Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ. Chính ở nơi đó Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói đến những vấn đề của bệnh khổ. Bệnh khổ bắt đầu từ lúc sinh; khi ta được sinh ra, là khổ đau đã bắt đầu. Người chưa từng có bệnh khổ là người chưa có mặt trên cõi đời. Khổ chỉ chấm dứtsau khi chết. Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
Đức Phậtnhận thấy rằng cứu chữa cho tâm quan trọng hơn là cho thân. Người có tâm lành mạnh và hành vi thiện lành sẽ ít bị vấn đề nơi thân hơn là người có tâm bệnh. Nếu tất cả những vấn đề của tâm đều được giải trừ, thì đó là giải thoát. Người có thân mạnh khỏe nhưng tâm bệnh sẽ đau khổ nhiều hơn là người chỉ có những vấn đề nơi thân.
Thân bệnh thì đau đớn; tâm bệnh thì khổ não. Phật pháp không thể giúp chúng ta khỏi đau đớn. Phật pháp không phải là thuốc tê, nhưng nó có thể giúp diệt trừkhổ não.
Theo Phật giáo, có ba nguyên nhân gây ra khổ
1- Vô minh về sự khởi thủy (Không biết về sự không-có cái bắt đầu)
Các tôn giáo ở phương Tây thường thuyết giảng về sự khởi đầu. Khoa học Tây phương đặt giải thuyết về nguồn gốc của trái đất, và vũ trụ. Vấn đề của sự khởi đầu khá khó giải quyết. Đức Phật cho rằng không có sự khởi đầu. Trong một vòng tròn đâu là điểm khởi đầu. Dầu rằng có thể có một điểm khởi đầu, nhưng bạn hãy thử cố gắng đi, bạn sẽ không thể tìm ra nó. Do đó chúng ta nên chấp nhận không có điểm khởi đầu. Nếu bạn hỏi, “Khổ đau từ đâu đến?”, người con Phật sẽ trả lời, “Khổ từ vô thủy đến”.
2- Vòng nhân quả của khổ não
Quả mà ta đang hứng chịu trong hiện tại là do nhân gây ra trước đó. Quả này ngược lại sẽ trở thành nhân cho quả tương lai. Càng sống, chúng ta càng không ngừng tạo ra nhân tương lai.
3- Những khổ não
Có ba nhân tạo ra khổ não:
a) Môi trường:
Trong chuyến đi này tôi thực sự có cơ hội được tận mắt thấy thành phố San Francisco đẹp biết bao. Nhưng thời tiết rất đa dạng: có sương mù và gió; nhiệt độ biến đổi nhanh chóng từ lạnh đến ấm. Dầu chúng ta có nghĩ San Francisco giống như cõi tiên, thì người sống ở đây cũng bị bệnh.
Sớm hôm nay khi tôi ngồi cùng xe với bà chủ nhà. Lúc bà hắt hơi, tôi hỏi, “Bà bệnh sao?” Bà ấy trả lời, “Không, tôi chỉ bị dị ứng với không khí lạnh. Đúng vậy ngay ở San Francisco cũng có bệnh. Dĩ nhiên là phải có lý do người ta mới xây nhiều bệnh viện to lớn như thế này ở đây. Ngay một nơi như ở đây, với bầu trời quang đãng, không khí trong lành, vẫn có chất ô nhiễm hay mầm bệnh trong không khí hay vi khuẩn trong thực phẩm gây bệnh cho chúng ta. Môi trường có thể là một nguyên nhân lớn trong việc gây ra khổ não cho chúng ta.
b) Các mối liên hệ
Các mối liên hệ có thể mang đến cho chúng ta nhiều phiền não. Ai chịu trách nhiệm cho phần lớn những khổ não của chúng ta? Phần đông nghĩ chính là kẻ thù của họ. Thật ra không nhất thiết là như vậy. Thủ phạm có thể chính là chồng, vợ hay con của ta. Người mà chúng ta thường tranh cãi nhất không phải là kẻ thù của ta mà chính là những người thân thiết nhất của ta. Hàng ngày chúng ta không chỉ phải đương đầu với người thân mà còn bao nhiêu người khác nữa, có người ta biết, người không. Có người giúp ta, người cản trở ta. Chúng sanh không dừng tranh hơn thua với nhau.
Hôm qua khi tôi thuyết giảng tại Đại học Stanford, có thính giảthan phiền là những kẻ trí thức thực sự rất ích kỷ. Dĩ nhiên người trí thức là những người thông minh. Lý ra họ phải giúp đỡ và hỗ trợ nhau. Điều họ không nên làm nhất là xâu xé nhau. Tuy nhiên, ngay chính người thông minh cũng không tránh khỏi thói nhỏ mọn, tỵ hiềm trong bản tánh của con người. Tôi thường hỏi, “Ở đây có ai chưa từng ganh đua với người khác hay không cảm thấy người khác ganh đua với mình? Có ai không?” Câu trả lời luôn là không.
c) Xáo trộncảm xúc
Kẻ thù lớn nhất của chúng ta không ở bên ngoài. Chúng taphiền não phần lớn chính là do tâm ta. Chúng ta luôn thay đổi cảm xúc. Chúng ta có thể chuyển từ hống hách đến rụt rè, với thời gianchúng ta thay đổi cái nhìn về sự vật. Do đó, chúng ta bị xáo trộn và cảm thấy bất lực, không thể quyết định điều gì. Ta lo lắng về được, mất, phải hay trái, và không thể quyết định phải làm gì. Điều này thực sự là khổ sở. Có nhiều người phải khổ như thế, nhưng lại tin rằng họ không có vấn đề gì. Khi họ phủ nhận rằng họ có vấn đề, họ có thể nhảy cỡn lên, quậy tưng, đưa bản thân đến những trạng tháigiận dữ cùng cực. Có lần tôi hỏi một người như thế, tại sao anh có quá nhiều phiền não. “Đâu phải tại tôi”, anh ta phản kháng, “chính là tại mấy kẻ đốn mạt kia đã làm cho tôi khổ thế này”. Thực sự, chính anh ta gây ra phiền não cho mình.
Hôm qua tôi đi cùng xe với bốn người. Mấy người này tham gia vào một cuộc tranh cãi quyết liệt. Một người nói với tôi, “Xin lỗi sư phụ vì chúng tôi tranh cãi quá nhiều”. Tôi trả lời, “Quý vị tranh cãi với nhau, đâu phải chuyện của tôi”. Thực ra tôi có nghe họ cãi vã không? Dĩ nhiên là có. Nhưng tôi không tham giacâu chuyện. Sáng nay, một trong bốn người đó lại nói với tôi, “Tôi chịu không nổi khi nghe người ta tranh cãi nhau. Âm thanh của nó khiến tôi khó chịu”. Bạn có thể nghĩ là anh ta đang phản ứng lại điều gì đó ở bên ngoài mình. Sự thật chính anh ta mới làm cho mình bị phiền não. Phiền não từ trong anh mà ra.
Phật giáo phân ra năm loại tâm phiền não: tham, sân, si, mạn và nghi. Khi bị xáo trộn, chúng ta có thể cố gắng phân tích trạng thái tâm phiền não đó. Khi đã có thể xếp phiền não của mình vào loại nào, và quán chiếu về nó, thì ta có thể giảm thiểu cường độ của nó. Khi bị tham làm chủ, chúng ta có thể quán: “Tôi đang tham, tôi có những ham muốn mạnh mẽ”. Sau đó trạng thái tâm tham sẽ tự động giảm thiểu.
Khi sân, chúng ta cũng có thể quán: “Tại sao tôi lại sân đến thế? Tôi đang khổ do tâm sân”. Bằng cách đó tâm sân và phiền não sẽ bắt đầu giảm xuống. Ta phải quay nhìn vào, không phải hướng ra ngoài. Đừng phân tích vấn đề, hãy phân tích chính tâm của bạn.
Khi ta lầm lỗi và cảm thấyhối tiếc về điều gì đó, tốt nhất là ta phải quán chiếu xem mình đã làm gì. Nếu thực sự đó là một hành động bất thiện, hãy quán: “Tôi đã hành động không khôn khéo”. Từ đó ta sẽ bớt phiền não, ân hận.
Mạn, tự nó cũng là một loại phiền não. Nhận biết về các cảm xúc này khi chúng khởi lên, sẽ giúp ta chế ngự được chúng.
Nghi cũng là một loại phiền não. Nghi sẽ cản trởchúng taquyết định. Ta sẽ không thể tin tưởngtha nhân cũng như bản thân. Đó đúng là phiền não. Nếu bạn biết mình bị tâm nghi hoặcquấy nhiễu, bạn cần phải quán như sau: “Tôi cần phảihoàn thành công việc này, công việc nọ, nên tốt nhất tôi phải tin tưởng rằng mình có khả năng và đó là việc cần phải làm”. Nếu thực sự tin như thế, ta sẽ có thể hoàn thành bất cứ điều gì ta muốn làm.
Trạng thái tâm nghi có thể ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống của ta. Thí dụ một người đã quyết định kết hôn, nhưng quyết định này lại bị lung lay bởi tâm nghi. Người đó ngần ngại không biết cuộc hôn nhân của mình có tan vỡ, liệu người hôn phối có bỏ rơi mình sau khi thành hôn, hoặc người đó có thiếu trung thực, có giấu giếm mình điều gì không? Nếu tâm nghi này không được chế ngự, người đó sẽ rất khổ sở trước ngưỡng cửa hôn nhân và sẽ đau khổ suốt cuộc hôn nhân. Dầu không có lý do gì thực sự có thể khiến cho đôi lứa phải chia tay, nhưng chính tâm nghi sẽ tạo ra lý do để đưa đến những vấn đề trong cuộc sống vợ chồng.
Nếu bạn có những nghi hoặc như thế, hãy tự nhủ: “Nếu tôi thực sự có quá nhiều nghi hoặc, thì quyết định kết hôn là hành động rồ dại. Nếu tôi thực sự muốn kết hôn, tôi cần chấp nhận người phối ngẫu, hoàn toànchấp nhận người đó”. Nếu ta không thiết lập được một thái độ như thế, thì tốt hơn ta nên sống độc thân, vì hôn nhân sẽ chỉ mang đến cho ta sự khốn khổ. Có ai không có tâm nghi hoặc không? Tôi chưa từng gặp ai hoàn toàn không có tâm nghi.
Theo Phật giáo, có năm nguyên nhân đưa đến sự xáo trộn của tâm:
- Theo đuổi một đối tượng mà không xét đến những ưu và khuyết điểm của mình. Nói cách khác là ta không biết mình có gì và không bao giờ bằng lòng với cái mình có. Hoặc khi phải đối mặt với hoàn cảnh vượt ngoài tầm kiểm soát của mình, ta lại luôn dằn vặt với ước muốn chống lại điều không thể tránh khỏi. Nhiều người, nhất là những người trẻ, tin rằng khả năng của họ là vô hạn. Nhìn những gì người khác đã thực hiện, họ nghĩ rằng, họ cũng có thể làm được như thế. Nhưng khi những điều kiện không thuận lợi phát sinh, họ cảm thấy là cá nhân họ bị trù dập, nên phản kháng lại thay vì chấp nhận những gì đang xảy ra.
- Có ước muốn được phát triển và thành côngvô độ. Người có tâm lýxáo trộn này luôn muốn khuếch trương cái mình có. Họ muốn dàn trải tầm ảnh hưởng của mình vượt ngoài mọi giới hạn. Người cố sức tạo danh để cả thế giới biết đến mình. Kẻ lại dùng quyền lực để đè bẹp những ai dám đối đầu với họ. Những cuộc tranh đấu vì quyền lực như thế có thể xảy ra giữa các quốc gia hay chính trong các gia đình. Một người vợ có thể cố gắng điều khiển chồng hay ngược lại. Lòng tham muốnthống trị người khác thể hiện một tâm lý bị xáo trộn.
- Khi đạt được một mục đích hay vật chất gì đó, lòng tự mãn phát sinh. Thái độ đó có thể dẫn người ta đến sự vô tâm và coi thường người khác. Người tự mãn có thể nghĩ rằng họ có quyền xúc phạm hay gạt người khác qua một bên tùy theo ý thích cá nhân của mình.
- Khi không đạt được một mục đích gì đó thì sinh tâm chán nản. Người với tâm lý bị xáo trộn này thường dễ chán nản, không còn tự tin nơi bản thân. Người này cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác.
- Nghi hoàn toànchế ngự tâm. Cảm giácbất an nặng nề. Lòng tự tin mau chóng tàn lụi.
Tôi không phải là nhà tâm lý học hay tâm thần học. Tôi không có kiến thức sâu sắc về tâm lý học cổ điển mà tôi cũng không rành mạch trong việc phân loại các bệnh tâm thần nói chung. Tôi chỉ dựa trênquan điểmPhật giáo phân loại các vấn đề tâm bệnh như trên. Từ năm loại tâm bệnh này có thể sản sinh ra vô số các tâm bệnh khác. Nên nhớ là Phật giáo không quan tâm đến nguyên nhân hay bệnh lý của các yếu tốđặc biệt đưa đến sự khủng hoảng tinh thần của người bệnh. Phật giáochỉ quan tâm đến việc nhận biết và trừ bỏ các xáo trộntâm lý.
Giờ tôi sẽ nói về phương cách làm thế nào để quân bình tâm và chữa trị các tâm bệnh.
Chúng ta thường đối mặt với những xáo trộntâm lý của mình bằng cách sử dụng hai phương cách không hiệu quả. Đầu tiên là sự chối bỏ: “Tôi không có bệnh. Tôi không có vấn đề gì cả. Không có gì sai lệch nơi tôi cả”. Cách thứ hai là tự chữa trị: luôn quay lại trong đầu các sai sót và những gì mà người đó nghĩ là thuốc chữa cho mình. Hành động này thiết lập một giả định sai trên một sai sót khác. Cả hai phương cách này chỉ khiến vấn đề thêm tệ hại và nghiêm trọng hơn.
Các bác sĩtâm thần và tâm lý học sử dụngphương phápthổ lộ, tâm sự để phân tích và giúp giải thích các vấn đề của con bệnh. Dầu đúng là mục tiêu của phương pháp này là để người bệnh có thể nhận rahiện thực, nhưng theo quan điểm của Phật pháp, nó chỉ có tính cáchnhất thời và chưa hoàn chỉnh. Đó là vì bác sĩ chỉ có thể khám phá ra một phần của vấn đề, và chính bản thân người bệnh cũng chỉ có thể biết một phần chứ không phải là một bức tranhtoàn diện của căn bệnh của mình. Và vấn đề lại tiếp tục xảy ra sau các buổi tư vấn, do đó đôi khi người bệnh phải tiếp tụcđiều trị hằng mười hay hai mươi năm mà không có kết quả thực sự. Chỉ việc này thôi cũng khiến bác sĩ bệnh theo luôn.
Cách chữa trị của Phật giáo có thể chia làm hai lãnh vực chính: thay đổi tư duy và các phương phápthực hành.
Thay đổi tư duy
a) Tư duy về nhân quả
Dầu tư duy này thuộc tôn giáo, nhưng nó cũng là thực tại. Nó là một `thực tại vìtrong suốt cuộc sống của chúng ta, bất cứ chúng ta làm gì, cũng có sự phản hồi hay hậu quả của hành động của chúng ta. Dựa trêntín tâm, chúng ta tin rằng đã có kiếp sống trước kiếp này, và kiếp trước đó nữa, và không biết bao nhiêu kiếp sống trong quá khứ. Nhiều thứ hiện chúng ta đang phải nếm trải có vẻ bất công, nhưng đó chỉ là hậu quả của những hành động mà ta đã làm trong quá khứ. Có tin như thế, chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận những gì xảy ra cho ta, dầu tốt hay xấu.
b) Tư duy về nhân duyên
Tất cả các pháp sinh và diệt là do sự tích lũy và tương tác của nhiều yếu tố khác nhau. Nhân của hoa là hạt giống, nhưng đất, nước, và ánh sáng mặt trời phải có mặt để cây có thể sống. Thiếu thời gian hay sự bứng rể, hoặc thiếu nước, thiếu ánh sáng mặt trời sẽ khiến cây hoa khô héo, rồi chết đi.
Khi đạt được điều gì, ta không cần phải quá vui mừng, hay hãnh diện. Không cần biết chúng ta đã đạt được bao thành tích, điều đó không thể xảy ra nếu không có sự giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp của nhiều tha nhân. Và do chúng ta cũng biết rằng những gì hôm nay có mặt, một ngày nào đó cũng sẽ qua đi, nên ta không cần phảiquá thất vọng khi đối mặt với những nghịch duyên hay chướng duyên. Châm ngôn cũng có câu, “Sau cơn mưa, trời lại sáng”.
Tâm thanh tịnh sẽ giúp ta dễ dàng đón nhận khổ đau hay hạnh phúc. Đó là biểu hiện của tâm lành mạnh.
c) Từ bi
Người ta thường muốn kẻ khác có lòng bi mẫn đối với mình, nhưng lại ít khi nghĩ đến việc có lòng từ bi đối với người khác. Có nhiều người khi lầm lỗi thì đòi hỏi phải được tha thứ: “Đừng so sánh tôi với một vị Thánh!”, họ nói. Nhưng khi thấy người khác làm lỗi thì họ sẽ nói, “Anh thật là thiếu năng lực. Tại sao anh không thể làm việc đó cho đúng ngay lần đầu!”.
Lòng từ bi đòi hỏi bốn yếu tố:
+ Hiểu rõ các nội kết của bản thân và phát triển sự hài hòa nội tại.
+ Thông cảm với những khiếm khuyết của người.
+ Tha thứ lỗi của người.
+ Quan tâm đến khổ đau của người khác.
Yếu tố thứ nhất rất quan trọng. Để có thể tự tại với chính mình, ta cần phải có tâm thanh tịnh, bình an.
Để được như thế, ta phải luôn chánh niệm về giáo lýnhân quả và nhân duyên. Điều đó sẽ giúp ta có được tâm bình an, tĩnh lặng. Được thế ta mới có thể từ bi, đồng cảm, tha thứ và quan tâm đến người.
Các phương phápthực hành
a) Niệm Phật
Phương pháp này là thường niệmhồng danh Phật. Có hai lý do để hành phương pháp này. Trước hết, niệm hồng danhĐức Phật để được vãng sinh vào cõi Tịnh độ sẽ mang đến cho ta niềm hy vọng về tương lai, do đó giúp ta dễ dàng buông bỏhiện tại. Thứ đến, niệm Phật cũng giúp ta giải tỏa được những vấn đềtâm thần. Khi tâm lý bạn bị xáo trộn, bạn có thể dẹp bỏ sân, si và những vấn đềtâm thần khác bằng cách chú tâm vào niệm danh hiệu Phật. Tôi thường khuyên mọi người, “Khi quý vị nổi giận, muốn la mắng ai, hãy niệm danh hiệu Đức A Di Đà”. Làm vậy ta đã gửi tâm sân của ta đến Đức PhậtA Di Đà. Nó trở thành việc của Ngài.
b) Hành thiền
Tọa thiền giúp ta thâu nhiếp tâmtán loạn và thanh tịnhhóa tâm uế nhiễm. Có nhiều phương cách hành thiền cũng như nhiều cấp bậc chứng đắc mà chúng ta không có thời gian để đi sâu vào chi tiết ở đây. Tuy nhiên, tôi có thể giới thiệu khái quát với quý vị về một số chứng đắc mà quý vị có thể đạt được:
Khi quý vị đạt đến một điểm mà tâm không còn vọng tưởng, thì đó gọi là thiền chỉ (samadhi). Khi ở trong trạng thái đó, không có ai, không có vấn đề gì có thể quấy nhiễu quý vị. Từ trạng thái định đó, quý vị có thể phát triển tuệ về vô ngã. Đó là sự giác ngộ trong Thiền Phật giáo (Ch’an hay Zen). Để đạt đượcgiác ngộ là được giải thoát khỏi các tâm bệnh, tâm xáo trộn. Khi quý vị luôn ở trong trạng thái này, không thối thoái, đó được gọi là Đại ngộ. Nếu không thì quý vị chỉ được Tiểu ngộ. Các vấn đề của tâm lúc trước có thể tái xuất hiện nếu quý vị chỉ đạt đến mức độ này, nhưng quý vị sẽ biết cách hóa giải chúng. Ngay nếu như chỉ đạt được Tiểu ngộ cũng đã là một bước quan trọng. Nhưng hãy nhớ rằng khi quý vị mới bắt đầu hành thiền đó cũng là một bước quan trọng vậy.
(Theo, Buddhism and Mental Health được đăng trên báo Ch’an Newsletter - số 90, tháng 1-1992)
Bản Pháp văn mà tôi giới thiệu ở đây, không phải là toàn văn được in trên giấy, mà chỉ là một phần gọn nhẹ và cô đọng, cắt bớt những giới luật khá khắt khe khó tiếp cận với người Tây phương, nên giản dị và dễ đi vào lòng người.
Đức Phật đã dạy: "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh." Tất cả mọi loài, ai cũng có cái tánh làm Phật. Mình hiểu lời Phật dạy một cách nôn na như vậy.
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật luôn luôn có mặt trong lòng dân tộc Việt Nam khắp nẻo đường đất nước và gắn bó với dân tộc Việt Nam trong mọi thăng trầmvinh nhục.
Vấn đềthế giớiđịa ngục là vấn đề rất nhiều nghi vấn, những người theo đạo Phật thì tin có thế giớiđịa ngục, những người không theo đạo Phật thì không tin có thế giớiđịa ngục và có một hạng người thì nửa tin nửa ngờ.
Vấn đềtụng niệm một số người không nắm được giá trị và nghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm, không chú trọng cho việc làm này...
Có những bài tán nghe qua là hiểu liền nội dung; nhưng cũng có những bài tán rất khó hiểu, không biết lý do vì sao? Trong đó có bài tán “Chiên Đàn” là một.
Theo đức Phật, vũ trụ không có khởi nguyên, không có tận cùng và khoảng không vũ trụ vốn vô tận, gồm vô sốthế giới như cát sông Hằng (Gangânadivâlukopama).
Chữ khám phá ở đây rất chính xác. Không có sự truyền giáo của đạo Phật đến người Tây phương. Và, tuy người Âu châu khám pháđạo Phật rất trễ, nhưng đó là sự khám phávô cùnglý thú.
“Nói Thiền tôngViệt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
“Nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa” là một đề tài có phạm trù không rộng lắm, nên ít có người khảo sát và nguồn tư liệu về nó cũng rất hạn chế.
Những gợi ý dưới đây có thể giúp chúng ta lĩnh hội được ý nghĩathâm sâu, khó hiểu của kinh một cách hiệu quả, đồng thờigiữ gìn sự trung thực với nội dung của ý kinh.
Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng.
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cảivật chất nên đời sốngphụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồtại gia.
Kinh Kim CangBát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương.
Trong khi thế giới đang có nhiều biến độngphức tạp, chiến tranh, khủng bố, thù hận diễn ra khắp nơi, mâu thuẩn chính trị, kinh tế, và văn hóa luôn là vấn đề nan giải.
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
Đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức PhậtThích Ca đã nhập Niết Bàn. Hiện tạichúng ta sống trong thời đại gọi là “Mạt Pháp”, trong đó ta không thể nào thấy Đức Phật thực sự được nữa.
Trong nghĩa đơn giản nhất, tu Hạnh Bồ Tát là những người ra sức hoằng pháp và không muốn Chánh pháp bị đoạn đứt, bất kể người này có thọ giớiBồ Tát hay không.
Cứ mỗi lần chúng tachứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng tađau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng tavĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.