gốc cây, thì việc cất chùa là không cần thiết. Các vị chẳng tham luyến ở những nơi êm ấm, mà chỉ chuộng cuộc sống khất thực không nhà để có thể hóa độ khắp nơi. Nhưng với những người mới xuất gia, và số này rất đông, cần phải có một nơi để họ ở yên trong thời gian còn phải học hỏi. Chính tại nơi ấy, Phật mới có thể truyền dạy cho họ những kiến thức đầu tiên về cuộc sống tu hành, giúp họ có được những vốn liếng tinh thần tối thiểu để sau đó mới có thể tự mình vững bước trên đường đạo mà không sợ lầm đường lạc lối. Xét rõ nhu cầu ấy, vua Tần-bà-sa-la, một vị vua hết sức ủng hộ Phật pháp, đã cúng dường cho Phật và Giáo hội khu tinh xá Trúc Lâm ở gần kinh thành Vương-xá, trong ấy có đủ chỗ ở cho tất cả Giáo hội thời bấy giờ.

Về sau còn có một thương gia là ông trưởng giả Tu-đạt đã mua khu vườn của thái tử Kỳ-đà và xây dựng thành một khu tinh xá gọi tên là tinh xá Kỳ Viên, dâng cúng cho Phật và giáo hội để làm chỗ tu tậpgiáo hóa cho bá tánh trong thành Xá-vệ. Đó là những cảnh chùa xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Phật giáo.

Về sau, việc xây dựng chùa chiền vẫn thường noi theo như trước. Người ta chọn những nơi thanh vắng, yên tĩnh, xa những tiếng ồn ào của thị tứ, và xây dựng đủ các phòng ốc cần thiết cho sinh hoạt của một tập thể tu tập. Trong đó phải có chánh điện thờ Phật, liêu phòng của vị trú trì, nhà bếp, nhà ăn, lại phải có chỗ để chư tăng phương xa ghé lại có thể nghỉ ngơi, kể cả chỗ nghỉ dành cho bá tánh nữa. Ngoài ra còn phải có giảng đường làm nơi thuyết pháp hoặc tụng đọc giới bổn, phòng cất giữ kinh sách... Cuối cùng là phải đảm bảo nơi vệ sinh công cộng, như nhà tắm, nhà tiêu...

Chùa ở miền Tây Tạng thường xây dựng rất to lớn, đồ sộ, bởi ở xứ ấy người ta mộ đạo Phật. Chẳng những đạo Phậtquốc giáo, mà ngày xưa những người cầm quyền chính trị trong nước cũng chính là một vị tăng. Chùa chiền ở Tây Tạng cũng là những trường học tổng hợp, dạy cho người ta đủ các môn khoa học như đạo đức, triết lý, thần học, chiêm tinh, y học, mỹ thuật...

Tuy là chọn những nơi yên tĩnh, nhưng chùa chiền thường cũng không xây dựng ở chỗ quá hẻo lánh. Khác với những am, cốc... là nơi chỉ chuyên dành cho các vị tăng sĩ muốn tập trung hết tinh thần vào việc tu tập; chùa chẳng những là nơi tu tập mà còn là nơi để truyền bá giáo lý nhà Phật, là chỗ dựa tinh thần cho bá tánh nhân dân. Vì vậy, chùa phải chọn nơi thuận tiện đường giao thông, hoặc ít ra cũng không quá khó đến. Lý tưởng nhất là chùa nằm cách khu dân cư không xa lắm để người dân có thể tìm đến bất cứ lúc nào, nhưng cũng không quá ồn ào ảnh hưởng đến việc tu tập của chư tăng. Ở những vùng có núi non, chùa thường được chọn cất trên núi nhưng có đường lên, để vừa yên tĩnh vừa có thể là nơi bá tánh tụ họp dễ dàng.

Nhiều nơi sẵn có địa thế thiên nhiên, người ta có thể sửa sang các hang động tự nhiên trong núi non lại đôi chút, cũng tạo thành được những ngôi chùa đẹp và thuận tiện cho chư tăng tu tập.

Dù là chùa ở nơi đất bằng, triền núi hay hang động, kiểu cách có phần nào khác nhau, nhưng cách bài biện, thờ phụng cũng đều có những nét chung như nhau. Vật dụng, giường ghế, hầu hết đều vừa phải với nhu cầu sử dụng, chủ yếu là cần có để dùng chứ không chạy theo sự phô trương, chưng diện. Nhất là các ngôi chùa ở chốn núi non, hang động thì lại càng đơn sơ hơn hết.

Trong Phật giáo, sự thờ cúng cung kính nhất là xá-lỵ Phật. Đó là những tro cốt còn lại sau khi người ta làm lễ thiêu xác Phật. Những xá-lỵ ấy được thờ kính như Phật còn tại thế. Người ta mong muốn được thờ cúng những xá-lỵ của Phật, vì họ tôn kính Phật và giáo pháp của ngài. Khi ngài nhập diệt, người ta nghĩ rằng chỉ còn có cách ấy để được gần gũi Phật. Vì thế, sau khi Phật nhập diệt, các vị vua chúa đương thời đã mang cả quân binh đến để giành lấy xá-lỵ Phật. Cũng may là vẫn còn các vị đệ tử lớn, khéo đem giáo pháp của Phật ra mà khuyên dạy họ, khiến cho hết thảy đều hòa hoãn mà phân chia nhau, không đến nỗi xảy ra cuộc đao binh.

Ngoài xá-lỵ Phật, người ta cũng giữ lại những vật dụng mà Phật đã dùng để thờ kính. Nhưng chỉ có xá-lỵ Phật là tồn tại lâu dài, còn những vật dụng khác đều hư nát theo thời gian, đến nay không còn nữa. Tuy nhiên, có những nơi Phật đã đi qua trên đường giáo hóa, vẫn còn để lại nhiều dấu tích. Những nơi ấy đều được xây dựng thành chùa lớn để thờ cúng và làm chỗ cho thập phương tín đồ về chiêm ngưỡng.

Có những nơi mà tín đồ Phật giáo khắp nơi trên thế giới đều mong muốn được có một lần đến lễ bái, chiêm ngưỡng. Đó là bốn thánh địaliên quan chặt chẽ đến cuộc đời đức Phật. Một là vườn Lam-tỳ-ni, nơi Phật đản sanh. Hai là cây bồ-đề nơi Phật thành đạo ở xứ Già-da. Ba là vườn Lộc, thường gọi là Lộc uyển ở xứ Ba-la-nại, nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên, gọi là Chuyển pháp luân. Bốn là chỗ hai cây sa-la xứ Câu-thi-na, nơi Phật nhập diệt. Bốn thánh tích ấy từ bao đời qua vẫn được giữ gìn cẩn thận và là nơi chiêm ngưỡng cho hàng triệu tín đồ Phật giáo ở khắp nơi trên thế giới. Chính như ngài Huyền Trang ở Trung Hoa khi sang Ấn Độ thỉnh kinh cũng có kể lại việc đến chiêm ngưỡng các thánh tích ấy.

Tuy vậy, nhìn chung thì rất ít người có đủ may mắn để được đến lễ Phật trước nơi thờ xá-lỵ Phật, hoặc những nơi thánh tích. Vì vậy, người ta phải tạo ra những hình tượng của Phật để thờ cúng. Hình tượng của Phật tuy là do nơi một gốc mà ra, nhưng ở mỗi xứ sở khác nhau đều có cách thể hiện riêng của mình. Một mặt là do nơi nghệ thuật điêu khắc, tô vẽ ở nơi đó. Mặt khác, cũng phụ thuộc vào cách hiểu, cách suy nghĩ của con người ở đó về Phật pháp. Bởi vậy, ta không nên lấy làm lạ khi thấy pho tượng Phật ở Thái Lan không hoàn toàn giống với tượng PhậtTrung Quốc, lại càng không giống với Nhật Bản hay Triều Tiên. Nhưng những nét chính thì quả thật vẫn rất dễ nhận ra.

Ở các chùa, tượng Phật chính được thờ là tượng Phật tổ Thích-ca. Theo Nam tông, người ta chỉ thờ độc tôn, nghĩa là riêng một tượng đức Thích-ca trên chánh điện mà thôi. Đối với Bắc tông, người ta tin rằng Phật có rất nhiều hóa thân, mà hết thảy đều không ngoài ý nghĩa giác ngộ viên dung. Vì vậy, có thể tùy theo hoàn cảnh, ý nghĩa mà sự cung kính cũng có những đối tượng khác nhau. Do đó, ngoài tượng Phật Thích-ca, trong chùa còn thờ nhiều tượng khác như Phật Di-lặc, Phật A-di-đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng ...

Cũng vậy, ở nhà riêng của hàng cư sĩ, người ta không chỉ thờ riêng là đức Phật tổ Thích-ca. Người ta còn có thể thờ các vị Phật và Bồ Tát khác nữa. Tuy nhiên, khác với ở chùa, có thể đồng thời thờ rất nhiều hình tượng, ở nhà riêng thì người ta thường chỉ chọn thờ một trong các hình tượng phù hợp với sở nguyện của mình mà thôi.

Phần đông cư sĩ tại gia mong cầu sự bình an trong gia đình là chính. Vì thế, đa số gia đình chọn thờ tượng Bồ Tát Quán Thế Âm. Đây là vị Bồ Táthạnh nguyện cứu khổ ban vui cho hết thảy chúng sanh, chỉ cần ai xưng niệm danh hiệu của ngài, là ngài sẽ quán xét theo âm thanh đó mà đến cứu khổ cứu nạn cho. Chính vì vậy mà ngài lấy hiệu là Quán Thế Âm. Hạnh nguyện của vị Bồ Tát này được Phật nói rõ trong phẩm Phổ Môn, thuộc bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Cũng có một số cư sĩ tại gia thờ tượng Phật tổ Thích-ca. Một số tu theo pháp môn Tịnh Độ thì thờ tượng Phật A-di-đà, hoặc Bồ Tát Địa Tạng.

Việc thờ Phật ở nhà riêng thường kết hợp với bàn thờ tổ tiên, theo cách bố trí là thờ Phật trên cao và thờ ông bà tổ tiên dưới bàn thấp hơn. Tuy nhiên, nhất thiết phải có hai lư cắm hương riêng biệt.

Hình thức thờ Phật ở nhà riêng ngày nay phổ biến khá rộng rãi. Điều đó rất có lợi cho việc truyền bá giáo pháp của Phật, vì những cư sĩthờ Phật ở nhà thường mời thỉnh các vị tăng sĩ đến nhà để tụng kinh hộ niệm, hoặc cầu an, hoặc cầu siêu, trong những khi gia đình hữu sự. Nhất là việc tụng kinh A-di-đà vào những ngày kỵ giỗ ông bà tổ tiên là điều rất tốt, vì nhân đó mà người ta thường cúng chay, hạn chế được sự sát sanh. Những dịp được mời đến nhà cư sĩ để tụng kinh là những dịp tốt để chư tăng truyền dạy Phật pháp cho hàng cư sĩ, đồng thời trừ phá những sự mê tín dị đoan, tà kiến trong chốn dân gian. Và quan trọng hơn hết là làm cho hàng cư sĩ hiểu rõ được ý nghĩa đúng đắn của việc thờ Phật.

Thờ Phật ở nhà là sự nhắc nhở hàng ngày để người cư sĩ không quên lời Phật dạy, luôn cố gắng giữ tròn Năm giới mà mình đã thọ nhận, cũng như giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống phải giữ cho phù hợp với lời Phật dạy. Tuy nhiên, cũng có không ít cư sĩ không hiểu được ý nghĩa chân chính này, xem việc thờ Phật như để cầu xin được ban phước tránh họa, hoặc có thể giúp mình có nhiều may mắn hơn trong cuộc sống. Cách hiểu này không phù hợp với lý nhân quả của nhà Phật, khiến cho người ta thường trở nên tiêu cực, thụ động, quên mất rằng những việc tốt xấu trong đời hết thảy đều do nơi nghiệp nhân mà mình đã tạo ra dẫn đến.

Đạo Phật truyền vào nước ta từ rất sớm. Cho đến những năm đầu của thế kỷ 11, đạo Phật đã trở thành quốc giáo. Từ đó về sau, từ vua chúa cho đến quan thuộc cũng đều hết lòng ủng hộ Phật pháp, thậm chí có nhiều vị vua về cuối đời cũng chính thức xuất gia. Vì vậy, đạo Phật đã hình thành và phát triển khắp mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn. Việc thờ cúngtin theo Phật đã trở nên quen thuộc ở khắp nơi, đâu đâu cũng có.

Tuy nhiên, Phật giáo không chuộng ở số lượng mà chủ yếu xem trọng hiệu quả thực tiễn của việc truyền dạy giáo pháp. Vì vậy, việc giảng giải ý nghĩa chân chính của việc thờ cúng cho hàng cư sĩ được rõ hiện nay vẫn còn là một trách nhiệm quan trọng, nặng nề nhất của các vị tăng sĩ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15049)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13495)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15191)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16579)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13263)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12621)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13512)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13479)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12804)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12098)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12023)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12693)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11538)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11828)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11192)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13338)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13218)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11628)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12218)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12390)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12015)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12780)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12404)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12249)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12315)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12051)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11967)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11264)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11405)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12404)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12496)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12026)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12997)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12090)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12634)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13044)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13995)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12769)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14899)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11966)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12207)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12914)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12792)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14815)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12789)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15435)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12617)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13248)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14288)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15601)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13769)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13162)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13599)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12511)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12107)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12934)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13030)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13259)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21371)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143793)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant