Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

7. Ái Dục

21 Tháng Năm 201000:00(Xem: 9237)
7. Ái Dục

TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ (DHAMMAPADA) 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Diệu Phương Xuất Bản - 2006

ÁI DỤC 

 Đức Phật khuyên con người nên diệt trừ ái dục. “Ái” là thích, thương yêu, mến tiếc, luyến ái, tham ái bám víu. “Dục” là ham muốn, tham dục, lạc dục. Ái dụclòng ham muốn, luyến ái, bám víu, tham hưởng mọi sự sung sướng thường tình đối với người và đối với vật. Có ba loại ái dục:

 1. Ái dục theo nhục dục “ngũ trần”: Năm cảnh trần là “sắc, thanh, hương, vị, xúc”. Trần là bụi dơ. Ngũ trần là năm cái có thể thấm bụi dơ vào thân tâm ta, vào chân tính của ta.

 2. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “đoạn kiến”, nghĩ rằng chết là hết, nên không cần quan tâm đến thiện ác, tội phước, quả báo gì cả, cứ lo hưởng thụ lạc thú vật chất và sự giàu sang hiện tại.

 3. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “thường kiến”, nghĩ rằng những lạc thútài sản sẽ còn với mình mãi mãi, lâu dài vĩnh cửu, trường tồn.

 Kinh Pháp Cú chỉ rõ cho thấy ái dục là nguồn gốc của mọi sự đau khổ trong đời, là sức mạnh thúc đẩy con người tìm sự thỏa mãn lòng ham muốn ích kỷ bằng mọi cách, ngay cả bằng sự thiệt hại hoặc đau khổ của người khác. Ái dụccạm bẫy nguy hiểm nhất, vì khi được toại nguyện thời nó đem lại cảm giác thỏa mãn cho con người và do đó lòng ái dục của con người cứ tăng thêm mãi. Đức Phật nhận định rằng những điều mà người thế gian gọi là sung sướng, hạnh phúc thời chỉ được xây dựng mong manh trên một số điều kiện. Khi những điều kiện ấy đầy đủ thì người đời gọi là được sung sướng, có hạnh phúc. Nhưng với hạnh phúc họ đang có trong tay họ cũng không cảm thấy được thoả mãn trọn vẹnvĩnh viễn. Nguyên do là vì lòng dạ con người vốn thay đổi và lúc nào cũng muốn được thêm, thêm mãi. Khi chưa đạt được tất cả những điều họ ước ao thì họ có cảm tưởng là vẫn còn thiếu thốn, và lòng họ băn khoăn, day dứt, mong cầu. Hạnh phúc thật sự không cần thiết phải có liên hệ đến điều kiện vật chất bên ngoài, mà hoàn toàn tùy thuộc vào nội tâm của con người. Tất cả giáo lý của Đạo Phật đều quy tụ vào một điểm thực tế là muốn tìm an lạc vĩnh cửu, con người cần phải biết làm cách nào để thắng được lòng ái dục

 Một khi đã nói đến ái, nhất là ái dục, thời đây là cả một đề tài muôn điệu. Đã là con người, thật khó mà thoát ly được ái dục.Vì vậy ta không gì lạ khi thấy Đức Phật đã dành nhiều câu khuyên dạy về ái dục. Giảng về quả phúc của người cúng dường đến bậc hoàn toàn thanh tịnh, Đức Phật dạy: 

(Pháp Cú 359)
Cỏ hoang làm hại ruộng vườn
Ái dục gây hại nhiều hơn cho người,
Ai lìa ái dục được rồi
Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng
Hưởng về phước báu vô vàn.

 Một nữ thí chủ rất nổi tiếng, có đứa cháu thân yêu vừa qua đời. Bà thương tiếc và khóc lóc thảm thiết. Khi bà đến chùa, Đức Phật an ủi bà và dạy rằng: “Mỗi ngày có biết bao nhiêu người chết. Nếu bà xem mỗi người đã qua đời là một người thân mà bà than khóc như thương tiếc một đứa cháu bà thì có lẽ chẳng có lúc nào mà bà ngưng chảy nước mắt. Ưu sầusợ hãi sinh ra do sự quá luyến ái, quá trìu mến đó”. Người dứt được say đắm trong tình cảm sẽ không bị ràng buộc và khỏi lo phiền:

 (Pháp Cú 213)
Khởi từ luyến ái sinh ra
Chứa chan hãi sợ, chan hòa lo âu
Mến thương, luyến ái lìa mau
Chẳng còn lo sợ, ưu sầu tiêu tan.

 Để giảng hòa một cuộc tranh chấp giữa hai tiểu bang đang giành nhau nước dưới con sông làm ranh giới Đức Phật dạy không nên tham ái và nên diệt trừ dục vọng:

(Pháp Cú 199)
Ở ngay giữa đám nhân sinh
Mặc người tham ái, nếu mình thảnh thơi
Sống không dục vọng như người
Thật là sung sướng, cuộc đời thơm hương.

 Khi nhắc đến một vị Tỳ kheo vô lễ, mặc dầu thông suốt giáo pháp nhưng lòng còn chứa đầy ái dụcngã mạn. Ỷ mình có sức học cao nên thầy luôn khinh rẻ các vị khác. Tuy có công chỉ dạy giáo lý cho các Tỳ kheo khác nhưng thái độ khinh mạn của thầy đã gây nhiều khó khăn trong việc truyền bá chánh pháp. Vì tội ác này thầy phải sa vào địa ngục, khi mãn hạn thầy chỉ được tái sinh thành con cá vàng, tuy có thân hình đẹp đẽ nhưng miệng lại thở ra mùi hôi thối. Đức Phật dạy rằng nếu không kiềm chế thời ái dục sẽ tăng mãi:

(Pháp Cú 334)
Sống đời say đắm buông lung
Thì lòng ái dục vô cùng tăng nhanh
Giống như giữa chốn rừng xanh
Dây leo, cỏ dại mặc tình tràn lan,
Đời người tiếp nối miên man
Khác gì khỉ, vượn đang tham quả rừng
Chuyền cây liên tục chẳng ngừng.

 Người nuôi dưỡng ái dục thời sầu muộn mãi gia tăng. Trái lại người dập tắt ái dục thời sầu muộn không còn: 

(Pháp Cú 335)
Nếu mà ở cõi trần gian
Bị điều ái dục buộc ràng vây quanh
Thời bao sầu khổ tăng nhanh
Như là cỏ dại thỏa tình hứng mưa.

(Pháp Cú 336)
Đời này nếu bản thân ta
Khi điều ái dục vượt qua chẳng màng
Thời bao sầu khổ lìa tan
Như mưa trơn tuột khỏi hàng lá sen.

 Hãy dập tắt ái dục từ gốc rễ như là nhổ rễ cỏ hoang. Đức Phật dạy bao giờ còn ái dục là còn đau khổ:

 (Pháp Cú 337)
Điều Như Lai dạy các ngươi:
“Lành thay cho kẻ họp nơi chốn này
Nhổ cho sạch gốc rễ ngay
Diệt trừ ái dục thẳng tay từ nguồn
Như là nhổ rễ cỏ hoang
Chớ nên để lũ Ma quân dục tình
Quẩn quanh phá hoại tâm mình
Như cơn nước lũ tung hoành bụi lau”.

 Trong lúc đi dài theo đường, Đức Phật trông thấy một con heo nái. Ngài thuật lại rằng trong những kiếp quá khứ của nó, con heo từng là một chị gà thường đứng bên hông chùa nghe giảng kinh nên được tái sinh làm một nàng công chúa. Một hôm công chúa quán tưởng đến tấm thân vô thường nên phát tâm tu hành, mãn đời được sinh lên cõi trời. Hưởng hết phước, vì nghiệp báo ở những tiền kiếp nên lại tái sinh dưới hình dạng con heo nái này. Ngài dạy rằng gốc ái dục mà nhổ chưa hết rễ thời tâm còn bị ràng buộc, còn chịu đau khổ dây dưa, sầu muộn còn phát sinh trở đi trở lại triền miên:

(Pháp Cú 338) 
Đốn cây mà chẳng chịu đào
Hết luôn gốc rễ bám vào đất sâu
Thì cây lại mọc ra mau,
Đoạn trừ ái dục khác nào đốn cây
Đoạn cho căn gốc sạch ngay
Nếu không khổ não mãi quay trở về.

 Ái dục nhận chìm người tham ái. Nếu bên trong kẻ nào ba mươi sáu dòng ái dục còn tuôn chảy mạnh mẽ, tâm tham ái sẽ cuồn cuộn lôi cuốn kẻ si mê ấy đi như một luồng thác lũ:

(Pháp Cú 339)
Người ham ái dục luôn luôn
Theo ba mươi sáu dòng tuôn bạo tàn
Cuốn vào cảnh dục dễ dàng.
Những người ái dục dâng tràn trong tâm
Bị dòng ái dục cuốn phăng.

 Hãy dùng trí tuệ để dập tắt ái dục. Dòng ái dục tràn ngập khắp nơi như dây leo dại. Loài dây leo ái dục đâm chồi và bám vững . Hãy dùng trí tuệ bứng tận gốc rễ:

(Pháp Cú 340)
Dòng sông ái dục dâng tràn
Như dây leo dại mọc lan khắp miền,
Thấy dây leo mới nhô lên
Dùng gươm trí tuệ diệt liền cho mau
Diệt trừ tận gốc thật sâu.

 Luyến ái dục lạc dẫn đến sinh hoại, khó thoát khỏi trầm luân. Tưởng lầm rằng đó là hạnh phúc nên mãi quẩn quanh trong sinh tử luân hồi

(Pháp Cú 341)
Người đời ái dục thích ham
Nên ưa rong ruổi theo làn sóng xô
Ngụp chìm biển dục vô bờ
Tuy cầu hạnh phúc khó mà thành công
Vẫn còn trong chốn trầm luân
Quẩn quanh sinh tử vẫy vùng thoát đâu.

 Bị ái dục ràng buộc sẽ đi đến sầu muộn và chịu đau khổ triền miên lâu dài. Kinh hoàng như thỏ nằm trong lưới bẫy, bị trói buộc và siết chặt:

(Pháp Cú 342)
Người mà ái dục bao trùm
Kinh hoàng như thỏ vẫy vùng lưới kia
Sa vào bẫy, sợ kể chi,
Não phiền, ái dục chẳng lìa cho mau
Khổ đau càng chịu dài lâu.

 Người chìm đắm trong ái dục khác nào sống trong lưới bẫy của mọi sự ô nhiễm. Đức Phật nhấn mạnh rằng người tu hànhý nguyện thành đạt trạng thái không dục vọng phải xa lìa ái dục để sống trong sạch:

(Pháp Cú 343)
Người mà ái dục bao trùm
Kinh hoàng như thỏ vẫy vùng lưới kia
Sa vào bẫy, sợ kể chi,
Tỳ Kheo ái dục gắng lìa cho mau
Niết Bàn giải thoát xa đâu. 

 Một chàng thanh niên có niềm tin vững chắc, xuất gia thành Tỳ kheo. Một hôm trong khi đi khất thực tại nhà người chú làm thợ vàng, thấy nhiều đồ trang sức đẹp mắt chàng sinh lòng tham luyến, bị dục lạc quyến rũ, chàng hoàn tục. Sau kết bạn với bọn cướp. Bị bắt và bị đưa ra hành hình. Trên đường đi chàng gặp lại thầy cũ của mình. Thầy khuyên chàng nên thiền định ngay. Chàng nghe lời. Gương mặt trở nên bình thản, đắc đạo quả. Không lo sợ bị tử hình. Đao phủ ngạc nhiên trình vua. Vua ra lệnh tha cho chàng. Đức Phật nhân đó dạy là khi đã được giải thoát không nên tự trói lại: 

(Pháp Cú 344)
Người lìa ái dục, xuất gia
Sống vui ở chốn rừng già, núi sâu
Để rồi một sớm quay đầu
Xuôi dòng ái dục thương đau về nhà,
Kẻ hoàn tục đáng xót xa
Cởi ra rồi lại tự ta trói vào.

 Ba mươi vị Tỳ kheo đi ngang qua khám đường thấy các phạm nhân bị trói buộc bằng dây xích. Các thầy bạch hỏi Đức Phật xem có loại dây trói buộc nào bền chắc hơn những sợi xích ấy không. Đức Phật giải đáp rằng theo lời các bậc thiện trí thời lòng luyến ái vợ con gia đình, lòng tham cầu giàu sang phú quý là sợi dây ngàn lần bền chắc hơn:

 (Pháp Cú 345)
Với người trí tuệ mở mang
Dù cho trói buộc bằng phương tiện gì:
Dây gai, cây, sắt sá chi
Nào đâu vững chắc, chẳng hề bền lâu!
Riêng lòng luyến ái khát khao
Vợ con, châu báu quyện vào chẳng xa,
Trói này sao gỡ cho ra!

 Đức Phật dạy thêm “Trói buộc ấy thật bền chắc. Nó trì xuống, mềm mỏng, nhưng rất khó tháo gỡ. Hãy tuyệt trừ ái dục, đừng dính líu, đừng luyến tiếc”:

(Pháp Cú 346)
Những người có trí nói rằng:
“Dây này trói buộc ngày càng chắc thêm!”
Dây tuy mềm mại, êm đềm
Nhưng mà sao dễ nhận chìm người ta
Khó mà tháo gỡ cho ra
Thế nên người trí lìa xa dục tình
Cắt dây luyến ái cho nhanh
Tự mình giải thoát, tu hành bản thân.

 Người tham ái bị kẹt trong lưới tham như con nhện vướng vào lưới của mình. Tuy ái dục chinh phụcràng buộc con người chặt chẽ như vậy, nhưng với con ngườiý chí, có nghị lực, vẫn có thể đối trị được dục ái đó để mà được giải thoát và không còn sầu muộn. Một bà hoàng hậu đắm say trong sắc đẹp lộng lẫy của chính bà. Một hôm bà tới viếng rừng Trúc Lâm lúc Đức Phật đang giảng Pháp. Đức Phật tạo một phương cách làm cho bà nhìn thấy một cô gái tuyệt đẹp, trẻ trung, bỗng cô dần dần trở nên già lụ khụ, cuối cùng cô chỉ còn là một túi da bọc xương. Do đó bà bừng ngộ ra rằng sắc đẹp thể chấtkhông thật, nhận thức ra tính cách vô thường tạm bợ của đời sống. Để khuyên bà, Đức Phật dạy:

 (Pháp Cú 347)
Những người ái dục đắm chìm
Xuôi dòng ái dục vào miền khổ đau
Lọt vòng dây trói trước sau
Tựa như con nhện mắc vào lưới giăng.
Ai mà dứt mọi buộc ràng
Không còn ái dục, chẳng vương não phiền.

 Một vị tăng sĩ trẻ tuổi bị một thiếu phụ đem lòng thương và quyến rũ. Thầy vấn vương nên không vui với đời sống xuất gia, thân hình càng ngày càng tiều tụy. Một hôm các bạn đồng tu đem thầy đến bạch với Đức Phật. Đức Phật thuật lại một diễn biến trong kiếp sống quá khứ của thầy: “Trong dĩ vãng thầy từng là một người thiện xạ trẻ, tài ba, bắn cung rất giỏi. Một lần chàng đang chiến đấu với bọn cướp thời vợ chàng phản bội nên chàng bị giết chết. Vợ theo tên cướp đầu đảng. Kiếp này vợ chàng chính là thiếu phụ đang tìm cách quyến rũ chàng hoàn tục, muốn hại chàng thêm một lần nữa”. Rồi Đức Phật khuyên:

 (Pháp Cú 349)
Người nào bị khuấy động nhiều
Bởi tâm xấu ác, bởi điều bất lương
Thường ham dục lạc vô cùng,
Người mà dục lạc cầu mong tăng nhiều
Tự mình một sớm một chiều
Trói mình thêm chặt vào theo não phiền.

 Người biết khắc phục được những tư tưởng bất thiện, biết tham thiền suy niệm về tánh cách ô trược của thể xác, luôn luôn giữ chánh niệm, đó là người sẽ dứt bỏ được lòng luyến ái đeo níu theo xác thân, chấm dứt được ái dục. Người ấy sẽ phá vỡ vòng ràng buộc của Ma vương, của những cám dỗ xúi bẩy làm chuyện không tốt lành:

(Pháp Cú 350)
Ai vui vì chẳng còn vương
Tư tưởng bất thiện, bất lương loại trừ,
Xác thân bất tịnh suy tư
Giữ gìn chánh niệm, thích ưa điều lành
Sẽ trừ ái dục vây quanh
Ma Vương ràng buộc phá nhanh dễ dàng.

 Một vị Tỳ kheo trẻ tuổi, không biết tri túc, muốn rời bỏ đời sống xuất gia, ước mơ trở về thọ lãnh chút ít tài sản của cha chết đi để lại. Vì tâm tư bị giằng co giữa hai ý định, tiếp tục tu hành hay hoàn tục, nên vị Tỳ kheo trẻ tuổi sinh ra bất mãn, mất cả sự hăng hái học tập, biếng ăn uống thành ra gầy yếu. Các bạn đồng tu thấy thế nên dẫn vị Tỳ kheo trẻ đến yết kiến Đức Phật. Đức Phật giải thích rằng dục lạc không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Hạnh phúc vật chất chỉ là sự thỏa mãn của một vài ước vọng. Nhưng khi ta vừa đạt được nó thì nó đã vội lìa bỏ ta. Không bao giờ ta cho là đủ:

(Pháp Cú 186 - 187)
Dù cho mưa xuống bạc vàng
Cũng đâu thỏa mãn lòng tham con người
Người hiền trí biết rõ thôi
Dục tình vui ít để rồi khổ thêm,
Cõi trời cao ngất từng trên
Dục tình dù có, chớ nên ham cầu,
Người con Phật hiểu pháp mầu
Chỉ mong tham ái được mau diệt trừ

 Không nên hiểu lầmĐức Phật có ý phủ nhận tình cảm của con người khi theo đuổi một số lý tưởng tinh thần cao thượng. Đức Phật không khuyên chúng ta dẹp bỏ hoàn toàn tình cảm lành mạnh của con người. Ngài chỉ có ý muốn nhắc nhở chúng ta là không nên chú tâm quyến luyếngắn bó vào những thú vui vật chất. Điều làm trở ngại quan trọng nhất cho việc phát triển tâm linh chính là cái tâm ý thiết tha gắn bó, nhớ tưởng đến những vật, những việc hay những ngoại cảnh có sức tạo niềm khoái lạc và thích thú theo lòng ham muốn ích kỷ của con người mà thôi. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2277)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 33346)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6611)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 6581)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 3894)
Tạo sao gọi là Phổ Môn? vì tự tính của mình phổ biến khắp hư không pháp giới, nên gọi Phổ Môn.
(Xem: 5152)
“Quán” là xem xét, “Thế Âm” là âm thanh của thế gian. Quán Thế Âmxem xét âm thanh thế gian, tiêu biểu cho lòng từ bi của Bồ-tát.
(Xem: 11337)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30432)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 8008)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 12242)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 3308)
Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính.
(Xem: 34844)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 52301)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 13109)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 21891)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9650)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 3118)
"Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà.
(Xem: 10419)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12810)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12826)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16267)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 13870)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14352)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9240)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11777)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11300)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 11546)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 12691)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 20747)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 17688)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 31888)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 12047)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 11849)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(Xem: 4344)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, Luận Tập Bộ Toàn; Kinh văn số 1678. Pháp Hiền dịch ra chữ Hán. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12780)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(Xem: 10365)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 16443)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(Xem: 11811)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(Xem: 14826)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(Xem: 12047)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(Xem: 16875)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(Xem: 12750)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 52195)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 12669)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(Xem: 9946)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 14525)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 20164)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 13815)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 15421)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(Xem: 17513)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(Xem: 16819)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(Xem: 13505)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(Xem: 12506)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(Xem: 12078)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(Xem: 13311)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(Xem: 12558)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(Xem: 25624)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 14574)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(Xem: 28366)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(Xem: 10319)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant