Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vua Tần Bà sa La

22 Tháng Hai 201100:00(Xem: 23460)
Vua Tần Bà sa La

MƯỜI VỊ ĐỆ TỬ LỚN CỦA PHẬT 
Nguyên tác Hán Văn: Tinh Vân Pháp Sư - Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
biên soạn phần Phụ Lục - Hiệu đính: Nữ Cư Sĩ Tịnh Kiên
Chùa Liên Hoa, Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County xuất bản 2005

PHỤ LỤC
(Do cư sĩ Hạnh Cơ biên soạn thêm)

Vua TẦN BÀ SA LA

(Bimbisara) 
(Vị đệ tử tại gia đầu tiên của Phật trong hàng vua chúa)

 

Vua Tần Bà Sa La (cũng gọi là Bình Sa) trị vì vương quốc Ma Kiệt Đà, đóng đô tại thành Vương Xá. Kinh đô này trước kia đã bị một cơn hỏa hoạn lớn tàn phá, và chính nhà vua đã xây dựng lại hoàn toàn mới mẻ.

Vua có hoàng hậu là Vi Đề Hi (Vaidehi - Videhi), sinh được một con trai là thái tử A Xà Thế. Cả vua và hoàng hậu đều sùng kính và tin Phật một cách sâu sắc, và là những đệ tử tại gia đầu tiên của Phật trong hàng vua chúa.

Khi còn là là thái tử, nhà vua đã từng có người yêu là Am Bà Bà Lị (Amrapali - Ambapali), một ca nữ nhan sắc, tiếngười tăm lừng lẫy ở thành Tì Xá Li (Vaisali - Vesali). Bà sinh một con trai với nhà vua, đó là y sĩ Kì Bà (Jivaka). Dù là một ca nhi, nhưng bà đã không chịu trình diễn ở những nơi chốn tạp nhạp, mà chỉ trình diễn ở những nhạc hội trong cung đình, ở dinh thự của các hàng thân quốc thích, hoặc trưởng giả quí tộc. Tuy vậy, khi nhà vua lên ngôi, triều đình không muốn nhà vua có một bà phi là ca nhi, nên bà và hoàng tử Kì Bà đã không được công nhận, và cũng không được nhập cung. Nhà vua phải xây cất phủ riêng ở Tì Xá Li cho hai mẹ con ở, và chu cấp đầy đủ mọi thứ để hai mẹ con có được một cuộc sống sung túc của một nhà quí tộc. Cả hai mẹ con về sau đều qui y Phật, trở thành những đệ tử thuần thành của Ngài. Bà đã cúng dường khu vườn xoài to lớn của bà ở thành phố Tí Xá Li cho Phật và giáo đoàn để làm nơi hành đạo. Khi ni sư Kiều Đàm Di vừa thành lập ni đoàn, bà đã để cho ni chúng tạm trú trong khu vườn xoài này trong khi chờ đợi xây dựng ni viện, còn Kì Bà thì vừa là ngự y của vua, vừa là y sĩ thường trực chăm lo sức khỏe cho Phật và tăng chúngTrúc Lâm và Linh Thứu. Ông cư trú trong một khu vườn xoài ở gần núi Linh Thứu để tiện hầu Phật và chư tăng. Về sau cả hai mẹ con đều được Phật chấp thuận cho xuất gia

Vua cũng có một bà quí phi là Sấm Ma (Khema), vừa nhan sắc lại vừa thông minh, nên tính tình rất tự cao. Từ khi được nghe giáo phápqui y làm đệ tử tại gia của Phật thì bà dần tỉnh ngộ, tâm tính chuyển hóa, trở thành một người khiêm cung, hiền thục. Sau khi ni đoàn được thành lập, bà xin xuất gia, tu học tinh chuyên, chứng quả A la hán, trở nên một nhân vật quan trọng trong hàng lãnh đạo ni chúng. Sau khi ni trưởng Kiều Đàm Di viên tịch, bà đã được Phật cử làm ni trưởng để hướng dẫn ni chúng.

Nhà vua lên ngôi năm mười lăm tuổi, và được gặp Phật lần đầu tiên năm hai mươi lăm tuổi. Hồi đó đức Phật đang là một vị sa môn trên đường tìm thầy học đạo - và thường được gọi là sa môn Cồ Đàm. Sau khi tìm đến vùng ngoại ô phía Bắc thành Tì Xá Li để theo học với đạo sĩ A La Lam (Arada Kalama - Alara Kalama), và không thấy thỏa mãn, sa môn Cồ Đàm đã xin từ tạ thầy ra đi, quyết tìm cho được một vị chân sư có thể chỉ dạy cho con đường giải thoát sinh tử. Ngài đi vào nội địa nước Ma Kiệt Đà, tìm đến nhiều đạo tràng khác nhau, nhưng không nơi nào giúp được ước nguyện của Ngài. Ngài đi lần đến một ngọn đồi ở gần thành Vương Xá, và ẩn cư tại đó. Một hôm, Ngài ôm bát đi vào thành khất thực. Tình cờ xa giá vua Tần Bà Sa La đi ngang qua. Thấy tướng mạo đoan nghiêm và dáng vẻ khoan thai khác thường của vị sa môn, ông cho dừng xe lại để quan sát. Sau đó, ông lại cho người lén theo Ngài về đến nơi ẩn cư cho biết chỗ. Hôm sau, ông đích thân lên tới nơi để thăm hỏi Ngài. Vừa gặp Ngài là ông sinh lòng kính phục và cảm mến ngay. Ông tự giới thiệu mình là quốc vương nước Ma Kiệt Đà.

Qua mấy lời chào hỏi, nhà vua đã thỉnh Ngài về hoàng cung ở để dạy dỗ, nhưng Ngài đã khéo léo từ chối, và nói cho ông biết chí hướng thật sự của Ngài. Ngài cũng nói rõ về gia thế của Ngài. Sau khi hiểu rõ thân thế và lí tưởng cao cả của Ngài, ông lại khâm phục và mến mộ; tự coi mình như đã là đệ tử của Ngài. Ông cầu khẩn, nếu sau này thành tựu được đạo giải thoát, xin Ngài nhớ trở lại chỉ dạy cho ông. Ngài hứa khả.

Sau buổi gặp gỡ hữu duyên đó, sa môn Cồ Đàm đã rời chỗ ẩn cư để tiếp tục con đường tìm đạo, và vua Tần Bà Sa La đã gặp Phật trở lại vào năm ông được ba mươi mốt tuổi; lúc đó Ngài đã thành tựu đạo quả giác ngộ.

Sau khi thành đạo, đức Phật đã đi đến vườn Nai (Mrgadava - Migadava) ở gần thành Ba La Nại (Varanasi - Baranasi), nước Ca Thi (Kasi), chuyển bánh xe pháp lần đầu tiên, hóa độ nhóm năm vị sa môn Kiều Trần Như, và ngự ở đó gần một năm. Sau đó Ngài đi lần hồi về kinh thành Vương Xá để thực hiện lời hứa năm xưa với vua Tần Bà Sa La.

Khi vừa biết tin đức Phật đã về đến kinh thành, và đang cùng chúng tăng cư trú tạm trong một khu rừng ở phía Nam thành phố, vua Tần Bà Sa La liền dẫn hoàng hậu, thái tử, cùng các quan văn võ và hàng trăm đạo sĩ Bà la môn, đến tận khu rừng để yết kiến Phật. Sau khi được nghe Phật thuyết pháp, tâm tư nhà vua bừng sáng, bao nhiêu nghi nan chất chứa trong lòng bấy lâu, nay đều được giải tỏa. Vua sụp lạy Phật và thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Thuở nhỏ trẫm có năm điều ước nguyện. Thứ nhất là được lên ngôi vua; thứ hai là được gặp một thầy giác ngộ; thứ ba là có duyên may được kính ngưỡng vị giác ngộ ấy, thứ tư là được vị giác ngộ ấy dạy cho con đường chân chính; thứ năm là mình có đủ khả năng lãnh hội được giáo pháp do vị giác ngộ ấy chỉ dạy. Bạch Thế Tôn! Đến hôm nay thì cả năm điều ước nguyện ấy đều được thành tựu. Trẫm đã lãnh hội được giáo lí mà Ngài vừa dạy. Xin Thế Tôn thương xót nhận cho trẫm được làm đệ tử tại gia của Ngài!

Đức Phật hoan hỉ chấp thuận. Nhà vua thỉnh Phật và hàng ngàn tăng chúng tháp tùng Ngài, sau đó vào hoàng cung để thọ lễ trai tăng do đích thân vua và hoàng hậu cúng dường. Có cả sáu ngàn tân khách đã được nhà vua mời đến cùng tham dự lễ. Sau lễ trai tăng, Phật thuyết pháp trước tất cả mọi người trong hoàng cung và tân khách.

Để cảm tạ ân sâu của Phật, nhà vua đã cúng dường khu rừng trúc ở ngoại ô phía Bắc kinh thành để Phật và giáo đoàn làm cơ sở đạo tràng cố định. Một ngôi tu viện bề thế, qui củ, rộng rãi đầu tiên của giáo đoàn đã được xây dựng tại đây, và được đặt tên là Trúc Lâm. Tu viện xây xong thì vừa đến mùa mưa; nhân đó, chính tại tu viện này, đức Phật đã chính thức thiết lập truyền thống an cư hàng năm cho giáo đoàn. Đó là năm thứ hai sau ngày thành đạo; và cũng là mùa an cư thứ nhì của đức Phật. Nhà vua rất siêng đến Trúc Lâm thăm Phật và nghe pháp, và đã xây tại tu viện một giảng đường có thể chứa hơn hai ngàn người ngồi nghe pháp.

Gần khu rừng trúc này có một ngọn núi tên là Linh Thứu, nằm về hướng Đông Bắc của kinh thành, sau đó cũng trở thành một đạo tràng rất quan trọng của Phật. Trên đỉnh núi có pháp đàn, có tịnh thất của Phật, có thạch động của quí vị đệ tử của Phật. Mỗi khi có Phật về ngự trên núi, vua Tần Bà Sa La đều lên núi thăm Phật và nghe pháp. Nhà vua đã cho xây mấy trăm bậc cấp bằng đá, làm thành một con đường kéo dài từ chân núi lên đến tịnh thất của Phật.

Đức Phật thường vân du khắp mọi nơi để bố giáo, không cư trú lâu dài tại một địa phương nào. Bởi vậy để tỏ lòng biết ơn giáo hóa của Phật, và để được thường xuyên nhìn thấy Phật, vua Tần Bà Sa La đã xây một ngôi tháp đựng tóc và móng tay của Phật ngay trong vườn ngự uyển, hằng ngày chiêm bái. Vua cắt cử riêng một người chỉ lo việc chăm sóc, quét tước va tưới bón hoa cỏ quanh tháp. Mỗi ngày đều xông trầm, thắp đèn trước tháp để cúng dường.

Khi nhà vua được sáu mươi bảy tuổi thì tai biến xảy ra. Thái tử A Xà Thế nghe lời đại đúc Đề Bà Đạt Đa xúi giục, âm mưu giết vua để chiếm ngôi. Một hôm đang lúc đêm khuya, thái tủ đột nhập vào tẩm điện của vua. Thấy dáng vẻ khả nghi, ngự lâm quân đã chận thái tử lại để xét, thì tìm thấy một thanh gươm được giấu trong chéo áo của thái tử. Họ đưa thái tử vào trình diện vua, kể lại tự sự, và trình lên vua thanh gươm. Vua vặn hỏi thì thái tử nói rằng, vì muốn lên làm vua nên định giết cha. Thái tử cũng thú nhận là mình đã được đại đức Đề Bà Đạt Đa bày vẽ và sắp đặt mưu kế.

Vốn được thấm nhuần đức từ bi của Phật, nhà vua đã không giận con mình, mà cũng không giận đại đức Đề Bà Đạt Đa. Đã vậy, vua còn quyết định hạ chiếu thoái vị, nhường ngôi cho thái tử A Xà Thế. Lễ đăng quang của thái tử sẽ được tổ chức mười ngày sau đó. Làm như vậy, nhà vua hi vọng A Xà ThếĐề Bà Đạt Đa sẽ cảm được đức độ của mình mà hồi tâm hướng thiện.

Nhưng thay vì hồi tâm hướng thiện, hai ngày sau khi tờ chiếu thoái vị được ban hành, thái tử đã bắt nhà vua giam vào ngục thất. Sau lễ đăng quang, A Xà Thế vẫn không chịu trả tự do cho nhà vua, lại còn quyết tâm bỏ đói cho chết dần. Chỉ có một mình hoàng hậu được phép vào thăm nom vua. Mỗi lần vào thăm, bà giấu thức ăn trong túi áo đem vào cho chồng. A Xà Thế biết được, quở trách bà. Những lần sau, bà lại giấu cơm trong búi tóc, nhưng cũng bị phát giác. Cuối cùng, bà tắm rửa sạch sẽ, rồi thoa vào mình một thứ đồ ăn làm bằng bột, mật ong và sữa. Vua gợt lấy thức ăn này tạm nuôi sống, nhưng A Xà Thế cũng biết được, và cấm hẳn bà không được phép vào thăm nữa.

Bấy giờ, nhà vua cam chịu đói, nhưng lòng vẫn không oán trách con. Nhớ lời Phật dạy, nhà vua vẫn sống an lạc và bình thản, vẫn thiền hành theo hành lang nhà ngục, và thiền tọa nơi cửa sổ có chấn song sắt. Cửa sổ này ngó thẳng lên núi Linh Thứu, vì vậy, mỗi ngày nhà vua đều ngồi rất lâu chỗ đó để nhìn lên núi. 

Sau lần bị đại đức Đề Bà lăn đá hãm hại ở núi Linh Thứu, thì vua Tần Bà Sa La cũng bị giết trong ngục thất. Cái chết của nhà vua thật vô cùng thê thảm! Nguyên vì, A Xà Thế thấy vua cha vẫn vui tươi, không có vẻ gì buồn đau sợ sệt, thì bực bội lắm, quyết giết đi cho khuất mắt, bèn ra lệnh cho người thợ cạo vào ngục, lấy dao bén gọt gót chân nhà vua, xát dầu và muối vào, rồi hơ trên lửa cho đến chết.

Vua Tần Bà Sa La nhỏ hơn Phật năm tuổi, mất năm sáu mươi bảy tuổi, ở ngôi được năm mươi hai năm.

Ngày thượng hoàng Tần Bà Sa La băng cũng là ngày chánh hậu vua A Xà Thế hạ sinh hoàng nam. Trong nỗi vui mừng được làm cha, vua A Xà Thế bỗng cảm thấy tình thương của một người cha lần đầu tiên chớm nở trong lòng. Tình thương ấy sao là đậm đà, trong sạch và sâu sắc. Vua bèn chạy đi tìm thái hậu để hỏi về tình thương của thượng hoàng ngày xưa đối với mình. Nhân cơ hội đó, thái hậu Vi Đề Hi liền kể cho con nghe về tình thương vô biên mà thượng hoàng Tần Bà Sa La đã dành cho nhà vua hồi còn là một thái tử ngây thơ. Nghe xong, vua A Xà Thế liền cảm thấy trong lòng dâng cao một niềm hối hận tột cùng. Từ đó, cái chết của vua cứ ám ảnh nhà vua, làm cho tinh thần căng thẳng, mất ngủ trầm trọng. Các đạo sĩ Bà la môn đã bó tay, mà y sĩ Kì Bà cũng chữa mãi không khỏi. Thế rồi, Kì Bà khuyên nhà vua nên đến xin yết kiến đức Phật. Nhà vua nghe lời, Được gặp Phật và được nghe những lời dạy dỗ cùng khuyên giải của Ngài, nhà vua tỉnh ngộ và lành bệnh. Cuối cùng, vua bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã soi sáng cho con. Thế Tôn đã rọi ánh sáng vào nơi tăm tối, giúp con thấy được giá trị chân thật của chánh pháp. Xin Thế Tôn nhận cho con được làm đệ tử của Thế Tôn, cũng như xưa kia Thế Tôn đã nhận cho phụ hoàng và mẫu hậu của con làm đệ tử của Ngài.

Đức Phật hoan hỉ chấp thuận. Từ đó, vua xa lánh hẳn đại đức Đề Bà Đạt Đa, và trở thành một vị đệ tử tại gia rất thuần thành của Phật. Cũng như vua Tần Bà Sa La thuở trước, gặp bất cứ một vấn đề khó khăn nào, vua xa cũng thỉnh thị tôn ý của Phật trước khi hành động. Sau khi Phật nhập niết bàn, chính nhà vua đã đứng ra bảo trợ cho đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên của năm trăm vị A la hán, dưới sự chủ tọa của tôn giả Đại Ca Diếp.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1330)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1353)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 1066)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1232)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1707)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1643)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1537)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 1117)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1501)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1457)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1374)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1428)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1760)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 2039)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1481)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 1131)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
(Xem: 1473)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 2129)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):
(Xem: 1521)
Nhân loại luôn luôn hướng về sự hoàn thiện của chính mình trong tất cả mọi mặt, vật chấttinh thần.
(Xem: 1595)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
(Xem: 1442)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 2998)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1433)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
(Xem: 1445)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(Xem: 1775)
Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(Xem: 1745)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(Xem: 1678)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1537)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(Xem: 2710)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(Xem: 1656)
Đạo nghiệpsự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(Xem: 1655)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1457)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(Xem: 1487)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1658)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(Xem: 1597)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(Xem: 1481)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(Xem: 1474)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(Xem: 1553)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(Xem: 2248)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(Xem: 1586)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(Xem: 1559)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(Xem: 1692)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(Xem: 1898)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(Xem: 1569)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(Xem: 1447)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(Xem: 1702)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(Xem: 1461)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(Xem: 1773)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(Xem: 2441)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(Xem: 1506)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 2012)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(Xem: 1736)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(Xem: 1795)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(Xem: 1661)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(Xem: 1987)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(Xem: 1716)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(Xem: 1484)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(Xem: 1752)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(Xem: 1613)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(Xem: 1590)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant