LƯỢC
SỬ PHẬT GIÁO
Edward Conze - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
CHƯƠNG IV: MỘT NGÀN NĂM CUỐI
Các học giả có thể xác định được mức độ suy thoái bằng vào chất lượng các bản chép tay kinh điển tiếng Sanskrit.1 Vào khoảng năm 1200, các bản văn này rất hoàn hảo. Đến thế kỷ 17, chúng được đánh giá là tạm được, và qua thế kỷ 19 thì trở nên quá cẩu thả và luộm thuộm đến nỗi gần như không còn đáng tin cậy. Tương tự như vậy, chất lượng nghệ thuật cũng xuống dốc một cách đều đặn.
Với sự sụp đổ của Phật giáo Ấn Độ, tín đồ Phật giáo Nepal giờ đây phải dựa vào sức mạnh của chính mình. Sau khi thu hẹp về một vùng thung lũng nhỏ, họ dần dần nhượng bộ trước những người theo đạo Hindu trong chừng trên dưới một trăm năm. Cho đến thế kỷ 14, các tăng sĩ đi đến quyết định rằng những giới luật trong đời sống tu viện là quá khó khăn không thể tuân theo, nên họ tự chuyển sang thành một nhóm của đạo Hindu, tự gọi là banras (những người đáng kính). Họ từ bỏ nếp sống giữ tịnh hạnh,2 vào sống trong những tinh xá3 cùng với gia đình, và từ đó tiếp tục kiếm sống bằng cách hành nghề như những thợ kim loại. Thiếu đi thành phần ưu tú, Phật giáo Nepal chỉ còn có thể giữ lại một vài hình thức bên ngoài mà thôi. Một số các thần thánh được thờ cúng theo kiểu của các vị thần Hindu, và trong nhiều thế kỷ, chỉ còn riêng có giới cư sĩ Phật giáo hiện diện ở Nepal. Những vị thần phổ biến nhất là Matsyendranath, “Ngư vương thần”, một vị tu thiền hóa thành thần, được xem như là đức Quán Thế Âm, và thần Đà-la,1 “Nữ thần cứu khổ”. Tuy nhiên, sau nhiều thế kỷ vị thần nữ này đã nhường chỗ cho thần nữ Kali của đạo Shiva.
Trong sự thờ cúng của dân gian, những đường phân chia với đạo Hindu ngày càng trở nên mờ nhạt. Trong một số trường hợp, cùng một hình tượng được thờ cúng ở cả hai tôn giáo. Chẳng hạn như, đạo Hindu xem vị hộ pháp Đại Hắc2 như là thần Shiva hay Vishnu, còn tín đồ Phật giáo gọi vị này là Kim cang thủ; hoặc những tín đồ Hindu đi hành hương ở Tundiktel lễ cúng vị thần bảo vệ của Nepal, và cũng vị thần đó, tín đồ Phật giáo gọi là Liên hoa thủ.3
Nhưng không phải đời sống tinh thần và học thuật đã hoàn toàn mất hẳn. Ông Hodgson, một toàn quyền Anh,4 cho chúng ta biết rằng vào đầu thế kỷ 19 có 4 trường phái triết học. Đó là Svabhavikas, Aisvarikas, Karmikas và Yatnikas. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều viên toàn quyền người Anh khác, ông không thích triết học, từ chối không muốn bị lôi kéo vào những chuyện phi lý dai dẳng của hệ thống Phật giáo, và những điều ghi lại của ông về sự khác biệt giữa các trường phái này không có ý nghĩa mấy. Thật kỳ lạ là kể từ đó về sau cũng không có ai cố gắng xác định những điểm tranh cãi đó.
Năm 1768, sự chinh phục của dân Gurkha đã đẩy những tín đồ Phật giáo Newar vào hoàn cảnh của kẻ bị trị. Và đó là đòn kết liễu cuối cùng, đẩy nhanh hơn nữa sự diệt vong vốn dĩ đã là một kết quả không thể nào tránh được, dẫn đến từ sự biến mất của Tăng-già, những vị tăng sĩ theo nếp sống không gia đình.
Trong những năm gần đây, nhiều đoàn truyền giáo từ Tích Lan và Tây Tạng đã cố gắng thành lập một giáo hội Tăng-già mới ở Nepal, và bất cứ sự hồi sinh nào của Phật giáo nơi đây đều tùy thuộc vào sự thành công từ những nỗ lực của họ.
Ở Kashmir, những thế kỷ cuối cùng dưới sự cai trị của người Ấn nói chung là tồi tệ. Từ năm 855 đến năm 1338 là thời kỳ liên tục suy thoái và phân tán về chính trị. Phật giáo và đạo Shiva hòa lẫn vào nhau, và tín đồ của hai đạo thường chung sống với nhau trong các tu viện.
Sau năm 1000, có nhiều học giả Kashmir và các thợ thủ công bỏ sang Tây Tạng, Ladakh, Guge và Spiti. Từ năm 1204 đến 1213, Skyasribhadra, một học giả Kashmir vĩ đại, đã nổi tiếng ở Tây Tạng.
Năm 1339 đánh dấu thời điểm bắt đầu sự cai trị của Hồi giáo. Ban đầu, tín đồ Phật giáo nhận được sự khoan nhượng. Nhưng đến khoảng năm 1400, sự ngược đãi bắt đầu một cách thảm khốc. Các tranh tượng, đền đài và tự viện đều bị hủy diệt một cách có hệ thống. Các nghi thức hành lễ và đám rước đều bị cấm. Khoảng năm 1500, Phật giáo không còn là một tín ngưỡng riêng biệt, chỉ để lại những dấu ấn sâu đậm đối với đạo Hindu trong vùng và những dấu vết mờ nhạt hơn ngay cả trong Hồi giáo. Ngoài ra, tất cả đều hoàn toàn bị hủy diệt.
Edward Conze - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
CHƯƠNG IV: MỘT NGÀN NĂM CUỐI
(TỪ NĂM 1000 ĐẾN NĂM 1978)
2. NEPAL VÀ KASHMIR
Những cuộc thảm sát của người Hồi giáo đã buộc nhiều tăng sĩ và học giả của vùng Bắc Ấn phải chạy qua Nepal, mang theo kinh sách và thánh tượng. Và như vậy, Nepal trở thành nơi bảo tồn của Phật giáo Pla. Tuy nhiên, ngay cả việc chư tăng từ Ấn Độ đến cũng không tạo ra được một sức sống mới cho Phật giáo Nepal. Và sau năm 1000, toàn cảnh Phật giáo nơi đây ngày càng suy thoái. Sự ủng hộ của hoàng gia đã giữ cho Tăng-già tồn tại được một thời gian, và trong vài thế kỷ, đất nước này vẫn tiếp tục là một trung tâm văn hóa Phật giáo.Các học giả có thể xác định được mức độ suy thoái bằng vào chất lượng các bản chép tay kinh điển tiếng Sanskrit.1 Vào khoảng năm 1200, các bản văn này rất hoàn hảo. Đến thế kỷ 17, chúng được đánh giá là tạm được, và qua thế kỷ 19 thì trở nên quá cẩu thả và luộm thuộm đến nỗi gần như không còn đáng tin cậy. Tương tự như vậy, chất lượng nghệ thuật cũng xuống dốc một cách đều đặn.
Với sự sụp đổ của Phật giáo Ấn Độ, tín đồ Phật giáo Nepal giờ đây phải dựa vào sức mạnh của chính mình. Sau khi thu hẹp về một vùng thung lũng nhỏ, họ dần dần nhượng bộ trước những người theo đạo Hindu trong chừng trên dưới một trăm năm. Cho đến thế kỷ 14, các tăng sĩ đi đến quyết định rằng những giới luật trong đời sống tu viện là quá khó khăn không thể tuân theo, nên họ tự chuyển sang thành một nhóm của đạo Hindu, tự gọi là banras (những người đáng kính). Họ từ bỏ nếp sống giữ tịnh hạnh,2 vào sống trong những tinh xá3 cùng với gia đình, và từ đó tiếp tục kiếm sống bằng cách hành nghề như những thợ kim loại. Thiếu đi thành phần ưu tú, Phật giáo Nepal chỉ còn có thể giữ lại một vài hình thức bên ngoài mà thôi. Một số các thần thánh được thờ cúng theo kiểu của các vị thần Hindu, và trong nhiều thế kỷ, chỉ còn riêng có giới cư sĩ Phật giáo hiện diện ở Nepal. Những vị thần phổ biến nhất là Matsyendranath, “Ngư vương thần”, một vị tu thiền hóa thành thần, được xem như là đức Quán Thế Âm, và thần Đà-la,1 “Nữ thần cứu khổ”. Tuy nhiên, sau nhiều thế kỷ vị thần nữ này đã nhường chỗ cho thần nữ Kali của đạo Shiva.
Trong sự thờ cúng của dân gian, những đường phân chia với đạo Hindu ngày càng trở nên mờ nhạt. Trong một số trường hợp, cùng một hình tượng được thờ cúng ở cả hai tôn giáo. Chẳng hạn như, đạo Hindu xem vị hộ pháp Đại Hắc2 như là thần Shiva hay Vishnu, còn tín đồ Phật giáo gọi vị này là Kim cang thủ; hoặc những tín đồ Hindu đi hành hương ở Tundiktel lễ cúng vị thần bảo vệ của Nepal, và cũng vị thần đó, tín đồ Phật giáo gọi là Liên hoa thủ.3
Nhưng không phải đời sống tinh thần và học thuật đã hoàn toàn mất hẳn. Ông Hodgson, một toàn quyền Anh,4 cho chúng ta biết rằng vào đầu thế kỷ 19 có 4 trường phái triết học. Đó là Svabhavikas, Aisvarikas, Karmikas và Yatnikas. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều viên toàn quyền người Anh khác, ông không thích triết học, từ chối không muốn bị lôi kéo vào những chuyện phi lý dai dẳng của hệ thống Phật giáo, và những điều ghi lại của ông về sự khác biệt giữa các trường phái này không có ý nghĩa mấy. Thật kỳ lạ là kể từ đó về sau cũng không có ai cố gắng xác định những điểm tranh cãi đó.
Năm 1768, sự chinh phục của dân Gurkha đã đẩy những tín đồ Phật giáo Newar vào hoàn cảnh của kẻ bị trị. Và đó là đòn kết liễu cuối cùng, đẩy nhanh hơn nữa sự diệt vong vốn dĩ đã là một kết quả không thể nào tránh được, dẫn đến từ sự biến mất của Tăng-già, những vị tăng sĩ theo nếp sống không gia đình.
Trong những năm gần đây, nhiều đoàn truyền giáo từ Tích Lan và Tây Tạng đã cố gắng thành lập một giáo hội Tăng-già mới ở Nepal, và bất cứ sự hồi sinh nào của Phật giáo nơi đây đều tùy thuộc vào sự thành công từ những nỗ lực của họ.
Ở Kashmir, những thế kỷ cuối cùng dưới sự cai trị của người Ấn nói chung là tồi tệ. Từ năm 855 đến năm 1338 là thời kỳ liên tục suy thoái và phân tán về chính trị. Phật giáo và đạo Shiva hòa lẫn vào nhau, và tín đồ của hai đạo thường chung sống với nhau trong các tu viện.
Sau năm 1000, có nhiều học giả Kashmir và các thợ thủ công bỏ sang Tây Tạng, Ladakh, Guge và Spiti. Từ năm 1204 đến 1213, Skyasribhadra, một học giả Kashmir vĩ đại, đã nổi tiếng ở Tây Tạng.
Năm 1339 đánh dấu thời điểm bắt đầu sự cai trị của Hồi giáo. Ban đầu, tín đồ Phật giáo nhận được sự khoan nhượng. Nhưng đến khoảng năm 1400, sự ngược đãi bắt đầu một cách thảm khốc. Các tranh tượng, đền đài và tự viện đều bị hủy diệt một cách có hệ thống. Các nghi thức hành lễ và đám rước đều bị cấm. Khoảng năm 1500, Phật giáo không còn là một tín ngưỡng riêng biệt, chỉ để lại những dấu ấn sâu đậm đối với đạo Hindu trong vùng và những dấu vết mờ nhạt hơn ngay cả trong Hồi giáo. Ngoài ra, tất cả đều hoàn toàn bị hủy diệt.
Send comment