Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuyển Hóa Cuộc Đời

14 Tháng Năm 201913:58(Xem: 3176)
Chuyển Hóa Cuộc Đời

CHUYỂN HÓA CUỘC ĐỜI
Nguyễn Thế Đăng

 The Ushiku Daibutsu, Amitabha, Japan

Con người luôn luôn bị cái tôi và cái của tôi thống trị, do đó đời sống của nó bị giới hạnđè nặng bởi cái tôi và cái của tôi. Ngay cả khi muốn giải thoát khỏi sự áp bức ấy, thông thường người ta lại làm tăng thêm cái tôi và cái của tôi: tôi đang thực hành, tôi đã đọc cuốn sách ấy, tôi có một số kinh nghiệm tâm linh thế này thế nọ… Người ta thực hành bằng ý thức, tức là thức thứ sáu, nhưng ý thức lại chịu sự thống trị của thức thứ bảy chấp ngã với bốn thứ ngã kiến, ngã ái, ngã si, ngã mạn. Ngoài ra còn bị ô nhiễm bởi những tập khí xấu trong thức thứ tám, tạng thức.

Lời than vãn của Đại sư Thân Loan (1173-1263) cũng là tâm sự của mỗi chúng ta: Dù tôi quy y con đường Tịnh độ Thật khó có một tâm chân thành Tự ngã này thì giả dối và không thành thật Tôi hoàn toàn thiếu một tâm thanh tịnh. Mỗi chúng ta ở vẻ bề ngoài Tỏ ra là người thông minh, tốt bụngvị tha Nhưng lớn lao biết bao nhiêu là tham, giận, ngoan cố và lừa dối Chúng ta đầy ắp mọi hình thức hiểm độc và xảo quyệt. Cực kỳ khó khăn để chấm dứt bản chất xấu xa của chúng ta Tâm thì như một con rắn hay bò cạp độc Việc làm thiện của chúng ta cũng bị nhiễm độc Do đó nó được gọi là thực hành giả dối, trống rỗng.

Con người rất khó tránh sự tự mình đánh lừa mình, rất khó tránh khỏi những cái bẫy do tự mình giăng ra. Đại sư Gampopa (1079-1153) nói trong Mười điều có thể lầm lẫn: “Dục vọng có thể được lầm là đức tin. Ái luyến có thể được lầm là từ bi. Chỉ một kinh nghiệm thoáng thấy Thực tại có thể được lầm là chứng ngộ. Người lừa dối có thể được lầm là người đức hạnh. Những hành động được thực hiện vì cái tôi có thể được lầm là vì lợi ích cho những người khác…”.

Sự trói buộc trong cái tôi và long đong theo những hành động mê lầm của nó khiến con người lang thang mãi trong sanh tử không có ngày ra. Mà con đường trí tuệ thì rất khó khăn, nhất là trong thời mạt pháp này, vì thấy được năm uẩn đã rất khó, nói gì “soi thấy năm uẩn đều không, thoát tất cả khổ ách”. Trong hoàn cảnh lưu lạc và bất lực ấy, chúng ta nghe thấy tiếng kêu gọi:

“Nếu khi thành Phật, các hàng trời người trong vô lượng thế giới của các Đức Phật mười phương, nghe danh hiệu tôi mà gieo năm vóc, cúi đầu lễ lạy, vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ-tát, được chư thiên, người đời rất mực kính trọng. Nếu chẳng được như thế tôi không nhận Chánh đẳng Chánh giác” (Lời nguyện thứ 37). Trong 48 lời nguyện có 12 lần nói về việc “nghe danh hiệu” mà được giải thoát, trong khi đó “xưng danh hiệu” chỉ được nói có một lầnlời nguyện thứ 18.

Nghe danh hiệu là gì? Có phải nghe người khác xưng danh hiệu rồi mình nghe chăng? Nghe ở đây là nghe chính lời của Phật A-di-đà, nghe lời kêu gọi của Ngài trải ra trong 48 lời nguyện của Ngài. Trong 48 lời nguyện ấy có đủ trí huệ, đại bicông đức của Phật A-di-đà, và 48 lời nguyện ấy được gom vào danh hiệu Phật. Cho nên nghe danh hiệuxưng danh hiệu là đủ để có tâm chí thành, tin ưa và nguyện sanh về. Chính ba tâm này có thể tiếp xúc với Phật A-di-đà và Tịnh độ của Ngài. Như vậy, nghe danh hiệuxưng danh hiệu là sự đáp ứng trả lời bằng ba tâm lời kêu gọi của Ngài.

Lời kêu gọi ấy thậm chí có trước khi chúng sanh chúng ta có mặt nơi trái đất sanh tử này, vì Đức Phật A-di-đà đã thành Phật từ 10 đại kiếp trước. Cho nên chúng ta nghe danh hiệu không chỉ bằng lỗ tai bên ngoài, mà nghe bằng tận đáy lòng mình (thâm tâm), bằng tận đáy những kiếp sanh tử khổ đau lạc lõng của mình. Chính ở đó chúng ta mới cảm nhận được lòng bi vô lượng của Ngài đã bao trùm chúng ta từ bao kiếp nay qua 48 lời nguyện và nơi đó chúng ta trả lời bằng việc xưng danh hiệu.

Nghe là mở thân tâm mình để đón lấy sự kêu gọi của danh hiệu, và với sức mạnh của trí huệđại bi, danh hiệu kêu gọi ấy đâm xuyên qua tự ngã kiên cố không thể phá vỡ với vô số phiền não không thể thoát để chuyển hóa chúng thành vàng (Lời nguyện thứ 3). Với ba tâm sâu thẳm ấy đáp ứng với lời kêu gọi trong 48 lời nguyện, người ta đi vào Tâm hay Pháp thânTịnh độ hay Báo thân của Phật A-di-đà. Tâm Phật hay Pháp thân cũng là Niết-bàn, mục tiêu của sự sanh về Tịnh độđạt đến Niết-bàn ở đó.

“Nếu khi thành Phật, các hàng trời người trong cõi nước tôi chẳng trụ chánh định tụquyết định đạt Niết-bàn, tôi không nhận Chánh đẳng Chánh giác” (Lời nguyện thứ 11).

Niết-bàn được nói ở đây là Pháp thân. Và Pháp thân thì chung cho cả chư Phật nên Niết-bàn cũng là mục tiêu chung cho tất cả các cõi. Niết-bàn ấy Đức Phật Thích Ca đã đạt được ở “đời ác năm trược” này và dạy cho con người ở cõi này đạt đến đó. Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật nói đến năm mối đại ác của loài người ở cõi này mà nếu “tiêu hoại được năm ác, giữ gìn năm thiện, tạo phước đức, vượt khỏi thế gianchứng nhập Niết-bàn trường thọ” như “Như Lai thành Phật và ở cõi này giáo hóa chúng sanh”.

Niết-bàn hay Pháp thân là chung cho mọi cõi và mọi con đường Phật giáo. Cũng theo kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật thì có những người hồi hướng nguyện sanh về nước Cực lạc, nhưng ở cõi này đã hiểu Đệ nhất nghĩa (tức Pháp thân), nghĩa là đã chứng một phần Pháp thân nên khi vãng sanh được Phật A-di-đà và hai Đại Bồ-tát trực tiếp đón rước. Đây là hai hạng Thượng phẩm Trung sanh “qua một tiểu kiếp chứng vô sanh pháp nhẫn” và Thượng phẩm Thượng sanh “chứng liền vô sanh pháp nhẫn”.

Như thế nghĩa là có những người nghe và niệm danh hiệu Phật ở cõi này đã vào một phần Pháp thân hay Niết-bàn, tức là đã tương ưng với tâm Phật A-di-đà (Niết-bàn hay Pháp thân) và do đó tiếp xúc được với cõi Tịnh độ Báo và Hóa thân.

Khi danh hiệu Phật với trí huệđại bi đâm xuyên qua vỏ cứng chắc của cái tôi và những phiền não của tôi, người ta tương ưng được với biển trí huệ, đại bicông đức của Phật. Sau đây chúng ta trích ra một số bài thơ của những myokonin (diệu hảo nhân) của Nhật Bản.

Phải chăng khi xóa được biên giới của cái tôi phân cách với toàn thể cũng tức là xóa được biên giới phân cách chúng sanh với Phật: Không có gì thân thiết như Cha và Con Tâm cha và tâm con là một Nam-mô A-di-đà Phật đã thành tâm con. Tâm cha và tâm con Giữa đó không có gì ngăn ngại Nam-mô A-di-đà Phật là cả hai Lời cha “hãy đến” và lời con “thưa vâng”. Trong tất cả thế giới chỉ có một Cha, một Con Cha và con trong Nam-mô A-di-đà Phật Trì tụng, niệm Phật đầy ắp niềm vui. (Saichi)

Xóa bỏ được biên giới của cái tôi thì không gian không còn phân cách, và không gian toàn thể ấy chứa đầy niềm vui: Niềm vui của tôi! Vượt khỏi tư tưởng biết bao nhiêu! Cái tôi và A-di-đà và Nam-mô A-di-đà Phật Tuyệt vời biết bao! Toàn thể thế giới và sự bao la của không gian là A-di- đà Phật! Và tôi ở trong đó Nam-mô A-di-đà Phật. (Saichi)

Có phải xóa bỏ được biên giới của cái tôi và cái của tôi cũng là xóa bỏ biên giới của sanh tử và Niết-bàn, của ta-bà và tịnh độ: Khủng khiếp biết bao nhiêu! Thế giới ta-bà này Là nơi chúng ta không ngừng phạm mọi loại nghiệp Biết ơn biết bao nhiêu! Tất cả cái này được chuyển thành Tịnh độ - không ngừng! (Saichi)

Khi cái vỏ của cái tôi và cái của tôi tan vỡ, mọi sự trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta trở thành sự ban phước của Phật: Để hân thưởng thế giới, Nam-mô A-di-đà Phật Thế giới này là thế giới của Phật, Nam-mô A-di-đà Phật. (Saichi)

Khi ấy sanh lão bệnh tử cũng không thể hiện hữu ngoài Phật, chỉ có một vị là vị Phật, cho nên toàn thể cõi sanh tử đều biểu lộ phép lạ, phép lạ của Niết-bàn: “Bất cứ nơi đâu bạn chết, chỗ đó là Tịnh độ”. (Hana)

“Tiếp tục như thế” có phải là tiếp tục sống trong tâm Phật: “Pháp là để sống mỗi ngày như mỗi ngày. Một ngày hạnh phúc, hoan hỷ và tươi mới, một ngày được tịnh hóa. Thế thì chớ nghĩ rằng bạn đến thiên đường sau khi chết. Chỉ nhận lấy bất kỳ cái gì đến với bạn mỗi ngày và tiếp tục như thế. Dù khi nhận lấy khổ đau, cách an vui duy nhất là bạn hãy tiếp tục như thế” (Hana).

Phải chăng diệu hảo nhân là người thấy mọi sự đều diệu hảo, bởi vì người ấy sống trong ánh sáng của Phật Vô Lượng Quang mà trong đó “còn không có từ xấu ác, huống hồ có thật sự xấu ác” (kinh A-di-đà):

Thực sự không có cái gì không phải là “Nam-mô A-di- đà Phật” Tôi hạnh phúc biết bao nhiêu vì tất cả điều này. (Saichi)

Nguyễn Thế Đăng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáo là quy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy y là Đức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(Xem: 33)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(Xem: 130)
Phân biệt phước đức và công đức là cần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(Xem: 140)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(Xem: 243)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 270)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 289)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 347)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 276)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 349)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 452)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 417)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 360)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 448)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 665)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 519)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 541)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 631)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 827)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 894)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 924)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 902)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 785)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 772)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 774)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 871)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 880)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 998)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 773)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 667)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 771)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 873)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 778)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 780)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 897)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 927)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 881)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 927)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 960)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 952)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1146)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1011)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1736)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1112)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1249)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 987)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1264)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1168)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1174)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1337)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1631)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 2091)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1147)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1404)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1144)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 995)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1103)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1146)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1570)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant