Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đại Cương Học Thuyết Nhà Phật

10 Tháng Hai 201611:06(Xem: 7398)
Đại Cương Học Thuyết Nhà Phật

ĐẠI CƯƠNG HỌC THUYẾT NHÀ PHẬT

HT Thích Phổ Tuệ

Đai Cuong


Phật Pháp được chia ra làm bốn thể loại là Giáo, Lý, Hành và Quả.


1. Về Giáo

Giáo là Pháp do đức Phật hiện thân nói ra ở thế gian, để giáo hoá cho giới hữu tình đời sau. Thời ấy chỉ có lời nói mà chưa có văn tự, cho nên chưa có sách vở. Lấy âm thanh làm thể nói bàn. Dựa vào âm thanh cao, thấp, ngắn, dài mà thành tên (danh). Gom góp tên lại thành ra câu (cú). Danh cú dựa vào nhau thành văn. Thời Phật, bấy giờ cũng lấy âm thanh làm thể chủ, tất nhiên khôngvăn tự, người nghe dựa vào lời Phật nói mà tu chứng.

Cho đến khi Phật thuyết Pháp độ người đã xong và diệt độ rồi, chúng đệ tử nhân thời Phật đã đi xa, sợ sau không dựa vào đâu được mới đem giáo pháp mà Phật đã giảng mà họ đã nghe được, ai là người nghe được nhớ nhiều thì đọc truyền khẩu lại, được đại chúng chứng minh, chép thành kinh sách. Đó là lời của Phật di giáo.

Lời Phật di giáo này không giống như những học thuyết, học lý thông thường. Vì những học thuyết thông thường dựa vào thường thức suy xét nửa tối, nửa sáng mà thành, lấy việc đã biết xét việc chưa biết. Giống như khoa học trong thời còn đang nghiên cứu, đó là tri thức mới một tầng kinh nghiệm. Như lúc trước nói “trời tròn đất vuông”, sau mới biết trái đất vốn hình quả cầu. Ở đó, lời nói không xác định, nghĩa theo thời mà biến động.

Giáo pháp của Phật có nguồn gốc không giống với nguồn gốc các học thuyết khác, đó là chí giáo từ trong thánh trí lưu thông ra. Vì vậy, đến với giáo pháp của Phật phải dùng sức tin mà lãnh nhận. Điểm này cũng như tin tôn giáo, không có khác. Phật pháp không phải là tôn giáo mà cũng lại là tôn giáo, cho nên muốn giảng Phật Pháp trước hết phải tin là có Phật.

Phật là tiếng gọi tắt, gọi đủ là Phật Đà. Vì nghĩa từ Phật là giác giả, là trỏ vào người đã được giác ngộ một cách cao cả, đúng đắn, chính xác và rộng khắp nhất. Trong cõi này, người đã được chính biến giác cao cả nhất chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni, hiện thân thuyết pháp độ người, có giáo pháp  lưu truyền, để lại cõi đời. Nhưng ở đây lại không giống như các tôn giáo khác vì Ngài nói: Nếu người đời ai thực hành, thực chứng tới vô thượng chính biến giác thì người ấy cũng thành Phật. Vì vậy, người ta cuối cùng quyết bình đẳng.

2. Về Lý

Khi người ta chưa thành Phật mà muốn cầu thành Phật thì  trước hết phải tin nhân giáo pháp của Phật. Nhưng tin cũng không phải là tin một cách mù quáng. Bởi vì, người ta nếu tin có lý chân thật của các pháp trong pháp giới, thì phải giác ngộ chân lý ấy đến viên mãn, đó là chính giác cao cả nhất.

Phật ở trong chính giác cao cả nhất ấy, không một sát - na nào không phóng ra sự sáng suốt hiểu biết hoàn toàn trên, dưới, trong, ngoài. Không phải là trước hiểu biết thế nào mà sau  vẫn lại hiểu biết như thế ấy.

Tự giác của Phật đã đến địa vị viên mãn, thì không còn phải học thuyết, học lý, học tập, học tác gì nữa. Cho nên gọi là “vô học”.

Nhưng, Phật thì đã chứng vào cảnh giới giác ngộ như hư không, như gương Đại Viên (tròn lớn) soi khắp bao la, mà tất cả chúng sinh chưa chứng được vào tướng chân thật của vạn hữu trong pháp giới, bởi vì còn mê muội, điên đảo nên sinh ra rất nhiều phiền não đau khổ.

Phật rất thương xót cho nên phải đặt ra giáo pháp danh, cú, văn, thân để khiến cho chúng sinh giác ngộ.

Giáo pháp của Phật có hai phương diện:

Thứ nhất, hợp với chân lý, trong nhất niệm của Phật soi rõ khắp lý chân thật của vạn hữu trong pháp giới, luôn luôn hợp nhau, không hề có một mảy may sai lầm. Vì vậy nói các pháp đều hợp chân lý.

Thứ hai, hợp với căn cơ, người nghe phápcăn khí bậc nào, cơ cảm loại nào thì giải thuyết theo phương tiện ấy.

Hai phương diện tựa hồ như xung đột nhau, bởi vì tâm trí chúng sinh không bằng Phật, tuỳ thuận chúng sinh thì không hợp lý, nhưng tuỳ cơ thuyết pháp là lối khéo léo làm việc giáo hoá của Phật, lần lượt đều khiến thông đạt tới cảnh giới Phật, đều khiến tới cảnh giới Phật. Đó là giáo pháp đặt bày từ trong vô thượng chính biến giác, vô thượng lưu thông ra. Chỉ có loại thi thiết này là phải hệ thuộc cơ cảm mà có. Còn Phật với Phật thì không phải thế.

Giáo pháp được thi thiết lưu thông này, dựa vào vạn pháp duy thức mà nói, cũng có hai phương diện:

Thứ nhất, Danh, cú, văn, thân vô lậu thanh tịnh từ trong tâm Phật chính biến giác vô thượng lưu thông ra. Đó là cơ cảm từ chúng sinh trong tâm Phật mới lưu thông ra được, gọi là giáo lý bản chất hay nguyên chất.

Thứ hai, Danh, cú, văn, thân từ nơi tha tâm Phật lưu xuất, người ta không đích thân duyên trực tiếp được, chỉ dùng được tâm hữu lậu làm duyên tăng thượng, ở trong tâm mình sinh ra một loại ảnh tượng (bóng dáng), thế là giáo ảnh tượng. Đẩy giáo ảnh tượng này về với giáo bản chất thì trong Phật giáo được gọi là thánh giáo hay trí giáo. Pháp thường nghìn đời vẫn không biến đổi, khắp bốn bể cũng đều chuẩn cả, không có gì gọi là học cả.

Sở dĩ có sự học là vì ở Pháp lý thứ hai (Danh, cú, văn, thân từ nơi tha tâm Phật lưu xuất), về giáo lý có thể bàn được, nhưng phải dùng lời Phật làm duyên tăng thượng. Người nghe pháp đối với giáo pháp được nghe, ngẫm nghĩ, suy xét hiểu được rõ ràng thì có học lý về Phật pháp.

Phàm gọi là Kinh đều là Pháp Phật thuyết ra. Đời sau lại có người dựa vào giáo pháp của Phật mà bàn giải kỹ lưỡng mở rộng, thì được gọi là Luận. Học lý về Luận đã thành tinh vi, rõ ràng, chính xác, như các luận Đại Tỳ Ba Xa, Du Già Sư Địa,  v. v.  Xét về căn nguyên, những luận này đều có được từ giáo Pháp của Phật để lại.

3. Về Hành

Giáo Pháp của Phật vốn được xuất ra từ chính biến giác vô thượng. Vì vậy nên người ta muốn biết giáo lý Phật cũng cần phải biết được vô thượng chính biến giác. Nhưng làm thế nào mới chứng được thì lại phải cần phải giảng về phương pháp tu hành. Vậy nên việc tu hành là việc thứ ba cần giảng rõ. Trong việc tu hành có 3 tu học tăng thượng đó là Giới. Định, Tuệ. Tu Giới thế nào? Thiền định thế nào? Thế nào để đạt được Đại trí tuệ? (Tác giả đã trình bày trong tiểu luận “Phật học là Tuệ học”). Tu hành như thế thì mới có thể được vô thượng chính biến giác, tức là Quả Đại Bồ Đề, chứng nhậphiểu rõ ràng thật tướng các Pháp trong Pháp giới.

4. Về Quả

Thể loại thứ Tư gọi là quả. Đã được quả rồi  thì cũng có thể lấy đấy để khai thị, giác ngộ cho người sau.

Giáo lý “Hành Quả” cũng không phải cách biệt hẳn với nhau. Bởi vì, tư duy quan sát tức là hành, nhân tu hành mà lý càng rõ. Lý giải và tu hành cùng tiến như người đi đường, mặt và đế chân đồng thời cùng phát sinh tác dụng. Vả chăng, tuy ít rõ lý giải, chưa đạt quả vị cứu kính nhưng cũng đã thành hiệu quả. Tuy ít có hiệu quả, mà không cho là tự túc (tự mãn) thì cuối cùng vẫn có thể đạt tới chính biến giác.

Tư tưởng, trí thức của người thường đều không xa lìa Ngã chấp, Pháp chấp, nên họ bảo các loại học lý không tránh khỏi vọng tình, suy lường, phỏng đoán. Do vậy họ không thể nhận được chân lý rốt ráo.

Muốn cầu chân lý không thể không dựa vào Giáo pháp của Phật và Học lý của Cổ đức để làm căn cứ nghiên cứu.

Như vậy, học lý của Phật mà người tu học có được là nhờ học lý của thánh quả Tam thừa hữu học, vừa y vào thánh giáo, vừa y vào tự chứng để thành. Hơn nữa là vì học lý nội ngoại điển, phàm mới học đều phải dựa vào văn tự thánh giáo mà nên.

Phật học đại lược là như thế./.

Viên Minh Pháp tự, mạnh xuân Đinh Hợi, 2007 (Phật Tử Việt Nam)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8950)
một lần, Ma Vương hóa trang thành một người đàn ông, rồi đến thưa hỏi Đức Phật...
(Xem: 7439)
Trời mưa, trời nắng là chuyện bình thường. Thời tiết phải có lúc nắng, lúc mưa, không thể nào bầu trời không mưa hay...
(Xem: 18205)
“Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”...
(Xem: 9376)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có...
(Xem: 8002)
Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 8996)
Vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập dựa vào sự kết tinh của tu tập giới định tuệ và thành tựu giải thoát.
(Xem: 7591)
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ...
(Xem: 8248)
Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và...
(Xem: 9273)
Hãy trân quý những gì đang có, giải thoáthạnh phúc ở trong lòng bàn tay của bạn! Xin hãy mỉm cười...
(Xem: 9361)
Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử khi sử dụng tự do ngôn luận.
(Xem: 9033)
Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha
(Xem: 7791)
Trong cái thấy của kinh Pháp Hoa thì tất cả vũ trụ là một. “Tất cả các cõi nước thông làm một cõi nước Phật”
(Xem: 11360)
Trong những bộ Kinh chúng ta học thường thấy hai từ Giác NgộGiải Thoát. Tất cả người tu học đều lấy hai từ đó làm cứu cánh để đi tới.
(Xem: 8845)
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh đại thừa Phật giáo.
(Xem: 8274)
Thập hiệu Như Lai, là những danh hiệu cao quý để tôn xưng những bậc đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(Xem: 8183)
Cầu nguyện là một phương pháp tâm linh giúp cho con người chúng ta có thể tháo gỡ một phần nào những nỗi khổ niềm đau,
(Xem: 8173)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt.
(Xem: 6388)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế...
(Xem: 7773)
Một thời Đức Phật cư trú gần Bārānasī(Ba La Nại), ngài đã nói bài kệ nầy, về Vua Rồng Erakapatta.
(Xem: 7610)
Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đứctrí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của...
(Xem: 7590)
Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.
(Xem: 8578)
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp.
(Xem: 8087)
Như Lai thọ lượng là phẩm thứ 16 của kinh Pháp Hoa.
(Xem: 8470)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.
(Xem: 11326)
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ”
(Xem: 8454)
Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội, thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác, cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.
(Xem: 7588)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Trúc Lâm (Veluvana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về một nữ cư sĩ, tên là Uttarā.
(Xem: 7186)
Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác, Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác
(Xem: 8469)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.
(Xem: 6344)
Trích dịch Chương Thứ Nhất của Tác Phẩm “Buddhism - One Teacher, Many Traditions [Phật Giáo - Một Vị Thầy, Nhiều Truyền Thống]
(Xem: 8426)
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói.
(Xem: 9462)
Đức Phật dạy giáo lý Nghiệp với mục đích khuyến khích con người thực hành các Nghiệp lành để trang nghiêm cho kiếp sống hiện tại và...
(Xem: 8407)
Bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người có lẽ là khi chúng ta bắt đầu nhận thức về chính bản thân mình.
(Xem: 9380)
Cái Thấy là một biểu hiện của sức sống bản nhiên, là sinh lực thường hằng vượt lên trên mọi giới hạn về thời gian (lúc thức, lúc ngủ, khi sống và cả khi chết…)
(Xem: 8016)
Giáo pháp của Vimalakirti trình bày các giáo pháp tinh yếu của Phật giáo Đại thừa trong 14 chương tương đối ngắn.
(Xem: 7197)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu
(Xem: 9946)
Nói chung, không dễ gì lưu lại ngọc xá lợi, không dễ gì thành tựu đạo quả qua quá trình tu chứng với những kiếp tái sinh nối tiếp trong thiện đạo.
(Xem: 15064)
Này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, Ma giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiênloài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn trí, toàn kiến, đại tự tại.
(Xem: 9455)
Khi thảo-luận về một ngón-tay, thì ngón-tay có phải là sự-thật không? Có phải chỉ có một ngón-tay duy-nhất, là có thể chỉ đúng vị-trí mặt trăng không?
(Xem: 7965)
Kim Cang dạy rất kỹ. Thấy “thường” đã sai mà thấy “đoạn” càng sai. Thấy có đã sai mà thấy không càng sai. Bồ tát thì “bất tận hữu vi bất trụ vô vi”.
(Xem: 7959)
Phu nhân Thắng Man sau khi phát mười hoằng thệ xong, trên hư không hoa trời liền rơi, nhạc trời liền trổi, chúng thấy điềm lành đó cũng đồng phát nguyện:
(Xem: 8015)
Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.
(Xem: 7965)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (chư Phật); chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử
(Xem: 8022)
Ngoại trừ các bậc tự chủ lẽ sống chết thì hầu hết chúng sanh đều không biết được thời điểm lâm chung của mình, nên khó có thể tự chủ tâm tư khi hấp hối.
(Xem: 7719)
Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 白隠 慧鶴?, January 19, 1686 - January 18, 1768) là một thiền sư Nhật nổi tiếng đã có công gây dựng lại dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản
(Xem: 8732)
Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóanhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời.
(Xem: 7959)
Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.
(Xem: 8491)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 10472)
Trong nền văn hóa 5000 năm của con người, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan mà tất cả con số đều có một ý nghĩa đặc biệt của vũ trụ huyền bí.
(Xem: 8023)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
(Xem: 11009)
Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến...
(Xem: 8749)
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
(Xem: 7874)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác.
(Xem: 7544)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo...
(Xem: 8457)
Như Lai là một trong mười danh hiệu của Thế Tôn. Vậy thế nào là “Pháp” và tu học như thế nào để “thấy Pháp”.
(Xem: 8012)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạoloại bỏ những giáo điềuthần học.
(Xem: 8540)
Nhập Trung đạoCon đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ, khởi hành từ đại bi và tích hợp với tính bất nhị và tâm bồ đề.
(Xem: 7988)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật) Chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)
(Xem: 7992)
Bộ luận này, giải thích một cách không sai lạc tri kiến của ngài Long Thọ, được tích hợp từ Trung Lu
(Xem: 7174)
Theo kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, Bồ tát Đản sanh, Bồ tát thành Đạo và Phật nhập Niết-bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant