Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Phương pháp Yoga thực sự

07 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 9350)
4. Phương pháp Yoga thực sự

CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA

LAMA THUBTEN YESHE.
Bản dịch Việt : Kiến Không
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 1999
blank
blank

PHẦN 1

BÌNH GIẢNG CHÍNH 

PHƯƠNG PHÁP YOGA THỰC SỰ

Quán tưởng ban đầu

Trong khoảng không, khoảng một tấc rưỡi trên đảnh đầu xuất hiện chủng tự PAM, chữ này chuyển hóa thành một hoa sen ngàn cánh. Trên đỉnh hoa sen xuất hiện chủng tự AH, chữ này chuyển hóa thành dĩa mặt trăng. Ở trung tâm dĩa mặt trăngchủng tự HUM đứng ở đó. Đột nhiên chữ HUM chuyển hóa thành chày kim cương trắng năm cạnh, có chữ HUM ở giữa. Rất nhiều tia sáng tỏa ra từ chữ HUM và kim cương, tỏa ra khắp mười phươnghoàn thành hai mục đích. Toàn thể vũ trụ tan vào trong ánh sáng. Ánh sáng này quay trở lại và được chữ HUM trong chày kim cương thu vào. Chữ HUM và chày kim cương tan thành ánh sáng và chuyển hóa thành Heruka Vajrasattva.

Ngài Vajrasattva có màu trắng. Ngài có một mặt và hai tay. Ngài cầm chày kim cương trong tay phải và cái chuông trong tay trái. Ngài ngồi thế hoa sen kiết già với hai tay trong ấn “ôm” (embracing mudra). Người phối ngẫu của ngài là Dorje Nyem-ma, ôm ngài, hai chân của bà gác vòng quanh thân Ngài. Bà có màu trắng, có một mặt và hai tay. Bà cầm cây kiếm hình cong tròn ở tay phải và cái tách bằng sọ ở tay trái. 

Cả hai người mặc áo choàng bằng lụa trời và trang sức bằng các loại kim hoàn quý báu. Cả hai đều có các chủng tự OM ở luân xa đỉnh đầu, chữ AH ở luân xa cổ họng và chữ HUM ở tim, biểu tượng năng lực trí huệ siêu việt thiêng liêng của tất cả các đấng Như Lai.

Trong cõi giới tánh Không, ở trên đỉnh đầu chừng vài “inches” (1 inch = 2,5 cm) hãy quán tưởng xuất hiện chữ PAM màu trắng, chữ này chuyển hóa thành một hoa sen nghìn cánh. Trên hoa sen xuất hiện chữ AH trắng, nó chuyển hóa thành ra dĩa mặt trăng trắng. Mặt trăng này không phải là mặt trăng cụ thể mà các nhà khoa học nghiên cứu, nó chỉ là mặt trăngbản chất là ánh sáng chói lọi rực rỡ.

Trên mặt trăngtrung tâm, xuất hiện chữ HUM trắng, nó chuyển hóa thành chày kim cương năm cạnh màu trắng có chữ HUM ở giữa. Chày kim cươngbản chấtTrí huệ siêu việt lạc phúc.

Từ chày kim cươngđặc biệt là từ chữ HUM ở giữa chày kim cương, những tia sáng rực rỡ tỏa ra mười phương, tràn đầy toàn thể vũ trụ. Ánh sáng này hoàn thành hai mục đích. Nó trở thành một vật dâng hiến đến các guru, chư Phật, làm cho các Ngài tràn đầy niềm vui và năng lực đại lạc. Ánh sáng đi đến tận tất cả chúng sanh hữu tình là mẹ, tịnh hóa thân khẩu ý của họ, sạch hết các điều ô uế, các ấn tượng bất thiện. Tất cả chúng sanh và những gì chung quanh – hữu tình và vô tình – đều hoàn toàn tan vào trong ánh sáng, rồi đến lượt ánh sáng tan vào trong chữ HUM ở trung tâm chày kim cương.

Chày kim cương cũng tan vào ánh sáng và từ trong ánh sáng đó, Heruka Vajrasattva bất thần xuất hiện. Ngài màu trắng và có một mặt và hai tay. Ngài cầm một chày kim cương trong tay phải và một cái chuông trong tay trái. Ngài đang ngồi trong thế kiết già hoa sen với hai tay chéo nhau trong ấn ôm choàng. Ngài đang ôm người phối ngẫu Dorje Nyem-ma, bà cũng có màu trắng và ngồi ở tư thế hai chân choàng qua hông của Ngài. Bà có một mặt và hai tay. Bà cầm một cây kiếm cong trong tay phải và một tách bằng sọ chứa đầy cam lồ (kapala) trong tay trái. Cây kiếm tượng trưng trí huệ ; mục đích của nó là chặt đứt các vọng niệm, các phóng chiếu của cái “ngã” và tham ái lôi cuốn vào các lạc thú giác quan. Tách cam lồ chỉ cho thấy rằng bà đã đạt được sự chứng ngộ phúc lạc vĩnh cửu và không phải là một người đàn bà phàm tục thất thường. Mặc dù bà chỉ là hình tượng tượng trưng, bà thực sự mang đến một ấn tượng sâu sắc.

Nếu bạn tra cứu vào lịch sử để rà soát lại, bạn sẽ thấy rằng người đàn bà thường không được kính trọng, họ chẳng là gì cả ngoài việc thuần túy là người phục vụ cho đàn ông. Nhưng đàn bà đâu phải vậy. Điều vĩ đại nhất của phương pháp tâm lý của của Đức Phật – tức yoga Kim Cương thừa đã chỉ cho thấy rõ ràng rằng đàn ông và đàn bà có khả năng ngang nhau trong việc khám phá trí huệ siêu việt an lạc vĩnh cửu nằm bên trong tâm của tất cả. Thêm vào đó, người đàn bà còn có tiềm năng đặc biệt phát sanh năng lực trí huệ và do đó có thể mang đến cho các hành giả khác một năng lực đại lạc. Đồng thời, họ nhận lại năng lực phúc lạc. Do vậy, nếu bạn có được kinh nghiệm bên trong và những gì mà người phối ngẫu thể hiện, mỗi khi bạn thấy một bức tranh Đại thừa, thì trong tâm bạn có được một ấn tượng tích cực sâu sắc và bạn nhận được trí huệ siêu việt. Thực ra, những bức tranh này đang nói với bạn bằng những mật ngữ.

Tâm giới hạn và vô minh của chúng ta luôn nghĩ rằng : “Tôi không thể làm gì. Tôi không thể làm điều này, điều nọ…” như vậy là hoàn toàn sai. Bạn có thể làm những gì bạn muốn. Việc tái sanh làm người rất quý báu của bạn đã cung cấp cho bạn rất nhiều : bạn có thể nói chuyện trao đổi hay suy nghĩ sáng suốt và khai triển chính bạn một cách vô cùng tận. Nếu bạn cho rằng bạn lười biếng, bạn sẽ trở nên lười biếng. Bạn sẽ uổng phí cả cuộc đời không làm gì cả. Bạn đã tự hạ thấp mình. Nhưng không đúng như vậy, bạn có rất nhiều khả năng lắm !

Yoga Kim Cương thừa chỉ cho bạn thấy những phẩm chất của tuyệt vời hiện hữu ở trong bạn và khiến cho bạn đừng cho rằng bạn không thể làm gì. Bạn rất may mắn đã gặp và hiểu được những giáo lý này và đưa chúng vào thực hành. Bạn hãy khôn ngoan lợi dụng càng nhiều càng tốt cơ hội này.

Khi người thế tục trông thấy bức tranh bà Dorje Nyem-ma đang cầm cái tách đựng cam lồnăng lực phúc lạc, tượng trưng việc bà đạt tới được sự chứng ngộ nguồn vui vô tận, thì họ sẽ nghĩ rằng bà giống như một loại quỷ uống máu. Họ sẽ sợ hãi, ghê tởm khi nghĩ rằng cái tách sọ chứa máu người, và rằng Phật tử Đại thừa tin vào sự hiến tế hy sinh con người. Thậm chí họ có thể hoảng sợ chúng ta cắt cổ họ. Nếu họ thấy các bức tranh vẽ Yamantaka đeo những xương người, họ sẽ phát ốm, họ mê tín tưởng tượng rằng ngài ấy giết người. Tuy nhiên, những biểu tượng này hoàn toàn trái ngược lại, và có ý nghĩa sâu sắc và phản ánh các chứng ngộ tột bực tối thượng.

Trong sadhana Heruka Vajrasattva hay phép tu guru yoga sáu phần, có một phần mà bạn phải quán tưởng bản thân mình như là Vajrasattva đang ôm người phối ngẫu. Giờ đây, các tăng ni đã thệ nguyện không có sự tiếp xúc giới tính và họ có thể cho rằng không nên tu tập loại sadhana này. Tuy nhiên, người phối ngẫu không phải là người nữ bằng xương thịt, nhưng là một người nữ thuộc đại định (Samadhi female), do đó các tăng ni được phép thực hiện các phép thiền định này. Các bà có thể quán tưởng bản thân mình hoặc là Vajrasattva đang ôm người phối ngẫu hay là Dorje Nyem-ma, người phối ngẫu, người đã hoàn toàn nhập làm một với Heruka Vajrasattva và trí huệ siêu việt phúc lạc của ngài. Nhờ vậy, chúng ta chuyển hóa năng lực bất thiện của chúng ta thành ra trí huệ siêu việt phúc lạc của Vajrasattva.

Mục đích của thực hành người phối ngẫu là phát triển trí huệ tánh Không siêu việt phúc lạc. Đây là sự đối lập đích thực với mục đích của sự ôm ấp nam nữ thế tục. Để có thể có khả năng ôm ấp được với với tính giác siêu việt phúc lạc thì việc phát triển đều đặn tâm giác siêu việt phúc lạccần thiết. Bởi thế các hành giả yoga nam và nữ trước hết phải cắt đứt bất kỳ mọi tiếp xúc thể xác nào, và thực hành phép yoga với người nữ đại định (samadhi female) cho đến khi họ đạt được những chứng ngộ cao hơn. Chỉ khi nào họ đạt tới được giai đoạn phát triển cao hơn họ mới có thể ôm ấp theo lối thể xác nhưng không đụng đến những thú vui dục lạc mê muội của vòng luân hồi sanh tử. Đối với chúng ta để đạt tới mức độ đó là quãng đường dài và thậm chí chúng ta cũng không cần thiết phải thực hiện cách tu tập này.

Ở đây, điểm chính là người phối ngẫu tượng trưng việc giúp các hành giả yoga phát triển trí huệ phúc lạc vĩnh cửu. Nếu các bà có thể làm được như vậy thì tốt. Nhưng nếu hậu quả của họ đối với đàn ông là làm cho họ bị kích động, thất vọng, nhụt chí, khốn khổ thì mọi sự trở thành sanh tử luân hồi. Đương nhiên, trường hợp như vậy cũng xảy ra cho đàn ông.

Cả hai, ngài Heruka Vajrasattva và người phối ngẫu của ngài đều mặc lụa trời và trang sức với những thứ kim hoàn tuyệt đẹp. Dĩ nhiên “đẹp” ở đây có tính tương đối. Cái gì mà dân tộc này cho là đẹp thì có thể dân tộc khác cho là xấu. Theo thuyết nhà Phật, đẹp xấu, tốt tồi đều tùy thuộc vào tâm của chúng sanh. Cái gì có thể trang điểm được hay không trang điểm được tất cả đều ở nơi tâm.

Bạn có thể hiểu điều này một cách đơn giản bằng cách nhìn vào sự phát triển văn minh Tây phương và ở từng thời điểm khác nhau con người đã coi những món đồ nhứt định nào đó là đẹp còn những thứ khác là xấu. Ắt hẳn, các bạn hiểu điều này hơn tôi. Tôi chỉ hiểu điều này thông qua việc nghiên cứu thuyết nhà Phật, còn các bạn biết những điều này thông qua sự quan sát những điều có thực một cách trực tiếp. Tất cả những gì bạn phải làm là xem cái cách mà người bán hàng luôn thay đổi hàng trưng bày của họ. Những gì coi là đẹp hôm qua thì thì trở thành xấu hôm nay, và tiếp tục như vậy cho ngày mai. Các bạn rất may mắn ! Các bạn có thể thấy thuyết nhà Phật ngay ở đó, đơn giản là nhìn vào những gì đang luôn xảy ra xung quanh bạn. Các bạn có thể hưởng thụ đời sống trong xứ sở của các bạn và đồng thời đến chỗ thấu hiểu thực tại.

Bởi vì con người từ những quốc gia khác nhau có những quan niệm riêng về những trang sức nào là đẹp nên bạn có thể không thích cách tôi mô tả những thứ trang sức cho Vajrasattva và người phối ngẫu của ngài. Có lẽ các bạn thích quán tưởng những thứ trang sức cho ngài theo kiểu hấp dẫn đối với “gu” của bạn. Nhưng những thứ trang sức nó tượng trưng cho những chứng ngộ đặc biệt ở bên trong và do đó phải được quán tưởng như kinh điển mô tả. Đương nhiên, bạn chẳng nên bỏ nó đi chỉ vì bạn cho là quá phức tạp cho việc quán tưởng.

Heruka Vajrasattva có sáu loại trang sức, người phối ngẫu của ngài có năm loại. Loại thứ sáu là một chất màu trắng dùng để bôi vào cơ thể theo một phương pháp nhất định để diễn tả rằng ngài có sự chứng ngộ về năng lực “kundalini” ; nó không phải được bôi vào khắp cơ thể như theo cách bạn có thể thấy các sadhus Ấn Độ tự bôi tro vào khắp người. Một số đàn ông trông giống đàn ông nhưng là bất lực. Năng lực đàn ông của họ không hoạt động. Trang sức thứ sáu chỉ cho thấy rằng năng lực kundalini của Vajrasattva vẫn đang hoạt động đúng chức năng, rằng ngài đã có được sự chứng ngộ về năng lực kundalini và có thể có kinh nghiệm về sự phúc lạc đồng sinhsiêu việt (Tôi nói “năng lực kundalini” thay vì chỉ “kundalini” để sao cho các bạn sẽ không nghĩ rằng tôi đang nói về năng lực nam tính phàm tục).

Cả hai, ngài Vajrasattva và người phối ngẫu của ngài có chữ OM ở luân xa đỉnh đầu, AH ở luân xa cổ họng, và HUM ở luân xa tim. Chữ HUM đang đứng ở trung tâm dĩa mặt trăng tròn. Mặt trăng đầy tròn và biểu hiện cho đại lạc siêu việt. Khi bạn cảm thấy nóng và bạn đi ra ngoài nhà để được dịu mát và hoan hỷ. Đây là một trong những lý domặt trăng tròn đầy được chọn để biểu hiện đại lạc. Xung quanh vành tròn mặt trăng có những chữ của mật chú Heruka Vajrasattva, được đọc theo chiều ngược kim đồng hồ. Thông thường, trong các sadhana Kim Cương thừa, mật chú được đọc thuận chiều kim đồng hồ – từ trái sang phải ; nhưng ở đây, mật chú Heruka ngược chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái, để chỉ cho thấy rằng Heruka Vajrasattva nhấn mạnh năng lực nữ giới nhiều hơn nam giới. Người ta nói rằng đàn bà sử dụng năng lực bên phải nhiều hơn bên trái.

Khi Phật tử đi nhiễu quanh một cái tháp, họ thường đi bộ theo chiều kim đồng hồ sao để tháp ở phía phải của họ. Là một người tu tập tantra âm tính (female tantra), ý thức được những gì bạn đang làm, bạn có thể đi quanh theo hướng ngược lại. Những người không hiểu biết nhiều có thể chỉ nghĩ rằng bạn đang đi hướng sai, cố làm khác đi ; những ai hiểu được chuyện sẽ rất có ấn tượng bởi sự hiểu biết mật chú rất rõ ràng của bạn. Tuy nhiên, phô trương sự hiểu biết chẳng tốt gì cả, bạn nên cố gắng khiêm tốn và hành động đúng theo quy định.

Từ chữ HUM ở nơi tim thiêng liêng của Heruka Vajrasattva, ánh sáng chói lọi tỏa ra mọi hướng, chiêu cảm năng lực tinh khiết vô thượng của trí huệ tất cả chư Phật, năng lực đó quay trở lại trong hình thức ánh sáng để hòa tan vào lại trong chữ HUM.

Cúng dường Heruka Vajrasattva

OM KHANDA ROHI HUM HUM PHAT
OM SVABHAVA SHUDDAH SARVA DHARMA SVABHAVA SHUDDHO HAM

Tất cả đều rỗng rang, chân không. Một chủng tự AH xuất hiện từ chân không. Nó chuyển thành ra một tách kapala màu trắng khổng lồ, chứa dựng năm loại thịt và năm thứ cam lồ. Chúng tan ra, biến thành đại dương của năng lực amrita (cam lồ) của trí huệ siêu việt thiêng liêng.

OM AH HUM HA HO HRI

Kế tiếp, bạn trì chú để tịnh hóa và dâng hiến các vật cúng dường và khiến cho năng lực của các vật cúng dường đó không cạn kiệt (OM KHANDA…). Điều này cũng tương tự như thực hiện sự cúng dường bên trong. Bạn đang trong sắc thân Heruka Vajrasattva và bạn dâng hiến các vật cúng dường.

Rồi thì bạn trì chú tánh Không (sunyata mantra) (OM SVABHAVA…). Tất cả trở nên trống không. Với chú tánh Khôngchánh kiến về tánh Không, bạn chuyển hóa các vật cúng dường và tất cả hiện tượng (pháp) khác trong vũ trụ thành ra trí huệ siêu việt phúc lạc. Từ thể bất nhị xuất hiện chữ AH màu trắng, nó biến thành tách kapala màu trắng, khổng lồ. Bên trong tách kapala này có năm loại thịt và năm loại cam lồ. Những thứ đó đều tan hòa lẫn nhau và trở thành một đại dương mênh mông chứa toàn cam lồtinh túy của nó là trí huệ thiêng liêng phúc lạc.

Rồi thì bạn trì chú OM AH HUM HA HO HRI ba lần. Ở đây chúng ta tịnh hóa năng lực bất tịnh của các chất trong vật cúng dường, loại bỏ các lỗi lầm của vị, mùi, màu sắc, sức mạnh, hay tiềm lực ; chúng ta chuyển hóa nó thành ra cam lồ, và chúng ta tăng cường nó lên, làm cho nó không cạn kiệt.

Tôi chắc chắn rằng nhiều người trong các bạn đã có thể có một loại kinh nghiệm về tánh Không trong thiền định, nhưng điều rắc rối ở chỗ bất cứ khi nào bạn nhận thức một đối tượng của giác quan thì tâm phân biệt lập tức chộp lấy nó, và bạn rơi trở lại vào những khuôn khổ tâm thức thói quen cũ thuộc sanh tử của các bạn. Điều này hoàn toàn khác với khi bạn có được trí huệ phúc lạc thiêng liêng. Bất kể bạn đang nhận thức cái gì, tâm của bạn cũng bất động, không chộp lấy cái đó, không bám dính lấy nó ; bạn có tự do hoàn toànan lạc. Bạn thấy bản tánh tuyệt đối của mọi hiện tượng và bạn kinh nghiệm mọi thứ với phúc lạc.

OM VAJRASATTVA ARGHAM… SHABDA PRATICCHA HUM SVAHA

Như thế bạn thực hiện tám vật cúng dường đến Heruka Vajrasattva. Người ta cần trí huệ siêu việt để thực hiện sự cúng dường được hoàn hảo ; ít nhất chúng ta cần có hiểu biếtthông minh sâu xa.

Các du khách khi thấy các bàn thờ trong các chùa hay tu viện Tây Tạng họ sẽ nhận định mọi thứ đó bằng cái thấy bề ngoài và kiểu cách tư duy của người thế gian. Họ nhất định tin rằng chúng ta dâng cúng thức ăn, giấy, nước, y phục cho những hình, tượng vô hồn và những đối tượng vật chất khác. Thậm chí họ còn bực bội khi trông thấy một số tượng, như tượng các hung thần cắn chặt các chúng sanh giữa hai hàm răng và họ không hiểu làm sao các kẻ vô thần, lại có thể cúng dường các tượng, các hình gớm ghiếc như vậy. Hãy cẩn thận : nếu trí huệ của bạn có hơi yếu một ít bạn cũng có thể có suy nghĩ như vậy.

Việc dâng cúng với những vật cụ thể, thực ra là một sự tu tậplợi lạc rất nhiều. Nó giúp cho bạn không còn lười biếng, không đạo đức giả, và ngưng thói quen hợp lý hóa. Bạn nghĩ : “Ồ ! tôi chỉ cúng dường bằng tinh thần mà thôi” và bạn không bao giờ thọc tay vào túi lấy ra thậm chí vài xu để cúng dường. Tôi chắc các bạn hiểu tôi muốn nói gì. Nhưng nếu bạn chỉ cúng dường một cây đèn cầy với sự thấu hiểu đúng đắnsự quán tưởng thích hợp thì cũng như bạn đã cúng dường toàn vũ trụ này với mọi thứ có trong đó. Đa số chúng ta có tâm nhỏ bé nên không thể quán tưởng được. Về phương diện tâm linh, chúng ta thấy rất khó để cúng dường toàn thể vũ trụ. Cho nên tám vật cúng dường giúp bạn quán tưởng dễ dàng bằng cách dâng cúng tám vật đó như một cơ sở để bạn có thể chuyển hóa nó thành ra mọi thứ tốt đẹp trong vũ trụ.

Bạn không nên coi vật cúng dường như là một cái gì dùng để hưởng thụ có tính tầm thường, phàm tục, thay vì vậy bạn chuyển hóa nó thành ra trí huệ siêu việt, phúc lạc và rồi trí huệ này thể hiện lại ở dạng nước, ánh sáng, âm thanh, vị, mùi, xúc giác giống như nước cam lồ. Thông qua sự thực hành này bạn có thể hình dung rằng mọi thứ trên địa cầu này bất kể hình thức bên ngoài của nó, đều là dạng chuyển hóa của trí huệ siêu việt phúc lạc. Khoa học Tây phương đã chứng minh rằng tất cả năng lực đều ở trong tình trạng thay đổi liên tục, một dạng năng lực này biến đổi liên tục thành ra dạng khác. Chẳng hạn, năng lực mặt trời tương tác với năng lực một cây, từ đó sinh ra một cái hoa đẹp. Mọi thứ trong vũ trụ đều có khả năng thay đổi.

Bất cứ khi nào bạn quán tưởng trí huệ siêu việt phúc lạc trong bất kỳ sắc thân nào của nó, thì tâm bạn sẽ phóng chiếu nó một cách tự động, và tất cả năng lực bất thiện, u ám, chướng ngại của ý niệm sai lầm của sẽ được thay thế bằng trí huệ. Năng lực hoan hỷ sẽ tự phát trong tâm mà không cần việc bạn phải nghĩ đến miếng chô-cô-la hay bánh. Nếu bạn thí nghiệm xem, bạn sẽ dễ dàng khám phá thứ tâm lý hiếm có này của bạn tác động như thế nào.

Có nhiều người muốn tự sát. Vấn đề bế tắc nằm ở sự quán tưởng của họ. Tất cả những gì họ thấy đều đau khổ, thù nghịch, họ không thể quên được những phiền não, họ không thể ngủ được. Và sự tự sátgiải pháp duy nhất. Họ cắt động mạch ở cổ tay. Việc các bạn hiểu được tâm lý của sự tự sát là rất quan trọng.

Đích thị quan trọng khi bạn hiểu được tâm lýmục đích thực sự của việc cúng dường. Nếu bạn không hiểu được bản chất siêu việt của những vật dụng mà bạn cúng dường, thì những vật đó vẫn còn là những thứ có tính vật chất và sự cúng dường của bạn chỉ là một lễ nghi trống rỗng. Nhưng nếu bạn thấu hiểu được bản chất của các vật cúng dường đó, bạn có thể thấy việc cúng dường của bạn là một sự chữa bệnh rất toàn mỹ, sâu sắc dường nào đối với tâm mê lầm của bạn : sự chữa bệnh đó thật là bình an, dịu dàng, và tràn đầy trí huệ. Nếu bạn tự mình huấn luyện trong cách quán tưởng này bạn sẽ không bao giờ có ý niệm bi quan tuyệt vọng đối với thế giới này.

Đừng xem thường việc thực hành sự chuyển hóa. Một thức uống được chuyển hóa thành ra cam lồ phúc lạc sẽ có vị ngon hơn nhiều so với bất kỳ thức uống nào mà chúng sanh thế tục có được. Ngay cả một tách cà phê hay trà ngon nhất cũng chỉ cho bạn một sảng khoái nhỏ ở giữa miệng và bao tử. Sự sảng khoái đó lướt qua nhanh chóng và chẳng bao lâu sau khi bạn uống nó, bạn phải đi vào buồng vệ sinh. Ngược lại, cam lồ thiêng liêng, tan trong toàn bộ hệ thống thần kinh của bạn, mang sự phúc lạc đến cho tất cả năm giác quannăng lực mà bạn nhận được từ nó là vượt trên sự so sánh. Thật đấy, tôi không phóng đại đâu.

Một số người cho rằng tăng và ni phải từ bỏ âm nhạc. Chúng tôi không từ bỏ cái gì cả. Chúng tôi hưởng thụ và dâng cúng mọi âm thanh mỹ miều trong vũ trụ. Chúng tôi cũng không bỏ qua việc hát và nhảy múa nữa. Chúng tôi có thể hát, múa, nhất tâm, tỉnh thức, giải thoát, và không làm dao động hay xáo trộn hệ thần kinh của mình. Trong các tu viện tăng hay tu viện ni ở Tây Tạng, các tăng ni chơi nhạc trong các lễ cúng puja và múa điệu múa tôn giáo nữa. Chúng tôi không bỏ lỡ cuộc sống, chúng tôi thu được lợi lạc từ nó !

Dĩ nhiên, nếu bạn cố giải thích điều này cho người Tây phương, họ sẽ nghĩ rằng bạn hoặc bị khùng hoặc quá mơ mộng. Nhưng chẳng phải khùng cũng chẳng phải mơ. Nó là sự thật. Nếu họ không đồng ý, bạn hãy hỏi họ : “Vậy thì sự thật là cái gì ?” Họ không thể trả lời. Họ nghĩ, họ rất sáng suốt, và những gì họ đang làm là sự thật, trong khi những gì chúng ta làm là sản phẩm của trí tưởng tượng. Đây là một quan niệm sai lầm. Nếu bạn phân tích bằng trí huệ thiện xảo, bạn sẽ thấy rằng họ và chúng ta về cơ bản, đều cùng làm một việc y như nhau – họ đang tạo ảo tưởng, chúng ta đang tạo ảo tưởng. Cho nên cái gì là đúng cho một người thì cũng đúng cho người kia.

Những vật cúng dường mà bạn dâng lên có ba đặc tính : bản chất của nó là trí huệ siêu việt phúc lạc ; trí huệ này biểu lộ ở dạng các sự vật khác nhau của đồ cúng dường, mỗi sự vật đó mang đến mỗi loại lạc thú riêng rẽ, không dứt và vĩnh cửu cho các giác quan.

Bạn có thể quán tưởng rằng tám vật cúng dường đang được tám thiên nữ làm ra. Khi bạn nghéo tay lúc khởi sự bắt ấn cúng dường, vị thiên nữ tương ưng sẽ từ tim bạn xuất hiện và làm vật cúng dường, sau đó vị ấy tan biến trở lại tim bạn khi bạn hoàn tất ấn với việc bắt ấn lần hai. Các thiên nữ là sự biểu lộ của trí huệ siêu việt thiêng liêng. Khi họ tan biến vào bạn sự tinh khiết tuyệt đối và vẻ đẹp của họ mang đến tim bạn một niềm phúc lạc không mô tả được. Mỗi thiên nữ có bốn tay : tay phải và tay trái đầu tiên cầm cái chuông và chày kim cương còn hai tay kia đang nâng vật cúng dường tương ưng.

Tám vật cúng dường và tám thiên nữ

argham – Thiên nữ Cam Lồ (Choš-yošn-ma) màu trắng
padyam – Thiên nữ Rửa Chân (Zhab-sil-ma) màu trắng
pushpe – Thiên nữ Hoa (Me-tog-ma) màu trắng
dhupe – Thiên nữ Hương Trầm (Dug-poš-ma) màu khói
aloke – Thiên nữ Ánh Sáng (Nang-sašl-ma) màu đỏ
gandhe – Thiên nữ Mùi Hương (Dri-chab-ma) màu xanh lá cây
naivedya – Thiên nữ Thức Ăn (Zhašl-saš-ma) nhiều màu
shabda – Thiên nữ Âm Thanh (Dra-chog-ma) màu xanh dương

JAH HUM BAM HO. (Các nhân cách trí huệ) trở thành vô phân biệt (với những nhân cách tượng trưng).

Làm những vật cúng dường rồi, chúng ta trì chú JAH HUM BAM HO. Với JAH, trí huệ thiêng liêng được cầu nguyện ; với HUM, trí huệ thiêng liêng đi vào ; với BAM, nó trở nên nhất thể vô phân biệt ; và với HO, nó trở nên phúc lạc không thể mô tả được.

Như thế, năng lực trí huệ thiêng liêng của chư Phật mà chúng ta cầu nguyện ở trước, được thu hút mạnh bởi ánh sáng phát ra từ chữ HUM ở tim của Heruka Vajrasattva. Nó tan một cách không cần gắng sứctức thời vào trong tim của Ngài, trở thành là “một” một cách phúc lạc với trí huệ siêu việt, giống như một giọt nước nhập làm một với đại dương, không còn phân biệt hay riêng lẻ nữa.

Thực sự Heruka Vajrasattva không cần phải cầu khẩn đến trí huệ thiêng liêng ; ngài đã là “một” với tất cả chư Phật. Thật sai lầm khi nghĩ rằng Heruka Vajrasattva khác với chư Phật. Nhưng vấn đề là ở chỗ tâm phân biệt của các bạn không hiểu rằng sắc thân thiêng liêng mà bạn đang quán tưởng ở trên đỉnh đầu bạn với trí huệ thiêng liêng mà nó biểu lộ đều hoàn toàn là một. Bạn cứ phân biệt chúng theo một cách bản năng mù quáng là chúng chi cách nhau. Do đó, bạn cần phải đánh lừa tâm phân biệt nhị nguyên của bạn bằng kiểu quán tưởng này.

Nhưng cũng không tốt khi nói một cách đơn giản rằng : “Ồ, vâng, chúng là một và y nhau,” khi sự hiểu biết của bạn chỉ đơn thuần bằng lý trí. Như vậy sẽ không giúp tâm thức bạn phát triển. Tuy nhiên, khi bạn “kinh nghiệm” được nghĩa chân thật của “cái một” nhờ vào việc bạn thực hành phương pháp yoga này, thì chứng ngộ của bạn về “cái một” trở nên hoàn toàn trực giác. Heruka Vajrasattva là năng lực kết hợptinh khiết của chư Phật, biểu lộ trong sắc thân thiêng liêng đó để giao tiếp với bạn. Khi bạn đã hoàn toàn tịnh hóa tâm nhị nguyên của bạn, lúc đó bạn cũng là một với trí huệ siêu việt phúc lạc.

Quán đảnh nhập môn

Ánh sáng rực rỡ lần nữa lại phát ra từ chữ HUM ở tim thiêng liêng, thỉnh cầu tất cả các hóa thần quán đảnh của năm bộ Phật.

OM PANCHA KULA SAPARIVARA ARGHAM… SHABDA PRATICCHA HUM SVAHA

“Tất cả chư Như Lai, xin hãy ban cho con sự quán đảnh (Heruka Vajrasattva).” Với lời khẩn cầu này, tất cả chư Phật cầm bình quán đảnh chứa đầy năng lực cam lồ của trí huệ siêu việt thiêng liêng, và cam lồ bắt đầu chảy xuống. Trong khi câu chú OM SARVA TATHAGATA ABHISHEKATA SAMAYA SHIRIYE HUM được đọc, sự quán đảnh được ban phát.

Thân thiêng liêng của trí huệ tuyệt đối hoàn mỹ – tức là Heruka Vajrasattva được đổ đầy trọn vẹn bởi năng lực cam lồ của trí huệ siêu việt phúc lạc. Một số cam lồ tràn ra và biến thành Abshobhya (Bất Động Quang Như Lai), Ngài trang hoàng đỉnh đầu của Vajrasattva.

Chủng tự HUM đứng ở giữa mặt trăng ở trái tim thiêng liêng, bao quanh là thần chú một trăm âm (theo ngược chiều kim đồng hồ, chung quanh viền mặt trăng).

Lại lần nữa, rất nhiều ánh sáng phát ra từ chữ HUM ở trái tim của Heruka Vajrasattva thiêng liêng, ánh sáng tràn đầy mười phương thế giớithỉnh cầu các vị quán đảnh chính yếu – đó là Ngũ Trí Như Lai – và tất cả chư Phật khác trong lãnh vực Kim Cương thừa cho sự quán đảnh. Được ánh sáng đó thu hút, các chư Phật đến ngay tức thì trong không gian ở trên và quanh đầu ngài Heruka Vajrasattva.

Giờ đây, trước khi khẩn cầu các chư Phật này ban cho sự quán đảnh, bạn hãy cúng dường tám vật dụng như ở trước. Khi bạn nói PRATICCHA HUM SVAHA tức là bạn đang cầu xin chư Phật hãy từ bi thâu nhận mỗi một thứ trong tám vật cúng dường đó, mà bản tánh của chúng là trí huệ thiêng liêng và bạn thể nghiệm sự hoan hỷ của trí huệ siêu việt phúc lạc ở trong tâm thiêng liêng của các ngài.

Khi đã cúng dường các vật dụng xong, bạn cầu xin sự quán đảnh. Trong khi bạn trì tụng câu OM SARVA TATHAGATA…, chư Phật quán đảnh sẽ đáp ứng sự cầu xin của bạn, ban phát sự quán đảnh bằng cách nâng cao cái bình quán đảnh và rót cam lồ tinh khiết của trí huệ siêu việt thiêng liêng vào kinh mạch trung ương của ngài Heruka Vajrasattva và Dorje Nyem-ma thông qua luân xa trên đỉnh đầu của hai vị.

Trông như thể bạn đang ở dưới, nơi này, và đang quán tưởng ngài Heruka Vajrasattva ở trên cao, ở đó, ngài đang nhận sự quán đảnh với danh nghĩa của bạn. Thêm lần nữa, sở dĩ như vậy là bởi vì những ấn tượng nhị nguyên của bạn như : “Tôi là thế này, ông ấy là thế kia.” Để phá tan các vọng tưởng các phóng chiếu của tâm nhị nguyên của bạn, bạn cần có những quán tưởng tịnh hóa như thế này.

Toàn bộ trọng điểm của phương pháp yoga này là tịnh hóa tâm của chính bạn. Mặc dầu bạn quán tưởng Heruka Vajrasattva đang được tịnh hóa, nhưng về phương diện tâm lý, bạn đang tịnh hóa chính bản thân bạn. Sự quán tưởng của bạn về Heruka Vajrasattva chính là cái nhìn bất tịnh của riêng bạn. Bằng việc tịnh hóa ngài bằng một năng lực giác ngộ tinh sạch, sâu sắc nhất, tự bạn sẽ trở nên tinh sạch. Việc này sẽ để lại một ấn tượng sâu sắc trên tâm thức của bạn và tự động giải thoát bạn khỏi năng lực bất thiện.

Sau khi quán đảnh, sắc thân thiêng liêng của Heruka Vajrasattva tràn đầy năng lực cam lồ của trí huệ siêu việt phúc lạc mà các chư Phật quán đảnh đã đổ vào kinh mạch trung ương thông qua luân xa đỉnh đầu. Nếu bạn có được đại trí huệ của yoga Kim Cương thừa bạn có thể có cùng kinh nghiệm như vậy trong người bạn.

Tuy nhiên, bạn phải nên chứng nghiệm rằng thực ra toàn bộ hệ thống thần kinh của bạn đã được tràn đầy, sẵn trước rồi, với năng lực của cam lồ phúc lạc. Nhưng thay vì vậy, bạn lại luôn nghĩ rằng bạn rất thiếu thốn, rằng trong đời sống bạn luôn thiếu một cái gì đấy : “Tôi không có cái này, tôi không có cái kia.” Rồi bạn nghĩ : “Nếu phải chi tôi có cái này thì tôi sung sướng lắm.” Bạn không ngừng bất mãn và luôn tìm kiếm cái mà bạn cho là mình không có.

Luân xa dưới thấp của bạn (ở gần xương cụt) thì tối tăm, bị nghẹt, đau đớn, chẳng có năng lực phúc lạc. Luân xa gần ngang rốn thì đen tối, suy nhược, và bị đóng kín lại. Luân xa tim bị tan vỡ thì bị chìm trong dòng máu phiền não tuyệt vọng. Luân xa ngang cổ họng thì hoàn toàn bị nhiễm ô và không có điều gì bạn nói ra mà tích cực. Và luân xa đầu bị đông đặc thì cứng, lạnh, không nhạy bén, cố chấp, y như cái lều tuyết của người Eskimô dù có lửa bên trong cũng không làm tan tuyết được. Bạn quá ư bất tịnh và bạn không cho năng lực phúc lạc đến ai được kể cả chính bản thân bạn. Mọi thứ đều đen tối, nghẹt cứng, bị nhiễm ô.

Tuy nhiên, thông qua phương pháp yoga này, bạn có thể nhận ra được đại trí huệ và mang vào tận trái tim bạn cái năng lực phúc lạc vĩnh cửu của trí huệ đó. Bạn có thể dùng các phương tiện thiện xảo của phép yoga tối thượng này từ nay đến khi bạn chết. Ngay cả sau cái chết chúng ta có thể sử dụng các phương tiện thiện xảo đó bởi vì chúng ta không ngừng phát triển. Nếu chúng ta không phát triển, tâm chúng ta sẽ luôn bị chao đảo, nhị nguyên, và chúng ta sẽ không bao giờ được hạnh phúc. Hãy xem tình trạng chúng ta đang ra sao : chúng ta nghiên cứu quá nhiều Pháp, nhưng chúng ta vẫn loay hoay làm việc này việc nọ. Hoạt động sanh tử luân hồi kéo dài bất tận. Ngay cả đang khi ở trong tu viện, trung tâm thiền viện, nơi được coi là yên bình, tĩnh lặng, vậy mà số người trong chúng taưa thích những nơi đó, vẫn cứ bị “bận rộn, bận rộn.” Cuộc sống chắc chắn sẽ kết thúc sớm, thế thôi.

Trong sadhana có từ mà Tây Tạng gọi là ku, tiếng Sanskrit gọi là kaya.Chúng tôi dịch ra tiếng Anh là “divine body – sắc thân thiêng liêng” hay “holy body – sắc thân thánh thiện” nhưng có lẽ nên dịch là : “pure nervous system – hệ thần kinh tinh khiết.” Tôi không biết từ nào là thuật ngữ khoa học chính xác để dịch tiếng Tây Tạng và Sanskrit này, nhưng tôi chắc rằng tất cả chúng ta đã có kinh nghiệm về những gì mà thuật ngữ này mang ý nghĩa. Ku ám chỉ rằng hệ thần kinh tinh khiết của Heruka Vajrasattva được thấm nhuần cùng khắp bởi năng lực kundalini phúc lạc vĩnh cửu.

Hệ thần kinh của chúng ta cũng có năng lực phúc lạc này lan tỏa cùng khắp nhưng chúng ta không nhận ra được nó. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đã có được cảm giác về sự hoan hỷ trong tâm ta và trong hệ thần kinh vật lý khi năng lực bất thiện của ta chuyển hóa thành ra niềm phúc lạc và khi chúng ta đã không bám chặt vào bất kỳ đối tượng nào ở bên ngoài và đã có khả năng duy trì sự kiểm soát điều chỉnh. Nhưng bất chấp những kinh nghiệm như thế, chúng ta tiếp tục các nghiệp vì ảnh hưởng của các dấu ấn cũ của các niệm tưởng sai lầm của chúng ta. Dĩ nhiên, tôi biết các ý niệm đó là sai, chúng ta nên cố vượt qua chúng trong nỗ lực càng cấp thiết càng tốt tùy theo mức thấy biết những kinh nghiệm phúc lạc tinh khiết này. Vấn đề đơn giản là phải tranh thủ các cơ hội đến với chúng ta. Chúng ta nên học hỏi từ những kinh nghiệm phúc lạc nhỏ của chúng ta.

Ví dụ có ai đó hỏi bạn chọn ăn trưa hoặc ở một khách sạn đẹp, cỡ năm sao, hoặc ở một quán ăn nhỏ dơ bẩn của người Ấn thì bạn sẽ không do dự chọn khách sạn lớn. Cũng y như vậy, ở đây chúng ta có cơ may trải nghiệm được phúc lạc vĩnh cửu của “bữa ăn năm sao bên trong” nơi hệ thần kinh chúng ta, nhưng chúng ta vẫn cứ chọn một quán ăn tồi tệ. Tại sao ? Chính vì thái độ ôm bám theo phiền não và các vọng tưởng của chúng ta. Điều này chỉ cho thấy rõ ràng về việc chúng ta thật sự bị bệnh thần kinh và ngu dốt như thế nào. Hãy tự xét xem rồi bạn sẽ thấy !

Giờ đây, cam lồ không chỉ chứa đầy trong hệ thần kinh tinh khiết của Heruka Vajrasattva mà cam lồ còn tràn ra ngoài, phần cam lồ tràn biến thành Bất Động Như Lai (Akshobhya) trong Ngũ Trí Phật, ngài trang hoàng ở trên đầu của Vajrasattva. Có nhiều cách giải thích khác nhau về điều đặc biệt này, nhưng ở đây cho thấy rằng Heruka Vajrasattva ở trong dòng năng lực của đức Phật Bất Động. Bạn sẽ nhớ rằng trong khi quán đảnh có một phần mà ở đó bạn sẽ khám phá trong Ngũ Trí Như Lai bạn sẽ giao tiếp gần gũi ai nhất và sau đó bạn được xem là cần duy trì sự giao tiếp với dòng năng lực của vị Phật đó. Việc quán tưởng này liên quan đến điều đó.

Sau khi ban phát sự quán đảnh, chư Phật đã tan vào trong tim thiêng liêng của Heruka Vajrasattva, và trí huệ siêu việt phúc lạc của chư Phật thành một, không tách rời, với trí huệ của Heruka. Ở đây, sự quán tưởng các vị Phật quán đảnh không trở về nơi cũ nhưng tan vào trong tim của Heruka, sự quán tưởng đó có sự ý nghĩa tâm lý rất sâu xa và rất có lợi ích để giúp bạn phát triển sự chứng ngộ về nhất thể hợp nhất.

trung tâm mặt trăng ở tim thiêng liêng của Heruka Vajrasattva có chủng tự HUM, bao quanh là mẫu tự của thần chú trăm âm của Heruka Vajrasattva nằm trên bìa mặt trăng theo chiều ngược kim đồng hồ.

Cúng dườngca tụng Heruka Vajrasattva

OM VAJRASATTVA ARGHAM… SHABDA PRATICCHA HUM SVAHA 
OM VAJRASATTVA OM AH HUM

Trí huệ thiêng liêng bất nhị, vòng trang sức kim hoàn bên trong lộng lẫy của tất cả chúng sanh hữu tình mẹ, đại lạc vô thượng bất biến vĩnh cửu ; tâm trí huệ tráng lệ bất diệt giải thoát tất cả chúng sanh khỏi mọi sự bất thiện của thân, khẩu, ý, đặc biệt những lời thệ nguyện sám hối bị hư hoại : tôi xin lễ lạy ngài.

(Tùy ý : dâng cúng mạn đà la bên ngoài, hoặc ngắn hoặc dài)

Mạn đà la bí mật

Chánh kiến về tánh Không là “một” với trí huệ Đại lạc. Trí huệ này chuyển hóa thành Núi Meru (Tu Di), mặt trời, mặt trăng, và tất cả hiện tượng trong vũ trụ. Tôi cúng dường mọi thứ lộng lẫy đến ngài, đại dương đại từ, bậc giải thoát và là bậc giải thoát cho tất cả mọi hữu tình khác nữa.

Mạn đà la bên trong

Cầu xin cho con và tất cả hữu tình được giải thoát khỏi ba độc, bởi vì con đang cúng dường không chút do dự tham luyến tất cả những sự vật của tham sân si của con ; bạn bè, kẻ thù, người không quen, thân thể con và tất cả sở hữu của con. Xin nhận tất cả những thứ này.

Thực hiện tám vật cúng dường như bạn đã làm ở trước. Sau đó bạn thực hiện sự cúng dường bên trong (Tiếng Tây Tạng : nang-choš).

Tâm sanh tử của chúng ta thấy tất cả hiện tượng là tịnh hoặc bất tịnhchúng ta bám víu ôm giữ một cách nhị nguyên phân biệt các sự vật, tạo nên năm uẩn vô thường của chúng ta. Thông qua phương pháp yoga này chúng ta chuyển hóa năm uẩn đó thành ra trí huệ phúc lạc siêu việt vượt khỏi tính nhị nguyên và là bản tánh của Ngũ Trí Như Lai, rồi chúng ta cúng dường trí huệ đó. Đó là lý do tại sao được gọi là trí huệ bên trong.

Kế tiếp, chúng ta ca tụng trí huệ thiêng liêng của bất nhị, sự trang sức châu báu lộng lẫy bên trong của tất cả chúng sanh là mẹ, mà bản tánh của họ là đại lạc vĩnh cửu bất biến. Đây là Heruka Vajrasattva người mà với trí huệ đại lạc sẽ giải thoát tất cả chúng sanh hữu tình khỏi những năng lực bất thiện của những lời nguyện không thực hiện, những hành vi phi đạo đức thuộc về thân, khẩu, ý. Chúng ta sụp lạy trí huệ tối thượng không hủy diệt đó.

Rồi thì chúng ta cúng dường mạn đà la. Trong việc cúng dường mạn đà la bí mật chúng ta nói rằng sự thấu biết bản tánh rốt ráo tức tánh Không, là “một” với trí huệ đại lạc đồng thời bẩm sanh. Trí huệ này được chuyển hóa thành ra núi Meru, mặt trời, mặt trăng, và tất cả hiện tượng trong vũ trụ. Chúng ta cúng dường sự tráng lệ của tất cả hiện hữu đến Heruka Vajrasattva biển cả của đại từ, tự ngài là giải thoátgiải thoát cho tất cả hữu tình nữa.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22991)
Trong quyển sách này, ngài Dhammika giải đáp những thắc mắc về giáo huấn của Đức Phật mà người ta thường nêu lên để hỏi ngài. Lối trả lời của ngài thật là chính xác, rõ ràngminh bạch.
(Xem: 22502)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
(Xem: 21775)
Khi từ bỏ những nơi chốn không thuận lợi, những cảm xúc hỗn loạn dần dần phai nhạt; Khi không có những phóng dật, các hoạt động tích cực phát triển một cách tự nhiên...
(Xem: 23359)
Tinh tấn có ba phương diện. Phương diện thứ nhất được gọi là “tinh tấn giống như áo giáp,” là để phát triển một dũng khíchịu đựng đầy hoan hỉ...
(Xem: 21203)
“Phật” không phải là một tên riêng, mà là một danh hiệu chỉ định “một người tỉnh thức” hay “một người giác ngộ.” Về tâm linh, điều này ngụ ý rằng phần đông chúng ta được xem như là “đang ngủ”...
(Xem: 21789)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22258)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23636)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20465)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 20068)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21958)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24776)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 19017)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 31013)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 24011)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27785)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26556)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 38178)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18817)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18444)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 20007)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 19065)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23204)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 22952)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 18733)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15858)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18878)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19707)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20178)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19969)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18142)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 16442)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16943)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 39297)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 26117)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 20130)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18879)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 24095)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 29165)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22926)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30987)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 21043)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26882)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20699)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26283)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23356)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19837)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 15847)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 19878)
Chân lý tự chứng (bản thân của Thực Tại) thì không phải một, không phải hai (bất nhị). Do năng lực tự chứng này mà (Thực Tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ khác...
(Xem: 29001)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 20714)
Chính tínniềm tin chân chính, chính xác, là sự tin hiểu chính thống, là sự tin tưởnghành trì ngay thẳng, là sự tin tưởng và nương tựa đúng đắn.
(Xem: 19467)
Để phát Tâm Bồ đề (The spirit of enlightenment; bodhicitta-sanskrit), bạn trước nhất phải phát triển tâm bình đẳng ( equanimity: tâm bình đẳng, tâm xả) đối với tất cả hữu - tình...
(Xem: 30550)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứutu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
(Xem: 36475)
Hòa Thượng Tịnh Không, chủ giảng những bài pháp thoại của tập sách này, hiện nay là một danh tăng của Phật giáo thế giới, người có công làm phát triển Phật giáo phương Tây...
(Xem: 33274)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
(Xem: 35611)
Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Ðại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Ðề tâm và tu tập Bồ Tát hạnh.
(Xem: 21009)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết họcthi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nởẤn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
(Xem: 21947)
Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo.
(Xem: 25281)
Các Phật tử, Bồ Tát ban sơ phát Bồ Đề tâm, ví như biển lớn lúc ban đầu từ từ sinh khởi, phải hiểu đó là chỗ chứa cho các châu báu như ý giá trị từ hạ trung thượng cho đến vô giá...
(Xem: 25820)
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, là một trong số rất nhiều tác phẩm của Bồ Tát THẾ THÂN thuyết minh, được các Thánh giả kết tập thành Tạng Luận trong Tam tạng Thánh giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant