Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần II: Phù trợ người lâm chung

19 Tháng Hai 201100:00(Xem: 9809)
Phần II: Phù trợ người lâm chung

PHÙ TRỢ NGƯỜI LÂM CHUNG
Đại sư Dagpo Rinpoche
Diệu Hạnh Giao Trinh Việt dịch - Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhà xuất bản Thời Đại

PHẦN II. Phù trợ người lâm chung

Trong tất cả mọi tình huống, nếu ta chân thành muốn giúp đỡ một người lâm chung, thì điều tốt nhất ta có thể làm, trong lăng kính của sự tái sinh, là làm tất cả để sao cho người này an trụ trong một trạng thái tâm thức hiền thiện vào giây phút cuối cùng, khi tâm trí người này còn hoạt động ở dạng thô, vì tâm thức cuối cùng của họ sẽ định đoạt kiếp tái sinh sắp tới, tốt hay xấu.

Chú trọng tới hoàn cảnh của người lâm chung

Một khi hiểu được nguyên tắc khái quát rồi, khi thực tế đối diện vấn đề, lúc phải ra tay thì phải biết tùy cơ ứng biến. Ta có thể chia làm hai loại người ở giờ phút lâm chung, tùy theo việc họ có được chuẩn bị hay không trước cái chết.

Đối với người đã có một đời sống tâm linh, có tín ngưỡng và đã từng hành trì, đã suy nghiệm về cái chết, lại chia ra làm hai loại nữa, tùy theo sự chuẩn bị của họ có kết quả hay không.

1. Sự chuẩn bị đã hoàn thiện, hơn nữa, người lâm chung vẫn còn sáng suốt.

Nhờ có tu trì, người này đối diện với cái chết một cách bình tĩnh, và đủ sức tiếp tục suy nghiệm, quán chiếu, hay ít nhất cũng tự khơi dậy một trạng thái tâm thức tốt lành. Người này tự đủ sức và đã sẵn sàng. Vì họ có khả năng “xoay sở” một mình, không cần sự giúp đỡ nào từ bên ngoài, nên trên thực tế thì tốt hơn hết là nên để yên cho họ, tránh làm phiền họ không đúng lúc, mà nên thu xếp cho họ có được sự yên tịnh cần thiết để họ tiếp tục con đường đạo.

2. Người lâm chung không hề được chuẩn bị trước, hoặc có chuẩn bị nhưng không đủ.

Chúng ta có thể gặp nhiều tình huống như sau:

– Người lâm chung đã nghĩ đến cái chết, và vì có hành trì nên họ đã làm hết sức mình để tự chuẩn bị, nhưng sự chuẩn bị không được đầy đủ.

– Người lâm chung đã được chuẩn bị khá đầy đủ, nhưng vì sự đương đầu với cái chết không phải là một chuyện dễ dàng nên họ cảm thấy sợ hãi. Trong cơn khủng hoảng, họ quên mất những pháp môn vẫn thường hành trì và có nguy cơ không an trụ được trong trạng thái tâm thức thích hợp.

Trong suốt cuộc đời, người lâm chung không hề nghĩ đến cái chết (vì bất cứ lý do nào). Họ rất có thể không biết rằng khởi lên tâm niệm lành vào lúc này là có lợi cho họ. Hơn nữa, họ có muốn cũng chưa chắc làm được.

Một người ở trong những trạng huống kể trên sẽ cần đến một sự giúp đỡ từ bên ngoài. Nếu người đến phù trợ và đưa tiễn họ có khả năng khuyên giải và chỉ dẫn cho họ khởi được những tư tưởng lành thì rất có lợi.

3. Người lâm chung vướng phải một căn bệnh hay bị đau đớn làm cho mất sáng suốt. Người này cũng cần được giúp đỡ một cách thích đáng.

Tôi xin nhắc lại là Phật giáo cho rằng hữu tình nào cũng nên an trụ trong một trạng thái tâm thức hiền thiện vào những giây phút cuối cùng trước khi lìa đời, bất luận tín ngưỡng, và dẫu cho họ có tin hay không tin vào thuyết luân hồi.

Dĩ nhiên, những ai tin rằng người ta sống vỏn vẹn chỉ có một đời này thôi thì sẽ thấy chết là hết. Tuy nhiên, họ có thể công nhận rằng, đối với họ cũng như những người thân, nếu họ được ra đi một cách an bình trong một trạng thái tâm thức an lạc thì vẫn tốt hơn. Điều đó chắc chắn sẽ là một niềm an ủi cho những người ở lại. Đối với bản thân, chết như thế thoải mái hơn nhiều. Ngoài ra, họ sẽ ra đi một cách rất tốt đẹp, phù hợp với điều mong muốn – chính đáng – của họ, tức là cái hạnh phúc mà họ đã gìn giữ suốt cả một đời. Nếu họ làm hỏng hết vào giờ cuối bằng một cái chết khổ sở và rối loạn thì thật là đáng tiếc. Huống chi người tin vào thuyết luân hồi, họ sẽ thấy không những nên có, mà còn cần thiết phải có những tư tưởng thích hợp khi đến giờ đã định, một phần là để một lần nữa có một kiếp tái sinh tốt, mà nếu họ là người tu hành, để có thể tiếp tục hành trì và sớm đạt thành quả.

Chuẩn bị cho việc phù trợ người lâm chung

Ở Âu châu mấy năm gần đây, người ta trở lại quan tâm đến giai đoạn cuối của cuộc đời, và vấn đề hết sức hệ trọng, hết sức tế nhị là giúp đỡ người lâm chung lại chiêu cảm một số người ngày càng đông hơn. Chúng ta có thể lấy đó làm mừng. Nhưng làm thế nào để giúp đỡ [người lâm chung] một cách thiết thực? Phải suy nghĩ cho chu đáo.

Làm với từ bitình thương

Theo Phật giáo, với tư cách người đến phù trợ và tiễn đưa thì điều kiện đầu tiên và cơ bản là tự khởi lên một trạng thái tâm thức thấm nhuần từ bitình thương đối với mọi loài nói chung, mà đặc biệt là đối với người đang hấp hối, người mà ta đến để phù trợ. Thật sự nếu ta chú ý bắt đầu bằng việc phát khởi những tư tưởng nhân hậu, nếu ta có một ý chí mãnh liệt muốn giúp đỡ người sắp chết một cách hữu hiệu, tóm lại, nếu lòng ta tràn ngập từ bitình thương thì chắc chắn người lâm chung sẽ cảm nhận được và nhờ thế mà ta sẽ có một tác động mạnh hơn đối với họ.

Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Trong giả thuyết mà ta là người phù trợ, với một tấm lòng vô cùng chân thành và với ý muốn duy nhất là đem lại lợi lạc cho người lâm chung, thì điều đó sẽ thấm đượm vào trong mỗi cử chỉ, mỗi lời nói của ta đối với họ. Chắc chắn họ sẽ cảm nhận được, nhờ thế chúng ta sẽ có một tầm ảnh hưởng rất sâu đậm đối với họ. Vì thế, dầu cho chúng ta cảm thấy thời gian cấp bách, không thể trì hoãn phút nào, nhưng việc dành thời gian để tự khơi dậy một trạng thái tâm thức tốt lành không phải là phung phí, mà ngược lại là khác.

Như tôi vừa nói, trong vài thập niên trở lại đây số người muốn phù trợ, đưa tiễn người lâm chung và dấn thân để làm việc đó ngày càng nhiều hơn. Dĩ nhiên, đây là một chuyển hóa tốt đẹp, và tôi lặp lại, chúng ta phải lấy đó làm điều vui mừng. Tuy nhiên, tôi thấy có hai nguy cơ có thể xảy ra. Tôi xác định đây là quan điểm chủ quan của riêng tôi, tôi không dám chắc là mình hoàn toàn đúng, nhưng cũng như bất kỳ ai, tôi có quyền bày tỏ ý kiến của mình.

Hai nguy cơ mà tôi nhận thấy trong khuynh hướng hiện tại khi có rất nhiều người muốn tham gia việc này là gì?

Sự phù trợ và đưa tiễn người lâm chung nếu trở thành một hoạt động gần như thông thường thì sau một thời gian người ta sẽ trở nên quá quen thuộc đến nỗi sẽ trở thành một thói quen như đi làm ở công sở, một hoạt động như mọi hoạt động tầm thường khác.

Trong trường hợp đó, bên tử sàng, thay vì cảm thấy mối quan hoài và tha thiết muốn giúp đỡ một người lâm chung và chỉ đặc biệt riêng người này thôi, chúng ta có nguy cơ rơi vào chỗ không dụng công nỗ lực nữa và thấy việc đến với người này như một công việc tầm thường, vô thưởng vô phạt. Tương tự, người mà ta muốn giúp đỡ cũng sẽ cảm nhận thấy như vậy. Đó là mối nguy thứ nhất: làm cho sự việc trở nên tầm thường!

Vấn đề thứ hai là ở Âu châu ai cũng hối hả, vội vàng. Không ai có nhiều thì giờ, ai cũng dán mắt vào đồng hồ. Nếu việc phù trợ người lâm chung trở thành một công việc thông thường, dẫu là trong môi trường hội đoàn hay nghề nghiệp, thì mối nguy lớn là khi cần phải can thiệp ta sẽ bị thời gian bức bách, vì ta có một việc gì khác phải làm ngay sau đó. Thí dụ, chúng ta ấn định là sẽ đến với người lâm chung từ 2 giờ tới 4 giờ chiều, không trễ hơn được. Như vậy, nếu ở bên tử sàng mà ta chỉ luôn nghĩ rằng “dù gì đi nữa thì đến 4 giờ tôi cũng phải dông” thì việc phù trợ sẽ trở thành một vấn đề thứ yếu.

Dĩ nhiên tôi cũng không chắc chắn lắm. Cũng có thể là tôi chỉ lo sợ hão, nhưng tôi vẫn thấy có hai mối nguy như thế trong khuynh hướng hiện tại.

Tại sao ta lại có ít thì giờ đến thế? Tại sao lúc nào ta cũng phải chạy đua? Một lần nữa, đây là sự phân tích của riêng tôi. Tôi nghĩ rằng, đó là vì chúng ta có khuynh hướng muốn làm quá nhiều việc! Ngay khi vừa nghe nói đến một việc gì, chúng ta liền muốn thử nghiệm ngay, hoặc chúng ta cho rằng mình bắt buộc phải làm việc này. Chẳng hạn, khi nghe người khác nói có một việc gì đó cần phải làm, ta liền xung phong ngay hay ít nhất cũng tình nguyện ghi danh, vì ta muốn thử làm việc ấy. Hiềm một nỗi, cứ thêm mãi việc này vào việc khác, dần dần ta không còn một phút nào cho riêng mình nữa. Từ đó mà chúng tacảm giác bận túi bụi, phải nói là bận rộn từ đầu này tới đầu kia của cả đời mình. Dĩ nhiên, để sống được thì chúng ta phải bảo đảm những nhu yếu của mình, và phần đông chúng ta đều có một nghề nghiệp và tiêu tốn phần lớn thì giờ của mình vào đó. Ngoài công việc, có thể chúng ta còn một số trách nhiệm phải gánh vác, như chuyện gia đình chẳng hạn. Đúng vậy, nếu chúng ta có con, ít nhất chúng ta cũng phải lo cho con cái v.v...

Như vậy, có một số công việc mà chúng ta không thể trốn tránh được, mà ngược lại còn phải hoàn tất một cách chu đáo. Ngoài những việc ấy ra, khi bị lôi cuốn bởi một phạm vi hoạt động mới, liệu chúng ta có thật sự bắt buộc phải nhảy vào ngay lập tức? Khi ta cứ muốn làm thử mỗi việc một chút và xung phong vào nhiều hoạt động khác nhau, danh sách việc làm cứ dài ra, nhưng thời gian thì không. [Kết quả là] ta có nhiều việc làm hơn nhưng lại không có nhiều thì giờ hơn trước. Chúng ta không thể nào không rối loạn cả lên nếu cứ tiếp tục như thế! Mà điều này có thật sự cần thiết không? Tại sao ta không tự giới hạn những việc phải làm, và làm cho đàng hoàng? Có thể đây là một câu hỏi mà chúng ta nên tự vấn.

Chúng ta có thể lấy câu nói đầy trí tuệ của một vị đại học giả Ấn Độ vào thế kỷ thứ 11, ngài A-đề-sa (Atisha Dipamkara – 982-1054) làm châm ngôn:

“Cái để biết và có thể biết thì nhiều vô lượng; nhưng đời người thì ngắn và chúng ta không biết sẽ chết vào lúc nào. Thế thì, thay vì tự tản mạn, tại sao không bắt chước con thiên nga mà chắt lấy chất sữa đã bị hòa tan trong nước, đi thẳng vào điểm chính và rút tỉa cái tinh hoa của đời người bằng cách làm tròn những mục tiêu cao thượng của mình?”

Dĩ nhiên, tôi cũng chỉ đề nghị thế thôi.

Để trở lại với chủ đề chính của chúng ta, điều lý tưởng nhất là cho dù gấp gáp, người phù trợ cũng phải dành thời gian để tự khơi dậy một ý muốn mãnh liệt là đem hết khả năng mình để giúp đỡ người đang sắp trút hơi thở cuối cùng.

Tôi phải nhấn mạnh vào điểm này vì ở Âu châu, vấn đề giúp đỡ người lâm chung đã được nghiên cứu sâu rộng đến nỗi nhiều tổ chức xuất sắc đã được thành lập. Những phương tiện kỹ thuật đã được cải thiện một cách đáng kể và những người làm việc xung quanh người lâm chung – người của các ban y tế điều trị tạm thời hay các hội đoàn – đã soạn ra những nghi thức ngày càng tinh vi hơn. Nếu tự động thêm vào đó, chúng ta có cái mà Phật giáo gọi là “động cơ hiền thiện” – một tình cảm vô cùng nhân hậu đối với người lâm chung – thì chúng ta đã tự đặt mình vào một điều kiện tuyệt hảo. Đúng thế, Phật giáo phân tích rằng giữa tâm nguyệnviệc làm thực tiễn thì chính tâm nguyện mới có tác dụng mạnh hơn. Và nếu chúng ta dung hợp cả hai, lòng nhân ái và kỹ thuật cao – thì chúng ta sẽ gặt hái những kết quả tốt đẹp hơn nhiều.

Tôi còn có một gợi ý nữa. Quý vị cũng biết rằng hiện nay có rất nhiều hội đoàn đề nghị đào tạo những người phù trợ lâm chung – và điều này rất tốt. Có thể nào chúng ta ghép vào các chương trình đào tạo một lớp huấn luyện phát triển tình thươngtừ bi đối với người lâm chung? Tôi nghĩ điều này có thể thực hiện trong tất cả các hội đoàn, tôn giáo hay phi tôn giáo, và bởi tất cả mọi người. Tại sao? Vì tình thươngtừ bi chỉ là những giá trị nhân đạo chứ không cần phải mang một sắc thái tôn giáo nào. Ai cũng có thể làm được. Hãy tưởng tượng rằng, trong một lớp huấn luyện, các tập sự viên sẽ được đề nghị thiền quán về tình thươngtừ bi. Chỉ cần dạy cho họ những kỹ thuật thiền quán liên quan đến đề tài ấy, điều này không có gì là rắc rối lắm. Thật sự, đối tượng phải nghĩ đến là những hữu tình sắp lìa trần, tức là đang ở trong một hoàn cảnh nguy khốn. Một đối tượng như thế sẽ khơi dậy lòng từ bi một cách tự nhiên, và đồng thời khơi dậy tình thương trong lòng bất kỳ ai, huống chi là những người hiển nhiên đã có đầy thiện chí. Cứ cho là sau khi được đào tạo và khích lệ như thế, các tập sự viên sẽ thực hành một chút thiền quán ở nhà về hai đề tài trên. Sau đó, khi trên đường đến bệnh viện hay nhà dưỡng lão, hay nhà riêng của một người lâm chung đang cần giúp đỡ, sự rèn luyện của họ sẽ giúp họ tự đặt mình vào trạng thái tâm thức thích đáng mà không cần phải cố gắng nhiều. Từ nay, chỉ cần nhắc đến một người lâm chung cần được trợ giúp là đủ kích thích những người phù trợ đã được rèn luyện như thế, để họ khởi lòng từ bi và tình thương. Họ sẽ đến bên cạnh người lâm chung với tâm thức từ mẫn, và trong trạng thái tâm thức đó, họ sẽ áp dụng những kỹ thuật đã học trong lớp huấn luyện: những cử chỉ phải làm, những lời phải nói v.v...

Tập trung tinh thần

Ngoài ra, người phù trợ cần nên cải thiện khả năng tập trung của mình, đồng nghĩa với sự quân bình tinh thần, ngõ hầu dành tất cả tâm trí cho đương sự – người lâm chung. Có những kỹ thuật để tập trung mà ai cũng có thể học được, đặc biệt là tập trung vào hơi thở, vào sự hô hấp. Trong quý vị đây, nếu ai đã từng tập yoga dù chỉ chút ít, hẳn cũng đã học qua những kỹ thuật này rồi. Đây cũng là những phương pháp trung dung, không phải riêng của bất cứ một nhóm nào và ai cũng có thể học không chút khó khăn. Bất cứ ai có thiện chí đều có thể tìm học.

Điều này sẽ rất quý cho họ, vì khi muốn giúp đỡ một người, nhất là một người lâm chung, thì chính mình nên, hay phải sẵn sàng. Mà sẵn sàng có nghĩa là phải đủ bình tĩnh và thư giãn. Thế nhưng chúng ta ai cũng có thể gặp chuyện trục trặc trong đời tư và căng thẳng tinh thần, lo lắng bất an. Lúc phải giúp đỡ một người đang gặp khó khăn, đặc biệt là người lâm chung, nếu ta bắt đầu áp dụng những kỹ thuật tập trung, thí dụ chú ý đến hơi thở, ta có thể lấy lại sự an tĩnh đủ để thư giãn và hoàn toàn chú tâm đến người ta muốn giúp đỡ.

Thâu thập một ít dữ kiện liên quan đến người lâm chung

Dĩ nhiên, điều này không phải lúc nào cũng làm được. Nhưng trong khả năng có thể, việc thâu thập một số dữ kiện liên quan đến người mình trợ giúp sẽ rất có ích. Khi đương sự là một người thân, người trong gia đình hay bạn bè thì lẽ ra ta đã biết khá rõ về họ. Chúng ta đã có một vài khái niệm về sở thích, quan điểm của họ, về những cam kết hay tiểu sử của họ. Nhưng để sự giúp đỡ của ta được thích hợp, trong trường hợp ta không quen biết nhiều với người lâm chung, lý tưởng nhất là phải làm sao biết được tối thiểu một vài dữ kiện về người ấy, như tính tình, những gì họ ưa thích, những điều họ đã thực hiện hay không thực hiện trong đời họ...

Việc biết được những điều tốt đẹp mà người lâm chung đã thực hiện là những dữ kiện rất quý báu. Chắc chắn là bất kỳ ai cũng đều đã từng làm được một điều tốt vào một lúc nào đó trong đời. Có thể là trong những lãnh vực rất khác nhau. Tầm ảnh hưởng của nghĩa cử đó có thể lớn hoặc nhỏ. Điều đó không quan trọng. Chúng ta có thể lấy một vài thí dụ như: người này có thể đã làm hết sức mình để nuôi dạy con cái rất đàng hoàng, hay đã lo lắng đầy đủ cho gia đình..., người khác thì có thể đã tham gia các công tác xã hội và gây tác động mạnh đối với nhiều tầng lớp dân chúng; người khác nữa thì đã can thiệp trên bình diện quốc gia, có thể là quốc tế... Các lãnh vực để làm việc thiện có rất nhiều, như xây trường học, nhà thương ở những nơi thiếu thốn v.v... Dầu ở bình diện quốc tế hay khu vực, trong môi trường nghề nghiệp hay gia đình, với một tầm vóc xã hội hay chật hẹp hơn thế, ai ai cũng chắc chắn đã từng có cơ hội thực hiện những điều tốt lành, có khi xuất sắc. Người phù trợ phải tìm cách dò hỏi để biết.

Tại sao điều này lại quan trọng đến thế? Đừng quên mục đích của người phù trợ là giúp đỡ người lâm chung ra đi trong những điều kiện lợi lạc, tốt nhất là trong một trạng thái tâm thức thư giãn và hạnh phúc.

Trong trường hợp người lâm chungmột đời sống tôn giáo hay tâm linh, thì điều này đã rất đầy đủ để khơi lên cho họ những ý nghiệp thiện. Không cần phải đề cập đến những lãnh vực khác.

Tuy nhiên trong phần lớn các trường hợp, việc giúp cho người lâm chung đạt được một trạng thái tâm thức hiền thiện không phải là điều dễ dàng. Người phù trợ có thể nhắc lại cho họ nghe tất cả những điều thiện mà họ đã thực hiện trong đời, rồi nhân cơ hội ấy mà nói thêm rằng “Bạn có thể ra đi trong an bình, bạn đã làm xong bổn phận và không có gì để ân hận.”

Nếu đi vào chi tiết, trường hợp nào cũng có thể xảy ra. Người lâm chung có thể đã cư xử rất tốt với con cái, cha mẹ, quê hương hay đối với những người trong hoàn cảnh khó khăn v.v... Họ có thể đã làm rất nhiều hay rất ít. Đây không phải là vấn đề. Điều cốt yếu là nhắc cho họ nhớ việc gì tốt lành mà họ đã làm. Dầu rằng trong mắt ta việc ấy chẳng đáng kể chút nào, cũng không sao. Nhớ được điều ấy, họ sẽ có thể cảm thấy khá hơn, tự tin hơn, bớt căng thẳng, và sẽ ra đi trong điều kiện tốt đẹp hơn.

Chúng ta can thiệp trên bình diện nào khi nhắc cho người lâm chung những thành đạtviệc thiện của họ? Trong sự tu tập căn bản, Phật giáo khuyên ta phải vui theo với tất cả những nghiệp thiện của người khác và của cả chính mình: đó là hạnh tùy hỷ công đức. Hiện thời, vấn đề của chúng ta là làm sao cho người lâm chung nhớ lại những việc đáng khen mà họ đã thực hiện và khiến cho họ sinh lòng vui mừng. Được như thế sẽ rất có ích cho họ về nhiều mặt: ngoài một sự an ủi tức thời, hạnh tùy hỷ còn tăng cường các nghiệp lành, và khuyến khích mình tiếp tục. Đại sư Tây Tạng Djé Tông Cáp Ba, sống ở cuối thế kỷ thứ 14 và đầu thế kỷ thứ 15 đã nhấn mạnh rằng, nếu có một hành trì tu tập nào không cần cố gắng mà phát sinh công đức vô lượng, thì đó là hạnh tùy hỷ với tất cả những điều tốt đẹp đã được thực hiện bởi người khác và chính mình, cũng như với tất cả những điều may mắn hay hạnh phúc đã xảy ra cho người khác và cho chính mình, như đức Phật đã chỉ dạy. Đúng thế, đức Phật đã từng nói, miễn là mình đừng khởi tâm kiêu mạn, việc nhớ lại những nghiệp thiện mình đã làm có công năng tăng trưởng công đức đã tích tập. Còn hạnh tùy hỷ công đức của người khác, chẳng những giúp cho ta trừ bỏ tâm đố kỵ, mà còn giúp cho ta tạo nhiều nghiệp tốt.

Trạng thái tâm thức thích đáng

Chúng ta đã nhắc đi nhắc lại, không có gì tốt cho người chết bằng việc chết đi trong một trạng thái tâm thức hiền thiện, điều này áp dụng cho tất cả mọi người, ngay cả cho chính ta.

Nói chung thì bất cứ ý nghiệp thiện nào cũng đều được cả. Dĩ nhiên có những trạng thái tâm thức có nhiều uy lực hơn, nhờ nội dung cũng như tầm ảnh hưởng của chúng. Vấn đề là phải có khả năng khơi dậy đúng lúc. Không phải ai cũng đã sẵn sàng. Điều này tùy thuộc vào các thói quen chúng ta đã có hay không có trong suốt cả cuộc đời. Thí dụ, việc cảm thấy yêu thương mọi người chắc chắn là một trạng thái tâm thức tốt. Người nào đã nuôi dưỡng tình thương suốt đời họ có thể hy vọng tìm thấy tình cảm ấy trên ngưỡng cửa tử. Nhưng người chưa từng hay rất hiếm khi thương yêu ai thì chắc chắn không phải vào lúc nguy kịch nhất, hoặc tế nhị nhất của cả một đời mà có thể thành công lần đầu tiên [trong việc khởi tâm yêu thương].

Một lần nữa, đó là lý do tại sao việc hiểu biết đôi chút về người lâm chung là điều tối quan trọng, để ước lượng điều gì thích hợp với họ: thay vì khích lệ lòng tin nơi một người vô thần – với nguy cơ làm họ bực dọc hay tệ hơn thế nữa – thì hợp lý hơn là nương theo những ý thích đặc biệt của họ, tùy theo các ưu điểm mà họ có như tính rộng rãi, nhẫn nhục, trí thông minh v.v...

Trong hai quyển kinh mà tôi đã giới thiệu từ đầu, đức Phật đề cập đến nhiều phương thức, quyển thứ nhất có 11 phương thức và quyển thứ hai có 5 phương thức.

Tôi đề nghị chúng ta hãy duyệt qua hai quyển kinh này, sau đó thử xem có góp nhặt được gì cụ thể không, trước là để giúp đỡ người khác, sau là để tự chuẩn bị cho cái chết của chính mình.

Trong trường hợp của người phù trợ lâm chung, chúng ta sẽ thử rút tỉa ra những sai lầm không được vi phạm. Nếu được chuẩn bị trước, chúng ta sẽ ít có nguy cơ lầm lẫn trong một lúc bị cảm xúc quá mạnh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18654)
Đạo sư Padma nói: Hãy thực hành Pháp thập thiện và hãy có niềm tin vào cái nên tránh và cái nên làm theo các loại hậu quả trắng và đen của những hành động ấy.
(Xem: 21470)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 22250)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 16942)
Nghi quỹ tu Pháp Đức Phật - Bổn Sư Shakya Năng Nhân Vương này có tên là “Kho tàng gia trì - Nghi quỹ Đức Phật” được dịch từ Tạng văn sang Việt văn...
(Xem: 13489)
Đức Phật, vô cùng thực tếthiện xảo, đã khai thị bằng vô số giáo pháp theo các cấp độ vi tế khác nhau nhằm giúp chúng sinh tiếp cận và thâm nhập thực tại.
(Xem: 22887)
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thươnglòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
(Xem: 19091)
Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật.
(Xem: 18527)
Bằng cách chúng ta tu tập quán tưởng Đức Phật Quán Thế Âm, sự hiện thân của Ngài chính là hiện thân của sự hợp nhất giữa trí tuệtừ bi...
(Xem: 21691)
Những Đạo sưcuộc đời được ghi chép trong quyển sách này là một số vị trong nhiều cá nhân hiếm hoi mà chúng ta có được ở Tây Tạng...
(Xem: 20103)
Thực hành Bổn tôn là phương pháp đặc biệt và lớn lao để nhanh chóng chuyển hóa những sự hiện hữu thế tục mê mờ thành sự giác ngộ.
(Xem: 14148)
Được thành lập vào cuối những năm 1960, trải qua 50 năm có lẽ, đến nay Thubten Choling là một trung tâm đào tạo Phật giáo Tây Tạng hàng đầu của trường phái Nyingma...
(Xem: 15077)
Sau khi định tâm, tôi nhắm mắt tưởng nhớ đến Thánh: “Hôm nay con thấy vô cùng hạnh phúc được đặt chân lên Tu viện, nơi Thánh Trulshik và các vị đạotu hành...
(Xem: 17299)
Theo những nghiên cứu lâu dàicẩn trọng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ can ngăn các Phật tử Tây Tạng trong việc xoa dịu tinh linh hung tợn được gọi là Shugden (Dolgyal).
(Xem: 15945)
Từ bi không chỉ là đồng cảm. Trên thực tế, nó là tâm hiểu được sự bình đẳng, bình đẳng giữa bản thân và người khác, giữa tốt và xấu, bình đẳng trong mọi hiện tượng nhị nguyên.
(Xem: 13049)
Lama Lhundrup dùng sự biểu hiện của bệnh tật để thực hành pháp Tonglen cho chúng sanh, và Ngài thường bảo người khác gởi hết cho Ngài mọi sự lo âu...
(Xem: 13197)
Những người mới bắt đầu nên tập trung vào việc chắc chắn rằng động cơ của họ là thanh tịnh, và cầu nguyện chí thành đến vị thầy gốc. Đây là thực hành tốt nhất.
(Xem: 22704)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 19419)
Tara là hiện thân lòng từ bi của chư Phật ba thời, quá khứ, hiện tạivị lai. Bà là vị Thánh nữ có khả năng thực hiệnhoàn thành mọi hoạt động giác ngộ của chư Phật.
(Xem: 37804)
Thật ra, là hoàn toàn sai lầm khi nói rằng tôn nam này kết hợp với tôn nữ kia. Đúng ra phải nói rằng trong Tự Tánh hiển lộ ra một hình tướng bất nhị.
(Xem: 17964)
Không tách lìa hiện tướngtánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
(Xem: 14614)
Nếu ta tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con, ta có thể nhớ lại giây phút đầu tiên ta gặp Giáo Pháp, nó trở nên quan trọng đối với ta ra sao...
(Xem: 19777)
Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
(Xem: 14693)
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt được hạnh phúc tối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đức tốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
(Xem: 15993)
Nếu giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn hiện hữu và con có một niềm tin vững chắc thì đơn giản con đã tích lũy rất nhiều công đức trong quá khứ.
(Xem: 29922)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 17827)
“Lời Cầu nguyện Đức Kim Cương Trì” là tập hợp hai bài giảng riêng biệt của ngài Tai Situpa. - Người dịch: Nguyên Toàn - Hiệu đính: Thanh Liên.
(Xem: 18573)
Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trìlòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứuthực hành giáo pháp.
(Xem: 19977)
Thực hành Kim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởngtrí thông minh của đệ tử nhận nó.
(Xem: 19153)
Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”...
(Xem: 18608)
Luật nhân quả khiến chúng ta phải trải qua những kết quả của việc ta đã làm. Những nơi mà chúng ta trải qua sự chín muồi của nghiệp được gọi là sáu cõi luân hồi.
(Xem: 20743)
Việc chúng ta được sinh ra làm người mang lại cho ta cơ hội và thuận lợi để thực hành Pháp và cho ta con đường dẫn tới truyền thống bao lasâu xa của Phật Pháp.
(Xem: 19482)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựuthành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
(Xem: 18599)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
(Xem: 29952)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 21665)
Trong Mật thừa, chính nhờ đạo sư mà bạn tiến tới giác ngộ. Vị thầy gốc tối thắng giới thiệu bạn đến trạng thái thiên bẩm của trí tuệ, chỉ nó ra cho bạn.
(Xem: 20854)
Thấu hiểu luật nhân quả sẽ giúp chúng ta luôn đi đúng đường, luôn tỉnh giác về chính mình, những hành động mà mình đang tạo tác và con đường mình đang đi.
(Xem: 26375)
“Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971
(Xem: 52228)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 21827)
Đời sau dài hơn đời này, vì thế hãy bảo vệ kho tàng đức hạnh của con để cung cấp cho tương lai. Khi con chết, con sẽ bỏ lại tất cả; chớ tham luyến bất kỳ điều gì.
(Xem: 35097)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 17290)
Một vị thầy đầy đủ năng lực được gọi là “bậc trì giữ Kim Cương sở hữu ba giới nguyện.” Ngài sở hữu những phẩm tánh hoàn hảo được trao cho bên ngoài với các biệt giới giải thoát...
(Xem: 18082)
Tôn giáophương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
(Xem: 19648)
Trước khi kiến lập những rào cản thể chất, ta cần phải vượt qua những rào cản tinh thần. Bạn phải cảm thấy thực sự an lạc, dù đang ở bất kỳ đâu. Bạn phải biết khoan dungchấp nhận.
(Xem: 17520)
Khi chúng ta áp dụng các giáo lý của đức Phật, chúng ta tiến hành theo ba bước hay giai đoạn. Đầu tiên, chúng ta nghiên cứu giáo lý, học chúng một cách kĩ lưỡng.
(Xem: 30912)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 19237)
Giáo lý Phật Đà được truyền đến Tây Tạng dưới sự bảo trợ của một dòng truyền thừa cổ xưa các vị vua.
(Xem: 19607)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
(Xem: 19807)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
(Xem: 19448)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bitrí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
(Xem: 58828)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 19837)
Ý Nghĩa Của Om Mani Padme Hum - Lạt ma Zopa Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch
(Xem: 19179)
Bởi con đã có được thân người quý giá này, với những tự dothuận duyên Xin hãy cho con thành tựu các giáo lý quan trọng nhất!
(Xem: 15178)
Nguyện cầu tất cả các nguy hại và bao động ở mảnh đất tuyết này Nhanh chóng được an dịu và xua tan hoàn toàn Nguyện cầu Bồ đề tâm cao quý tối thượng...
(Xem: 33107)
Ngài Dudjom Rinpoche sinh năm 1904, trong một gia đình cao quý ở miền Đông Nam Tây Tạng tỉnh Pemako, một trong bốn “vùng đất tiềm ẩn” của Đức Liên Hoa Sinh.
(Xem: 17532)
Xuyên qua không gianthời gian Chúa tể quyền lực của khẩu và hiện thân của trí tuệ, Đức Văn Thù tôn quý Xin hãy ngự mãi trên bông sen trong tâm con...
(Xem: 19180)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
(Xem: 23085)
Kính lễ đạo sư! Với lòng sùng mộ đến bậc đạo sư, Tam Bảo vô thượng, Và đức Bổn tôn được chọn, con xin quy y [các ngài]. Để tất thảy chúng sinh, nhiều như hư không vô tận...
(Xem: 16671)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
(Xem: 16544)
Để hoàn thiện việc thực hànhtrở thành một con người tâm linh chân chính, chúng ta cần có một sự tiếp cận bất bộ phái hay không thiên vị vào các truyền thống Phật giáo.
(Xem: 16605)
Lịch sử của dòng Sakya bắt nguồn từ các vị trời giáng sinh từ cõi Tịnh Quang trong coi trời Sắc giới đến ngự tại các rặng núi tuyết của Tây Tạnglợi lạc của chúng sinh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant