Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vấn Đề Chủng Tánh/ Giai Cấp Tối Thắng Qua Văn Hệ Nikaya và A Hàm

01 Tháng Bảy 201515:15(Xem: 6229)
Vấn Đề Chủng Tánh/ Giai Cấp Tối Thắng Qua Văn Hệ Nikaya và A Hàm
VỀ VẤN ĐỀ CHỦNG TÁNH/GIAI CẤP TỐI THẮNG
QUA VĂN HỆ NIKĀYA VÀ A-HÀM

Phước Nguyên
*******

I.  Ý NGHĨA TỪ CHỦNG TÁNH TRONG KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA
Trước khi truy nguyên ý nghĩa từ chúng tánh trong văn hệ Nikāya Pāli và A-hàm, chúng ta đi qua ý nghĩa của nó trong Kinh điển Đại-thừa, việc làm này cũng là điều thường thấy trong cách thức trình bày, để có thể có được quan điểm xuyên suốt về vấn đề, mà không bị vướng mắc ở nơi những phạm trù tư tưởng hay khái niệm. Ở đây, chúng ta tạm mượn kinh Nhập Lăng-già, thuộc kinh điển Đại-thừa, để làm cơ sở khi nói về ý nghĩa này.
Kinh Saddharmalakāvatārasūtram, Hán dịch tương đương: Đại Thừa Nhập Lăng Già kinh[1], đức Thế Tôn dạy về chủng tánh như sau:
pañca abhisamayagotrāi ... śrāvakayānābhisamayagotra, pratyekabuddha-, tathāgata, anitya-taikataragotra agotram[2]”: “Phật y trên năm hạng chủng tánhthành lập năm thừa[3]: Chủng tánh Thanh văn thừa; Bích-chi-phật thừa; Như lai thừa; Bất định thừa; và vô tánh thừa.
Các hữu tình đã được nói là bản lai có năm chủng tánh khác nhau do đó cần phải xác định có chủng tử pháp nhĩ, không phát sinh do bởi huân tập. Tại sao ? Nhập Lăng-già 2[4] nói rõ, về chủng tánh của năm thừa do hiện chứng:
Punar mahāmate pañcābhisamayagotrāi. katamāni pañca? yad uta śrāvakayānābhi-samayagotra, pratyekabuddhayāna-, tathāgatayāna-, aniyataikataragotra, agotra”:  Này Đại Huệ, có năm chủng tánh được hiện chứng. Đó là, chủng tánh hiện chứng Thanh văn thừa, chủng tánh hiện chứng Độc giác thừa, chủng tánh hiện chứng Như lai thừa, chủng tánh bất định, và không chủng tánh.
Giải thích vấn đề này của kinh Lăng già ta có thể dẫn ở Vô thượng y kinh 1[5], hay Thiện dũng mãnh bát-nhã 1 tức Đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh, quyển 593, hội thứ 16[6]Hạng chủng tánh bất định, là không nhất định sẽ chứng thừa nào, mà tùy theo điều kiện ban đầu; gặp nhân duyên với thừa nào thì phát tâmthành tựu cứu cánh trong thừa đó. Hạng vô chủng tánh, mà kinh gọi là nhất-xiển-đề, là hạng không có chủng tánh Niết-bàn”.
Cũng theo kinh Lăng-già: “Nhất-xiển-đề là hạng không có Niết-bàn tánh. Hạng này không có tín tâm để tin rằng có sự giải thoát nên không hề có ý hướng về sự nhập Niết-bàn”[7].
Nhóm chủng tánh này cũng được chia thành hai nhánh: Nhánh đoạn thiện căn do không có một chút gốc rễ thiện gì để có thể tin tưởnggiải thoát và Niết-bàn. Nhánh thứ hai, Bồ-tát do đại bi nên vĩnh viễn không hề có ý hướng Niết-bàn[8].
Như vậy, tóm lại các loại chủng tánh được kể trong kinh Lăng-già gồm: Chủng tánh Thanh văn thừa; Bích-chi-phật thừa; Như lai thừa; Bất định thừa; và vô tánh thừa.
Ngoài ý nghĩa từ chủng tánh được dùng ở đây, để chỉ cho năm loại chủng tánh đã kể trên, trong văn hệ Pāli và A-hàm từ Sanskrit gotra: chủng tánh, Pāli gọi là gotta: chủng tộc còn được dùng với ý nghĩa khác, tức để chỉ cho bốn chủng tánh đó là: Sát-lị, Bà-la-môn, Cư sỹ và Thủ-đà-la[9].

II. CHỦNG TÁNH/GIAI CẤP NÀO LÀ TỐI THẮNG?
Một thời, khi Thế Tôn cư trú tại thành Xá-vệ, trong vườn Thanh Tín, giảng đường Lộc Mẫu, cùng đại chúng Tỳ-kheo. Bấy giờ ngài nói có bốn chủng tánh như sau:
Này Bà-tất-tra, có bốn chủng tánh, trong đó có cả người thiện lẫn người ác; có kẻ được người trí khen, cũng có kể bị người trí chê. Bốn chủng tánh ấy là: Sátlị, Bà-la-môn, Cư sỹ, Thủ-đà-la”[10].
Và khi đề cập đến chủng tánh hay chủng tộc nào là tối thượng trong bốn chủng tánh trên, đức Thế Tôn đã từng dạy:
 “Khattiyo seṭṭho janetasmi, ye gottapaisārino”[11]:
“Những ai tin vào chủng tộc, thì Sát-lợi là tối tôn”.
Từ chủng tộc Pāli gọi là gotta, nó cũng được hiểu là giai cấp, tầng lớp, tầng bậc, từ Sanskrit tương đương ở đây là gotra: chủng tánh, ở đây cũng hiểu là chủng tử (bīja), là giới (dhātu), là tánh (prakti).
Như vậy, chúng ta lần lượt đi vào một số kinh văn, để hiểu rõ hơn về vấn đề Thế Tôn dạy về chủng tánh hay giai cấp tối thượng như thế nào.
*Kinh Tiu Duyên[12]:
Lúc bấy giờ, Thế Tôn cư trú tại Xá-vệ, trong vườn Thanh Tín, giảng đường Lộc Mẫu, cùng đại chúng Tỳ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị.
Tại đây, Thế Tôn nói về giai cấp bậc nhất, qua bài kệ sau:
"Trong đời, Sát-lị nhất
Với ai y chủng tánh
Minh Hành thành đầy đủ
Bậc nhất trong Trời-Người"[13]Nguyên văn ở trong Đại Tạng Kinh 1, Trường A-hàm có khác biệt một chút như vầy:
“ 生中剎 利勝
能捨種姓去"[14]:
“Trong đời Sát-lị là nhất;
Ai hay rời bỏ chủng tánh.”
Câu này Pāli có tương đương: “khattiyo seṭṭho janetasmi, ye gottapaisārino”: với những ai y chỉ chủng tánh (giai cấp), sát-lị là bậc nhất trong loài thọ sinh. 
Bản Hán có lẽ đọc là gottanissārino: hiểu thành 能捨種姓去[15]: những ai rời bỏ chủng tánh. Cách hiểu này không phù hợp với nội dung toàn kinh và đoạn dịch Hán bài kệ tương tự trong kinh A-ma-trú sẽ dẫn ở bên dưới, cũng ở Trường A-hàm. Nên căn cứ theo đây có thể tạm hiệu chỉnh lại là: Với ai y chủng tánh. Như vậy, phù hợp với Pāli và toàn bộ tư tưởng với những kinh văn tương đương.
*Kinh A-ma-trú[16]
Một thời, đức Thế-Tôn du hành nước Câu-tát-la, cùng đại chúng Tỳ-kheo, rồi đến Y-xa-năng-già-la, thôn của một người Bà-la-môn ở Câu-tát-la. Ngài nghỉ đêm tại rừng Y-xa. Tại đây, có một vị Phạm Thiên tự mình nói bài kệ rằng:
Trong đời, Sát-lị nhất,
Với ai y chủng tánh
Minh, Hành thảy đầy đủ,
Tối thắng giữa Trời Người”[17].
Bấy giờ, đức Thế-Tôn bảo Ma nạp đệ tử 摩納弟子 (Pāli. avo antevāsi) tức thiếu niên đệ tử người học trò hầu cận trẻ tuổi rằng:
“Phạm Thiên nói bài kệ này, thật là nói khéo chớ không phải không khéo. Ta công nhận như vậy. Vì sao? Nay, như Ta, Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chính Giác, cũng nói nghĩa đó:
Trong đời, Sát-lị nhất,
Với ai y chủng tánh.
Minh, Hành thảy đầy đủ,
Tối thắng giữa Trời Người"[18]*Kinh Khởi Thế Nhân Bổn, Trường Bộ Kinh[19].
Một thời Thế Tôn trú tại Xá-vệ, Thành Tín Viên lâm, ở lầu của Lộc Mẫu Giảng đường. Tại đây, Thế Tôn dạy Vāsettha về giai cấp bậc nhất như sau:
"Này Vāsettha, vì rằng nếu có ai trong bốn giai cấp là một vị Tỷ kheo, một vị A la hán, các lậu hoặc đã được tận diệt, phạm hạnh đã lập vững, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành tựu mục đích tối thượng, hữu kiết sử đã diệt, nhờ chánh trí đã được giải thoát, vị ấy sẽ được xem là tối thượng so sánh với bốn giai cấp, vì xứng với Pháp, không phải không xứng với Pháp.
"Này Vāsettha, bài kệ sau đây được Phạm thiên Sanamkumāra[20] tuyên thuyết:
Chúng sanh tin giai cấp,
Sát đế lỵ tối thắng.
Ai đủ cả trí, đức,
Tối thắng giữa Nhân, Thiên.
“Này Vāsettha, bài kệ này được Phạm thiên Sanamkumāra, khéo hát chớ không phải vụng hát, khéo nói chớ không phải vụng nói, đầy đủ ý nghĩa chớ không phải không đầy đủ, được Ta chấp nhận.
“Này Vāsettha, Ta cũng nói như sau:
Chúng sanh tin giai cấp,
Sát đế lỵ tối thắng.
Ai đủ cả trí, đức,
Tối thắng giữa Nhân, Thiên."
Như vậy, qua kinh Khởi Thế Nhân Bổn thuộc văn hệ Pāli, Thế Tôn đã xác chứng việc Phạm thiên Sanamkumāra tuyên thuyết về giai cấp tối thượng bằng cách nói cho Vāsettha nghe bài kệ giống như bài kệ của vị Phạm Thiên kia.
*Kinh Bà La Bà Đường[21]Một thời, Thế Tôn du hóa nước Xá-vệ, trú tại Đông viên, trong giảng đường Lộc tử mẫu. Lúc ấy Thế Tôn dạy cho Bà-tư-tra như sau:
"Này Bà-tư-tra, ở đây có ba giai cấp khiến cho không phải tất cả mọi người cùng tranh luận với nhau, thiện và bất thiện lẫn lộn, được các bậc Thánh khen ngợi hoặc không khen ngợi. Thế nào là ba? Đó là: dòng Sát-lợi, dòng Phạm chí, dòng Cư sĩ.
[...] 
“Này Bà-tư-tra, như vậy, Ta đã phân biệt rộng rãi về ba chủng tánh này vậy.
“Phạm thiên đế chúa nói bài kệ:
Loài hai chân, Sát-lợi tối tôn,
Đấy là chủ trương có chủng tộc.
Những ai cầu học Minh và Hạnh,
Vị ấy, Thiên, Nhân đều tán thán.
“Này Bà-tư-tra, Phạm thiên đế chúa khéo nói bài kệ này chứ không phải không khéo, khéo ca ngơi, phúng tụng chứ không phải không khéo, khéo ngâm vịnh và nói, chứ không phải không khéo, nói như thế này:
Loài hai chân, Sát-lợi tối tôn,
Đấy là chủ trương có chủng tộc.
Những ai cầu học Minh và Hạnh,
Vị ấy, Thiên, Nhân đều tán thán.
“Vì sao? Vì Ta cũng nói như vậy:
Loài hai chân, Sát-lợi tối tôn,
Đấy là chủ trương có chủng tộc.
Những ai cầu học Minh và Hạnh,
Vị ấy, Thiên, Nhân đều tán thán.”[22]
Như vậy, qua kinh này Thế Tôn cũng dạy rằng, chủng tộc Sát-lợi là tối tôn trong các chủng tộc.
*Kinh Phạm Chúa[23]Một thời, Đức Thế Tôndưới gốc cây bồ-đề, bên sông Ni-liên-thiền, tại tụ lạc Uất-bề-la, khi ấy ngài thành đạo chưa bao lâu.
Bấy giờ, có Phạm thiên vương, chúa của thế giới Ta-bà, với sắc thân tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu kính lễ dưới chân Thế Tôn, rồi ngồi lui qua một bên và nói kệ:
Ở trong các chủng tánh,
Lưỡng túc tôn Sát-lợi;
Bậc Minh Hạnh đầy đủ,
Tối thắng trong loài người”[24].
Bấy giờ Thế-Tôn ngài đáp lại như sau: Đúng vậy, Phạm thiên! Đúng vậy, Phạm thiên!
Ở trong các chủng tánh,
Lưỡng túc tôn Sát-lợi;
Bậc Minh Hạnh đầy đủ,
Tối thắng trong loài người."[25]Trong bài kệ có câu: “Ở trong các chủng tánh, lưỡng túc tôn Sát-lợi”, Pāli tương đương của câu này: “khattiyo seṭṭho janetasmi, ye gottapaisārino”[26]: những ai tin vào chủng tộc, thì Sát-lợi là tối tôn.

III. KẾT LUẬN
Như vậy, qua vài ý tưởng viện dẫn từ kinh văn ở trên, chúng ta thấy rằng, đức Thế-Tôn dạy rằng: giai cấp Sát-lợi là chủng tánh tối tôn hay giai cấp bậc nhất trong bốn giai cấp.
Nhưng vấn đề này không nhất thiết cố định, tùy vào căn cơ, quốc độ hay thời điểm mà Thế Tôn sẽ diễn thuyết sai biệt. Cụ thể như ở trong  Kinh Trung A-hàm, Kinh Nhất Thiết Trí, số 212, Đức Thế Tôn dạy rằng: “Có bốn chủng tộc này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư sĩ và Công sư, chúng bình đẳng đối với đoạn, không hơn kém, không sai biệt đối với đoạn vậy"[27].
Và ở nơi khác, khi đức Đức Thế Tôn đang du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc,  lúc bấy giờ Ngài nói rằng: “Này Ma-nạp, trước kia ngươi khen ngợi sự học hỏi, sau đó ngươi khen ngợi sự trì giới. Này Ma-nạp, như vậy Ta nói bốn chủng tánh thảy đều thanh tịnh, với sự giảng giải hiển thị, ngươi cũng nói bốn chủng tánh này đều thanh tịnh với sự giảng giải hiển thị.”[28]Nếu thấy được phương tiện thiện xảo[29] trong việc thuyết phápđức Thế Tôn đã thi thiết kiến lập như vậy, chúng ta sẽ vượt ra khỏi được những cực đoan, chấp thủvững chắc trên trung đạo, trong lộ trình thể nhập Thánh đạo vô lậu, giải thoát sinh tử.
 
[1] Lăng-già, Bản 10 quyển; T16n0671, tr.526c8.
[2] Lakāvatāra, Nanjio tr. 64.
[3] Thừa Skt. yāna. Cần phân biệt: yāna: “cỗ xe” với yana, “một con đường”.
[4] T16n671, tr. 526c8. Cf. Skt. Lap. 63.
[5] Dẫn theo Thuật ký, ghi là Đại16, số 669, chưa tìm thấy số trang.
[6] T7n220, tr. 1066a29; Skt. Suvikrāntavikrāmaparipcchā.
[7] Ibid., tr. 527a29.
[8] Skt. ibid., tr. 66: icchantika.
[9] Cf. Trường, Tiểu Duyên Kinh, Đại 1, tr. 37a.
[10] Ibid., tr. 37a.
[11] Pāli, S.6.11. Sanakumāra.
[12] Trường A-hàm, Đại 1, tr. 36b29.
[13] Ibid., tr. 39a.
[14] Ibid., tr. 39a.
[15] Ibid., tr. 39a.
[16] Trường A-hàm, Đại 1, tr. 83b.
[17] Đại 1, tr. 83b.
[18] Đại 1, tr. 83b.
[19] Digha Nikaya, Agganna sutta 27.
[20] Hán: Thường Đồng hình Phạm thiên.
[21] Cf. Kinh Trung A-hàm, kinh 154. Pali tương đương: Agaññasuttanta. Bản Hán, quyển 39. Pāli, D.27, Hán, biệt dịch, Trường A-hàm 5, “Kinh Tiểu Duyên”; No.10 Phật Thuyết Bạch Y Kim Tràng Nhị Bà-la-môn Duyên Khởi Kinh, Tống, Thi Hộ dịch.
[22] Kinh Trung A-hàm, kinh 154. Pali tương đương: Agaññasuttanta.
[23] Tạp A-hàm, Kinh 1190, Pāli, S.6.11. Sanakumāra. Biệt dịch, №100 (103).
[24] Tạp A-hàm, Kinh 1190, Pāli, S.6.11.
[25] Tạp A-hàm, Kinh 1190, Pāli, S.6.11.
[26] Pāli, S.6.11. Sanakumāra
[27] Đại 1, tr. 648a.
[28] Cf. Kinh Trung A-hàm kinh 151: Kinh Phạm chí A-nhiếp-hòa. Tương đương Pāli M.93 Assalāyana-sutta. Hán, biệt dịch No.71 Phạm Chí An-ba-la-diên Vấn Chủng Tôn Kinh, Đông Tấn, Trúc Đàm-vô-lan dịch.
[29] Skt. Upāyakauśalya , Hán phiên âm âu-hòa câu-xá-la, upāya: chỉ sự tiếp cận, động từ căn I, có nghĩa đi hay đến, và upa, tiền tố chỉ hướng đến gần, hay vị trí ở gần hay ở trên; kauśalya, mà gốc là do hình dung từ kuśala: thiện, lành, tốt đẹp hay khéo léo, Hán dịch là “thắng trí,” là chỉ nghĩa trí tuệ nhạy bén. Cf. Duy ma kinh nghĩa sớ, Gia Tường Cát Tạng, T38 N1781, tr. 931b18: 梵音稱漚和拘舍羅。此云方便勝智.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7417)
Trời mưa, trời nắng là chuyện bình thường. Thời tiết phải có lúc nắng, lúc mưa, không thể nào bầu trời không mưa hay...
(Xem: 18180)
“Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”...
(Xem: 9350)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có...
(Xem: 7983)
Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 8968)
Vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập dựa vào sự kết tinh của tu tập giới định tuệ và thành tựu giải thoát.
(Xem: 7586)
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ...
(Xem: 8240)
Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và...
(Xem: 9268)
Hãy trân quý những gì đang có, giải thoáthạnh phúc ở trong lòng bàn tay của bạn! Xin hãy mỉm cười...
(Xem: 9357)
Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử khi sử dụng tự do ngôn luận.
(Xem: 9024)
Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha
(Xem: 7784)
Trong cái thấy của kinh Pháp Hoa thì tất cả vũ trụ là một. “Tất cả các cõi nước thông làm một cõi nước Phật”
(Xem: 11346)
Trong những bộ Kinh chúng ta học thường thấy hai từ Giác NgộGiải Thoát. Tất cả người tu học đều lấy hai từ đó làm cứu cánh để đi tới.
(Xem: 8832)
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh đại thừa Phật giáo.
(Xem: 8272)
Thập hiệu Như Lai, là những danh hiệu cao quý để tôn xưng những bậc đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(Xem: 8175)
Cầu nguyện là một phương pháp tâm linh giúp cho con người chúng ta có thể tháo gỡ một phần nào những nỗi khổ niềm đau,
(Xem: 8167)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt.
(Xem: 6384)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế...
(Xem: 7771)
Một thời Đức Phật cư trú gần Bārānasī(Ba La Nại), ngài đã nói bài kệ nầy, về Vua Rồng Erakapatta.
(Xem: 7607)
Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đứctrí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của...
(Xem: 7586)
Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.
(Xem: 8576)
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp.
(Xem: 8079)
Như Lai thọ lượng là phẩm thứ 16 của kinh Pháp Hoa.
(Xem: 8462)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.
(Xem: 11322)
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ”
(Xem: 8448)
Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội, thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác, cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.
(Xem: 7584)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Trúc Lâm (Veluvana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về một nữ cư sĩ, tên là Uttarā.
(Xem: 7181)
Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác, Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác
(Xem: 8461)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.
(Xem: 6336)
Trích dịch Chương Thứ Nhất của Tác Phẩm “Buddhism - One Teacher, Many Traditions [Phật Giáo - Một Vị Thầy, Nhiều Truyền Thống]
(Xem: 8422)
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói.
(Xem: 9457)
Đức Phật dạy giáo lý Nghiệp với mục đích khuyến khích con người thực hành các Nghiệp lành để trang nghiêm cho kiếp sống hiện tại và...
(Xem: 8397)
Bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người có lẽ là khi chúng ta bắt đầu nhận thức về chính bản thân mình.
(Xem: 9372)
Cái Thấy là một biểu hiện của sức sống bản nhiên, là sinh lực thường hằng vượt lên trên mọi giới hạn về thời gian (lúc thức, lúc ngủ, khi sống và cả khi chết…)
(Xem: 8013)
Giáo pháp của Vimalakirti trình bày các giáo pháp tinh yếu của Phật giáo Đại thừa trong 14 chương tương đối ngắn.
(Xem: 7196)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu
(Xem: 9942)
Nói chung, không dễ gì lưu lại ngọc xá lợi, không dễ gì thành tựu đạo quả qua quá trình tu chứng với những kiếp tái sinh nối tiếp trong thiện đạo.
(Xem: 15056)
Này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, Ma giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiênloài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn trí, toàn kiến, đại tự tại.
(Xem: 9447)
Khi thảo-luận về một ngón-tay, thì ngón-tay có phải là sự-thật không? Có phải chỉ có một ngón-tay duy-nhất, là có thể chỉ đúng vị-trí mặt trăng không?
(Xem: 7956)
Kim Cang dạy rất kỹ. Thấy “thường” đã sai mà thấy “đoạn” càng sai. Thấy có đã sai mà thấy không càng sai. Bồ tát thì “bất tận hữu vi bất trụ vô vi”.
(Xem: 7953)
Phu nhân Thắng Man sau khi phát mười hoằng thệ xong, trên hư không hoa trời liền rơi, nhạc trời liền trổi, chúng thấy điềm lành đó cũng đồng phát nguyện:
(Xem: 8006)
Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.
(Xem: 7955)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (chư Phật); chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử
(Xem: 8015)
Ngoại trừ các bậc tự chủ lẽ sống chết thì hầu hết chúng sanh đều không biết được thời điểm lâm chung của mình, nên khó có thể tự chủ tâm tư khi hấp hối.
(Xem: 7714)
Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 白隠 慧鶴?, January 19, 1686 - January 18, 1768) là một thiền sư Nhật nổi tiếng đã có công gây dựng lại dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản
(Xem: 8728)
Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóanhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời.
(Xem: 7955)
Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.
(Xem: 8480)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 10471)
Trong nền văn hóa 5000 năm của con người, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan mà tất cả con số đều có một ý nghĩa đặc biệt của vũ trụ huyền bí.
(Xem: 8019)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
(Xem: 11004)
Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến...
(Xem: 8733)
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
(Xem: 7864)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác.
(Xem: 7537)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo...
(Xem: 8456)
Như Lai là một trong mười danh hiệu của Thế Tôn. Vậy thế nào là “Pháp” và tu học như thế nào để “thấy Pháp”.
(Xem: 8010)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạoloại bỏ những giáo điềuthần học.
(Xem: 8518)
Nhập Trung đạoCon đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ, khởi hành từ đại bi và tích hợp với tính bất nhị và tâm bồ đề.
(Xem: 7962)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật) Chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)
(Xem: 7965)
Bộ luận này, giải thích một cách không sai lạc tri kiến của ngài Long Thọ, được tích hợp từ Trung Lu
(Xem: 7150)
Theo kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, Bồ tát Đản sanh, Bồ tát thành Đạo và Phật nhập Niết-bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.
(Xem: 8355)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant