Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Giải Thoát Trong Đạo Phật

19 Tháng Ba 201608:21(Xem: 7895)
Ý Nghĩa Giải Thoát Trong Đạo Phật

Ý NGHĨA GIẢI THOÁT TRONG ĐẠO PHẬT

Hoàng Nguyên

Ý Nghĩa Giải Thoát Trong Đạo Phật

 

Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác. Bản chất của xã hội là các mối quan hệ. Một người sống trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ, như quan hệ cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp, dòng họ, thôn xóm… Nói chung, trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với nhau, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người

Một người hoàn thiện về nhân cách và đạo đức như Đức Phật cũng gặp rất nhiều người chống đối lên tiếng chỉ trích, nhục mạ và vu khống Ngài với những lời lẽ tầm thường hay bằng những luận điệu triết học; như du sĩ Magandiya cho rằng khi Đức Phật chủ trương thu thúc và chế ngự lục căn không để lục trần lôi kéo khiến tâm bị dao động và đắm nhiễm thì Ngài là người phá hoại sự sống1; hoặc như du sĩ Dighatapassi của nhóm ngoại đạo Nigantha (Ni-kiền- tử) cho rằng Đức Phật chỉ là nhà huyễn thuật chuyên sử dụng phép lạ để lôi cuốn các đệ tử của các giáo đoàn khác2, chưa kể những âm mưu đen tối nhằm hạ thấp uy tíndanh dự của Đức Phật do các giáo đoàn khác chủ trương.

Vì vậy, sống trên đời chúng ta không mong mọi người đều thuận theo ý mình, điều quan trọng là chúng tathái độ như thế nào với những người hành xử không phải với mình. Ta buông xả tự tại hay phản ứng giận dữ. Buông xả tự tại là chất liệu của giải thoát, phản ứng giận dữđiều kiện của buộc ràng. Giải thoát, vì vậy không có nghĩa là ám chỉ đến một thế giới khác hay ám chỉ một đời sống sau khi chết, mà chính trong thế giới này, kiếp sống này ta có tinh thần tự do tự tại trong mọi hoàn cảnh, mọi đối đãi của con người, thì đó là ý nghĩa giải thoát trong đạo Phật.

Nhiều người nghĩ giải thoát là phải cắt đứt mọi mối quan hệ, vào ở ẩn trong rừng núi hay sống biệt lập trong các am thất. Đó không phải là ý nghĩa tích cực của giải thoát. Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại. Ví dụ người hàng xóm hành xử không phải với mình, nhưng không phải vì vậy mà ta trở nên bực tức hay khó chịu với người đó. Trạng thái không bực tức hay không khó chịu là tiêu chuẩn của tự do, tự tạigiải thoát. Cho nên ai đó đã nói rất đúng bản chất giải thoát của đạo Phật rằng: “Tự do là ung dung trong ràng buộc. Hạnh phúctự tại giữa khổ đau”.

Thông thường, khi gặp cảnh bất như ý ta có xu hướng tìm cách tránh né. Đó là vì ta không đủ sức tự tại để đối diện. Tránh né không phải là cách để có hạnh phúc; vì ở đâu, lúc nào cũng có những điều bất như ý xảy ra với mình. Do đó, hãy tâm niệm rằng, ngay bây giờ và ở đây nếu không thể có hạnh phúc, thì không hy vọng ở một nơi khác, thời gian khác ta có thể có hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực là đối diện với những khó khăn và vượt qua chúng bằng những đức tính kiên nhẫn, tự chế và trầm tĩnh. Ba đức tính này chính là chất liệu của tự tạigiải thoát. Chúng ta hãy quán chiếu sức mạnh tự tại của Đức Phật qua hình ảnh sau đây:

“Một hôm, Đức Phật cùng giáo đoàn đến xứ Kosambi lúc ấy đang ở dưới sự cai trị của vua Udena. Khi được tin ấy, một trong những vị thứ phi được sủng ái của vua là nàng Magandiya vốn có hiềm với Đức Phật nên bà ta xúi giục những kẻ vô lại đi theo sau giáo đoàn của Đức Phậtmắng nhiếc Ngài bằng những lời lẽ rất nặng nề. Tôn giả A-nan nghe những lời chửi bới quá thậm tệ, không chịu nổi, bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Dân ở đây mắng nhiếc và nhục mạ chúng ta. Chúng ta hãy đi nơi khác!

– Ta sẽ đi đâu, A-nan?

– Đến thành phố khác, thưa Thế Tôn.

– Nếu ở đó người ta cũng chửi mình thì sẽ đi đâu, A-nan?

– Sẽ đi chỗ khác nữa, thưa Thế Tôn.

– Nếu ở đó người ta cũng chửi mình nữa thì sao?

Chúng ta lại đi đến chỗ khác, thưa Thế Tôn.

– A-nan đừng nói thế. Ở đâu có khó khăn thì giải quyết ở đó. Ổn thỏa rồi mới được phép đi nơi khác. Nhưng ai chửi ông, A-nan?

– Bạch Thế Tôn! Mọi người đều mắng nhiếc chúng ta, bọn côn đồ và cả đám dân kia.

– A-nan, ta như con voi xông ra trận. Bổn phận của voi xông trận là hứng chịu những mũi tên từ bốn phía. Đúng thế, bổn phận của ta là kham nhẫn những lời nói độc ác”.

Tiếp đó, Đức Phật thuyết pháp bằng ba bài Pháp cú được chép trong phẩm Voi, nói lên sự kham nhẫn của bậc giác ngộ. Bài pháp tác động đến đám đông tập trung quanh Ngài và giáo đoàn của Ngài. Rồi Đức Phật khuyên A-nan.

– A-nan, đừng phiền muộn. Những người này chỉ mắng nhiếc ông trong bảy ngày, đến ngày thứ tám họ sẽ yên lặng. Khó khăn đến với Phật không kéo dài quá bảy ngày3.

Quả thật Đức Phật rất tự tại, sở dĩ Ngài bước đi thong dong giữa muôn ngàn lời mắng chửi như vậy là vì Ngài có tự tại đối với những điều không ưa thích. Chính sự tự tại trong tâm trí khiến cho đôi chân của Ngài trở nên nhẹ nhàng, khuôn mặt rạng rỡ và ánh mắt từ bi. Chúng ta không được tự tại nên khi gặp cảnh bất như ý thì sanh lòng giận dữ hay bực phiền.

Tu tập là nuôi lớn sức mạnh tự tại. Tu tập càng vững chãi thì sức tự tại càng lớn. Ví dụ trước đây mình chưa học tập và hành trì lời Phật dạy, trong các mối quan hệ, ta không hài lòng với người này, bất mãn với người kia; nhưng khi đã học tập và hành trì lời Phật dạy rồi thì không còn khó chịu với người này bất mãn với người kia nữa, dù đôi lúc người này hay người kia đối xử không phải với mình. 

Hoặc trước đây ta rất căm ghét những người nói xấu mình, nhưng khi đã tu học Phật pháp rồi thì không còn căm ghét những người đó nữa, dù họ vẫn nói xấu mình. Không khó chịu, không bất mãn, không căm ghét là những yếu tính của tự tại. Phật pháp nhiệm mầu ở chỗ giúp ta có cuộc sống an vui tự tại chứ không phải giúp ta cầu khấn để đạt được ham muốn này ham muốn nọ.

Giải thoát không những có tự do với những điều bất như ý mà còn tự tại trước những điều ưa thích nữa. Đức Phật nói rằng phương pháp đưa đến an ổn giải thoát chính là cắt đứt mối ràng buộc của các pháp khả ái, khả lạc. Ngài nói: “Này các Tỳ-kheo, có những sắc do mắt nhận biết khả lạc, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Những sắc ấy đã được Như Lai đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy Như Lai được gọi là vị đã được an ổn, khỏi các khổ ách”4. Đức Phật cũng dạy như vậy đối với thanh, hương, vị, xúc. Nói chung là các pháp khả ái.

Cắt dứt các pháp khả ái, khả lạc, liên hệ đến dục, hấp dẫn không có nghĩa là hủy diệt các pháp đó, mà chỉ là không để chúng chi phốilôi cuốn mình.

Chúng ta phần lớn bị ràng buộc vào hai trạng thái tâm lý, hoặc là thích thú với những pháp khả ái hoặc là bực phiền với những pháp không khả ái. Sở dĩ như vậy là vì thiếu tuệ quán. Tuệ quántư duy, quán chiếu mọi sự vật hiện tượng trên cuộc đời này theo lời Phật dạy, nghĩa là xem các pháp hiện hữu đều do duyên sinh, không thật có, mang bản chất vô thường, khổ và vô ngã. Nhờ quán chiếu như vậy nên khi gặp các pháp khả ái, khả hỷ ta không sanh tâm thích thú hay tham đắm, cũng như khi đối diện với các pháp không khả ái, không khả hỷ, ta không khởi tâm giận dữ hay bực phiền, vì biết chúng chỉ là giả hiện, không thật có, như giấc mộng, như bong bóng nước, như tia chớp, như giọt sương…

Tư duyquán chiếu như vậy gọi là tuệ giải thoát. Từ tuệ giải thoát đưa đến tâm giải thoát, nghĩa là từ tư duy dẫn đến thái độ sống. Tư duy tích cực thì thái độ sống tích cực, tư duy tiêu cực thì thái độ sống tiêu cực. Ở đây tư duy theo lời Phật sẽ đưa đến thái độ sống buông xã, tự tại, an ổngiải thoát. Trái lại, không tư duy theo lời Phật sẽ dẫn đến thái độ sống bám víu, vị kỷ, ngã chấp… Bàng bạc khắp trong kinh điển Nikaya và A-hàm, Đức Phật dạy các Tỳ-kheo tu tập theo lối tư duy sau đây:

– Này các Tỳ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

– Bạch Thế Tôn, là vô thường.

Vô thường là khổ hay không phải khổ?

– Bạch Thế Tôn là khổ và biến dịch.

Vậy thì hãy học: Tất cả những cái ấy chẳng phải là ta, chẳng phải là sở hữu của ta.

Nhờ tu tập theo lối tư duy như vậy mà tâm ta trở nên nhẹ nhàng, không bám chấp, không vị kỷ. Sống an lạc giữa cuộc đời được mất, thành bại. Có thể nói “Cái này không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi, không phải sở hữu của tôi” là câu thần chú diệt mọi tham chấp, ích kỷvị ngã. Mỗi khi phiền não khởi lên từ sự chấp tôi và cái của tôi chúng ta hãy niệm câu “thần chú” đó. Ví dụ khi ai đó mắng mình là đồ ngu dốt, ta niệm, “ngu dốt không phải là tôi, không phải là tự ngã của tôi”, thì tự nhiên lòng sẽ trở nên nhẹ nhàng. Khi niệm như vậy mà ta thoát ra khỏi cơn bực tức, khó chịu thì đó chính là sự giải thoát.

Nếu ta không thoát ra được cơn giận dữ, bực tức khi ai đó xúc phạm mình thì hệ lụy khổ đau khôn lường.

Hai chị em cô Loan vừa đi vừa nói chuyện bên lề đường thì có hai cô gái đang ngồi uống cà-phê trong quán nhại tiếng. Thế là cả hai bên lời qua tiếng lại rồi nhảy vào ẩu đả nhau. Câu chuyện không dừng lại ở đấy. Chồng cô Loan, anh Đăng, nghe tin vợ mình bị đánh, vội cùng người em trai tên Đang chạy đến can thiệp, không ngờ phe cánh của hai cô gái uống cà phê rất đông, nên hai anh em anh Đăng và Đang bị nhóm này rượt đuổi đánh đến mất mạng và cô Loan thì bị một nhát dao đâm thủng lá gan. (Theo báo Công An).

Khi bị người khác nhại tiếng, nếu cô Loan có tu tập và niệm câu “thần chú” “tiếng này không phải là tôi, không phải là sở hữu của tôi” thì đầu óc được tự do và đôi chân thong dong bước đi, không bị cơn giận dữ kéo lại mắng chửi đáp trả, thì câu chuyện tang thương khổ lụy đó không bao giờ có mặt.

Cũng nhờ tu tập theo lối tư duy như trên mà Tôn giả Upasena khi bị rắn độc cắn sắp mạng chung không biểu lộ sự sợ hãi hay đau khổthân thể không biến sắc, khiến cho Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) ngạc nhiên hỏi vì sao đạt được trạng thái như vậy. Tôn giả Upasena nói rằng ngài luôn tu tập sắc, thọ, tưởng, hành và thức không phải là tôi, không phải là tự ngã của tôi, không phải là sở hữu của tôi nên tâm được tự tạithân thể không đổi khác, các căn không biến hoại5. Đây là tiến trình tu tập từ tuệ giải thoát đưa đến tâm giải thoát, từ tâm giải thoát dẫn đến tướng giải thoát.

Một người tu hành đúng pháp thì sự giải thoát bộc lộ ra bên ngoài khiến cho ai nhìn vào cũng thấy dễ mến, dễ ưa. Trái lại, người không tu hoặc tu không đúng pháp thì tâm tư sầu muộn, mặt mày héo úa ủ dột, người khác tiếp xúc cảm thấy nặng nề. Cho nên ai tu hay không chỉ cần nhìn bên ngoài là biết. Người nào luôn thể hiện sự tươi vui hoan hỉ, ai tiếp xúc cũng thấy nhẹ nhàng, hài lòng, thì biết người đó có tu. Người nào hay cau có khó chịu, chẳng ai ưa gần gũi thì biết người đó không tu.

Đức Phật ngoài vẻ đẹp tự nhiên, còn có vẻ đẹp xuất phát từ nội tâm giải thoát. Chính vì vậyđạo sĩ Upaka lần đầu gặp Đức Phật đã thốt lên những lời ngạc nhiên trước vẻ đẹp giải thoát của Ngài rằng thầy của Ngài là ai và Ngài tu hành theo đạo nào mà ngũ quan của Ngài thật trong sáng, nước da của Ngài thật trong trẻo và tươi tắn.

 Chúng ta nhớ lại sự kiện Đức Phật sau khi thành đạo trở lại vườn Nai để hóa độ cho năm anh em ông Kiều- trần-như. Thấy Đức Phật từ xa, năm người bàn nhau sẽ không đón tiếp Ngài với niềm tôn kính như xưa: “Sa- môn Gotama đang đi đến chúng ta, Sa-môn Gotama đã từ bỏ pháp tinh tấn, Sa-môn Gotama đã nghiêng về pháp lợi dưỡng. Ông ấy không đáng cho chúng ta kính lễ; không đáng cho chúng ta đứng dậy chào, tiếp rước y bát hay hầu hạ như trước kia. Khi ông ấy đến, chúng ta hãy mặc kệ ông ấy”6.

Thế nhưng khi Đức Phật lại gần, từ dáng đi thong dong tự tại, vẻ trang nghiêmoai nghi lộ rõ ra bên ngoài, năm anh em ông Kiều-trần-như cảm nhận được sự giải thoát nơi con người Đức Phật nên không ai bảo ai, mỗi người mỗi việc, người thì rước bát, người thì dọn chỗ ngồi, người thì đi lấy nước cho Ngài rửa chân, nghinh tiếp Ngài một cách thành kính.

Giải thoát, tóm lại, là không bị ràng buộc vào bất kỳ loại cảm xúc nào. Đối với các pháp khả ái, ta thoát ra khỏi sự thích thú, đối với các pháp không khả ái, ta thoát ra khỏi sự bực tức, khó chịu. Đó mới là ý nghĩa giải thoát trong đạo Phật. ■„

Chú thích:

  1. Kinh Magandiya, Trung Bộ (Kinh số 75).
  2. Kinh Upali, Trung bộ (Kinh số 56).
  3. Theo Sớ giải kinh Pháp Cú, phẩm Voi.
  4. Kinh Tương Ưng Bộ IV, trang 149.
  5. 5. Theo kinh Ưu-na-tiên-na, kinh số 252, Tạp A-hàm quyển
  6. Theo Đức Phật và 45 năm hoằng pháp độ sinhtập II, Tỳ- khưu Chánh Minh, NXB. Tôn Giáo,
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9875)
Nghiệp quả: Quả chín (trên năm uẩn), * Quả tương đương với nhân,# Nghiệp quả qua hoàn cảnh
(Xem: 15130)
Trên đây là bài dịch từ trang 18-20 trong quyển ’Kindness, Clarity,and Insight’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso, với sự đồng ý của Snow Lion Publications
(Xem: 7933)
Những truyền thống khác nhau của Tây Tạng đến từ Đức Phật - Kadam, Sakya, Kagyu, và Nyingma - tất cả theo sự trình bày của những ...
(Xem: 9591)
Chủ đề về tánh không bao hàm tất cả giáo huấn Phật Giáo bởi vì chính Đức Phật hít thở bằng tánh không (hiện hữu, trường tồn và sống trong tánh không)
(Xem: 9646)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh (loài ngườisúc vật). Tình thương rộng lớn này được...
(Xem: 8136)
Pháp thân Phậttánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thânquang minhHóa thân là thân vật chất;
(Xem: 10302)
Thường nghe rằng, cửa ngõ vào Chánh đạo, sự phát tâm quan trọng nhất; việc gấp trên đường tu, không gì hơn lập nguyện.
(Xem: 8715)
Không có hiện tượng nào đang tồn tại mà không phải là kết quả của nhân duyên
(Xem: 9154)
Đức Phật có nói: "Như Lai đã đạt đến sự hiểu biết rõ ràng về điều nầy, nghiệp lực, xuyên qua trí huệ cao cả của chính Như Lai."
(Xem: 9025)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, bài giảng đầu tiên của ngài tập trung vào Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế), đó chính là nền tảng của Đạo Phật.
(Xem: 8169)
Bốn dấu ấn của hiện hữu, Phạn ngữ gọi là caturlaksana, Pà li ngữ là caturlakkhana, hoặc còn gọi là Dharma mudra.
(Xem: 8948)
Chúng ta cần phải quy y Tam bảo để cứu mình ra khỏi đường hiểm khổ đau, đến chỗ an vui giải thoát.
(Xem: 25778)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 9056)
Để phân biệt với người không Phật tử, có sự quy y hay phương hướng an toàn, và để phân biệt với con đường Tiểu thừa, có sự quy y của Đại Thừa.
(Xem: 14413)
"Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Pàli" là đề tài luận án Tiến sĩ do Thượng tọa Thích Chơn Thiện thực hiện và đệ trình tại Đại học Delhi
(Xem: 8203)
Thưa đại đức! Khi thọ khổ phát sanh, bậc A-la-hán chỉ thọ có một khổ thọ ấy, còn phàm phu thì thọ luôn cả hai thọ khổ, có phải vậy chăng?
(Xem: 8583)
Con số 84.000 trong do ngài An Nan thuật lại trong Trưởng Lão Kệ của Tiểu Bộ chính là 84.000 Pháp tức “dhamma” trong tiếng Pāḷi.
(Xem: 11904)
Đạo Phật không mang đến cho ta tiền tài hay danh vọng mà chỉ cho ta tình yêu thương bất diệthạnh phúc đích thực miên viễn trong dòng khổ đau của nhân sinh
(Xem: 9059)
Theo truyền thống sinh hoạt tu học của chư Tăng Ni từ thời Đức Phật còn tại thế, cứ đến ngày kết thúc một mùa an cư thì Đức Thế Tôn cùng chư Tăng Ni đều...
(Xem: 10368)
Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người.
(Xem: 8361)
Thức( vijnana) là dòng trôi tương tục dao động sáng tạo với những biểu đồ phức tạp được chi phối bởi những hệ quy chiếu mang màu sắc chủ quan
(Xem: 8977)
Không ai có khả năng biết được, sự bắt đầu của thế giới luân hồi (trong các cuộc sống diễn tiến liên tục, ở trong vòng sinh tử).
(Xem: 9993)
Đức Phật Thích Ca đã thường nói về Năm Uẩn, cũng còn được gọi là Năm Tập Hợp, hoặc là Năm Đống Hàng Cao Như Ngọn Núi.
(Xem: 9440)
Dục là nguyên nhân của khổ đau, nguồn gốc của dục có từ vô thỉ, sự trói buộc của nó đối với chúng sanh trong luân hồivô lượng kiếp.
(Xem: 8190)
Từ ngữ Niết Bàn xuất phát từ nguồn có ý nghĩa là "Dập tắt ngọn lửa", để nói đến việc dập tắt đi những ngọn lửa tham lam, sân hận, và si mê (tham sân si).
(Xem: 9475)
Niết bàn được xem là mục đích cứu cánh của đạo Phật, chỉ trạng thái tâm thức đã gột sạch hết mọi vô minh phiền não, sự giải thóat khỏi các kiết sử tùy miên...
(Xem: 8515)
Như tâm, Phật cũng vậy Như Phật, chúng sanh đồng Nên biết Phật cùng tâm Thể tánh đều vô tận
(Xem: 10947)
Hoa Sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiếtthánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến Niết Bàn.
(Xem: 9082)
Con người sinh ra trong thế giớidần dần, ngoài những sự vật đã có trong thiên nhiên, sáng chế ra những sự vật để dùng trong cuộc sống.
(Xem: 10526)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo.
(Xem: 8290)
Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại.
(Xem: 10285)
Tất cả các pháp nhân duyên sanh Thể tánh chẳng có cũng chẳng không Ở nơi nhân duyênsanh khởi Trong đó đều trọn không chấp trước
(Xem: 10462)
Nhân sau cùng sinh quả dị thục, Nhân đầu tiên sinh quả tăng thượng, Nhân đồng loại, biến hành sinh quả đẳng lưu, Nhân câu hữu, tương ưng sinh quả sĩ dụng
(Xem: 9011)
Đức Phật thị hiện là một con người như mọi người, điều này khẳng định cho chúng ta biết ngài không phải là thần linh, thị hiện ở núi non kỳ dị.
(Xem: 8254)
Tâm Bồ Đề (skt:Bodhicitta) là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật của chư pháp, tâm tin nơi nhân quảPhật Tánh nơi chúng sanh cũng như luôn dụng công tu hành hướng về quả vị Phật.
(Xem: 16651)
Muốn hết Nghiệp thì Tu ! Thì, Trì Chú ! Đó là “Thực Phẩm ngon” của Người Tu Hành xưa cũ.
(Xem: 12310)
Phật Học Vấn Đáp - Duy Thức Học Phần thứ 8; Lý Bỉnh Nam giải đáp, Thích Đức Trí chuyển ngữ
(Xem: 12266)
Hãy nương tựa vào chính mình, tự xem mình là ngọn đuốc soi đường cho mình, là nơi an trú cho mình, mà không cần một nơi an trú nào khác cả...
(Xem: 8797)
Nguyên tác: Background for Understanding Bodhichitta, Tác giả:Alexander Berzin/ Riga, Latvia, July 2004; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10220)
Giáo thuyết tối thượng tịnh hóa tâm thức, Là việc vắng mặt sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 8541)
Điều cương quyết để thọ tám chi của Luật nghi này, là phải có tối thiểu một vị Tỷ-kheo làm giới sư truyền thọ, chứ không thể tự một mình phát nguyện thọ trì được.
(Xem: 9072)
Trong Đạo Phật thuật ngữ tự ngã có hai ý nghĩa phải được phân biệt nhẳm để tránh nhầm lẫn. Một ý nghĩa của tự ngã là ‘cá thể’ hay ‘chúng sinh’.
(Xem: 10375)
Có nguồn gốc từ Ấn-độ, là tín lý căn bản trong Ấn-độ giáo, Phật giáo cũng như Kỳ-na giáo, và cả đến đạo Sikh; được truyền vào Trung hoa rất sớm, dịch là nghiệp,
(Xem: 8747)
Cận trụ nguyên ngữ Sanskrit là là upavāsatha, Hán phiên âm là ô-ba-bà-sa, Ưu-ba-bà-tố-đà, Ưu-bà-sa, U-ba-bà-sa, Ô-bô-sa-tha v.v…
(Xem: 8218)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thểxúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề...
(Xem: 8748)
Nguyên tác: Introduction to Bodhicitta - Tác giả: Alexander Berzin/ Riga, Latvia, June 2003 - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8087)
Đẳng lưu nhân-quả, là một trong những tư lương quan trọng trên con đường trung đạo, trong lộ trình tu tập thông đạt chánh kiến về duyên khởi hay mười hai chi duyên.
(Xem: 7858)
Ly Hệ Quả Sanskrit gọi là Visamyogaphala. Visam là thoát ly, tách rời, đoạn trừ, ly khai. Yoga là tương ưng, liên hệ. Nên Ly hệ, visamyoga: dứt khỏi sự trói buộc.
(Xem: 9570)
Tôi đã tìm thấy chìa khóa của hạnh phúc, và tôi đã bị thuyết phục rằng, tôi đã vượt qua mọi nhà sư khác về sự cao quý. Nhưng mỗi khi tôi rời thiền đường, những cánh cửa lại thì-thầm, 'Tất cả là không.'
(Xem: 8729)
Từ nơi Thánh Trí tối thượng ba-la-mật, đức Thế Tôn tuyên thuyết Kinh Năng Đoạn Kim Cương, nên Kinh này dạy rất nhiều vấn đề cốt lõi của giáo Pháp.
(Xem: 10691)
Như lý tác ý (Yoniso manasikàra) hay còn gọi là như lý khởi tư duy là một thuật ngữ Phật học dùng để nói về cách nhìn sự vật hay hiện tượng một cách đúng đắn theo quan niệm của đạo Phật.
(Xem: 15141)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Śīla: học xứ, học giới,... nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể.
(Xem: 12819)
Nếu chúng ta thật sự quan tâm về tương lai chính chúng tahạnh phúc an lạc của chính đời sống của mình, chúng ta nên phát triển một thái độ tinh thần trong điều mà thực hành từ bi đóng một vai trò trung tâm.
(Xem: 8145)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại...
(Xem: 16744)
Chúng ta cũng có thể sử dụng cách dịch phổ thông hiện này là: Như Thị Ngã Văn 如是我聞: Tôi nghe như vậy, tôi nghe như thế v.v...
(Xem: 6279)
“Phật y trên năm hạng chủng tánhthành lập năm thừa: Chủng tánh Thanh văn thừa; Bích-chi-phật thừa; Như lai thừa; Bất định thừa; và vô tánh thừa.
(Xem: 9607)
46 đại nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà...
(Xem: 7049)
Bốn pháp căn bản thành tựu thần lực, bốn cơ sở để có sức mạnh tinh thần hay sức mạnh tâm linh....
(Xem: 7730)
Quán Thế Âm, ngữ nguyên Sanskrit là Avalokiteśvaras, āvalokiteśvaro, avalokiteshvara là danh từ số ít Phạn ngữ, Hán dịch là Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại.
(Xem: 7065)
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant