Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Học Và Hành Đạo Như Thuyền Không Đáy

20 Tháng Tám 202216:28(Xem: 1703)
Học Và Hành Đạo Như Thuyền Không Đáy

Học Và Hành Đạo Như Thuyền Không Đáy

Thích Thanh Tâm

 hanh phuc



Trên lộ trình hướng về Phật đạo, tôi có duyên được “làm người đưa đò” tại Trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng năm cuối, khóa VIII, với bộ môn Luận Đại thừa khởi tín. Duyên đã đủ thì quả hiển lộ; đây cũng là dịp tạm dừng bước chân học tập và hoằng hóa miền Bắc để quán chiếu mọi nhân duyên giữa đời và xem tâm tư thế hệ mai sau ưu tư những gì trong nếp sống thiền môn, trong nếp nghĩ tu tập hằng ngày. Từ đó, qua những lần gặp mặt ảo “online” và cả những lần thật mà ảo (khẩu trang che kín), tôi đều hướng những người học trò của mình, từ bài học triết lý “sinh khởi niềm tin Đại thừa” đến nếp sống thường nhật “buồn – vui nào ai hay” sau cánh cổng chùa.

Thầy và trò gặp nhau, thoáng cái đã chia tay. Trò tiếp tục đi lên trên lộ trình học tập và thăng tiến; Thầy chậm rãi đi xuống theo năm tháng tuổi đời hư hao. Nhiều gương mặt học trò “gần như mới” bởi dịch bệnh, bởi khẩu trang, bởi mắt mờ của Thầy giáo “có tí tuổi rồi”. Cũng lợi dụng điều đó, những người học trò ngồi sau, tranh thủ Giáo thọ không nhìn thấy, chợp mắt một chút, mơ mộng một tương lai xa vời. Mơ thì đẹp, mộng thì hay; thế mà, giật mình mở mắt, mộng mơ nào thấy, chỉ thấy giám thị gọi tên “xuống văn phòng uống nước”.

Khách sang sông hăng hái đi về phía trước, người đưa đò lầm lũi bên bến sông xưa. Những lần dõi mắt nhìn xa, xem học trò trưởng thành hay vấp ngã; những lời khuyên răn, những lời dặn bảo, không biết có giúp được các con trưởng thành không; hay, của Thầy trả lại cho Thầy, chẳng cần, chẳng nhớ những lời đó đâu. Nhớ chi cho lắm ưu sầu, quên đi cho nhẹ cái đầu Thầy ơi!”. Nghĩ cũng phải, trong xu thế “đời hóa” mà bàn chuyện “làm Phật” thì khó lắm thay! Ai chẳng tham câu danh lợi, ai chẳng thích thú vui thế gian. Ai chẳng muốn xênh xang áo mão, ai chẳng mê nhung lụa kiêu sa. Thôi thì, người ở lại, giữa núi đồi cô tịch, trong không gian vắng lặng, bên ánh đèn leo lét, cặm cụi soi từng con chữ, ngẫm từng câu Kinh; rồi buông mọi phan duyên để ngẫm nghĩ, để quán chiếu nội tâm và ngoại cảnh nhằm vạch ra hướng học đạo và hành đạo đích thực, cho mình và cho những ai thấy cần thiết.

Thầm nghĩ, Phật giáo và Dân tộc Việt Nam đã gắn kết và hòa chung nhịp sống từ thuở ban sơ, có thể nói rằng Việt Nam có bao nhiêu năm văn hiến thì có bấy nhiêu năm song hành cùng Phật giáo. Do đó, đã hình thành nên một nét văn hóa đặc thù mang sắc màu Phật giáo, khi quốc gia hưng thịnh thì Phật giáo hưng thịnh, khi quốc gia suy yếu thì Phật giáo cũng cùng với vận mệnh lênh đênh của đất nước. Cho nên, trong xu thế phát triển hiện nay của thế kỷ XXI, Phật giáo Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, cơ hội và thách thức đan xen nhau. Vì thế, trong vận mệnh phát triển ấy, thế hệ chúng ta, hàng đệ tử tại gia và xuất gia của đức Thế Tôn, cần rèn luyện bản lãnh, trang bị chất liệu gì để thong dong lên đường học đạo và hoằng hóa?

“Trong những cộng nghiệp và biệt nghiệp ấy, dân tộc Việt Nam cũng đang trải qua những biến đổi trầm trọng, từ hình thái tổ chức xã hội cho đến định hướng tư duyPhật giáo Việt Nam cũng đã và đang chịu những thử thách lớn của thời đại, không chỉ xuất hiện những hình thái sinh hoạt biến đổi theo cơ cấu tổ chức của một xã hội tiêu thụ, mà chính trong tư duy cũng biểu hiện những giá trị lệch hướng, định hướng theo thị hiếu quần chúngthỏa mãn nhu cầu tri thức thấp kém, những giá trị thế tục phù phiếm.

Khi mà những người học Phật bị mê hoặc bởi các giá trị thế tụcdiễn giải giáo nghĩa theo kiến thức nhặt lượm từ những thành tựu vụn vặt trong xã hội tiêu thụchánh kiến mờ nhạt dần, và Chánh pháp được thay thế bằng tượng pháp; vàng thật được thay thế bằng vàng giả, như Đức Phật đã giải thích cho Tôn giả Đại Ca-diếp: Khi vàng giả xuất hiện trong thị trường tiêu thụ, vàng thật biến mất. Đây là quy luật cần được hiểu theo ý nghĩa kinh tế học. Do bản thân vàng giả không hàm chứa giá trị nội tại, người tiêu thụ dễ dàng phung phí. Từ đó, tạo ra ảo tưởng về một xã hội phồn vinh, mà nhất định nó sẽ dẫn đến sự sụp đổ. Cũng vậy, những giá trị phù phiếm của tượng pháp vẽ ra ấn tượng hư cấu về một thời kỳ hưng thịnh của Chánh phápđồng thời cũng hàm chứa tín hiệu cho sự suy tàn tất yếu.

Phật giáo Việt Nam, trong hiện tại đang chứng kiến hiện tượng trăm hoa đua nở, mà bất cứ ai, có trí hay không có trí, có học hay không học, có đạo hay vô đạo, đều có thể phát ngôn tự ý và tự gán cho đó là Phật ngôn mà không thể tìm thấy bất cứ đâu trong kho tàng Thánh điển; được diễn giải tùy tiện nhằm thỏa mãn thị hiếu vật dục thấp hèn. Như một dự ngôn đã báo trước bằng ẩn dụ: đem vàng đi đổi củi; mang giáo nghĩa giải thoát cao thượng đổi lấy những giá trị thế tục được cho là giá trị văn minh thời đại.”[1]

Do vậy, giữa thời đại mà nhiễu loạn thông tin đang là công cụ đắc lực cho các tham vọng quyền lựcđam mê tài sảnhấp dẫn tiêu thụ, thật khó mà phân biệt thật với giả, chánh tín với tà tín và cuồng tín; những giá trị hư cấu được phổ biến gây nên ảo giác về một xã hội phồn vinh; cũng vậy, Phật ngôn hư cấu tác thành vọng tưởng về sự hưng thịnh của Chánh pháp, và lịch sử quá khứ cũng như hiện tại đã và đang chứng kiến sự suy thoái đạo đức trong các chúng đệ tử Phật; chúng ta hãy học theo hạnh nguyện của Ngài Bồ Đề Đạt Ma lên đường học đạo và truyền giáo và được soi sáng bởi ánh sáng thâm huyền của công án  “chiếc dép Tổ sư” để thực hiện sứ mệnh độ sinh.

Hình ảnh Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma với đôi mắt, to và sâu thẳm như hư vô khiến người ta xao xuyến, khiếp sợ. Như nhà thơ Y Sa diễn tả: “Mắt sâu hút bóng thiên đàng. Một khung trời nhỏ, lá vàng chợt bay. Người ngồi giữa cuộc đổi thay. Nghe sông núi cạn phút giây vô thường.” Cho nên, văn học Trung Hoa dùng từ “bích nhãn hồ tăng” nghĩa là “nhà sư mắt biếc đất Hồ” để gọi Ngài. Và từ đó, Ngài bước chân vào huyền sử như Trúc Thiên, trong Linh thoại Bồ Đề Đạt Ma cảm thán:

“Từ Tung sơnsừng sững bên vách đá Thiếu Lâm, bóng Người ngả dài suốt lịch sử Đông Phương như một tượng trưng thuần túy của Đạo. Ngót mười lăm thế kỉ, lòng người còn nghe đồng vọng tiếng Người nói; chốn Già lam còn vang dội bước Người đi.

Đối với Người, sự thực là sự thực, không được trả giá. Trả giá với sự thực là kí kết với ma. Con người đi xuống quá rồi, thế đạo đang nghiêng ngửa giữa sắc tướngcần cấp thời chận đứng cái đà tuột dốc; cần vươn mình mở lấy con đường không đường, cần nhảy thẳng vào tâm điểm cuộc sống, của giác ngộ. Căn bịnh đã quá trầm trọng, cần bạo tay thọc thẳng mũi đao vào tròng ung thư. Trong tinh thần vô úy ấy Người đã thét giữa những con người bé nhỏ chúng ta chơn lí tối hậu: hoát nhiên vô thanh.”[2]

Thế nhưng, ngày nay, mấy ai ngẫm được cái triết lý thâm huyền ấy để làm tiêu đích học và hành đạo; người ta mãi bận tâm đến hình ảnh chiếc dép trên đôi vai Ngài, có người bảo “là Đạo pháp để lại, đạo pháp mang đi”. Người kia thì chỉ vào chân trần của Tổ sư nói: “Sắc là không, không là sắc”. Rồi hai vị nỗ lực viện dẫn kinh sách, biện bácbảo vệ chính kiến của mình, mà quên rằng: “Bất lập văn tựgiáo ngoại biệt truyềntrực chỉ nhân tâmkiến tính thành Phật” (不立文字,教外別傳, 直指人心, 見性 成佛), nghĩa là, phải hiểu thấu đáo một câu Kinh bằng cách đập vỡ cả kính lẫn ảnh, vượt qua mọi hình thái ý niệm, không phân biệt mê ngộ, không chú ý đến hiện tại hay sự vắng mặt của tâm tưởng, không bắt không bỏ hai đường thiện ác như Đại Ứng quốc sư đã diễn tả.

Như vậy, giữa những âm ba lao xao của xã hội, hãy ngẫm nghĩ công án “chiếc dép”, rồi đến sự im lặng sấm sét sau chín năm diện bích của Tổ Sư, chứ đam mê vào ngôn ngữ để kỳ thị thì biết bao giờ mới thấy sự thật. Sự lầm lẫn của chúng ta cũng giống như Vua Lương Vũ Đếthực hiện việc tô tượng, đúc chuông, xây chùa, chép kinh, học đạo và hành đạo mà không ngộ nổi những lời khai thị về yếu tính Phật pháp của Đạt Ma sư tổ.

Do đó, khi diện kiến chân dung bức họa Tổ sư chích lý quy Tây, chính đôi mắt sâu huyền kia nhìn thẳng vào tâm tư chúng sanh và nói: “Một chiếc Ta vừa đánh rơi”. Để từ đó, hãy học và hành đạo như chiếc thuyền không đáy, chuyên chở cuộc đời qua những ghềnh thác cheo leo để dựng xây hạnh phúc đích thực./.

Trung ẩn sơn, Thiệu Long tự, mùa an cư 2566

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 152)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 229)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 256)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 288)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 358)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 564)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 630)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 569)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 634)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 562)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 500)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 563)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 638)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 653)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 745)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 564)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 465)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 548)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 622)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 551)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 559)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 663)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 679)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 658)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 726)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 766)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 737)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 928)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 786)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1317)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 870)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1032)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 797)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1018)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 961)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 929)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1072)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1325)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1680)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 925)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1099)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 920)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 786)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 908)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 947)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1358)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1106)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1141)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 896)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1033)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1469)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1356)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1348)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 969)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1349)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1255)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1175)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1214)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1579)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant