Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

5 Phút Giới Thiệu Phật Giáo (song Ngữ)

11 Tháng Năm 201604:46(Xem: 11361)
5 Phút Giới Thiệu Phật Giáo (song Ngữ)

Phật Giáo nhập môn song ngữ
Tóm lược các khái niệm căn bản và những lời giảng dạy của Đức Phật

title-a-5min-introductionNĂM PHÚT GIỚI THIỆU PHẬT GIÁO

Brian White soạn năm 1993
Tường Anh chuyển ngữ 2016

5 Phút Giới thiệu Phật Giáo (song ngữ)

• Phật giáo là gì?
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.

• Phật Giáo có phải là một tôn giáo không?
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ” và con đường Phật giáo có thể được tóm tắt như sau:

(1) sống một cuộc sống đạo đức,
(2) có chánh niệm và tỉnh thức về các suy nghĩ và hành động, và
(3) phát triển trí tuệhiểu biết.

• Làm thế nào Phật Giáo có thể giúp cho tôi?
Phật Giáo giải thích mục đích cuộc sống, Phật Giáo giải thích sự bất công và bất bình đẳng trên khắp thế giớiPhật Giáo đưa ra quy tắc thực hành hoặc cách thức sống đưa đến hạnh phúc thật sự.

• Tại sao Phật Giáo trở nên phổ biến?
Phật Giáo đang trở nên phổ biến tại các nước tây phương vì một số lý do. Lý do thú vị đầu tiên là Phật Giáo có những câu trả lời cho nhiều vấn đề trong những xã hội hiện đại thiên về vật chất. Phật Giáo cũng có (đối với những người quan tâm) một sự hiểu biết sâu sắc về tâm thức con người (và các liệu pháp tự nhiên) mà các nhà tâm lý học nổi tiếng trên khắp thế giới hiện đang phát hiện rất tiến bộ và có hiệu quả.

• Đức Phật là ai?
Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama) được sinh ra trong một gia đình hoàng gia tại Lâm Tỳ Ni (Lumbini), hiện nằm tại Nepal, vào năm 563 trước công nguyên (BC). Khi 29 tuổi, ngài đã nhận thấy rằng sức khỏeđời sống xa hoa không bảo đảm hạnh phúc, thế nên ngài đã khảo sát các tín ngưỡng và các triết lý giảng dạy khác nhau vào thời đó để tìm chìa khóa cho sự hạnh phúc của con người. Sau sáu năm nghiên cứuthiền định, cuối cùng ngài đã tìm thấy "con đường trung đạo" và được giác ngộ. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã dành hết phần đời còn lại của ngài truyền dạy các nguyên lý Phật Giáo - được gọi là Pháp hay là Chân lý- cho đến khi ngài qua đời ở tuổi 80.

• Đức Phật có phải là Thượng Đế không?
Ngài không phải là Thượng Đế, ngài cũng không cho ngài là Thượng Đế. Ngài là người dạy con đường giác ngộ từ chính kinh nghiệm của ngài.

• Có phải Phật Tử thờ cúng các thần tượng không?
Đôi lúc các Phật tử tỏ lòng tôn kính những hình ảnh của Đức Phật, không phải thờ cúng, cũng không xin ân huệ. Một tượng Phật có tay để yên nhẹ nhàng trong vạt áo và một nụ cười từ bi nhắc nhở chúng ta cố gắng phát triển an lạc và tình yêu trong chúng ta. Cúi đầu trước tượng là sự bày tỏ lòng biết ơn về việc dạy dỗ của ngài.

• Tại sao nhiều nước theo Phật Giáo lại quá nghèo?
Một trong những lời dạy của Đức Phật là sự giàu có không bảo đảm hạnh phúc và sự giàu có cũng là vô thường. Người dân ở mỗi nước dù giàu hay nghèo cũng đều đau khổ nhưng những người hiểu được lời dạy của Đức Phật có thể tìm thấy được hạnh phúc thật sự.

• Có phải có nhiều loại Phật Giáo khác nhau không?
Có nhiều loại Phật Giáo khác nhau vì phong tục và văn hoá của mỗi quốc gia khác nhau. Điều gì không thay đổi là điểm chủ yếu của việc giảng dạy - Pháp hay chân lý.

• Có phải các tôn giáo khác không đúng không?
Phật Giáo cũng là một hệ thống tín ngưỡng chấp nhận tất cả các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật Giáo đồng ý với những lời dạy đạo đức của các tôn giáo khác nhưng Phật Giáo đi xa hơn bằng cách đưa ra một mục đích lâu dài trong phạm vi tồn tại của chúng ta thông qua trí tuệ và sự hiểu biết chân thật. Phật Giáo chân chính rất có lòng khoan dung và không bận tâm đến các danh hiệu như "Thiên Chúa Giáo", " Hồi Giáo", " Ấn Độ giáo hoặc "Phật tử"; đó là lý do tại sao không bao giờ có chiến tranh nhân danh Phật Giáo. Đó là lý do tại sao các Phật Tử không truyền giáocố gắng (thuyết phục người khác cải đạo) mà chỉ giải thích nếu có người đi tìm sự giải thích.

• Có phải Phật Giáo là khoa học không?
Khoa học là kiến thức mà nó có thể được kiến tạo thành hệ thống, mà nó phụ thuộc vào việc thấy và thử nghiệm các dữ kiện và nêu lên các luật chung tự nhiên. Cốt lõi của Phật Giáo thích hợp với định nghĩa này bởi vì bất kỳ người nào cũng đều có thể kiểm định (thử nghiệm) và chứng minh Tứ Thánh Đế (xem dưới đây). Trên thực tế, chính Đức Phật đã yêu cầu những người đi theo ngài hãy kiểm tra lời dạy hơn là chấp nhận lời nói của ngài là sự thật. Phật Giáo tùy thuộc vào sự hiểu biết hơn là đức tin.

• Đức Phật đã dạy những gì?
Đức Phật đã dạy nhiều điều nhưng các nhận thức cơ bản trong Phật Giáo có thể được tóm tắt bởi Tứ Thánh ĐếBát Chánh Đạo. [02]

Thánh đế đầu tiên là gì?
Chân lý đầu tiên là cuộc sống thì đau khổ ví dụ, cuộc sống có đau, già, bệnh và cuối cùng là chết. Chúng ta cũng chịu đựng nỗi khổ đau về tinh thần như phẫn uất, lo sợ, bối rối, thất vọng và tức giận. Đây là sự thật không thể bác bỏ được mà cũng không thể chối từ được. Thà rằng sống thực tế hơn là sống bi quanbi quan là những sự việc mong đợi nỗi đau buồn. Thay vì vậy, Phật Giáo giải thích làm thế nào tránh được đau khổ và làm thế nào chúng ta có thể có hạnh phúc thật sự.

• Thánh đế thứ hai là gì?
Chân lý thứ hai là đau khổ gây ra do sự thèm muốn và không ưa thích. Chúng ta sẽ đau khổ nếu chúng ta mong đợi người khác theo mong đợi của chúng ta, nếu chúng ta muốn người khác giống như chúng ta, nếu chúng ta không có được những gì chúng ta muốn v.v... Nói cách khác, có được những gì bạn muốn không bảo đảmhạnh phúc. Thay vì luôn đấu tranh để có được những gì bạn muốn, hãy cố sửa đổi việc bạn muốn. Sự ham muốn tước đi của chúng ta sự bằng lòng và hạnh phúc. Một cuộc đời ham muốnthèm muốn và nhất là nỗi thèm muốn tiếp tục tồn tại, tạo nên một năng lựctác động mạnh làm cho con người được sanh ra. Thế nên sự thèm muốn dẫn đến đau khổ vì nó làm cho chúng ta tái sinh.

• Thánh đế thứ ba là gì?
Chân lý thứ ba là đau khổ có thể được khắc phục và hạnh phúcthể đạt được; hạnh phúc thật sự và sự hài lòng đó là điều có thể. Nếu chúng ta từ bỏ sự thèm muốn vô ích và biết sống trong từng giây phút (không để tâm tới quá khứ hoặc tương lai tưởng tượng) vậy thì chúng ta có thể trở nên hạnh phúctự do (không bị ràng buộc). Vậy thì chúng ta có thêm thời giannăng lực để giúp những người khác. Đây là Niết bàn.

• Thánh đế thứ tư là gì?
Chân lý thứ tư là Bát Chánh Đạocon đường dẫn đến kết thúc đau khổ.

• Bát Chánh Đạo là gì?
Nói một cách ngắn gọn, Bát Chánh Đạo (tám con đường chân chính) là đạo đức (thông qua những gì chúng ta nói, làm và cách sinh nhai của chúng ta), tập trung tâm ý để hiểu toàn bộ suy nghĩ và hành động của chúng taphát triển trí tuệ bằng cách hiểu Tứ Thánh Đế và bằng cách phát triển tình thương đối với những người khác.

• 5 giới là gì?
Ứng xử đạo đức trong Phật Giáo là các giới luật, mà trong đó năm giới chính là: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm và quá ham mê khoái lạc, không nói dối và không dùng những chất say làm mê mờ trí tuệ.

• Nghiệp là gì?
Nghiệp là luật mà mỗi nguyên nhân đều có kết quả, ví dụ các hành động của chúng ta đều mang lại kết quả. Luật đơn giản này giải thích một số sự việc; sự bất bình đẳng trên thế giới, tại sao một số người sinh ra tàn tật và một số người lại có tài năng, tại sao một số người chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi. Nghiệp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm về những hành động của họ trong quá khứhiện tại. Làm thế nào chúng ta có thể kiểm tra kết quả của nghiệp về những hành động của chúng ta? Câu trả lời được tóm tắt bằng cách nhìn vào (1) ý định phía sau hành động, (2) tác dụng của hành động trên chính mình và (3) tác dụng đối với những người khác.

Trí tuệ là gì?
Phật Giáo dạy rằng trí tuệ nên được phát triển bằng lòng từ bi. Ở một thái cực, bạn có thể là một kẻ ngu có tấm lòng tốt và ở thái cực khác, bạn có thể có được sự hiểu biết mà không cần bất kỳ xúc cảm nào. Phật Giáo sử dụng con đường trung đạo để phát triển cả hai. Trí tuệ cao nhất sẽ thấy hiện thực, tất cả các hiện tượng đều không toàn hảo, vô thường và không có thực thể cố định. Trí tuệ chân thực là không đơn giản tin vào những gì chúng ta nghe nói mà thay vào đó là sự trải nghiệm và thông hiểu được chân lýhiện thực. Trí tuệ cần một tâm cởi mở, khách quan và không cuồng tín. Con đường của Phật Giáo đòi hỏi sự dũng cảm, kiên nhẫn, uyển chuyển và trí thông minh.

• Từ bi là gì?
Từ bi bao gồm phẩm chất của sự chia sẻ, sẵn sàng đưa ra lời an ủi, thông cảm, quan tâm, và chăm lo. Trong Phật Giáo, chúng ta thật sự có thể hiểu được người khác khi chúng ta thật sự có thể hiểu được chính mình thông qua trí tuệ.

• Làm thế nào tôi trở thành một Phật Tử?
Giáo lý Phật giáo có thể được hiểu và thử nghiệm bởi bất cứ ai. Đạo Phật dạy rằng các giải pháp cho các vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta không phải là ở bên ngoài. Đức Phật yêu cầu tất cả những người theo ngài không được xem lời của ngài là thật mà chính họ phải thử nghiệm những lời dạy đó. Bằng cách này, mỗi người tự quyết định cho chính mình và chịu trách nhiệm cho chính hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này làm cho Phật giáo có một gói niềm tin cố định ít hơn hầu để được chấp nhận toàn bộ, và nhiều hơn nữa của một giáo lý mà mỗi người học và sử dụng theo cách riêng của họ

Do Brian White soạn năm 1993 và cám ơn Thượng Tọa Dhammika (Ven S. Dhammika).

Nguồn: htttp://www.buddhanet.net/e-learning/5minbud.htm

Chú thích:
[01] There are about 488 million Buddhists worldwide, representing 7% of the world’s total population as of 2010. Vào năm 2010 trên thế giới có khoảng 488 triệu tín đồ Phật Giáo tức chiếm khoảng 7% dân số thế giới. (Pew Research Center: 
http://www.pewforum.org/2012/12/18/global-religious-landscape-buddhist/ 
[02] Xem thêm về Tứ Diệu Đế tại: 
http://thuvienhoasen.org/a3903/tu-dieu-de-bon-su-that-nhiem-mau-tu-thanh-de-bon-chan-ly-cao-ca 

Nguyên tác Anh ngữ:
title-a-5min-introduction

• What is Buddhism?
Buddhism is a religion to about 300 million people around the world. The word comes from 'budhi', 'to awaken'. It has its origins about 2,500 years ago when Siddhartha Gotama, known as the Buddha, was himself awakened (enlightened) at the age of 35.

• Is Buddhism a Religion?
To many, Buddhism goes beyond religion and is more of a philosophy or 'way of life'. It is a philosophy because philosophy 'means love of wisdom' and the Buddhist path can be summed up as:

(1) to lead a moral life,
(2) to be mindful and aware of thoughts and actions, and
(3) to develop wisdom and understanding.

• How Can Buddhism Help Me?
Buddhism explains a purpose to life, it explains apparent injustice and inequality around the world, and it provides a code of practice or way of life that leads to true happiness.

• Why is Buddhism Becoming Popular?
Buddhism is becoming popular in western countries for a number of reasons, The first good reason is Buddhism has answers to many of the problems in modern materialistic societies. It also includes (for those who are interested) a deep understanding of the human mind (and natural therapies) which prominent psychologists around the world are now discovering to be both very advanced and effective.

• Who Was the Buddha?
Siddhartha Gotama was born into a royal family in Lumbini, now located in Nepal, in 563 BC. At 29, he realised that wealth and luxury did not guarantee happiness, so he explored the different teachings religions and philosophies of the day, to find the key to human happiness. After six years of study and meditation he finally found 'the middle path' and was enlightened. After enlightenment, the Buddha spent the rest of his life teaching the principles of Buddhism — called the Dhamma, or Truth — until his death at the age of 80.

• Was the Buddha a God?
He was not, nor did he claim to be. He was a man who taught a path to enlightenment from his own experience.

• Do Buddhists Worship Idols?
Buddhists sometimes pay respect to images of the Buddha, not in worship, nor to ask for favours. A statue of the Buddha with hands rested gently in its lap and a compassionate smile reminds us to strive to develop peace and love within ourselves. Bowing to the statue is an expression of gratitude for the teaching.

• Why are so Many Buddhist Countries Poor?
One of the Buddhist teachings is that wealth does not guarantee happiness and also wealth is impermanent. The people of every country suffer whether rich or poor, but those who understand Buddhist teachings can find true happiness.

• Are There Different Types of Buddhism?
There are many different types of Buddhism, because the emphasis changes from country to country due to customs and culture. What does not vary is the essence of the teaching — the Dhamma or truth.

• Are Other Religions Wrong?
Buddhism is also a belief system which is tolerant of all other beliefs or religions. Buddhism agrees with the moral teachings of other religions but Buddhism goes further by providing a long term purpose within our existence, through wisdom and true understanding. Real Buddhism is very tolerant and not concerned with labels like 'Christian', 'Moslem', 'Hindu' or 'Buddhist'; that is why there have never been any wars fought in the name of Buddhism. That is why Buddhists do not preach and try to convert, only explain if an explanation is sought.

• Is Buddhism Scientific?
Science is knowledge which can be made into a system, which depends upon seeing and testing facts and stating general natural laws. The core of Buddhism fit into this definition, because the Four Noble truths (see below) can be tested and proven by anyone in fact the Buddha himself asked his followers to test the teaching rather than accept his word as true. Buddhism depends more on understanding than faith.

• What did the Buddha Teach?
The Buddha taught many things, but the basic concepts in Buddhism can be summed up by the Four Noble Truths and the Noble Eightfold Path.

• What is the First Noble Truth?
The first truth is that life is suffering i.e., life includes pain, getting old, disease, and ultimately death. We also endure psychological suffering like loneliness frustration, fear, embarrassment, disappointment and anger. This is an irrefutable fact that cannot be denied. It is realistic rather than pessimistic because pessimism is expecting things to be bad. lnstead, Buddhism explains how suffering can be avoided and how we can be truly happy.

• What is the Second Noble Truth?
The second truth is that suffering is caused by craving and aversion. We will suffer if we expect other people to conform to our expectation, if we want others to like us, if we do not get something we want,etc. In other words, getting what you want does not guarantee happiness. Rather than constantly struggling to get what you want, try to modify your wanting. Wanting deprives us of contentment and happiness. A lifetime of wanting and craving and especially the craving to continue to exist, creates a powerful energy which causes the individual to be born. So craving leads to physical suffering because it causes us to be reborn.

• What is the Third Noble Truth?
The third truth is that suffering can be overcome and happiness can be attained; that true happiness and contentment are possible. lf we give up useless craving and learn to live each day at a time (not dwelling in the past or the imagined future) then we can become happy and free. We then have more time and energy to help others. This is Nirvana.

• What is the Fourth Noble Truth?
The fourth truth is that the Noble 8-fold Path is the path which leads to the end of suffering.

• What is the Noble 8-Fold Path?
In summary, the Noble 8-fold Path is being moral (through what we say, do and our livelihood), focussing the mind on being fully aware of our thoughts and actions, and developing wisdom by understanding the Four Noble Truths and by developing compassion for others.

• What are the 5 Precepts?
The moral code within Buddhism is the precepts, of which the main five are: not to take the life of anything living, not to take anything not freely given, to abstain from sexual misconduct and sensual overindulgence, to refrain from untrue speech, and to avoid intoxication, that is, losing mindfulness.

• What is Karma?
Karma is the law that every cause has an effect, i.e., our actions have results. This simple law explains a number of things: inequality in the world, why some are born handicapped and some gifted, why some live only a short life. Karma underlines the importance of all individuals being responsible for their past and present actions. How can we test the karmic effect of our actions? The answer is summed up by looking at (1) the intention behind the action, (2) effects of the action on oneself, and (3) the effects on others.

• What is Wisdom?
Buddhism teaches that wisdom should be developed with compassion. At one extreme, you could be a good hearted fool and at the other extreme, you could attain knowledge without any emotion. Buddhism uses the middle path to develop both. The highest wisdom is seeing that in reality, all phenomena are incomplete, impermanent and do not constitute a fixed entity. True wisdom is not simply believing what we are told but instead experiencing and understanding truth and reality. Wisdom requires an open, objective, unbigoted mind. The Buddhist path requires courage, patience, flexibility and intelligence.

• What is Compassion?
Compassion includes qualities of sharing, readiness to give comfort, sympathy, concern, caring. In Buddhism, we can really understand others, when we can really understand ourselves, through wisdom.

• How do I Become a Buddhist?
Buddhist teachings can be understood and tested by anyone. Buddhism teaches that the solutions to our problems are within ourselves not outside. The Buddha asked all his followers not to take his word as true, but rather to test the teachings for themselves. ln this way, each person decides for themselves and takes responsibility for their own actions and understanding. This makes Buddhism less of a fixed package of beliefs which is to be accepted in its entirety, and more of a teaching which each person learns and uses in their own way.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9875)
Nghiệp quả: Quả chín (trên năm uẩn), * Quả tương đương với nhân,# Nghiệp quả qua hoàn cảnh
(Xem: 15128)
Trên đây là bài dịch từ trang 18-20 trong quyển ’Kindness, Clarity,and Insight’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso, với sự đồng ý của Snow Lion Publications
(Xem: 7933)
Những truyền thống khác nhau của Tây Tạng đến từ Đức Phật - Kadam, Sakya, Kagyu, và Nyingma - tất cả theo sự trình bày của những ...
(Xem: 9591)
Chủ đề về tánh không bao hàm tất cả giáo huấn Phật Giáo bởi vì chính Đức Phật hít thở bằng tánh không (hiện hữu, trường tồn và sống trong tánh không)
(Xem: 9643)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh (loài ngườisúc vật). Tình thương rộng lớn này được...
(Xem: 8136)
Pháp thân Phậttánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thânquang minhHóa thân là thân vật chất;
(Xem: 10298)
Thường nghe rằng, cửa ngõ vào Chánh đạo, sự phát tâm quan trọng nhất; việc gấp trên đường tu, không gì hơn lập nguyện.
(Xem: 8714)
Không có hiện tượng nào đang tồn tại mà không phải là kết quả của nhân duyên
(Xem: 9153)
Đức Phật có nói: "Như Lai đã đạt đến sự hiểu biết rõ ràng về điều nầy, nghiệp lực, xuyên qua trí huệ cao cả của chính Như Lai."
(Xem: 9023)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, bài giảng đầu tiên của ngài tập trung vào Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế), đó chính là nền tảng của Đạo Phật.
(Xem: 8169)
Bốn dấu ấn của hiện hữu, Phạn ngữ gọi là caturlaksana, Pà li ngữ là caturlakkhana, hoặc còn gọi là Dharma mudra.
(Xem: 8947)
Chúng ta cần phải quy y Tam bảo để cứu mình ra khỏi đường hiểm khổ đau, đến chỗ an vui giải thoát.
(Xem: 25770)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 9055)
Để phân biệt với người không Phật tử, có sự quy y hay phương hướng an toàn, và để phân biệt với con đường Tiểu thừa, có sự quy y của Đại Thừa.
(Xem: 14411)
"Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Pàli" là đề tài luận án Tiến sĩ do Thượng tọa Thích Chơn Thiện thực hiện và đệ trình tại Đại học Delhi
(Xem: 8201)
Thưa đại đức! Khi thọ khổ phát sanh, bậc A-la-hán chỉ thọ có một khổ thọ ấy, còn phàm phu thì thọ luôn cả hai thọ khổ, có phải vậy chăng?
(Xem: 8582)
Con số 84.000 trong do ngài An Nan thuật lại trong Trưởng Lão Kệ của Tiểu Bộ chính là 84.000 Pháp tức “dhamma” trong tiếng Pāḷi.
(Xem: 11903)
Đạo Phật không mang đến cho ta tiền tài hay danh vọng mà chỉ cho ta tình yêu thương bất diệthạnh phúc đích thực miên viễn trong dòng khổ đau của nhân sinh
(Xem: 9055)
Theo truyền thống sinh hoạt tu học của chư Tăng Ni từ thời Đức Phật còn tại thế, cứ đến ngày kết thúc một mùa an cư thì Đức Thế Tôn cùng chư Tăng Ni đều...
(Xem: 10367)
Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người.
(Xem: 8360)
Thức( vijnana) là dòng trôi tương tục dao động sáng tạo với những biểu đồ phức tạp được chi phối bởi những hệ quy chiếu mang màu sắc chủ quan
(Xem: 8976)
Không ai có khả năng biết được, sự bắt đầu của thế giới luân hồi (trong các cuộc sống diễn tiến liên tục, ở trong vòng sinh tử).
(Xem: 9992)
Đức Phật Thích Ca đã thường nói về Năm Uẩn, cũng còn được gọi là Năm Tập Hợp, hoặc là Năm Đống Hàng Cao Như Ngọn Núi.
(Xem: 9440)
Dục là nguyên nhân của khổ đau, nguồn gốc của dục có từ vô thỉ, sự trói buộc của nó đối với chúng sanh trong luân hồivô lượng kiếp.
(Xem: 8190)
Từ ngữ Niết Bàn xuất phát từ nguồn có ý nghĩa là "Dập tắt ngọn lửa", để nói đến việc dập tắt đi những ngọn lửa tham lam, sân hận, và si mê (tham sân si).
(Xem: 9474)
Niết bàn được xem là mục đích cứu cánh của đạo Phật, chỉ trạng thái tâm thức đã gột sạch hết mọi vô minh phiền não, sự giải thóat khỏi các kiết sử tùy miên...
(Xem: 8514)
Như tâm, Phật cũng vậy Như Phật, chúng sanh đồng Nên biết Phật cùng tâm Thể tánh đều vô tận
(Xem: 10946)
Hoa Sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiếtthánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến Niết Bàn.
(Xem: 9080)
Con người sinh ra trong thế giớidần dần, ngoài những sự vật đã có trong thiên nhiên, sáng chế ra những sự vật để dùng trong cuộc sống.
(Xem: 10524)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo.
(Xem: 8289)
Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại.
(Xem: 10284)
Tất cả các pháp nhân duyên sanh Thể tánh chẳng có cũng chẳng không Ở nơi nhân duyênsanh khởi Trong đó đều trọn không chấp trước
(Xem: 10461)
Nhân sau cùng sinh quả dị thục, Nhân đầu tiên sinh quả tăng thượng, Nhân đồng loại, biến hành sinh quả đẳng lưu, Nhân câu hữu, tương ưng sinh quả sĩ dụng
(Xem: 9006)
Đức Phật thị hiện là một con người như mọi người, điều này khẳng định cho chúng ta biết ngài không phải là thần linh, thị hiện ở núi non kỳ dị.
(Xem: 8254)
Tâm Bồ Đề (skt:Bodhicitta) là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật của chư pháp, tâm tin nơi nhân quảPhật Tánh nơi chúng sanh cũng như luôn dụng công tu hành hướng về quả vị Phật.
(Xem: 16649)
Muốn hết Nghiệp thì Tu ! Thì, Trì Chú ! Đó là “Thực Phẩm ngon” của Người Tu Hành xưa cũ.
(Xem: 12310)
Phật Học Vấn Đáp - Duy Thức Học Phần thứ 8; Lý Bỉnh Nam giải đáp, Thích Đức Trí chuyển ngữ
(Xem: 12265)
Hãy nương tựa vào chính mình, tự xem mình là ngọn đuốc soi đường cho mình, là nơi an trú cho mình, mà không cần một nơi an trú nào khác cả...
(Xem: 8797)
Nguyên tác: Background for Understanding Bodhichitta, Tác giả:Alexander Berzin/ Riga, Latvia, July 2004; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10220)
Giáo thuyết tối thượng tịnh hóa tâm thức, Là việc vắng mặt sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 8541)
Điều cương quyết để thọ tám chi của Luật nghi này, là phải có tối thiểu một vị Tỷ-kheo làm giới sư truyền thọ, chứ không thể tự một mình phát nguyện thọ trì được.
(Xem: 9072)
Trong Đạo Phật thuật ngữ tự ngã có hai ý nghĩa phải được phân biệt nhẳm để tránh nhầm lẫn. Một ý nghĩa của tự ngã là ‘cá thể’ hay ‘chúng sinh’.
(Xem: 10375)
Có nguồn gốc từ Ấn-độ, là tín lý căn bản trong Ấn-độ giáo, Phật giáo cũng như Kỳ-na giáo, và cả đến đạo Sikh; được truyền vào Trung hoa rất sớm, dịch là nghiệp,
(Xem: 8744)
Cận trụ nguyên ngữ Sanskrit là là upavāsatha, Hán phiên âm là ô-ba-bà-sa, Ưu-ba-bà-tố-đà, Ưu-bà-sa, U-ba-bà-sa, Ô-bô-sa-tha v.v…
(Xem: 8217)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thểxúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề...
(Xem: 8748)
Nguyên tác: Introduction to Bodhicitta - Tác giả: Alexander Berzin/ Riga, Latvia, June 2003 - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8085)
Đẳng lưu nhân-quả, là một trong những tư lương quan trọng trên con đường trung đạo, trong lộ trình tu tập thông đạt chánh kiến về duyên khởi hay mười hai chi duyên.
(Xem: 7857)
Ly Hệ Quả Sanskrit gọi là Visamyogaphala. Visam là thoát ly, tách rời, đoạn trừ, ly khai. Yoga là tương ưng, liên hệ. Nên Ly hệ, visamyoga: dứt khỏi sự trói buộc.
(Xem: 9567)
Tôi đã tìm thấy chìa khóa của hạnh phúc, và tôi đã bị thuyết phục rằng, tôi đã vượt qua mọi nhà sư khác về sự cao quý. Nhưng mỗi khi tôi rời thiền đường, những cánh cửa lại thì-thầm, 'Tất cả là không.'
(Xem: 8728)
Từ nơi Thánh Trí tối thượng ba-la-mật, đức Thế Tôn tuyên thuyết Kinh Năng Đoạn Kim Cương, nên Kinh này dạy rất nhiều vấn đề cốt lõi của giáo Pháp.
(Xem: 10689)
Như lý tác ý (Yoniso manasikàra) hay còn gọi là như lý khởi tư duy là một thuật ngữ Phật học dùng để nói về cách nhìn sự vật hay hiện tượng một cách đúng đắn theo quan niệm của đạo Phật.
(Xem: 15140)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Śīla: học xứ, học giới,... nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể.
(Xem: 12819)
Nếu chúng ta thật sự quan tâm về tương lai chính chúng tahạnh phúc an lạc của chính đời sống của mình, chúng ta nên phát triển một thái độ tinh thần trong điều mà thực hành từ bi đóng một vai trò trung tâm.
(Xem: 8143)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại...
(Xem: 16742)
Chúng ta cũng có thể sử dụng cách dịch phổ thông hiện này là: Như Thị Ngã Văn 如是我聞: Tôi nghe như vậy, tôi nghe như thế v.v...
(Xem: 6278)
“Phật y trên năm hạng chủng tánhthành lập năm thừa: Chủng tánh Thanh văn thừa; Bích-chi-phật thừa; Như lai thừa; Bất định thừa; và vô tánh thừa.
(Xem: 9603)
46 đại nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà...
(Xem: 7044)
Bốn pháp căn bản thành tựu thần lực, bốn cơ sở để có sức mạnh tinh thần hay sức mạnh tâm linh....
(Xem: 7728)
Quán Thế Âm, ngữ nguyên Sanskrit là Avalokiteśvaras, āvalokiteśvaro, avalokiteshvara là danh từ số ít Phạn ngữ, Hán dịch là Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại.
(Xem: 7064)
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant