Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Tôn Giáo : Con Đường Để Tham Vấn

01 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 3935)
Tôn Giáo : Con Đường Để Tham Vấn
TÔN GIÁO :
CON ĐƯỜNG ĐỂ THAM VẤN

 Con người có rất nhiều quan điểm khác nhau về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Những người chỉ hiểu tôn giáoPhật giáo một cách bề ngoài hay thuần lý trí, cả hai đều không thể hiểu được ý nghĩa chân thật của nó. Những người quan niệm tôn giáo một cách dễ dãi hơn thì lại coi Phật giáo không phải là một tôn giáo.
 
Trước nhất, trong Phật giáo, chúng tôi không muốn chỉ nói về Đức Phật. Ngay cả Ngài cũng vậy, Ngài không muốn chúng ta chỉ tin vào Ngài, vì thế cho đến ngày hôm nay, Phật giáo không bao giờ khuyên phật tử chỉ đơn giản tin vào Đức Phật. Chúng tôi luôn luôn coi vấn đề tìm hiểu tâm lý con người, tìm hiểu tâm bản nhiên của con người là quan trọng hơn cả. Do đó, những người thật sự thực hành Phật giáo luôn luôn cố gắng tìm hiểu những thái độ tinh thần, những ý niệm, những tri giác và những ý thức của riêng chính họ. Đó là những vấn đề thực sự quan trọng.
 
Ngoài ra, nếu chúng ta bỏ quên chúng ta, những ảo tưởng, những sai lầm của chúng ta mà chỉ chú tâm đến những tư tưởng cao siêu - như “ Phật là gì? ” - thì cuộc hành trình tâm linh sẽ giống như một giấc mơ, đầy huyễn ảo. Điều đó có thể có, hãy thận trọng! Nếu như vậy, ở trong tâm chúng ta sẽ chẳng có một mối liên hệ gì giữa Phật, Chúa và chúng ta. Chúng hoàn toàn cách biệt: chúng ta ở tận dưới này; Phật, Chúa ở mãi tận trên kia. Không liên lạc được. Không thực chút nào cả, nếu chúng ta cứ mãi suy nghĩ theo kiểu này. Nó quá cực đoan. Chúng ta đặt một vật ở dưới tận cùng này, còn vật kia lại ở tột đỉnh trên kia. Phật giáo gọi đó là tâm tách biệt, tâm nhị nguyên.
 
Nói xa hơn nữa, nếu con người tự bản tính, tự căn để đã có tội rồi thì cái căn bản, cái khả năng đi tìm kiếm những tư tưởng cao thượng là gì? Nhưng dầu sao đi nữa, tư tưởngkhông thật. Con người có khuynh hướng luôn luôn muốn biết tất cả những gì về sự giác ngộ tối thượng hay những gì là bản tính của Thượng Đế, nhưng những sự hiểu biết đó không giúp thay đổi được gì trong đời sống của chúng ta và chẳng chuyển hóa được gì trong tâm của chúng ta. Một tôn giáo đúng nghĩa, chân thật nên tự tìm một sự thật cho chính nó, hơn là cứ đi trau dồi, thực hiện, sử dụngthi hành trong việc góp nhặt những hiện tượng xẩy ra.
 
Trong Phật giáo, chúng tôi không chỉ thích thú đến những việc tìm kiếm sự hiểu biết cao xa, những tư tưởng siêu hình, mà chúng tôi đặc biệt lưu ý, đặc biệt thích thú trong lãnh vực tìm hiểu những gì đang xẩy ra ở đây, ngay bây giờ, trong sự nhận thức kinh nghiệm hiện tại của chính chúng tôi, chúng tôi là gì ngay trong lúc này, bản tính tự nhiên của chúng tôi ngay bây giờ là gì? Chúng tôi muốn biết làm thế nào để thỏa mãn, làm thế nào để hạnh phúc, để an lạc, thay vì bị đau khổ, bị trầm uất, làm thế nào để vượt thắng được những cảm nghĩ tội lỗi nói ở trên kia?
 
Chính Đức Phật cũng dạy về những vấn đề căn bản này, tự tính của con người thì trong sáng, vô ngã, như bản tính của bầu trời là trong sáng, không mây. Mây đến rồi đi nhưng bầu trời trong xanh vẫn luôn luôn ở đó, mây không làm thay đổi được bản tính tự nhiên của bầu trời. Cũng giống như vậy, tính bản nhiên của con người luôn luôn trong sáng, không có một “cái tôi” nào ở đó. Dù chúng ta theo một tôn giáo hay không theo một tôn giáo nào, nếu chúng ta không buông bỏ “cái tôi” thì chúng ta luôn luôn bị hướng dẫn sai lạc; chúng ta sẽ luôn luôn sáng tạo ra những triết lý sống không đúng với sự thật và cũng chẳng bao giờ chúng ta đối diện được với sự thật.
 
Thay vì dùng trí thông minh để chiếm hữu, tranh giành, để tìm biết những triết lý xa vời, những lối sống siêu thực, tốt hơn chúng ta hãy cố gắng tìm hiểu tâm bản nhiên của chúng ta và làm thế nào thường xuyên trực diện với nó. Làm sao để thực hành giáo lý tôn giáohiệu quả: tất cả mọi tôn giáo cần phải có những phương pháp thực hành, những phương pháp tu tập. Phương pháp tu tập là chiếc chìa khóa cần thiết cho tôn giáo ! Đó là vấn đề quan trọng.
 
Thí dụ, chúng ta nghe nói có một kho tàng quí báu dành cho mọi người nhưng chúng ta không có chìa khóa để mở cửa thì tất cả thời giờ đi tìm kiếm kho tàng chỉ là huyễn ảo xa vời, vô ích, không thật. Cũng vậy, một tôn giáo được đánh bóng, được hứa hẹn đến đâu đi nữa mà không mang lại một lợi ích thiết thực, không có một phương pháp thực hành hướng dẫn tới một sự giải thoát, giác ngộ thì đó hoàn toàn là giả tạo, không có thật. Nếu tôn giáochúng ta đang theo không có một phương pháp rõ rệt, không có một chiếc chìa khóa, không có một con đường dẫn chúng ta vào đời sống thực tế hạnh phúc hàng ngày thì tốt hơn chúng ta hãy uống, hãy thưởng thức một lon Coca cho rồi. Ít ra cũng đã khát! Nếu tôn giáo mà chỉ có triết lý, tư tưởng thôi thì cũng rỗng như không khí. Chúng ta nên thận trọng để hiểu rõ tôn giáo của chúng ta là gì và sự thực hành, sống đạo như thế nào.
 
Chính Đức Phật đã nói, “ Niềm tin không quan trọng. Đừng tin những gì ta nói, đừng tin chỉ vì ta nói!” Đây là những lời dậy bảo tâm huyết của Ngài: “ Thầy đã dậy rất nhiều phương pháp, bởi vì chúng sinh có quá nhiều trình độ, cá tính khác nhau. Trước khi con thực hành chúng, con hãy dùng trí tuệ của con để kiểm soát xem nó có thích hợp với cá tính của con không, nó có hợp với tâm hồn của con không. Nếu phương pháp của thầy thích hợp và mang lại ơn ích cho con, con hãy chăm chú thực hành nó. Nhưng nếu nó không thích hợp, không mang lại kết quả gì cho con, con hãy rời xa nó, mặc dù nó nghe hợp lý, xuôi tai; nó được dành cho người khác.”
 
thời đại này, chúng ta không thể nói mọi người nên tin và nghe theo chỉ vì đó là Phật bảo, Chúa dạy. Những lời nói đó không đủ để họ tin. Họ sẽ từ chối, họ muốn bằng chứng. Những người đó không hiểu tâm bản nhiên của họ trong sáng, họ không nhìn ra được cái khả năng khám phá sự tiềm ẩn trong sáng của chính họ thành ra họ đã làm mất rất nhiều cơ hội. Nếu chúng ta nghĩ rằng từ nguyên thủy chúng ta đã có tội thì chúng ta đã mất hết hy vọng.
 
Dĩ nhiên, tâm của con người có hai phần tốt và xấu, tích cựctiêu cực, trong sạchô nhiễm. Phần tiêu cực thì nhất thời, rất ngắn ngủi. Những cảm xúc lên xuống của chúng ta cũng giống như mây bay trong bầu trời; phía bên kia của chúng là một sự thật hiển nhiên: tâm của chúng ta hoàn toàn trong sáng!
 
Rất nhiều người đã hiểu lầm Phật giáo. Ngay cả một số giáo sư Phật học, họ nhìn vào những gì Phật dạy rồi diễn dịch một cách vô cùng văn chương, bóng bảy. Họ đã không hiểu gì về những phương pháp của Ngài, họ đã không hiểu được những ý nghĩa thâm sâu của những lời dạy bảo. Theo ý kiến của riêng tôi, điều vô cùng quan trọng của mỗi một tôn giáo là ở những phương pháp của nó: làm thế nào để chuyển tôn giáo thành những kinh nghiệm sống của riêng mỗi người. Tốt nhất chúng ta nên hiểu để thực hành nó, như vậy tôn giáo mới có ích, mới có hiệu quả. Sự thực hành sẽ trở nên tự nhiên hơn, thật hơn; nó sẽ giúp chúng ta hiểu được bản tính nguyên thủy của chúng ta, tâm bản nhiên của chúng tachúng ta sẽ chẳng còn ngạc nhiên khi biết được có những gì ở trong đó. Rồi, khi đã hiểu được tâm bản nhiên, chúng ta có thể kiểm soát, có thể theo dõi nó một cách rất tự nhiên; chúng ta sẽ không phải cố gắng quá độ, sẽ không còn cần một sự thúc đẩy nào, sự hiểu biết tự nhiên sẽ mang lại sự kiểm soát tự nhiên, sự tỉnh thức tự nhiên.
 
Nhiều người tưởng rằng sự kiểm soát tâm là một việc làm chặt chẽ lắm, nghiêm chỉnh lắm, mãnh liệt lắm. Thực ra, việc kiểm soát là một tiến trình đến rất tự nhiên. Nhưng quý vị không đồng ý, phải không? Quý vị sẽ nói rằng tâm không kiểm soát được bởi sự tự nhiên vì quý vị tin rằng tình trạng tự nhiên của tâm là không có sự kiểm soát. Thật ra không phải vậy. Khi chúng ta nhận thức được sự tự nhiên của một cái tâm không kiểm soát, thì sự kiểm soát đang đến một cách tự nhiên, như tình trạng không kiểm soát hiện tại của chúng ta đang xẩy ra cũng một cách rất tự nhiên. Hơn nữa, chỉ có một cách để nhận ra sự kiểm soát đang tràn qua tâm chúng tachúng ta nên hiểu rõ bản tính của nó. Chúng ta đừng bao giờ cưỡng bức, đừng bao giờ bắt buộc tâm -thế giới nội tại- của chúng ta phải thay đổi. Cũng như chúng ta không thể thanh tẩy tâm của chúng ta bằng sự hành xác, bằng sự đánh đập thân thể. Điều đó chắc chắn không thể được. Nghiệp chướng, ô trược, tội lỗi, hay bất cứ cái gì chúng ta gọi cho những hiện tượng tâm lý này đều không thể chấm dứt bằng những sự kiện vật lý. Sự thanh tẩy đòi hỏi một sự hợp tác của cả trí tuệ lẫn phương pháp.
 
Để thanh tẩy tâm hồn, chúng ta không cần phải tin vào những gì đặc biệt ở mãi tận trên kia như Thượng Đế, Phật. Đừng quá quan tâm về những vấn đề đó. Một khi chúng ta đã thật sự nhận thức được những đặc tính lên xuống trong đời sống hàng ngày của chúng ta, thật sự thấu hiểu được những bản tính tự nhiên của thái độ tinh thần chúng ta, thì chúng ta sẽ tự động ước muốn hoàn thành một giải pháp.
 
thời đại này, có rất nhiều người muốn xét lại những vấn đề của tôn giáo, hình như họ nghĩ rằng tôn giáo không còn giá trị. Thực ra tôn giáo vẫn có giá trị. Tôn giáo giúp cải thiện đời sống. Tôn giáo có những phương pháp tuyệt hảo giúp giải quyết những vấn đề của xã hội. Vấn đềcon người đã không hiểu được những đặc tính căn bản của tôn giáo, vì thế họ không thể có được những ước muốn hoàn thành sự thực tập những phương pháp của tôn giáo dạy bảo
 
Hãy thử nhìn vào đời sống vật chất. Đó là một thế giới của bạo độngxung đột. Chúng ta không bao giờ thay đổi được chúng như ý muốn của chúng ta. Mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta không thể xác quyết một cách chắc chắn rằng hôm nay tôi muốn mọi việc phải như thế này, thế kia. Chúng ta không thể xác định trước một ngày đừng nói chi đến trước một tuần, một tháng, một năm. Nếu tôi yêu cầu qúy vị ngay bây giờ hãy cho tôi biết cái gì sẽ xẩy ra hôm nay, chuyện gì sẽ xẩy ra cho chúng ta, qúy vị sẽ cảm thấy những giây phút sắp tới như thế nào ...vân vân... Qúy vị có thể nói cho tôi biết không? Chắc chắn là không. Chúng ta không thể trả lời được, phải không qúy vị?
 
Không cần biết chúng ta sẽ tạo cho chúng ta một đời sống vật chất thoải mái như thế nào, cũng không cần biết chúng ta trang hoàng nhà cửa của chúng ta như thế nào -tôi có cái này, tôi có cái kia, tôi đặt cái này ở đây, cái kia ở đó...- Chúng ta vẫn không thể xếp đặt tâm của chúng ta giống như vậy. Chúng ta không thể qủa quyết ngày hôm nay tôi phải như thế này. Làm thế nào chúng ta có thể sắp xếp tâm của chúng ta như vậy được? Làm sao chúng ta có thể nói được: “ ngày hôm nay tôi sẽ như thế này?” Tôi có thể nói cho qúy vị biết chắc chắn một điều, cho tới khi nào tâm của chúng ta còn ở ngoài tầm kiểm soát, còn loạn động và còn phân biệt chia rẽ thì chúng ta sẽ không bao giờ làm được điều đó, không thể được. Nói vậy không có nghĩa là tôi chê bai qúy vị, tôi chỉ muốn nói lên một vấn đề là: tâm của chúng ta làm việc như thế nào!
 
Tất cả những điều nói ở trên chỉ nhấn mạnh một vấn đề: không cần biết chúng tamột đời sống vật chất thoải mái, tiện nghi như thế nào; không cần biết chúng ta tự an ủi: “ồ, điều này tôi hài lòng, điều này làm tôi vui, tôi sẽ hạnh phúc cả ngày hôm nay!” như thế nào, chúng ta vẫn không thể xác định được đời sống của chúng ta sẽ xẩy ra y như vậy. Những cảm xúc luôn luôn thay đổi, thay đổi, tự động thay đổi một cách liên tục không ngừng nghỉ. Sự kiện này nói lên đời sống vật chất không giúp gì được trong tiến trình thay đổi tâm lý đó. Tuy nhiên, tôi không có ý khuyên qúy vị phải từ bỏ đời sống vật chất mà hãy sống khổ hạnh. Tôi hoàn toàn không muốn nói như vậy. Quan điểm của tôi là nếu chúng ta thực sự hiểu được vấn đề tâm linh và sống theo nó thì chúng ta sẽ tìm được những sự thỏa mãn lớn lao hơn, cao cả hơn, sẽ có một đời sống ý nghĩa hơn là cứ chạy theo những cảm xúc trần gian. Hạnh phúc trần gian không bao giờ thỏa mãn được tâm của con người.
 
Vì thế, sự có mặt của tôn giáo với mục đích chính của nó là giúp chúng ta thấu hiểu được tâm bản nhiên của chúng ta và những cảm tính riêng của chúng ta. Chúng ta muốn gọi con đường tâm linh của chúng ta bằng tên gì cũng được, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là từ nó chúng ta có thể học hỏi được kinh nghiệm cho riêng chúng ta và có hiểu được cảm tính riêng tư của chúng ta hay không. Vì lý do đó, kinh nghiệm của Lạt ma về Phật giáo là thay vì chú trọng đến tín ngưỡng, các ngài lại đặc biệt chú ý đến vấn đề chứng nghiệm cá nhân, thực hành đạo pháp trong đời sống và xác định được những kết qủa trong tâm của chúng ta như: phương pháp này có mang lại lợi ích không? tâm chúng tachuyển hóa không hay vẫn ở ngoài vòng kiểm soát như trước kia? Đó là Phật giáo ! và cái phương pháp để kiểm soát tâm được gọi là thiền định.
 
Đây là vấn đề hoàn toàn cá nhân, chúng ta không thể tổng quát hóa, không thể tập thể hóa vấn đề này được. Nó thuần túy là sự hiểu biết cá nhân, kinh nghiệm của từng người. Nếu con đường chúng ta đang theo, đang thực hành không mang lại cho chúng ta một sự thay đổi nào, không giải quyết được vấn đề gì, không có câu trả lời cho những khúc mắc của đời sống, không thỏa mãn tâm chúng ta thì chúng ta nên xét lại, nên đặt lại vấn đề. Có một điều gì sai lầm trong con đường chúng ta đang theo hay không? hay là chúng ta đã hiểu sai vấn đề? Chúng ta không nên vội vàng kết luận tôn giáochúng ta đang theo là sai lầm bởi vì chúng ta đã thử mà không thành công. Cá tính khác biệt mang đến những tư tưởng khác biệt, mang đến những quan điểm khác biệt, mang đến những sự hiểu biết về tôn giáo khác biệt nên có thể có những nhận xét sai lầm. Vì thế, hãy thận trọng, hãy thấu triệt những giáo lý và những phương phápchúng ta đang theo, trước khi phê phán nó. Nếu chúng ta thực sự nắm được những căn bản giáo lý của nó, chúng ta sẽ thực sự kinh nghiệmhài lòng trong tận đáy lòng của chúng ta. Từ đó, chúng ta sẽ chứng nghiệm được sự thỏa mãn của tâm không phải từ những vật bên ngòai. Sự thỏa mãn chân thật chỉ có ở bên trong, ở tâm bản nhiên của chúng ta. Sự an lạc chỉ đến từ bên trong!
 
Chúng ta thường đau khổ và nhìn thấy một thế giới đảo điên, chỉ vì chúng ta tin tưởng rằng chúng ta có thể thay đổi được những sự vật bên ngoài theo ý muốn của chúng ta, theo hoạch định của chúng ta. Chúng ta đòi hỏi sự vật phải thay đổi trong khi bản tính của chúng không thay đổi; sự vật phải tồn tại, phải thường hằng trong khi bản tính của chúng là vô thường. Rồi, khi chúng đổi thay là chúng ta không bằng lòng, chúng ta nổi giận. Chúng ta tức giận khi một vật nào đó trong nhà hư hại, bể vỡ, chỉ vì chúng ta không hiểu được bản tính vô thường của nó. Khi thời điểm đến, mọi vật đều biến đổichúng ta muốn hay không muốn. 
 
Tuy nhiên, chúng ta vẫn đòi hỏi sự vật phải tồn tại, phải ở với chúng ta. Điều đó không thể được, không có vật gì có thể tồn tại mãi mãi. Do đó, để tìm kiếm sự thỏa mãn vĩnh cửu, chúng ta nên chú tâm vào sự thực hành tâm linhthiền định hơn là đi tìm ở những sự vật chung quanh chúng ta. Sự thỏa mãn vĩnh cửu chỉ đến từ tâm, từ bên trong chúng ta. Vấn đề then chốt và là căn nguyên của tất cả mọi đau khổ, buồn bực, chán đờichúng ta có một cái tâm không tỉnh thức, một cái tâm bất mãn, bám víu.
 
Biết như vậy thì mỗi khi rắc rối xẩy ra, thay vì bực tức nóng giận vì những việc không vừa ý, vì những hành động bám víu bên ngoài, chúng ta hãy thư dãn, thoải mái, ngồi xuống và bắt đầu khám xét xem thực trạng nào đang diễn ra ở trong tâm ta. Hành động này rất có lợi để đối trị những rắc rối đang tràn đến đồng thời làm êm dịu tâm ta. Hơn nữa, khi chúng ta thực tập như vậy, chúng ta giúp cho trí tuệ ngày càng thêm lớn mạnh. Trí tuệ không bao giờ phát triển trong một cái tâm bấn loạn, lộn xộn và hay thay đổi !
 
Một tinh thần bấn loạn là một chướng ngại lớn cho việc phát triển trí tuệ. Cũng giống như vậy, ngã chấpchướng ngại cho việc phát hiện tâm bản nhiên. Nếu vì những quan niệm sai lầmchúng ta cho rằng bản ngã và tâm là một, giống như nhau, thì chúng ta sẽ không bao giờ tách chúng ra được và cũng không bao giờ khám phá ra được phía bên kia của bản ngã là gì. Cho tới khi nào chúng ta còn tin vào sự sai lầm này thì chúng ta và tội nguyên tổ là một và sẽ chẳng bao giờ chuyển hóa được chúng. Tin vào cái gì thì cái đó trở nên quan trọng và nó sẽ ảnh hưởng muôn đời đến tất cả những quan niệm sống của chúng ta. Người Tây phương thường quan niệm rằng nếu chúng ta không là một với bản ngã thì chúng ta không thể có một đời sống, không thể có công ăn việc làm và không thể hoàn thành một việc gì. Đó là một ảo nghĩ vô cùng nguy hiểm - họ tưởng rằng chúng ta không thể tách cái tôi ra khỏi tâm, cái tôi ra khỏi đời sống. Họ cho đó là điều vô cùng rắc rối. Nếu mất cái tôi, chúng ta sẽ mất hết cá tính, mất cả bản tính tự nhiên của con người. Điều đó hoàn toàn sai lầm, chúng ta không nên lo lắng về những vấn đề này. Thật ra, nếu bỏ mất cái tôi chúng ta sẽ thực sự hạnh phúc. Chúng ta nên có hạnh phúc! Nhưng “cái tôi” là gì? Người Tây phương có rất nhiều danh từ nói về cái tôi, nhưng người ta có thực sự hiểu cái tôi là gì không? Không cần biết sự hoàn hảo của những danh từ đó như thế nào, cái tôi không phải là ngôn từ, ngôn ngữ chỉ là một biểu tượng. Họ nghĩ có một “cái tôi” thực đang ở trong chúng ta. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm về một cái “tự ngã độc lập, thường hằnghiện hữu.” Trong thực tế, những cái gì chúng ta tin tưởng về cái tôi đều không hiện hữu, không có thực.
 
Nếu tôi hỏi tất cả mọi người có mặt ở đây đi tìm kiếm tận trong đáy sâu thẳm, phía bên kia của ngôn ngữ, cái tôi là gì, thì mỗi người sẽ có một câu trả lời khác nhau. Tôi không nói đùa đâu, đây là kinh nghiệm của tôi, qúy vị nên tự tìm hiểu lấy. Chúng ta vẫn thường nói một cách bao quát: “đó là cái tôi của anh”, nhưng chúng ta thực sự không có một ý niệm gì về bản tính đích thực của cái tôi là gì ? Đôi khi chúng ta còn dùng một câu rất ư là châm biếm: “Ồ, không sao, đó chỉ là cái tôi của anh thôi mà !” hay những câu đại khái như vậy. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu sâu xa hơn, chúng ta sẽ nhìn thấy những người trung bình thường nghĩ rằng đó là cá tính của họ, đời sống của họ. Đàn ông có cảm tưởng rằng nếu họ làm mất bản ngã họ sẽ mất hết cá tính, họ sẽ không còn là đàn ông nữa; nữ giớicảm tưởng rằng nếu họ làm mất cái tôi của họ, họ sẽ mất hết phẩm cách của đàn bà. Điều đó hoàn toàn không có thật, hoàn toàn sai lầm. Còn nữa, vẫn dựa trên căn bản diễn dịch về đời sốngbản ngã của người Tây phương, thì nó còn tệ hơn nữa : họ nghĩ bản ngã là một thái độ tích cực cần phải có cho đời sống xã hội, nếu khôngbản ngã, không thể sống hòa đồng với xã hội. Nếu chúng ta cứ tiếp tục tìm hiểu một cách sâu xa hơn trong lãnh vực tinh thần, chúng ta sẽ còn khám phá ra nhiều điều thích thú hơn nữa.
 
Ngay cả những nhà tâm lý học cũng định nghĩa bản ngã một cách rất nông cạn, hời hợt, làm chúng tacảm tưởnghoàn toàntính cách vật chất. Theo quan điểm của Phật giáo, “bản ngã” hay “cái tôi” là một ý niệm thuộc phạm vi tinh thần, không phải vật chất. Dĩ nhiên, những hoạt động của một biểu tượng “tôi” có thể được thị hiện ra bên ngoài, thí dụ, khi một người giận dữ thì thân xác của họ phản ảnh những rung động giận dữ chứ không phải có một “cái dữ ” tự nó hiện hữu, tự nó xuất hiện. Đó chỉ là một biểu hiện của sự giận dữ. Cũng giống như vậy, “cái tôi” không phải là sự thị hiện từ bên ngoài mà là những yếu tố, động lực của tinh thần, một thái độ tâm lý ở bên trong. Chúng ta không thể nhìn thấy chúng từ bên ngoài.
 
Trong lúc thiền định, chúng ta có thể nhận ra hôm nay chúng ta lên tinh thần, ngày mai xuống tinh thần : những hiện tượng chao đảo là do tâm. Một người không theo dõi bên trong của họ sẽ có những ý kiến rất nông cạn, như “ hôm nay tôi không vuimặt trời không sáng.” Tất cả những hiện tượng lên xuống của chúng ta đều phát xuất từ những yếu tố tâm lý, ở bên trong.
 
Khi một làn gió mạnh thổi qua, mây tan đi và bầu trời trong xanh trở lại. Tương tự như vậy, khi trí tuệ -sự hiểu biết về tâm bản nhiên- đến, đám mây đen tối bản ngã liền tan biến. Phía bên kia của “bản ngã”, của “cái tôi” -sự loạn động, tâm không kiểm soát, tâm không tỉnh thức- là sự an lạc vĩnh cửu, là sự thỏa mãn hoàn hảo bất tận. Đó là tất cả sự dạy bảo của Đức Phật, đó là tất cả sự diễn giảng, phân tích của Ngài về cả hai mặt tốt xấu, tích cựctiêu cực của chúng ta. Đặc biệt, mỗi khi tâm tiêu cực xuất hiện, thay vì sợ hãi, chúng ta nên phân tích nó, khám xét nó, theo dõi nó một cách gần hơn nữa, một cách xác thực hơn nữa.
 
Đó, qúy vị thấy không, Phật giáo không phải là một tôn giáo thuần túy, nó luôn luôn cố gắng tránh những sự công kích, xung đột. Phật giáo chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu chúng ta là ai và tâm của chúng ta hoạt động, làm việc như thế nào ngay bây giờ, ở đây. Điều đó làm cho Phật giáo trở nên hấp dẫnthích thú cho nhiều người. Chúng ta không thể lúc nào cũng chỉ đòi hỏi nghe những điều tốt đẹp, những điều vừa ý, những vấn đề tích cực. Tôi biết qúy vị là những người tốt, chúng ta luôn tích cực, chúng ta thích đứng về phía ánh sáng, nhưng còn bản tính tiêu cực -phần tối tăm - của chúng ta thì sao? Để có thể hiểu được cả hai phía một cách ngay thẳng công bằng, để có thể thấu triệt được toàn diện bản tính của chúng ta, chúng ta phải tìm hiểu, phải nhìn nhận cả hai, bên xấu cũng như bên tốt, phần tích cực cũng như phần tiêu cực, và một điều vô cùng quan trọng là không bảo vệ, không thiên vị bên nào !
 
Tôi xin chấm dứt ở đây và rất hân hạnh được trả lời những câu hỏi của qúy vị.

Hỏi: Thưa Lạt ma, ngài nói rằng chúng ta nên bày tỏ, biểu lộ những hành động tiêu cực của chúng ta ra hơn là bưng bít, che dấu nó ? Phải chăng chúng ta nên để chúng đi ra?

Lạt maTùy theo. Có hai vấn đề. Nếu những cảm xúc tiêu cực đã lộ ra bên ngoài, tốt hơn nên tìm cách để giãi bày nó ra nhưng tôi đề nghị nên đối diện với nó trước khi để nó xuất hiện ra. Dĩ nhiên, với những cảm xúc tiêu cực quá mạnh mà chúng ta cố gắng chịu đựng, đè nén nó thì đây lại là nguyên nhân cho một sự nguy hiểm sau này, thí dụ, sự bùng nổ một cơn giận dữ tích tụ lâu ngày có thể vác súng đi giết người. Phật giáo có những phương pháp để khảo sát những cảm xúc này bằng trí tuệ và bằng cách tiêu hóa chúng qua thiền định, hãy thiền định để những cảm xúc tan biến một cách êm thắm. Sự giãi bày những cảm xúc tiêu cực mạnh ra bên ngoài sẽ để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm thức của chúng ta. Những dấu ấn này, những kinh nghiệm này sẽ giúp chúng ta giải quyết một cách dễ dàng hơn khi những cảm xúc tiêu cực đó trở lại, mặc dầu lần trở lại này có thể còn mãnh liệt hơn lần trước. Những dấu ấn này tạo thành một chuỗi nghiệp lực nhân quả mà nó sẽ ảnh hưởng lâu dài trên những hành vi tiêu cực của chúng ta. Do đó, chúng ta phải biết trau dồi bản lãnh và phải quyết liệt khi đối diện với những âm lực này. Hãy học hỏi để biết khi nào nên giãi bày nó ra, làm thế nào để giãi bày tâm sự và đặc biệt làm thế nào để nhận diện được nó trước khi nó thành hình để tiêu hóa nó trong trí tuệ.

Hỏi: Xin Ngài giải thích sự liên hệ giữa phương pháp thiền của Phật giáo và Hatha yoga?

Lạt ma: Trong Phật giáo chúng tôi chú trọng nhiều đến sự hòa nhập nội tâm hơn là sự chuyển động của thân xác, mặc dầu có những sự thực hành thiền định qua việc thực tập thân xác. Nói chung, sự thiền định của Phật giáo dạy chúng ta nhìn vào bên trong xem chúng ta là gì, để hiểu được bản tính thực của riêng chúng ta. Thiền Phật giáo không nhất thiết phải ngồi yên một chỗ trong tư thế liên hoa với đôi mắt nhắm lại, thiền có thể thực hiện trong tất cả mọi trạng huống của đời sống. Điều quan trọng là phải tỉnh thức trên từng công việc chúng ta làm vì thế chúng ta không nên làm buồn lòng chính mình và những người chung quanh một cách vô ý thức. Chúng ta có thể thiền trong lúc đang đi, đang nói chuyện, đang làm việc, đang ăn...trong bất cứ lúc nào, hãy tỉnh thức trong từng hành động của thân, khẩu và ý của chúng ta.

Hỏi: Phật tửhoàn toàn kiểm soát khí lực (prana) của họ qua tâm không?

Lạt ma: Có. Nếu chúng ta kiểm soát được tâm, chúng ta sẽ kiểm soát được tất cả mọi sự kiện. Không thể kiểm soát được thân xác nếu không kiểm soát được tâm trước. Nếu chúng ta cố gắng kiểm soát thân bằng sức mạnh, nếu chúng ta tự đưa chúng ta lên mà không hiểu sự liên hệ giữa tâm và thân thì đó là một việc làm rất nguy hiểm mang lại nhiều điều khổ tâm.

Hỏi: Ngài có thể đi vào đại định trong khi ngài đang đi, giống như trong lúc ngài ngồi thiền không?

Lạt maChắc chắn được, lý thuyết là như vậy nhưng tùy theo mỗi cá nhân. Với người mới tập, sẽ đạt được cảnh giới này dễ dàng bằng cách ngồi thiền. Tuy nhiên, với người có kinh nghiệm, họ có thể duy trì tình trạng tâm tập trung này ở tất cả mọi nơi, ngay cả khi họ đang đi. Dĩ nhiên, nếu một người có tâm hồn bấn loạn, dù có ngồi thiền đi nữa họ cũng không thể giữ tâm yên tịnh. Một điểm quan trọng trong Phật giáochúng ta không thể bắt tất cả mọi người phải làm điều này, tất cả mọi người phải như vậy, nó tùy thuộc vào cá tính mỗi người. Tuy nhiên, chúng tôi cũng khẳng định con đường thực hành thiền định như sau: bước thứ nhất chúng ta nên phát triển như thế này, kế tiếp đi theo con đường này rồi tiếp tục tiến lên những giai đoạn tập trung khác nhau...vân vân... Tương tự như thế, toàn thể con đường tu tập đến giác ngộ - chúng tôi gọi là lam-rim, từng bước tu tập - được đặt ra từng cấp bậc, từng lý thuyết thích hợp cho từng người, giúp họ có thể dễ dàng tìm được trình độ của họ, rồi họ sẽ bắt đầu từ đó.

Hỏi: Thưa Lạt ma, những tư tưởng tiêu cực (xấu) xẩy ra trong tâm của chúng ta, chúng có thể đến từ những nguyên nhân bên ngoài chúng ta, từ người khác hay từ một thể tinh thần nào đó hay không?

Lạt ma: Ồ, đó là một câu hỏi rất hay. Nguyên nhân chính, gốc rễ thâm sâu của những căn nguyên tiêu cực nằm ở trong tâm của chúng ta, nhưng điều kiện để nó thị hiện ra bên ngoài thường thường đòi hỏi một sự tác dụng hỗ tương, nguyên nhân bên ngoài, từ người khác hay từ những cảnh vật chung quanh. Thí dụ, một vài người có những kinh nghiệm về thuật phong thủy, chiêm tinh bói toán quan niệm: khí lực (chấn động của những hành tinh khi nó chuyển vận) thay đổi làm ảnh hưởng đến con người. Những cảm xúc thay đổi vì những kích thích tố trong người thay đổi. Những kinh nghiệm này không chỉ đến từ tâm của chúng ta mà còn qua những tác động vật chất hay tinh thần. Dĩ nhiên chúng ta cũng có thể nói rằng tất cả những sự kiện trong cơ thể mà nó là nguyên nhân của một đổi thay đều đến từ tâm chúng ta. Nhưng tôi không nghĩ rằng Đức Phật chấp nhận ý kiến cho rằng có một thể tinh thần bên ngoài gây đau khổ cho chúng ta. Điều này cũng có thể xảy ra nếu tâm lực của anh có liên hệ đến một lực nào đó ở bên ngoài và đó chính là sự tác dụng hỗ tương làm anh đau khổ.
 
Qua những kinh nghiệm trong cuộc sống, chúng ta đã biết được chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những sự kiện ở chung quanh. Trong bầu không khí vui tươi, an lànhthương yêu, con người tự cảm thấy hạnh phúc. Trong bầu không khí nóng giận, gần những người năng động, gần những người hiếu thắng chúng ta dễ bị lôi cuốn theo họ. Tâm của con người như cái gương soi. Chiếc gương không phân biệt, không kỳ thị, nó phản chiếu tất cả những gì đàng trước nó, không kể tốt xấu. Giống như thế, tâm của chúng ta nhận tất cả những cảnh ở chung quanh, nếu chúng ta không biết kiểm soát, không tỉnh thức với những sự kiện xẩy ra, tâm của chúng ta có thể sẽ nhận đầy rác rưởi. Vì thế, hãy thận trọng, hãy ý thức những gì xẩy ra ở chung quanh ta và nhận thức xem nó ảnh hưởng đến tâm chúng ta như thế nào.
 
Vấn đềchúng ta cần phải hiểu về tôn giáo là xem nó liên hệ thế nào với tâm của chúng ta, nó có thể hướng dẫn đời sống của chúng ta như thế nào. Nếu chúng ta có thể thực hành nó, điều đó thật tuyệt diệu, sự thật nằm ngay ở đó. Chúng ta không cần phải đặc biệt chú ý đến lòng tin vào Thượng đế, vào Phật hay quan tâm đến tội lỗi, đừng quá lo sợ về những vấn đề đó. Hãy hành động đúng theo sự hiểu biết của chúng ta càng nhiều càng tốt, như vậy chúng ta sẽ gặt hái được kết quả ngay ngày hôm nay. Hãy quên đi những vấn đề siêu hình, siêu thực hay những gì vĩ đại cao xa như tình yêu bao la --tình cao thượng, lòng từ bi sẽ đến, sẽ lớn mạnh từ từ, một cách chắc chắn nhưng từ từ.-- Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ chú trọng đến những vấn đề, như “ Ồ, tuyệt diệu quá! siêu việt quá! mãnh liệt quá!” là chúng ta đang đi trong một cuộc hành trình về quyền lực. Dĩ nhiên sức mạnh của tinh thần sẽ đến nhưng chỉ có một cách mà chúng tathể đạt được là chúng ta phải thấm nhuần đạo phápchuyên cần thực hànhtrong đời sống. Sức mạnh đến từ bên trong chúng ta. Đừng nghĩ rằng quyền năng thật phải ở trên kia, một chỗ nào đó trong bầu trời. Quyền năng thật đang ở đây, tâm của chúng ta! 

Hỏi: Theo giáo lý Phật giáo, tri giác (tưởng) là một trong năm uẩn (ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức), chúng hòa hợp làm thành thân tâm của con người. Tri giác làm việc như thế nào? Thưa Ngài.

Lạt ma: Lại một câu hỏi rất hay. Hầu như trong mọi lúc, tri giác của chúng ta đều hão huyền, huyễn ảo; chúng ta không nhận thức đúng sự thật. Đúng vậy, chúng ta nhìn thế giới cảm giác -hình thể hấp dẫn, mầu sắc đẹp, món ăn tuyệt hảo...vân vân... - nhưng chúng ta không thực sự nhận biết được sự thật của chúng, bản chất thực của hình thể, của mầu sắc và của mùi vị.... Đó là lý do tại sao chúng ta luôn luôn có những nhận xét sai lầm. Những nhận biết sai lầm của chúng ta là một tiến trình cung cấp tin tức sai lạc từ năm giác quan chuyển vào tâm, rồi nó được diễn lại dưới ảnh hưởng của “cái tôi”. Kết quả là chúng ta luôn luôn ở trong huyễn ảo, chúng ta không nhìn ra được bản tính thực của sự vật, chúng ta chỉ đứng bên lề của sự thật, ngay trong thế giới cảm giác.

Hỏi: Nghiệp quá khứảnh hưởng đến tri giác của chúng ta không?

Lạt maDĩ nhiên là có. Nghiệp quá khứ ảnh hưởng rất nhiều đến những nhận thức của chúng ta. Cái tôi của chúng ta ôm giữ, nắm bắt tất cả những nhận thức không được kiểm soát và tâm của chúng ta chỉ chạy theo chúng: toàn thể tình trạng không kiểm soát đó được gọi là nghiệp. Nghiệp không chỉ đơn giản là những lý thuyết, đó chính là những tri giác hàng ngày của chúng ta trong cuộc sống.

Hỏi: Thưa Lạt ma, sự liên hệ giữa tâm và thân là gì? chẳng hạn như thức ănliên hệ gì không?

Lạt ma: Thân không phải là tâm, tâm cũng không phải là thân, nhưng cả hai có một liên hệ rất đặc biệt. Chúng rất gần nhau, rất ảnh hưởng đến nhau. Thí dụ, khi một người dùng ma túy thì vật chất không ảnh hưởng đến tâm một cách trực tiếp, nhưng vì tâm liên hệ với hệ thần kinh của thân và những cơ quan trong người, nên sự thay đổi vì thuốc khiến cho hệ thần kinh không còn hòa hợp, đó là nguyên nhân để tâm có những ảo giác. Vì biết có một sự liên hệ sâu xa giữa thân và tâm nên mật tông du già Tây Tạng mới lợi dụng cơ hội này : tập trung sự chú ý vào những trung tâm thần lực trong cơ thể để gây ảnh hưởng tâm. Do đó, ngay cả thức ăn thường ngày hay bất cứ gì thân xác đụng đến cũng đều có ảnh hưởng đến tâm chúng ta.

Hỏi: Thưa ngài, nhịn ăn có tốt không?

Lạt ma: Việc nhịn ăn không quan trọng lắm, trừ khi chúng ta đang trong thời kỳ thực tập một vài phương pháp đặc biệt thì sự nhịn ăn lại rất cần. Đó là kinh nghiệm của một số lạt ma. Thí dụ, nếu chúng ta ăn uống cả ngày rồi ngồi thiền vào buổi tối thì sự tập trung thiền định rất khó. Vì thế, nếu muốn thiền một cách đúng đắn, chúng tôi chỉ ăn ngày một bữa. Buổi sáng chúng tôi uống trà, ăn buổi trưa, buổi tối uống trà. Với chúng tôi, sống như vậy để cuộc đời đơn giản hơn, thân xác nhẹ nhàng hơn. Nhưng với những người không thấy cần thiết phải luyện tâm thì họ lại cho đó là một cực hình. Thường thường chúng tôi không nhịn ăn. Chúng ta không nên tự hành hạ mình, nên sống đơn giản, vui vẻhợp lý để giữ cho thân thể luôn khỏe mạnh. Nếu thân thể yếu đuối, tâm cũng trở nên vô dụng. Khi tâm vô dụng, đời sống cũng trở nên vô dụng. Trong một vài trường hợp, nếu nhịn đói để thăng tiến việc thực tập thiền định hay để tiến xa hơn trong một vài lãnh vực thì nhịn ăn là một điều tốt.
 
Xin cám ơn qúy vị, nếu không còn câu hỏi nào khác, xin kính chào qúy vị.
 

Lama Yeshe thuyết giảng tại Brisbane, Australia, ngày 28 tháng 4 năm1975
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant