Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Siêu Tán Thán – Tán (Ca Tụng Đấng Vượt Trên Ca Tụng)

02 Tháng Mười 202017:43(Xem: 3957)
Siêu Tán Thán – Tán (Ca Tụng Đấng Vượt Trên Ca Tụng)
Siêu Tán Thán – Tán (Ca Tụng Đấng Vượt Trên Ca Tụng)
Stutyatitastava; bstod pa las ’das par bstod pa)
In Praise of The One Beyond Praise

Bản dịch Anh: Karl Brunnholzl
LONG THỌ
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

hoa sen



[1]

Như Lai ngài đã du hành

Đạo lộ tối thắng vượt trên các ca tụng

Nhưng với tâm tôn kínhhoan hỷ

Tôi sẽ ca tụng Đấng vượt trên ca tụng.

[2]

Dù ngài thấy các pháp đều rỗng thông

Chẳng có tự ngã, tha ngã, và tự ngã và tha ngã

Đại bi của ngài chẳng rời bỏ các hữu tình

_ Thật vô cùng huyền diệu!

[3]

Chẳng sinh khởi từ bất kỳ yếu tính tự hữu

Và trong phương trời viễn ly ngôn ngữ

Các pháp mà ngài đã thuyết giảng

Tượng trưng trạng thái vô cùng huyền diệu của ngài.

[4]

Các uẩn, các xứ, và các giới

Ngài trên thực tế đã tuyên thuyết

Nhưng bất kỳ chấp thủ nào vào chúng

Ngài cũng đã hóa giải trong sát na tương tục.

[5]

Chẳng đến từ các duyên

Làm thế nào để các thực thể sinh khởi từ các duyên?

Thông qua tuyên thuyết như thế, thưa Đấng Thánh Trí,

Ngài đã xóa bỏ các điểm quy chiếu cấu trúc của tưởng.

[6]

Sự duyên hội xảy ra do bởi một tập hợp các nguyên nhân

Các thực thể sinh khởi từ tập hợp này làm nguyên nhân của chúng

Những kẻ nào thấy nó theo cách đó, tin cậy vào đối lập song đối

Thưa Đạo sư, ngài thấy chúng tin như vậy mà chẳng hề hoài nghi.

[7]

Các thực thể xảy ra trong sự tùy thuộc vào các duyên

Điều này thực sự ngài vẫn tuyên thuyết.

Nhưng nó bị hiểu sai rằng các thực thể được sinh khởi một cách thực hữu

Thưa Đạo sư, ngài cũng được thấy bởi hữu tình là thực hữu.

[8]

Chẳng đến từ bất kỳ đâu,

Chẳng đi bất kỳ đâu,

Tất cả các thực thể đều tương tợ các phản chiếu trong gương –

Đây là điều ngài đã liên tục nhấn mạnh.

[9]

Để buông bỏ tất cả các tri kiến

Thưa đấng bảo hộ, ngài đã tuyên bố các thực thể đều là không (= rỗng thông chẳng có yếu tính tự hữu).

Nhưng cái đó cũng chỉ là tên tạm đặt, được quy ước theo tập quán

Thưa đấng bảo hộ -- ngài chẳng chủ trương tánh không này là thực hữu.

[10]

Ngài cũng chẳng xác định không, hoặc bất không,

Ngài cũng chẳng tán thành – không và bất không, chẳng không và chẳng bất không.

Không tranh biện theo lối bất chấp đúng, sai về biểu ngữ này –

Đó là cách thức thông hiểu diệu ngữ của ngài.

[11]

Ngài đã tuyên bố, “Chẳng có các thực thể nào không là các dị biệt,

Cũng chẳng có bất kỳ các thực thể là các dị biệt; cũng chẳng có cả hai: dị biệt và không dị biệt”,  

Bởi vì trạng thái đồng nhất hoặc dị biệt được buông bỏ,

Xem xét theo bất kỳ cách nào, các thực thể đều chẳng tồn tại.

[12]

Nếu bộ ba của sinh trụ diệt đã tồn tại,

Các đặc tướng của các hiện tượng nhân duyên sẽ tồn tại,

Và chúng tất cả ba, tỉ dụ sinh trụ diệt,

Cũng sẽ là dị biệt.

[13]

Nếu nó có yếu tính tự hữu, mỗi một trong bộ ba, tỉ dụ sinh trụ diệt,

Chẳng có khả năng vận hành chức năng theo nhân duyên.

Cũng chẳng có hội hiệp

Của cái này cùng đến với cái kia.

[14]

Xét như thế, các thực thể cũng chẳng có đặc tướng, và cũng chẳng có yếu tính tự hữu,

Bởi vì chúng đều không được an lập theo cách có đặc tướng hoặc có yếu tính tự hữu,

Các hiện tượng hình thành bởi nhân duyên đều chẳng được an lập,

Thì nói chi đến các hiện tượng hình thành bởi phi nhân duyên được an lập.

[15]

Thưa đấng sư tử ngôn thuyết, giảng thuyết của ngài

Đúng là sư tử hống trục xuất

Thanh âm ngu muội ái luyến cái tự ngã của các con voi Vindhya

Vang qua cái vòi ống bễ của chúng.

[16]

Để được xứng đáng với phẩm đức của những kẻ đã khởi hành trên một đạo lộ

Không phụ thuộc vào các thứ nguy hại, hoặc đạo lộ tồi tệ của các tà kiến,

Mà chỉ phụ thuộc vào Ngài,

Chúng tôi không phụ thuộc vào hữu hoặc phi hữu.

[17]

Những kẻ lý hội thông hiểu đúng đắn

Những gì ngài đã giảng về trách nhiệm tương liên của các hệ quả

Chẳng cần thiết phải lý hội thông hiểu thêm một lần nữa

Những gì ngài đã giảng về trách nhiệm tương liên của các hệ quả.

[18]

Trong những kẻ lý hội thông hiểu

Tất cả các pháp đều đồng đẳng với niết bàn,

Làm thế nào có thể có bất kỳ chấp thủ vào “tôi”

Sinh khởi nơi một nhân sinh quan như thế?

[19]

Thông qua phẩm đức tôi kiến lập khi ca tụng ngài,

Đấng vô thượng của các Giác giả,

Đấng Giác giả về pháp tính,

Nguyện tất cả hữu tình trong thế giới đều trở thành các Vô thượng Giác giả.

-----------------------------------------------------------------------

Nagarjuna. Stutyatitastava. In Praise of The One Beyond Praise.

Translated by Karl Brunnholzl

(Source: In Praise of Dharmadhatu by Nagarjuna. Commentary by the third Karmapa. Translated and Introduced by Karl Brunnholzl. Snow Lion 2007—pp 315-317)

****

[1]

The Tathagata who has traveled

The unsurpassable path is beyond praise,

But with a mind full of respect and joy,

I will praise the one beyond praise.

[2]

Though you see entities being devoid

Of self, other, and both,

Your compassion does not turn away

From sentient beings – how marvelous!

[3]

Not arisen by any nature

And in the sphere beyond words –

The dharmas that you taught

Represent your being marvelous.

[4]

The skandhas, dhatus, and ayatanas

You have indeed proclaimed,

But any clinging to them too

You countered later on.

[5]

Not coming from conditions,

How could entities arise from conditions?

Through saying so, O wise one,

You cut through reference points.

[6]

Coming about due to a collection [of causes],

[Entities] originate from this collection as their causes –

That those who see it that way rely on the two extremes

Is what you see very clearly.

[7]

That entities [just] come about in dependence on conditions

Is what you have maintained indeed.

But it being a flaw that they are [truly] produced that way

You, O teacher, have seen like that.

[8]

Neither coming from anywhere,

Nor going anywhere,

All entities are similar to reflections –

This is what you held.

[9]

In order to relinquish all views,

O protector, you declared [entities] to be empty.

But that too is an imputation,

O protector – you did not hold that this is really so.

[10]

You assert neither empty nor nonempty,

Nor are you pleased with both.

There is no dispute about this –

It is the approach of your great speech.

[11]

“There are no entities that are not other,

Nor any that are other, nor both”, you said.

Since being one or other is abandoned,

No matter which way, entities do not exist.

[12]

If the triad of arising and so on existed,

The characteristics of conditioned phenomena would exist,

And all three of them, such as arising,

Would be different as well.

[13]

On its own, each one of the three, such as arising,

Is incapable of conditioned functioning.

Also, there is no meeting

Of one coming together with another.

[14]

Thus, neither characteristics nor their basis exist.

Since they are not established this way,

Conditioned phenomena are not established,

Let alone unconditioned phenomena being established.

[15]

O lion of speech, your speaking like that

Is just like a lion [‘s roar] dispelling

The self-infatuation of Vindhya - elephants

With their trumpeting.

[16]

Just as people embarked on a path

Do not rely on various harmful things

Or bad path of [wrong] views, through rely on you,

We rely on neither existence nor nonexistence.

[17]

Those who understand properly

What you said with implications

Need not understand again

What you said with implications.

[18]

In those who understand

All entities to be equal to nirvana,

How could any clinging to “me”

Arise at such a point.

[19]

Through my merit of praising you,

The supreme of knowers,

The knower of true reality,

May [all beings in] the world become supreme knowers.

------------------------------------------------------------------------

Ghi chú của bản Việt

Entities: các thực thể ; các pháp.

Conditions: các duyên

Conditioned phenomena: các hiện tượng nhân duyên; các hiện tượng hữu vi

Just: adj.

1.acting of being conformity with what is morally upright or equitable; honest and impartial.

2a. being what is merited; deserved. 2b legally correct.

3a. conforming to fact or reason; well-founded.3b.  conforming to a standard of correctness; proper.

Phụ Bản

Thánh Pháp Nhập Lăng già.
Phạn bản tân dịch Phước Nguyên

*

1. Phật bằng trí bi nhìn thế gian,
Nó như là hoa đốm hư không,
Không thể nói là sinh hay diệt,
Nên không thể nói hữu hay vô.

2. Phật bằng trí bi nhìn thế pháp,
Thực tế nó như vật huyễn ảo.
Do nó xa lìa nơi thức trí,
Nên không thể nói hữu hay vô.

3. Phật bằng trí bi nhìn thế gian
Nó giống như là một mộng cảnh,
Không thể nói nó đoạn hay thường,
Nên không thể nói hữu hay vô.

4. Pháp thân tự tính như mộng huyễn,
Ở đó có gì để khen ngợi?
Tán lễ tức không nắm lấy hữu,
Cũng không nắm lấy vô tự tính.

5. Pháp hiện tồn nhưng không thể thấy,
Do nó siêu việt thức và cảnh,
Mâu-ni siêu việt pháp trần cảnh,
Nơi đó có gì đáng khen chê?

6. Phật bằng trí bi lìa hình sắc,
Lại chứng nhân-pháp đều vô ngã ,
Do đây Phật thường hằng thanh tịnh,
Lìa phiền não chướng, sở tri chướng.

7. Phật không diệt ở trong Niết-bàn,
Cũng không trụ ở trong Niết-bàn,
Năng giác, sở giác thảy đều ly,
Cũng lại ly nơi hữu, phi hữu.

8. Nếu ai thấy Mâu-ni như vậy,
Tịch tĩnh, viễn ly nơi sinh tử.
Người đó đời này và đời sau,
Thanh tịnh phược thủ và vô cấu.

--------------------------------------------

Nguyệt Xứng

Giải thích “Sáu mươi kệ tụng biện luận lý tính duyên khởi” của Long Thọ (Kệ tụng 1 - 6)

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Bản dịch Anh: Nagarjuna’s Reason Sixty with Chandrakirti’s Commentary (Yuktisastikavrtti). Translated from Tibetan by Joseph Loizzo, and the AIBS Translation Team (2007).

*

Những người thường tục chủ trương yếu tính tự hữu thì cũng tương tự như những người thường tục xem các hình ảnh trong gương là thực hữu; họ không có khả năng nhận định rằng các sự vật trong thực tế chẳng có yếu tính tự hữu.

Nhưng, vì mục đích của giáo pháp giúp cho những trí giả cũng giống như những người đã chiêm nghiệm với các hình ảnh trong gương, có năng lực nhận định các sự vật / các tồn tại đều chẳng có yếu tính tự hữu “đều có năng lựchội thông hiểu điều này”, ngài Long Thọ nói:

  1. Những trí giả mà trí của họ vượt ngoài hữu và phi hữu, và chẳng trú ở khoảng giữa hữu và phi hữu, thấy được ý nghĩa của “duyên”: bất khả tư nghị, và tùy thuộc / không độc lập / không tự lập / không có yếu tính tự hữu / không khách quan / bị nhuốm màu cảm xúc.

-----------------------------------------------

Kinh Phổ Diệu. Lalitavistara

(Không thường hằng, không đoạn diệt)

Khi có một hạt giống, có một mầm nhưng hạt giống không là mầm. Nó không phải là một cái khác, tuy nó cũng không là cái đồng nhất. Và do thế không có thường hằng hoặc đoạn diệt.

When there is a seed, there is a sprout, but the seed is not the sprout. It is not something else, though it is not the same thing either. And so there is no permanence or ending.

(Lalitavistara. The Voice of the Buddha. The Beauty of Compassion - p. 264. Kinh Phổ Diệu)

**

Tất cả các pháp hữu vi hiện hữu đều thành lập từ các nguyên nhân và các duyên; các nguyên nhân tạo thành các duyên, các duyên tạo thành các nguyên nhân: chúng tương trợ lẫn nhau. Kẻ ngu không hiểu điều này.

"All composites exist proceeding from causes and conditions; causes make conditions, and conditions, causes: they support each other. The ignorant do not understand this."

(The Lalitavistara. The Voice of the Buddha. The Beauty of Compassion. Kinh Phổ Diệu. Vol 1, p. 263)

--------------------------------------

Nguyệt Xứng. Minh Cú Luận.

Candrakirti. Prasannapada. Lucid Expostion of the Middle Way.

Nếu có một hạt giống, có một mầm, tuy hạt giống không là mầm, cũng không là một cái khác hoàn toàn. Đây là lý do tại sao bản chất của các sự vật cũng không là đoạn diệt, cũng không là thường hằng.

It is said in the Lalitavistara: 'If there is a seed, there is a sprout, though the seed is not the sprout, nor is it wholly other. This is why the nature of things is neither perishable nor eternal. (p. 185)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 152)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 229)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 256)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 288)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 358)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 564)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 630)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 569)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 634)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 562)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 500)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 563)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 638)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 653)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 745)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 564)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 465)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 548)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 622)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 551)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 559)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 663)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 679)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 658)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 726)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 766)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 737)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 928)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 786)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1317)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 870)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1032)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 797)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1018)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 961)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 929)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1072)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1325)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1680)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 925)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1099)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 920)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 786)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 908)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 947)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1358)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1106)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1141)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 896)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1033)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1469)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1356)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1348)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 969)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1349)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1255)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1175)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1214)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1579)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant