- 1. Những điều tai hại của truyện Tây Du
- 2. Thời thế ở nước Trung Hoa
- 3. Thân thế ngài Huyền Trang
- 4. Mấy bước đường đầu
- 5. Những điều nghe thấy
- 6. Những dân tộc lạ lùng
- 7. Gần đến Tây phương
- 8. Những tích Phật miền sông Hằng
- 9. Trải qua xứ Phật
- 10. Những vị Phật sống
- 11. Khi trở về
- 12. Công nghiệp của Ngài Huyền Trang
- 13. Phụ lục
VĂN MiNH NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Chúng ta ngày nay yên ổn ngồi nhà mà học Phật, thừa hưởng những giá trị tinh thần siêu việt trong kinh điển, há lại quên đi các bậc tiền bối ấy sao?
Vậy thì, tâm hương một nén, đảnh lễ vài lần. Dầu cho các vị ấy được thành công mà trở về hay phải mất tích chốn xa xăm, chúng ta đều phải tỏ lòng sùng kính.
Trong số các vị du tăng Trung Hoa đã trở về được và đứng ra hoằng hóa Phật pháp, có thể ghi nhận lại ở đây năm vị, theo thứ tự thời gian:
1. Pháp Hiển
Ngài Thích Pháp Hiển là một vị cao tăng Trung Hoa hồi cuối đời nhà Tấn và đầu nhà Lưu Tống, nhằm vào cuối thế kỷ thứ tư, đầu thế kỷ thứ năm. Ngài có du hành qua Thiên Trúc trong 16 năm, từ 399 đến 414 theo dương lịch. Ngài quê quán tại miền lưu vực sông Phần, thuộc về tỉnh Sơn Tây, người họ Cung. Thấy sự tu hành trong nước có bề sai lạc, Ngài nhất định qua Thiên Trúc cầu học.
Ra khỏi kinh đô Trường An năm 399, Ngài trải qua cảnh sa mạc Qua Bích là cảnh đồng cát to lớn nhất và nguy hiểm nhất ở Á châu. Đến xứ Cao Xương, Ngài chờ cho có một đoàn người đi buôn để tháp tùng. Kế đó, ròng rã trong 35 ngày, Ngài băng qua những sa mạc mênh mông vắng ngắt của xứ Tarim. Thật là cực nhọc muôn phần. Rồi Ngài đến xứ Cotan. Ở đây, Ngài quan sát sự tu hành nơi các danh lam cổ tự, biên chép giới luật và tầm học trong các tàng thư viện. Sau hết Ngài đi lần theo sông Hằng mà ra đến tận cửa sông. Hành trình từ Trung Hoa sang miền trung Ấn Độ Ngài đi mất sáu năm. Ngài lưu lại tại Ấn Độ để học đạo, chủ yếu là các bộ luật, và cũng để học tinh thông tiếng Phạn. Ngài đến viếng hơn 30 nước khác nhau thuộc xứ Ấn Độ thời đó để tìm hiểu, học hỏi, và cũng sưu tầm được nhiều kinh văn có giá trị mà sau này được Ngài mang theo về Trung Hoa.
Kế đó, Ngài lại theo đường biển mà sang xứ Tích Lan là nơi Phật giáo rất thịnh hành. Nơi đây, Ngài ở lại một thời gian khoảng hai năm, trong một tự viện lớn có đến 5.000 vị tăng. Rồi Ngài cũng theo đường biển mà đến viếng các xứ Su-ma-tra và Ja-va vùng Đông Dương.
Cả thảy gần 16 năm du phương, đến năm 414 thì Ngài theo đường biển mà về lại Trung Hoa.
Về đến nước nhà, Ngài đứng ra cổ vũ, khuyến khích chư tăng tịnh trì giới hạnh. Ngài cũng dịch thuật nhiều kinh điển sang chữ Hán, mà quan trọng nhất là bộ kinh Đại Bát Niết-bàn và Luật tạng của Đại chúng bộ. Ngài tịch vào năm 86 tuổi.
Ngài có soạn cuốn Phật quốc ký, ghi lại một cách gọn gàng dễ hiểu những thuần phong mỹ tục của các xứ mà Ngài đã đi qua, cùng với tình hình phong hóa và đạo đức, những chùa chiền, động cốc mà Ngài đã viếng... Đại thể cũng giống như cuốn Tây du ký mà Ngài Huyền Trang soạn sau này vậy.
Bộ Phật quốc ký có được Abel Rémusat dịch sang tiếng Pháp vào thế kỷ thứ 19, với nhan đề là Foe-Koue-Ki ou Relation des Royaumes Bouddhiques, xuất bản vào năm 1836, được giới học giả của Pháp đánh giá cao.
Theo như sử sách còn ghi nhận được cụ thể cho đến nay để chúng ta được biết, thì Ngài Pháp Hiển là vị tăng sĩ đầu tiên hết đã đến Ấn Độ với mục đích tìm thỉnh kinh điển và học tập đạo pháp và thành công trở về.
2. Tống Vân
Ngài là người sanh trưởng ở xứ Đôn Hoàng, tức là miền biên thùy của Trung Hoa, giáp với Tây Vực. Ngài được một vị hoàng hậu phái qua Thiên Trúc mà thỉnh kinh.
Ngài khởi sự ra đi năm 518, có nhiều vị cao tăng tháp tùng, trong đó có cả ngài Huệ Sanh. Năm 520, Ngài đến xứ Càn-đà-la và đến viếng thăm, lễ bái và cúng dường nhiều nơi Phật tích. Ngài trở về Trung Hoa cũng bằng đường bộ, vào năm 523, sau sáu năm du hành. Ngài thỉnh được cả thảy 170 bộ kinh.
Đáng ghi nhận là đồng thời với ngài Pháp Vân có một vị Tổ sư Ấn Độ sang khai mở Thiền Tông ở Trung Hoa. Đó là Tổ sư thứ 28 của Thiền Tông Ấn Độ, ngài Bồ-đề Đạt-ma. _Ngaøi vieân tòch naêm 713, höôûng thoï 79 tuoåi.
4. Huệ Nhật
Cũng vào đời nhà Đường, khoảng cuối thế kỷ thứ bảy, có một vị cao tăng họ Tân, quê ở Đông Lai, Thanh Châu, hiệu là Thích Huệ Nhật, tu học tại chùa Võng Cực, thành Lạc Dương. Từ nhỏ, Ngài đã hằng ngưỡng mộ việc tham bái Phật tích, sau gặp được ngài Nghĩa Tịnh là người từng sang Ấn Độ trở về, thì ý chí muốn qua Thiên Trúc của Ngài càng thêm nung nấu. Năm 701, Ngài làm lễ phát nguyện trước Phật đài rồi một mình ra đi.
Ngài đi theo đường biển mất ba năm, ghé lại nhiều địa danh vùng Đông Nam hải như Phật Thệ, Côn Lôn, Sư Tử Châu, rồi mới đến Thiên Trúc. Ngài lần lượt đi tham bái hết các nơi có thánh tích của Phật, lại sưu tầm nhiều kinh điển tiếng Phạn và cũng đến tham học với nhiều vị cao tăng đương thời.
Ngài lưu lại Ấn Độ đến 13 năm, học tập kinh điển tiếng Phạn rất nhiều, lại tiếp xúc, học hỏi với nhiều bậc cao tăng, nhưng lòng vẫn chưa dứt sự hoài nghi. Ngài luôn tự hỏi mình rằng: Có quốc độ nào, xứ sở nào chỉ vui mà không khổ? Có pháp tu nào, hạnh nguyện nào giúp người mau chóng được gặp Phật? Ngài mang việc ấy mà hỏi khắp các bậc cao tăng, những hàng trí giả khắp mọi nơi. Ai ai cũng bảo với Ngài rằng: Nên tán thán cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà ở phương Tây, nên theo pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh về đó. Như vậy là phù hợp với lời dạy của Phật Thích-ca, như vậy là con đường nhanh chóng nhất để được gặp Phật.
Bồ-tát Quán Thế Âm (Avalokitevara)
Từ đó, Ngài quyết lòng tin sâu pháp môn niệm Phật. Ngài chống gậy lần theo đường bộ mà về quê, vượt qua núi Tuyết Lãnh, trải qua rất nhiều các làng mạc xứ Ấn Độ. Lên miền Tây bắc, Ngài ghé lại xứ Kiện-đà-ra. Nơi phía Đông bắc kinh thành xứ này có một hòn núi lớn, trên núi có tượng đức Quán Thế Âm. Người ta nói rằng tượng linh thiêng lắm, ai đến đó thành tâm khẩn cầu Bồ-tát đều được Ngài hiện ra cho thấy.
Ngài Huệ Nhật liền đến đó lễ bái. Trong mấy ngày liên tục, Ngài lễ bái chí thành trước tượng đài, nhưng vẫn chưa thấy sự ứng hiện nào. Ngài bèn lập nguyện tuyệt thực, và nếu không được thấy Bồ-tát ứng hiện thì thà bỏ xác tại đây chứ không rời khỏi tượng đài.
Đến ngày thứ bảy, khi trời chưa sáng hẳn, Bồ-tát Quán Thế Âm bỗng hiện ra sắc tướng màu vàng ròng rực rỡ giữa hư không, bề cao hơn một trượng, ngự trên tòa sen báu, đưa bàn tay phải xuống xoa đầu ngài Huệ Nhật mà phán rằng: Nhà ngươi muốn truyền pháp, được lợi mình và độ cho người khác, nên theo pháp môn Tây phương Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Ngươi nên khuyên người ta niệm Phật, tụng kinh, hồi hướng công đức ấy mà cầu được vãng sanh. Khi được vãng sanh về cõi ấy, được thấy Phật và ta ở đó, sẽ được lợi ích lớn. Ngươi nên biết rằng hạnh tu Tịnh độ vượt hơn tất cả mọi hạnh khác.
Ngài nói rồi liền biến mất. Ngài Huệ Nhật qua mấy ngày không ăn uống, sức lực đã cạn kiệt, nhưng sau khi được thấy nghe sự ứng hiện của Bồ-tát thì thân thể bỗng trở nên tráng kiện, khỏe mạnh như thường, bèn lễ bái lần nữa rồi chống gậy mà lần về hướng đông, tiếp tục cuộc hành trình.
Hành trình của Ngài trải qua có hơn 70 nước, cả đi về hết gần 19 năm. Vào năm thứ bảy niên hiệu Khai Nguyên đời vua Đường Huyền Tông, tức là năm 719 theo Dương lịch, Ngài về đến Trường An. Ngài dâng lên cho Hoàng đế nhiều tranh tượng Phật và kinh điển chép bằng lá bối. Vua ban hiệu cho Ngài là Từ Mẫn Tam Tạng Sanh Pháp Sư.
Ngài từ đó chuyên cần tu theo pháp môn Tịnh độ và dẫn dắt nhiều người theo pháp môn này. Ngài có soạn bộ Vãng sanh Tịnh độ tập gồm 3 quyển để lưu hành ở đời. Ngài có công lớn trong việc truyền bá pháp môn Tịnh độ.
Đoàn Trung Còn soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHỤ LỤC
Trên đường qua Tây thiên để thỉnh kinh học đạo, chẳng phải chỉ có dấu chân Ngài Huyền Trang mà thôi. Trước Ngài đã có nhiều vị làm sự mạo hiểm ấy rồi. Và sau Ngài cũng còn nhiều vị khác tình nguyện hy sinh vì đạo nghiệp. Trong số ấy, nhiều vị được thành công, đem giáo lý về truyền bá trong nước nhà. Cũng có nhiều vị khác: kẻ thì bỏ xương nơi đồng cát vì thiếu nước và lạc đường; người lại chôn vùi nơi đáy biển vì bão tố giữa biển khơi. Nhiều vị khác nữa lại bị các tai nạn khác, đành gởi xác lại nơi quê người.Chúng ta ngày nay yên ổn ngồi nhà mà học Phật, thừa hưởng những giá trị tinh thần siêu việt trong kinh điển, há lại quên đi các bậc tiền bối ấy sao?
Vậy thì, tâm hương một nén, đảnh lễ vài lần. Dầu cho các vị ấy được thành công mà trở về hay phải mất tích chốn xa xăm, chúng ta đều phải tỏ lòng sùng kính.
Trong số các vị du tăng Trung Hoa đã trở về được và đứng ra hoằng hóa Phật pháp, có thể ghi nhận lại ở đây năm vị, theo thứ tự thời gian:
1. Pháp Hiển
Ngài Thích Pháp Hiển là một vị cao tăng Trung Hoa hồi cuối đời nhà Tấn và đầu nhà Lưu Tống, nhằm vào cuối thế kỷ thứ tư, đầu thế kỷ thứ năm. Ngài có du hành qua Thiên Trúc trong 16 năm, từ 399 đến 414 theo dương lịch. Ngài quê quán tại miền lưu vực sông Phần, thuộc về tỉnh Sơn Tây, người họ Cung. Thấy sự tu hành trong nước có bề sai lạc, Ngài nhất định qua Thiên Trúc cầu học.
Ra khỏi kinh đô Trường An năm 399, Ngài trải qua cảnh sa mạc Qua Bích là cảnh đồng cát to lớn nhất và nguy hiểm nhất ở Á châu. Đến xứ Cao Xương, Ngài chờ cho có một đoàn người đi buôn để tháp tùng. Kế đó, ròng rã trong 35 ngày, Ngài băng qua những sa mạc mênh mông vắng ngắt của xứ Tarim. Thật là cực nhọc muôn phần. Rồi Ngài đến xứ Cotan. Ở đây, Ngài quan sát sự tu hành nơi các danh lam cổ tự, biên chép giới luật và tầm học trong các tàng thư viện. Sau hết Ngài đi lần theo sông Hằng mà ra đến tận cửa sông. Hành trình từ Trung Hoa sang miền trung Ấn Độ Ngài đi mất sáu năm. Ngài lưu lại tại Ấn Độ để học đạo, chủ yếu là các bộ luật, và cũng để học tinh thông tiếng Phạn. Ngài đến viếng hơn 30 nước khác nhau thuộc xứ Ấn Độ thời đó để tìm hiểu, học hỏi, và cũng sưu tầm được nhiều kinh văn có giá trị mà sau này được Ngài mang theo về Trung Hoa.
Kế đó, Ngài lại theo đường biển mà sang xứ Tích Lan là nơi Phật giáo rất thịnh hành. Nơi đây, Ngài ở lại một thời gian khoảng hai năm, trong một tự viện lớn có đến 5.000 vị tăng. Rồi Ngài cũng theo đường biển mà đến viếng các xứ Su-ma-tra và Ja-va vùng Đông Dương.
Cả thảy gần 16 năm du phương, đến năm 414 thì Ngài theo đường biển mà về lại Trung Hoa.
Về đến nước nhà, Ngài đứng ra cổ vũ, khuyến khích chư tăng tịnh trì giới hạnh. Ngài cũng dịch thuật nhiều kinh điển sang chữ Hán, mà quan trọng nhất là bộ kinh Đại Bát Niết-bàn và Luật tạng của Đại chúng bộ. Ngài tịch vào năm 86 tuổi.
Ngài có soạn cuốn Phật quốc ký, ghi lại một cách gọn gàng dễ hiểu những thuần phong mỹ tục của các xứ mà Ngài đã đi qua, cùng với tình hình phong hóa và đạo đức, những chùa chiền, động cốc mà Ngài đã viếng... Đại thể cũng giống như cuốn Tây du ký mà Ngài Huyền Trang soạn sau này vậy.
Bộ Phật quốc ký có được Abel Rémusat dịch sang tiếng Pháp vào thế kỷ thứ 19, với nhan đề là Foe-Koue-Ki ou Relation des Royaumes Bouddhiques, xuất bản vào năm 1836, được giới học giả của Pháp đánh giá cao.
Theo như sử sách còn ghi nhận được cụ thể cho đến nay để chúng ta được biết, thì Ngài Pháp Hiển là vị tăng sĩ đầu tiên hết đã đến Ấn Độ với mục đích tìm thỉnh kinh điển và học tập đạo pháp và thành công trở về.
2. Tống Vân
Ngài là người sanh trưởng ở xứ Đôn Hoàng, tức là miền biên thùy của Trung Hoa, giáp với Tây Vực. Ngài được một vị hoàng hậu phái qua Thiên Trúc mà thỉnh kinh.
Ngài khởi sự ra đi năm 518, có nhiều vị cao tăng tháp tùng, trong đó có cả ngài Huệ Sanh. Năm 520, Ngài đến xứ Càn-đà-la và đến viếng thăm, lễ bái và cúng dường nhiều nơi Phật tích. Ngài trở về Trung Hoa cũng bằng đường bộ, vào năm 523, sau sáu năm du hành. Ngài thỉnh được cả thảy 170 bộ kinh.
Đáng ghi nhận là đồng thời với ngài Pháp Vân có một vị Tổ sư Ấn Độ sang khai mở Thiền Tông ở Trung Hoa. Đó là Tổ sư thứ 28 của Thiền Tông Ấn Độ, ngài Bồ-đề Đạt-ma. _Ngaøi vieân tòch naêm 713, höôûng thoï 79 tuoåi.
4. Huệ Nhật
Cũng vào đời nhà Đường, khoảng cuối thế kỷ thứ bảy, có một vị cao tăng họ Tân, quê ở Đông Lai, Thanh Châu, hiệu là Thích Huệ Nhật, tu học tại chùa Võng Cực, thành Lạc Dương. Từ nhỏ, Ngài đã hằng ngưỡng mộ việc tham bái Phật tích, sau gặp được ngài Nghĩa Tịnh là người từng sang Ấn Độ trở về, thì ý chí muốn qua Thiên Trúc của Ngài càng thêm nung nấu. Năm 701, Ngài làm lễ phát nguyện trước Phật đài rồi một mình ra đi.
Ngài đi theo đường biển mất ba năm, ghé lại nhiều địa danh vùng Đông Nam hải như Phật Thệ, Côn Lôn, Sư Tử Châu, rồi mới đến Thiên Trúc. Ngài lần lượt đi tham bái hết các nơi có thánh tích của Phật, lại sưu tầm nhiều kinh điển tiếng Phạn và cũng đến tham học với nhiều vị cao tăng đương thời.
Ngài lưu lại Ấn Độ đến 13 năm, học tập kinh điển tiếng Phạn rất nhiều, lại tiếp xúc, học hỏi với nhiều bậc cao tăng, nhưng lòng vẫn chưa dứt sự hoài nghi. Ngài luôn tự hỏi mình rằng: Có quốc độ nào, xứ sở nào chỉ vui mà không khổ? Có pháp tu nào, hạnh nguyện nào giúp người mau chóng được gặp Phật? Ngài mang việc ấy mà hỏi khắp các bậc cao tăng, những hàng trí giả khắp mọi nơi. Ai ai cũng bảo với Ngài rằng: Nên tán thán cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà ở phương Tây, nên theo pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh về đó. Như vậy là phù hợp với lời dạy của Phật Thích-ca, như vậy là con đường nhanh chóng nhất để được gặp Phật.
Bồ-tát Quán Thế Âm (Avalokitevara)
Từ đó, Ngài quyết lòng tin sâu pháp môn niệm Phật. Ngài chống gậy lần theo đường bộ mà về quê, vượt qua núi Tuyết Lãnh, trải qua rất nhiều các làng mạc xứ Ấn Độ. Lên miền Tây bắc, Ngài ghé lại xứ Kiện-đà-ra. Nơi phía Đông bắc kinh thành xứ này có một hòn núi lớn, trên núi có tượng đức Quán Thế Âm. Người ta nói rằng tượng linh thiêng lắm, ai đến đó thành tâm khẩn cầu Bồ-tát đều được Ngài hiện ra cho thấy.
Ngài Huệ Nhật liền đến đó lễ bái. Trong mấy ngày liên tục, Ngài lễ bái chí thành trước tượng đài, nhưng vẫn chưa thấy sự ứng hiện nào. Ngài bèn lập nguyện tuyệt thực, và nếu không được thấy Bồ-tát ứng hiện thì thà bỏ xác tại đây chứ không rời khỏi tượng đài.
Đến ngày thứ bảy, khi trời chưa sáng hẳn, Bồ-tát Quán Thế Âm bỗng hiện ra sắc tướng màu vàng ròng rực rỡ giữa hư không, bề cao hơn một trượng, ngự trên tòa sen báu, đưa bàn tay phải xuống xoa đầu ngài Huệ Nhật mà phán rằng: Nhà ngươi muốn truyền pháp, được lợi mình và độ cho người khác, nên theo pháp môn Tây phương Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Ngươi nên khuyên người ta niệm Phật, tụng kinh, hồi hướng công đức ấy mà cầu được vãng sanh. Khi được vãng sanh về cõi ấy, được thấy Phật và ta ở đó, sẽ được lợi ích lớn. Ngươi nên biết rằng hạnh tu Tịnh độ vượt hơn tất cả mọi hạnh khác.
Ngài nói rồi liền biến mất. Ngài Huệ Nhật qua mấy ngày không ăn uống, sức lực đã cạn kiệt, nhưng sau khi được thấy nghe sự ứng hiện của Bồ-tát thì thân thể bỗng trở nên tráng kiện, khỏe mạnh như thường, bèn lễ bái lần nữa rồi chống gậy mà lần về hướng đông, tiếp tục cuộc hành trình.
Hành trình của Ngài trải qua có hơn 70 nước, cả đi về hết gần 19 năm. Vào năm thứ bảy niên hiệu Khai Nguyên đời vua Đường Huyền Tông, tức là năm 719 theo Dương lịch, Ngài về đến Trường An. Ngài dâng lên cho Hoàng đế nhiều tranh tượng Phật và kinh điển chép bằng lá bối. Vua ban hiệu cho Ngài là Từ Mẫn Tam Tạng Sanh Pháp Sư.
Ngài từ đó chuyên cần tu theo pháp môn Tịnh độ và dẫn dắt nhiều người theo pháp môn này. Ngài có soạn bộ Vãng sanh Tịnh độ tập gồm 3 quyển để lưu hành ở đời. Ngài có công lớn trong việc truyền bá pháp môn Tịnh độ.
Send comment