Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Chánh TínMê Tín

04 Tháng Hai 202119:47(Xem: 5321)
Quan Điểm Của Phật Giáo Về Chánh Tín Và Mê Tín
Quan Điểm Của Phật Giáo Về Chánh TínMê Tín

Thích Nữ Thanh Nghiêm


chanh-tin-va-me-tin

Trong cuộc sống, nếu một người mất đi niềm tin sẽ trở nên vị kỷ, bất cần và gặt hái khổ đau, dễ dàng bị tác động vào những suy nghĩ hành động theo sự dẫn dắt của những vấn nạn tiêu cực vì “niềm tin là động lực để tạo cho mọi người sự cố gắng và quyết tâm đạt đến đích thành công, là nhân tố quan trọng để hợp thành xu hướng trong cấu trúc nhân cách của con người”.1 Xuất phát từ mục đích, đặc điểmchức năng của từng ngành khoa học mà đưa ra quan niệm về niềm tin khác nhau. Ở đây, theo nghiên cứu của Thái Văn Anh định nghĩa: “Niềm tin là định hướng giá trị vững chắc, có khả năng chi phối đời sống tâm lý con người theo phương hướng nhất định, phù hợp với đối tượng đã được lĩnh hội”.2

Có người đặt niềm tin vào tài sản danh lợi làm nơi an trú, có người đặt niềm tin vào tình yêu làm ý nghĩa cho lẽ sống…nhưng những niềm tin này sớm muộn cũng đưa đến bất anđau khổ vì sự chi phối của quy luật vô thường, không có gì là trường tồn vĩnh viễn. Có người đặt niềm tin vào tri thức khoa học, xuất phát từ kinh nghiệm, tri thức lý luận. Hoặc từ những khổ đau cuộc đời, có người tìm đến niềm tin ở những đấng thần linh thiêng liêng hay một nền triết lý minh triết của một tôn giáo nào đó để làm nơi nương tựa tâm linh. Trong phương diện tâm linh “niềm tin chỉ là bước dẫn khởi trên lộ trình thực nghiệm tâm linh, nhưng người ta không thể vượt qua khổ ải nếu thiếu mất niềm tin”.3 Tựu trung lại, niềm tin được phân làm ba loại: 1.Niềm tin thông thường, 2.Niềm tin khoa học, 3.Niềm tin tôn giáo.

Đến với tôn giáo nhưng không phát khởi niềm tin là không có căn bản, không thể gặt hái kết quả tốt đẹp trên lộ trình tu tập. Nếu Nho giáo xem “tín” là một trong năm điều phải có của người quân tử: “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, Tấn Văn Công nói: “Tín vi quốc chi bảo”(信爲囻之寳), Khổng Tử dạy: “ Dân vô tín bất lập” (民無信不立),… thì đối với Phật giáo “tín” là một trong bảy sức mạnh: “Tín lực (P. saddhà-balam, C. 信力), Tấn lực (P. viriyabalam, C. 進力), Tàm lực (P. hiribalam, C. 惭力), Quý lực (P. ottappabalam, C.愧力), Niệm lực (P. satibalam, C. 念力), Định lực (P. samàdhibalam, C.定力), Tuệ lực (P. pannà-balam, C. 慧力)”4 đưa đến chơn chánh tận diệt khổ đau; giúp hành giả vững chải đối trị các chướng ngại tà kiến, mê tín, tà mạng phá hoại: “Tín lực là thế nào? Là phát khởi lòng tin sâu xa, vững chắc đối với Như Lai, mà chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, cùng những kẻ đồng pháp khác không thể nào phá hoại được, đó gọi là Tín lực…”;5 là một trong bảy báu của bậc thánh Tín tài (信財), Giới tài (戒財), Tàm tài (慚財), Quý tài (愧財), Văn tài (聞財), Thí tài (施財), Tuệ tài (慧財)”6 không bao giờ bị mất, có giá trị vĩnh hằng giúp phàm nhân vươn đến quả vị Chánh giác. Như vậy, có thể xem “niềm tin” là cánh cửa đầu tiên để đến với tôn giáo.

Xã hội Ấn Độ khi đức Thế Tôn còn tại thế tồn tại rất nhiều tư tưởng triết học tôn giáo, nổi bậc nhất là Sáu phái triết học7 và Lục sư ngoại đạo.8 Mỗi tôn giáo có một chủ thuyết khác nhau, các vị luận sư trong giáo phái đều muốn xiển dương giáo nghĩa học thuyết phái mình dẫn đến tư tưởng tôn giáo bấy giờ khá rối ren phức tạp. Xây dựng nhiều học thuyết đức tin thần thoại thu hút tín đồ, sáng tạo vô số vị thần linh quyền năng ban phước giáng tội, tìm cách đưa họ tin vào việc có thể chuyển đổi cuộc sống ở một thế giới nào đó do quyết định của vị Giáo chủ. Người dân không thể phân biệt học thuyết nào đúng đắn, khó tìm được bậc đạo sư kính ngưỡng để nương tựa tôn thờ, bị phân vân khi muốn chọn cho mình một tư tưởng tôn giáo phù hợptiếp xúc quá nhiều người truyền đạo. Những người này “làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm của người khác, khinh miệt, chê bai, xuy­ên tạc”9 khiến người dân bối rối nghi ngờ “trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?”.10

Từ sự rối ren trong tư tưởng triết lý đến sự nhiễu nhương niềm tin tôn giáo, đức Phật đã đưa ra lời khuyên hướng dẫn mọi người cách xác định những lời dạy của một vị Đạo sư mang lại giá trị giải thoát tâm linh, tìm được hướng đi đúng đắn, đặt niềm tin đúng chỗ vào các học thuyết để không bị mê lầm:

Này các Kàlàmà! Chớ vội tin vì nghe truyền thuyết, chớ vội tin vì nghe truyền thống, chớ vội tin vì nghe người ta nói đồn, chớ vội tin vì được Kinh tạng truyền tụng, chớ vội tin vì nhân lý luận siêu hình, chớ vội tin vì đúng theo một lập trường, chớ vội tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện, chớ vội tin vì phù hợp với định kiến của mình, chớ vội tin nơi xuất phátuy quyền, chớ vội tin vì bậc Sa mônđạo sư của mình v.v..

Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí chỉ trích, các pháp này nếu thực hiệnchấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”.

Thời này, Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng không nên tin theo.11

Giáo lý Phật giáo được đức Phật khai triển thoát khỏi ảnh hưởng của các triết lý tôn giáo đương thời, không bị chi phối lễ nghi cúng bái, cầu khấn, tế lễ,… của các giáo phái trong xã hội. Lời dạy của Ngài luôn xuất phát từ nền tảng nhân bản, tạo nên vẻ đẹp tinh túynăng lượng nhiệm mầu gội rửa tâm hồn cho những ai tìm cầu bình an ngay trong thực tại. Đức Phật đưa ra pháp hành chuyên sâu vào chuyển hóa tâm thức, không ép buộc tín đồ phải đặt niềm tin tuyệt đối vào giáo pháp, “tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta”. Giáo lý Phật đà không bắt tín đồ tin tưởng mù quáng mà phải trải qua nghiệm chứng, không nên chỉ đặt niềm tin vì số đông hay vì đời trước truyền lại. Muốn tin vào vấn đề gì đó trước tiên cần kiểm định bằng ánh sáng của khoa học, triết lý và trí tuệ. Tránh phạm sai lầm như trường hợp của Angulimala vì mù quáng tin lời Thầy muốn nhanh chống chứng đắc Thánh quả phải giết một ngàn người, nên “…luôn luôn giết người…, mang một vòng hoa làm bằng ngón tay người”,12 về sau nhờ được sự giáo hóa của đức Phật, Angulimala đã hóa giải mê tín, nỗ lực chuyển nghiệp, thay đổi toàn bộ đời sống bản thân, từ một tên cướp gây đau khổsợ hãi cùng tột cho mọi người đã trở thành vị Thánh tăng ngay hiện đời.

Trong Kinh Tăng Chi b, đức Phật dạy nếu hành giả muốn thành tựu được thiền định, thể nhập trí tuệ thì phải khởi niềm tin bất động đối với Tam bảo:

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật.

Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian giải, Vô thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp:“Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu”. Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời”. Vị ấy thành tựu với những giới được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hủy, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được bậc trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến Thiền định.13

Chúng ta phải phát khởi lòng tin vào đức Phật, với trí tuệ tối thượng Ngài đã giác ngộ đầy đủ cả ba phương diện tự giác-giác tha-giác hạnh viên mãn. “Dầu cho các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng”14 Chúng ta phải đặt niềm tin vào Pháp, là chân lý tối thượngđức Phật đã phát hiện chứng ngộ và lời dạy về Bát chánh đạo (S. āryāṣṭāṅgika-mārga, P. Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, C.八正道) hay những phương pháp diệt khổ có thể dẫn dắt chúng ta ra khỏi vô minh, đạt được giải thoát an lạc:Này các T-kheo, du cho loi pháp hu vi nào, Thánh đạo tám ngành được xem là ti thượng, nhng ai đặt lòng tin vào Thánh đạo Tám ngành, h đặt lòng tin vào ti thượng. Vi nhng ai đặt lòng tin vào ti thượng, h được qu d thc ti thượng.15

Chúng ta phải đặt niềm tin vào Tăng, là một đoàn thể thanh tịnh sống trên tinh thần lục hòa hướng đến đạo giải thoát, thay Phật tuyên dương giáo pháp và hướng dẫn chúng sanh cùng tu tập để đạt được giác ngộ:Du cho loi chúng Tăng hay hi chúng nào, này các T-kheo, chúng Tăng đệ t ca Như Lai được xem là ti thượng trong tt c hi chúng y. Tc là bn đôi tám v, chúng Tăng đệ t ca Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trng, đáng được cúng dường, đáng được chp tay, là vô thượng phước đin đời. Nhng ai đặt lòng tin vào chúng Tăng, này các T-kheo, h đặt lòng tin vào ti thượng. Vi nhng ai đặt lòng tin vào ti thượng, h được qu d thc ti thượng.16

Tin Phật đồng nghĩa với việc tin vào Phật tánh của chính mình, vì đức Phật đã từng tuyên bốTt c chúng sanh đều có Pht tánh. Như lai thường tr bt biến như như.17 Chúng ta không phi ch tin vào li nói suông mà hãy nhìn thc tế t bài hc qua thân giáo và khu giáo ca Ngài luôn nht quán chưa bao gi chng trái, mâu thun ln nhau: Thế Tôn có giới, đại giới, lời nói đúng theo việc làm, việc làm đúng theo lời nói”.18 Đạo Phật không chấp nhận một người trở thành Phật tử bằng niềm tin đơn thuần trên cơ sở nhận thức của cảm tính bằng thần quyền huyền thoại: “Một Phật tử không phải là nô lệ của ba tạng giáo điển, không phải nhắm mắt tin càn, cho rằng ba tạng giáo điển là “chân lý tuyệt đối” do một vị Thần linh phán ra hay là những giáo điều để tín ngưỡng. Đức Phật không đòi hỏi một lòng tin nào hết đối với hạng người thiếu lý đoán”.19

Trong tiếng Pali, niềm tin được gọi là “Sadda”, nhưng niềm tin này phải là chánh tín  (正信), nghĩa là phát xuất từ sự hiểu biết của trí tuệ chứ không phải tin một cách mù quáng chạy theo tà đạo mê tín. Theo HT.Thích Trí Quảng: “Chánh tín là tin Phật học và kiểm chứng bằng khoa học”.20 Niềm tin trong đạo Phật dựa trên quá trình nỗ lực thực hành của bản thân để có sự chứng nghiệm, chánh tín là cửa ngõ đầu tiên đi vào Đại giác, vì nhờ đó mà tâm ta luôn kiên định không thối chuyển. Mục đích đức Phật hướng chánh tín cho tín đồ Phật tử để “thành đạt trí tuệ, không phải chỉ có tin và dừng lại ở niềm tin”21 Người học Phật không thể thiếu niềm tin và sự hiểu biết về Tam bảo, chân lý, nhân quả,22 Bồ-đề, phương tiện, và lời dạy của đức Phật.23 Theo Phật giáo chánh tín là tin vào các quy luật tự nhiên của vũ trụ nhân sinh: thành-trụ-hoại-không, sanh-trụ-dị-diệt, sanh-lão-bệnh-tử, tin vào “tin chết không phải là hết hay trở về cõi bất tử vĩnh hằng mà tùy theo nghiệp lực mỗi người để tái sanh vào các cõi luân hồi, tin vào Phật-Pháp-Tăng, tin vào các chân lý Phật đã chỉ ra trong kinh điển và lời dạy thiết thực của đức Phật về Bát Chánh đạo24 giúp hành giả đi đúng đạo lộ hướng về đích giải thoát đoạn tận khổ đau, mang lại lợi ích cho chính mình trong hiện tạivị lai. Chánh tínvấn đề cốt lõi của người học Phật, tạo cơ duyên để mỗi người trở về tiếp xúc gần nhất bản tánh thanh tịnh vốn có của chính mình, cho nên “Nếu người mà trong tâm có đức tin thanh tịnh, thì người ấy có thể vào được Phật pháp. Nếu không có tin thì người ấy không thể vào được Phật pháp.”25

Đức Phật từ bỏ vinh hoa phú quý, chịu đủ mọi khổ cực chỉ để tầm cầu và trao truyền lại cho con người kho báu chân lý về sự hiểu biết quy tắc vận hành của các quy luật thường hằng: Nhân quả, nghiệp báo, duyên khởiv.v... chi phối mọi hoàn cảnh, ứng dụng các quy luật này trong đời sống sẽ đưa chúng ta đến bến bờ giải thoát an vui. Đối với hành giả tu học Phật pháp, chánh tínđiều kiện tối quan trọng khi muốn đặt chân lên lộ trình giác ngộ giải thoát, trong Phật pháp lấy tin lực làm bước đầu, “do sức tin được vào, không phải do bố thí, trì giới v.v... mà có thể bắt đầu vào được Phật pháp”.26 Chánh tín là kim chỉ nam để định hướng trên bước đường tìm cầu chân lý Phật đạo. Có chánh tín rõ ràng mới tìm hiểu giáo pháp, khi hiểu được giáo pháp rồi mới dốc hết thân tâm để thọ trì giáo pháp, đã thọ trì giáo pháp nghiêm mật như vậy thì lòng tin càng được củng cố sâu sắc và vững chải hơn, không bị lầm đường lạc lối.

Ngược lại với chánh tínmê tín (迷信), là niềm tin mù quáng thiếu cơ sở vào các đấng thần linh, có quyền năng ban giáng phúc họa. Các hình thức mê tín như tin vào bói quẻ, năm tháng ngày giờ tốt xấu, tin đồng cốt, bùa chú, gọi hồn, đốt giấy tiền vàng mã để người cõi âm sử dụng,… Theo TT.TS.Thích Nhật Từ: “Người mê tín thường không phán đoángiải quyết các vấn nạn trên nền tảng nhân quả, mà chỉ thiên hướng về sự mong muốn chủ quan”.27

Nguồn gốc của mê tín sinh ra từ sự sợ hãi của con người trước các hiện tượng thiên nhiên: Thiên tai, bão lũ, sấm sét, lốc xoáy, cuồng phong… khiến phải chịu cảnh tan cửa nát nhà, chết chóc tang thương nên họ bắt đầu tưởng tượng ra sự hiện hữu các vị thần để cầu khấn sự bảo hộ che chở trong cuộc sống tránh khỏi mọi tai ương. Ngày nay, mê tín còn hình thành từ tâm mong cầu danh lợi, địa vị, quyền lực, tiền tài... Tâm mong cầu càng nhiều mê tín càng lớn, từ đó vô tình đẩy con người vào sâu trong bóng tối của vô minh, dẫn đến suy nghĩ tạo tác ra những hành động bất thiện không đem lại lợi ích cho bản thânxã hội, thậm chí nếu cuồng tín (Fanaticism) quá mức không đủ khả năng để nhận biết giá trị thực trong đời sống mà bản thân đang trải qua sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Phật giáo không chấp nhận niềm tin biểu hiện tâm lý yếu đuối, dựa dẫm, chỉ biết cầu khẩn vào đấng siêu nhiênbản thân không tự nổ lực cố gắng.

Xã hội thời đức Phật đã có rất nhiều tín ngưỡng mê tín, có lần tôn giả A-nan xin đức Phật đến gặp để hóa độ cho một người “Tịnh thủy hành”, sáng chiều hai lần ông này tu theo hạnh xuống nước tắm cho thanh tịnh, tin rằng làm như vậy nước sẽ gột rửa tất cả những cấu uế tội lỗi trong ngày đó ông tạo ra, khi đó người ông sẽ thanh tịnh trở lại. Đức Phật đã thức tỉnh ông bằng bài kệ:

            Chánh pháp là ao h,

            Gii là bến nước tm,

            Không cu uế, trong sch,

            Được thin nhơn tán thán,

            Là ch bc có trí,

            Thường tm, tr uế tp,

            Khi tay chân trong sch,

            H qua b bên kia.28

Đức Phật dạy h緉 lấy ch嫕h ph嫚 l跩 ao hồ, lấy giới l跩 bến nước để ngăn ngừa tội lỗi. Tắm m髶h trong nước ch嫕h ph嫚 thanh tịnh l? con đường chuyển h鏇 t滵 thức được bậc tr? t嫕 dương mang ? nghĩa thiết thực. G漧 tội nghiệp rồi xuống s獼g tắm kh獼g thể n跢 gột rửa được tội lỗi, đ? l? niềm tin m? qu嫕g đưa đến khổ đau, v? nước chỉ l跩 sạch những bụi bẩn cấu uế b嫥 tr瘽 th滱 thể. Nếu thật sự tắm trong nước được thanh tẩy mọi tội nghiệp th? ắt hẳn c塶 lo跬 thủy tộc như t獽, cua, c?,… sẽ rất tinh khiết v? thi瘽g li瘽g v? nước l? nơi cư ngụ của chg. Cho n瘽, tội từ t滵

28. Kinh Tương Ưng b, tập I, Thích Minh Châu dịch (1991), chương VII Tương Ưng Bà-la-môn, II.Phẩm Cư sĩ, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp.HCM, 403.

tạo phải được rửa sạch từ trong gốc rễ của t滵, kh獼g phải chỉ gột rửa ngo跬 th滱 rồi dung tg những niềm tin t? niệm tiếp tục m? lầm.

T璯 ngưỡng của nước ta n鏙 ri瘽g v? nhiều nước tr瘽 thế giới n鏙 chung đều đưa ra những quan niệm về một thế giới đa tầng c? mối quan hệ ảnh hưởng với cuộc sống t滵 linh con người. Đ漧 l? yếu tố mang t璯h si盦 h髶h, nếu kh獼g dựa tr瘽 nền tảng gi嫪 l? nh? Phật để ph滱 t獳h cặn kẽ sẽ rất kh? minh chứng bằng những năng lực khoa học hiện tại. Ch璯h sự dễ d緅 trong niềm tin t璯 ngưỡng khiến nhiều người m? qu嫕g tin v跢 c塶 thế lực si盦 nhi瘽 v? h髶h, b嫥 v癈 v跢 “th嫕h thần” để cầu xin cứu c嫕h gi đỡ họ giải quyết những kh? khăn đang vấp phải trong cuộc sống, v? t髶h tạo điều kiện kh? thuận lợi cho những kẻ lợi dụng tuy瘽 truyền, quảng b? những tri thức sai lầm, dẫn dắt con người từ nhận thức đến h跣h động bằng c塶 “dịch vụ” m? t璯 “kho塶 嫪” dưới danh nghĩa t璯 ngưỡng văn h鏇 d滱 gian để dễ d跣g lừa gạt, l跩 m? muội l犥g d滱 h犥g trục lợi, g漧 rối loạn trật tự v? l跩 ảnh hưởng cuộc sống x? hội. Một số người hoang tưởng rằng m髶h c? năng lực giao lưu nhất định với c塶 tầng thế giới si盦 h髶h, rồi tự cho m髶h c? những quyền năng dẫn dắt, thống trị, sai khiến người kh塶. Từ đ?, họ gieo rắc trong l犥g người d滱 nỗi lo lắng sợ h緅 nhằm th đẩy sự mong cầu b髶h an, lợi dụng điều đ? tạo ra nguồn thu nhập bất ch璯h th獼g qua c塶 hoạt động lễ b壾 cầu xin thần th嫕h ma quỷ hết sức rầm rộ tốn k幦. Lớp người n輇 x? hội thường gọi l? những kẻ “bu獼 thần - b嫕 th嫕h”. Một số kh塶 lợi dụng l犥g tham của con người tạo ra những phương tiện 嫥 muội như b鸒 ch? khiến nhiều người m? qu嫕g đi cầu lợi danh bằng con đường đen tối chỉ g漧 đau khổ th瘱 cho m髶h trong hiện tại v? cả tương lai. Lớp người n輇 x? hội vẫn thường gọi bằng c壾 t瘽 “thầy tà”,“thầy ph? thủy”,“thầy b鸒”... những đối tượng n輇 kh獼g bao giờ tự nhận m髶h l? m? t璯. Hiện nay xuất hiện c獼g khai nhiều v? kể, kh? bề kiểm so嫢 l跩 cho “c塶 tổ chức t獼 gi嫪 lo sợ, phải nh髶 lại m髶h cải c塶h để th獳h nghi nhằm tồn tại v? ph嫢 triển”29 trong đời sống xã hội. Đây là phần bóng tối hết sức tiêu cực trong hoạt động tôn giáo mang hình thức tín ngưỡng dân gian cần phải loại trừ một cách cương quyết.

Trong một số bài kinh có nhắc đến việc đức Pht được mi người tán dương là người tiên phong t b các tà mng mê tín để làm gương cho hàng đệ t tránh xa các hot động: Nghề xem nhân tướng, đoán mộng, luyện dùng bùa chú, tiên đoán thời sự, chiêm tinh, phong thủy, đoán thời tiết, bàn về nhật thực nguyệt thực, coi ngày giờ tốt xấu, sắp đặt ngày giờ đám cưới, đám ma, khai trương, khánh thành, dùng các ảo thuật, đoán thiên tai, đoán mưa gió trái mùa…30 Đây là những thứ “tà mạng” đức Phật khuyên hàng Tăng sĩ không được dính mắc vào được nhắc đến trong Kinh Phm võng - bài kinh đầu tiên được xem là tinh hoa giáo nghĩa pháp của bộ Kinh Trung b.

Trong Kinh Tương ưng, đức Phật cũng tuyên bố: Ta không nuôi sng bng nhng tà mng như địa lý và các ngh hèn h; ta không nuôi sng bng nhng tà mng như thiên văn và các ngh hèn h; ta cũng không nuôi sng bng nhng tà mng như bói toán và các ngh hèn h;…”31 Ngay cả đến khi sắp nhập Niết-b跣, d? th滱 mang trọng bệnh nhưng đức Phật vẫn nhẫn chịu từng cơn đau để trao truyền những lời dạy cuối c蠼g, khuy瘽 bảo c塶 vị Tỳ-kheo tr嫕h xa c塶 việc kh獼g đưa đến gi塶 ngộ giải tho嫢 như ngoại đạo “Xem tướng l跣h dữ; nh髶 sao tr瘽 trời để suy lường vận mệnh n瘽 hư. Những việc xem ng輇 giờ tốt xấu đều chẳng n瘽 l跩”.32

Gần năm mươi năm thuyết hóa độ sanh, đc Pht không bao gi đưa ra các giáo thuyết suông để mi người tin theo sáo rng, nhng li dy đều được tuyên thuyết từ những điều Ngài đã chứng ngộ. T khi bt đầu hành đạo cho đến khi sp nhp Niết-bàn, đức Phật luôn dạy các đệ tử phải nhận biết hiểu rõ quy luật vận động của duyên khởi, nhân quả, thấu triệt chân lý tứ đế, tránh xa các tà mạng,…để đạt được đời sống an lạc vô ưu trong thực tại cũng như vị lai. Vì vậy, trách nhiệm của Tăng-ni phải am tường giáo lý để hướng dẫn tín đồ đến với đạo Phật nguyên chất, nếu họ đến với đạo Phật chỉ dừng lại ở cúng bái cầu nguyện dựa trên tín ngưỡng dân gian thì “chỉ mới tiếp xúc được với tín ngưỡngtôn giáo, trong khi cái mà đức Phật đem đến là viên kim cương của đời sống an lành thật sự đòi hỏi đến sự tu tập, hành trì, làm phước, tu đức và huấn luyện tâm”.33 Nói cách khác, nếu giáo lý Phật giáo bị hạn chế phạm vi bởi những hành động tín ngưỡng dân gian thì Phật giáo không đem lợi ích gì cho xã hội.

 

THƯ MC THAM KHO

Kinh Trường b, tập I, Thích Minh Châu dịch (1991), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, Tp.HCM.
Kinh Tăng Chi b, tập I, Thích Minh Châu dịch (1996), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, Tp.Hồ Chí Minh.
Kinh Tăng Chi b, tập II, Thích Minh Châu dịch (2015), Nxb.Tôn Giáo, Hà Nội, tái bản.
Kinh Tương Ưng b, tập I, Thích Minh Châu dịch (1991), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, Tp. HCM.
Kinh Tương Ưng bộ, tập III, Thích Minh Châu

_______________________________________
(*) Học viên Cao học, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM
1. Thái Văn Anh (Thích Không Tú) (2018), Niềm tin Tôn giáo của tín đồ Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb.Hồng Đức, Hà Nội, 37.
2. Thái Văn Anh (2018), 37.
3. Thích Viên Trí, Nhặt cánh vô ưu. https://www.buddhismtoday.com/viet/phatdan/nhatcanhvouu.htm.  Ngày truy cập: 28/6/2009.
4. Kinh Tăng Chi bộ, tập II, Thích Minh Châu dịch(2015), Chương Bảy: Bảy Pháp - I. Phẩm Tài Sản, Tôn Giáo, Hà Nội, tái bản, 174-175.
5. Kinh Tạp A-hàm, Số 2, Thích Tịnh Hạnh dịch (2000), Đại Tập 6 - Bộ A-Hàm VI, Quyển 26, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc, Taiwan, 390.
6. Kinh Tăng Chi bộ, tập II, phẩm Tài sản, 176.
7. Theo Lữ Trừng, Việt dịch: Thích Hạnh Bình, Khái luận tư tưởng Phật học Ấn Độ: 1. Phái có tư tưởng duy vật, người đại diện cho phái này là A Xà Đa-Ajita Kesa Kambala, về sau gọi là Thuận Thế phái; phái này cho rằng tứ đại: đất, nước, gió, lửa  là những nguyên tố độc lập trường tồn, không thừa nhậnlinh hồn  2. Phái Tán Nhã Di-Sanjaya Velatthiputta, là học phái mang chủ nghĩa trực quan, chủ trương thật hành thiền định để mong cầu chơn chánh trí tuệ. 3. Phái Mạt Già Lê-Makkhali-Gosala chủ trương định mệnh luận, cho rằng con người là do các loại nguyên tố tạo thành, mang chủ nghĩa duy vật. 4. Bất Lan Ca Diếp – Purana-Kassapa, chủ trương phóng túng dục lạc, mang chủ nghĩa hoài nghi như phái Mạt Già Lê. 5. Phái Ba Phù Đà- Pakudha-Kaccayana, phủ nhận hành vi con người không có ảnh hưởngtrong đời sống tương lai, mang tư tưởng duy vật. 6. Phái Ni Kiền Tử-Nigantha Nata-putta, về sau phát triển thành Kỳ Na giáo, chủ trương cú nghĩa.Xem thêm: Thích Chơn Thiện (2009), Lý thuyết Nhân tính qua tạng Kinh Pàli, Nxb.Phương Đông, Tp.HCM 31-38.
8. Sa Sa Ki Kyò Go, Taka Sako Jiki Dou, I No Kuchi Tai Jun, Tsuka Moto Kei Dhô - Hán dịch: Thích Đạt Hòa- Việt dịch Thích Hạnh Bình, Phương Anh (2013): tr.30. 1. Ajita Kesakambala: Người đầu tiên theo phái Thuận thế. 2. Sañjaya Velatthiputta: Bất khả tri luận. 3. Makkhali Gosāla: Tà mệnh ngoại đạo. 4. Pakudha Kaccāyana: Tà mệnh ngoại đạo. 5. Pūraṇa Kasyapa: Tà mệnh ngoại đạo. 6. Nigaṇṭha Nātaputta: Kỳ na giáo.
9. Kinh Tăng Chi Bộ, tập  I, Thích Minh Châu dịch (1996), chương III Ba pháp, VII.Phẩm lớn, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp.HCM, 337.
10. Kinh Tăng Chi Bộ, tập  I, chương III, 338.
11. Kinh Tăng Chi Bộ, tập  I, chương III, 338
12. Thích Thiện Siêu (2003), Hư tâm học Đạo, Nxb.Tôn Giáo, Hà Nội 79
13. Kinh Tăng Chi bộ, tập IV, Thích Minh Châu dịch (1997), chương X Mười pháp, Phẩm Nam cư sĩ, (II), (92) Sợ hãihận thù, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp.HCM, 489.
14. Kinh Tăng Chi bộ, tập I, Thích Minh Châu dịch (1996), chương IV, Bốn pháp, IV. Phẩm Bánh xe, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp.HCM, 372.
15. Kinh Tăng Chi bộ, tập I, chương IV, 372.
16. Kinh Tăng Chi bộ, tập I, chương IV, 372.
17. Kinh Đại Bát Niết Bàn, tập II, Thích Từ Thông dịch (2013), Phẩm thứ hai mươi ba: Sư tử hống Bồ tát, Nxb.Tôn giáo, Hà Nội, tái bản, 350.
18. Kinh Tiễn Mao. Trích nguồn : Thích Hạnh Bình (2019), Đức Phật và những vấn đề thời đại, Nxb.Phương Đông, Tp.HCM, 69-70.
19. Thích Minh Châu (2005), Đức Phật nhà đại giáo dục, Nxb.Tôn Giáo, Hà Nội, 191.
20. HT.Thích Trí Quảng, Chánh tín trong đạo Phật.
21. Thích Hạnh Bình (2009), Đức Phật và những vấn đề thời đại, Nxb.Phương Đông, Tp. HCM, 34.
22. Chúng ta không nên chỉ hiểu đơn thuần rằng gieo nhân lành sẽ được quả lành, ví dụ hành động bố thíviệc thiện, nhưng vì muốn nổi tiếngbố thí thì hành động đó làm vì tự ngã. Nhân quả thiện chính là những hành động suy nghĩ phát xuất từ tâm thanh tịnh vô tham, vô sân, vô si, xa lìa tự ngã, phiền não,…
23. Xem thêm: Thích Hạnh Bình (2007), Phật giáo và cuộc sống, Nxb.Phương Đông, Tp.HCM 185-188.
24. Bát Chánh đạo/Bát Thánh đạochân lý thứ tư trong Tứ đế. Gồm có tám yếu tố quan trọng để tu tập đưa hành giả đến giác ngộ giải thoát: + Chánh kiến (P. Sammàditthi, C. 正見); + Chánh tư duy (P. Sammàsankappo, C. 正思唯); + Chánh ngữ (P. Sammàvàcà, C. 正語); + Chánh nghiệp (P. Sammàkammanto, C. 正業); + Chánh mạng (P. Sama àjìvo, C. 正命); + Chánh tinh tấn (P. Samàvàyamo, C.正精進); + Chánh niệm (P. Sammàsati, C. 正念);+ Chánh định (P.Sammàsamàdhi, C.正定).
25. Thích Thiện Siêu dịch (1997), Luận Đại Trí Độ, tập I,Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành,Tp.HCM, 38.
26. Thích Thiện Siêu (1997), 41.
27. Thích Nhật Từ (2015), Chìa khóa hạnh phúc gia đình, Nxb.Hồng Đức, Hà Nội, 30.
29. Đặng Nghiêm Vạn (2006), “Về những điều mới xuất hiện trong đời sống tôn giáo hiện nay”, Nghiên cứu tôn giáo, (Hà Nội), số 3 (2006)
30. Kinh Trường bộ, tập I, Thích Minh Châu dịch (1991), Kinh Phạm võng, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp.HCM,  23- 28.
31. Kinh Tương Ưng bộ, tập III, Thích Minh Châu dịch (1991), chương VII, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp.HCM, 389-390.
32. Kinh Di Giáo, Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải (2010), Nxb.Tôn Giáo, Hà Nội 30.
33. Thích Nhật Từ (2010), Con đường an vui, Nxb.Phương Đông, Tp.HCM, 125.
Trích từ:
(Tạp chí Nghiên Cứu Phật Học - Tập 01 (11.2019)





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 152)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 229)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 256)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 288)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 358)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 564)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 630)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 569)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 634)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 562)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 500)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 563)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 638)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 653)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 745)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 564)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 465)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 548)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 622)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 551)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 559)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 663)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 679)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 658)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 726)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 766)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 737)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 928)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 786)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1317)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 870)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1032)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 798)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1018)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 961)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 930)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1073)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1325)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1680)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 925)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1099)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 920)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 786)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 908)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 947)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1358)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1106)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1141)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 896)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1033)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1469)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1356)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1348)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 969)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1349)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1255)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1175)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1215)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1579)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant