KINH
TỲ-KHEO NA-TIÊN
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải; Nguyễn Minh Hiển hiệu đính
Na-tiên đáp: “Như có chỗ khởi điểm, tất không còn phải sanh ra trở lại nữa. Lại như có chỗ khởi điểm, tất phải nằm trong quá khứ rồi.”
Vua nói: “Trẫm cho rằng không có chỗ khởi điểm, tất không sanh ra trở lại. Như thấy có chỗ khởi điểm, tất ở trong quá khứ. Như vậy, chỗ khởi điểm ấy là không dứt chăng?”
Na-tiên đáp: “Đúng vậy, tất cả đều là quá khứ.”
Vua lại hỏi Na-tiên: “Người ta trong chỗ sanh tử, có thể nhờ nơi những gì ở bên ngoài mà được tăng thêm ích lợi chăng?”
Na-tiên hỏi lại vua: “Người và hết thảy các động vật lớn nhỏ trong thế gian, có thể nhờ nơi những gì ở bên ngoài mà được tăng thêm ích lợi chăng?”
Vua nói: “Trẫm không hỏi ngài về người và hết thảy các động vật lớn nhỏ trong thế gian. Trẫm chỉ muốn hỏi ngài về chỗ căn bản sanh tử của con người mà thôi.”
Na-tiên nói: “Cây cối sanh ra, do cây non làm căn bản. Các loại ngũ cốc sanh ra, do hạt giống làm căn bản. Trong trời đất vạn vật lớn nhỏ đều tùy theo chủng loại mà có căn bản sanh ra. Đối với con người thì có sáu mối tình ân ái làm căn bản.
“Người có mắt, có thấy hình sắc, có nhận biết; có tai, có nghe âm thanh, có nhận biết; có mũi, có ngửi hương, có nhận biết; có lưỡi, có nếm vị, có nhận biết; có thân, có xúc chạm, có nhận biết; có ý, có các pháp, có nhận biết. Do nơi mười tám pháp ấy mà sanh ra sự khổ, vui. Do khổ, vui sanh ra ân ái. Do ân ái mà sanh tham dục. Do tham dục mà sanh xúc hiệp.
“Các mối khổ ấy ấy hợp thành con người. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý khiến cho có sự chấp hữu nơi sáu trần, cùng với sự xúc hiệp mà thành sáu nhập. Do sáu nhập ấy mà thành biết khổ, biết vui. Từ khổ vui mà sanh ra ân ái, lại theo nơi ân ái mà sanh ra tham dục, từ tham dục sanh ra chấp hữu, liền làm nhân sanh ra sự già yếu. Già yếu là nhân sanh ra bệnh khổ. Bệnh khổ là nhân sanh ra sự chết. Do sự chết sanh ra buồn đau sầu khổ trong tâm. Sự sống con người là như vậy.
“Như không có mắt tức không thấy cảnh sắc, không nhận biết. Không nhận biết nên không có xúc hiệp. Không xúc hiệp thì không có khổ, vui. Không có khổ vui nên không sanh ân ái. Không ân ái thì không có tham dục. Không tham dục thì không có sự chấp hữu. Không chấp hữu thì không có già, bệnh, chết, cũng không có buồn đau sầu khổ trong tâm, liền thoát hết các sự khổ não mà đắc nhập cảnh giới Niết-bàn.
“Như không có tai tức không nghe âm thanh, không có mũi tức không ngửi mùi hương, không có lưỡi tức không nếm được vị, không có thân tức không có sự xúc chạm, không có ý tức không sanh các ý nghĩ, không có sự xúc nhập. Không có xúc nhập thì không có khổ, vui. Không có khổ vui nên không sanh ân ái. Không ân ái thì không có tham dục. Không tham dục thì không có bào thai. Không có bào thai thì không có chỗ sanh ra, không có già, bệnh, chết, cũng không có buồn đau sầu khổ trong tâm. Dứt hết được các sự khổ não, liền đắc nhập cảnh giới Niết-bàn.”
Vua tán thán rằng: “Hay thay!”
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải; Nguyễn Minh Hiển hiệu đính
QUYỂN TRUNG
I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÂM THỨC
6. CỘI NGUỒN SANH TỬ
Vua lại hỏi Na-tiên: “Đại đức có dạy rằng việc sanh tử của con người không thể tìm đến chỗ khởi điểm. Không thể tìm được, là ý thế nào?”Na-tiên đáp: “Như có chỗ khởi điểm, tất không còn phải sanh ra trở lại nữa. Lại như có chỗ khởi điểm, tất phải nằm trong quá khứ rồi.”
Vua nói: “Trẫm cho rằng không có chỗ khởi điểm, tất không sanh ra trở lại. Như thấy có chỗ khởi điểm, tất ở trong quá khứ. Như vậy, chỗ khởi điểm ấy là không dứt chăng?”
Na-tiên đáp: “Đúng vậy, tất cả đều là quá khứ.”
Vua lại hỏi Na-tiên: “Người ta trong chỗ sanh tử, có thể nhờ nơi những gì ở bên ngoài mà được tăng thêm ích lợi chăng?”
Na-tiên hỏi lại vua: “Người và hết thảy các động vật lớn nhỏ trong thế gian, có thể nhờ nơi những gì ở bên ngoài mà được tăng thêm ích lợi chăng?”
Vua nói: “Trẫm không hỏi ngài về người và hết thảy các động vật lớn nhỏ trong thế gian. Trẫm chỉ muốn hỏi ngài về chỗ căn bản sanh tử của con người mà thôi.”
Na-tiên nói: “Cây cối sanh ra, do cây non làm căn bản. Các loại ngũ cốc sanh ra, do hạt giống làm căn bản. Trong trời đất vạn vật lớn nhỏ đều tùy theo chủng loại mà có căn bản sanh ra. Đối với con người thì có sáu mối tình ân ái làm căn bản.
“Người có mắt, có thấy hình sắc, có nhận biết; có tai, có nghe âm thanh, có nhận biết; có mũi, có ngửi hương, có nhận biết; có lưỡi, có nếm vị, có nhận biết; có thân, có xúc chạm, có nhận biết; có ý, có các pháp, có nhận biết. Do nơi mười tám pháp ấy mà sanh ra sự khổ, vui. Do khổ, vui sanh ra ân ái. Do ân ái mà sanh tham dục. Do tham dục mà sanh xúc hiệp.
“Các mối khổ ấy ấy hợp thành con người. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý khiến cho có sự chấp hữu nơi sáu trần, cùng với sự xúc hiệp mà thành sáu nhập. Do sáu nhập ấy mà thành biết khổ, biết vui. Từ khổ vui mà sanh ra ân ái, lại theo nơi ân ái mà sanh ra tham dục, từ tham dục sanh ra chấp hữu, liền làm nhân sanh ra sự già yếu. Già yếu là nhân sanh ra bệnh khổ. Bệnh khổ là nhân sanh ra sự chết. Do sự chết sanh ra buồn đau sầu khổ trong tâm. Sự sống con người là như vậy.
“Như không có mắt tức không thấy cảnh sắc, không nhận biết. Không nhận biết nên không có xúc hiệp. Không xúc hiệp thì không có khổ, vui. Không có khổ vui nên không sanh ân ái. Không ân ái thì không có tham dục. Không tham dục thì không có sự chấp hữu. Không chấp hữu thì không có già, bệnh, chết, cũng không có buồn đau sầu khổ trong tâm, liền thoát hết các sự khổ não mà đắc nhập cảnh giới Niết-bàn.
“Như không có tai tức không nghe âm thanh, không có mũi tức không ngửi mùi hương, không có lưỡi tức không nếm được vị, không có thân tức không có sự xúc chạm, không có ý tức không sanh các ý nghĩ, không có sự xúc nhập. Không có xúc nhập thì không có khổ, vui. Không có khổ vui nên không sanh ân ái. Không ân ái thì không có tham dục. Không tham dục thì không có bào thai. Không có bào thai thì không có chỗ sanh ra, không có già, bệnh, chết, cũng không có buồn đau sầu khổ trong tâm. Dứt hết được các sự khổ não, liền đắc nhập cảnh giới Niết-bàn.”
Vua tán thán rằng: “Hay thay!”
Send comment