- Chương I: Thời niên thiếu
- Chương II: Món linh phù
- Chương III: Phép phân thân
- Chương IV: Đường lên Hy Mã Lạp Sơn
- Chương V: Người đánh cọp
- Chương VI: Thuật phi thân
- Chương VII: Đức Phật mẫu Quán Thế Âm
- Chương VIII: Sư phụ Śrỵ Yukteswar
- Chương IX: Chuyến đi bằng đức tin
- Chương X: Cuộc sống ở tu viện
- Chương XI: Sự giao cảm nhiệm mầu
CÁC
BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ
Tác giả: Yogananda - Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
– Này Mukunda, hôm qua tôi đã gặp một chuyện rất lạ lùng. Trong một buổi thuyết giảng, có vị tu sĩ kia đã bay lơ lửng lên không trung, với độ cao cách đất khoảng chừng một mét.
Tôi nhìn anh ta, nhoẻn miệng cười và hỏi:
– Có phải tên ông ta là Bhaduri, cư trú ở đường Circular?
Upendra gật đầu lộ vẻ ngạc nhiên:
– Thế ra anh đã biết vị này rồi sao?
Tôi đáp:
– Vâng, vì ông ta ở gần nhà tôi nên tôi cũng thường đến gặp ông.
Nghe tôi nói thế, Upendra có vẻ bị thu hút vào câu chuyện. Anh ta muốn được nghe biết thêm về vị tu sĩ đặc biệt ấy. Tôi liền kể cho anh ta nghe:
– Tôi được gặp ông ta trong một trường hợp tình cờ. Khi ấy, ông đã luyện thuần thục phép khí công Patanjali. Ông có thực hành khí công trước mắt tôi một lần và đến nay tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Trong căn phòng kín, ông ngồi vận khí và tôi có cảm giác như một cơn giông bão khủng khiếp đang tràn qua. Rồi sau đó, ông thay đổi hơi thở của mình và tạo ra một ấn tượng yên tĩnh, êm ả sau cơn giông tố. Những cảm giác lạ thường trong lần ấy khiến cho tôi mãi mãi không sao quên được.
Upendra tỏ vẻ hoài nghi. Anh ta hỏi:
– Tôi nghe nói rằng ông ta không bao giờ bước ra khỏi nhà. Có thật vậy chăng?
– Vâng, đúng vậy. Ông sống theo lối nhập thất đã từ hơn 20 năm rồi. Ông chỉ ra khỏi cửa vào những dịp thánh lễ, và những lúc ấy ông thực hành hạnh bố thí với rất đông những người hành khất hoặc những kẻ đói khổ.
Upendra lại hỏi:
– Vì sao ông ta có thể lơ lửng được trên không, đi ngược lại với những định luật tự nhiên?
Tôi nói:
– Tất nhiên là chính tôi cũng không hiểu biết nhiều hơn anh lắm đâu. Nhưng tôi nghe nói một số môn khí công có thể làm cho cơ thể con người ta nhẹ đi, và vì thế có thể lơ lửng trên không theo ý muốn. Trong một số trường hợp khác, các bậc chân tu đã chứng ngộ cũng có được năng lực kỳ diệu ấy mà chúng ta không thể giải thích bằng những quy luật thông thường.
Upendra hỏi tiếp:
– Tôi biết là ông ấy thường có những buổi thuyết giảng cho đệ tử vào buổi chiều. Tôi rất muốn được biết thêm nhiều hơn nữa về ông ta. Anh có thường đến tham dự các buổi thuyết giảng của ông ấy chăng?
– Vâng, tôi rất thường đến dự các buổi thuyết giảng của ông ấy, và học được khá nhiều điều từ những kinh nghiệm thực tiễn trong việc tu tập của ông ta.
Sau câu chuyện với Upendra, buổi chiều hôm ấy trên đường đi học về tôi ghé vào thăm vị tu sĩ. Thật ra, ông cũng rất ít khi tiếp khách. Vì vậy, trước cửa nhà bao giờ cũng có một người đệ tử có nhiệm vụ canh cửa và từ chối những chuyến viếng thăm không báo trước. Tôi đã sắp bị mời ra như những người khác, thì may thay tu sĩ đã xuất hiện đúng lúc từ bên trong. Người nói:
– Đừng cản trở Mukunda. Cậu ấy có thể đến đây bất cứ khi nào cậu ấy thích.
Trong khi đi cùng tôi lên căn phòng của mình, tu sĩ nói:
– Việc sống giam mình trong căn nhà nhỏ này, thật ra không chỉ nhằm giúp ích việc tu tập của tôi, mà còn nhằm tránh cho người đời một số ý tưởng không hay. Em biết đấy, chân lý của bậc giác ngộ thường làm cho những kẻ phàm tục phải thất vọng và đau khổ vì họ không thể bám víu vào những ảo tưởng hư dối của mình được nữa. Vì vậy, nếu không phải là những kẻ thật tâm cầu đạo thì chẳng nên để cho họ nghe biết chân lý cao siêu của các bậc hiền thánh, kẻo sẽ làm cho họ thất vọng mà chán ngán cuộc sống này.
Chúng tôi cùng bước vào một căn phòng nhỏ đơn sơ. Chính trong căn phòng này, tu sĩ trải qua phần lớn thời gian của đời mình, vì ông thường rất ít khi ra khỏi cửa phòng.
– Bạch thầy, thầy là vị tu sĩ đầu tiên mà con được biết sống ẩn dật theo cách này.
Vị tu sĩ cười đáp lại:
– Sự giác ngộ không giới hạn ở bất cứ một hình thức tu tập nào. Điều quan trọng là có thể nhận ra được bản chất của mọi sự việc.
Ông ngồi xuống chỗ của mình trên sàn nhà. Tôi cũng tự tìm cho mình một chỗ thích hợp. Lúc này tôi mới lặng lẽ ngắm nhìn ông, đang chuẩn bị nhập vào thiền định. Tuy đã bước sang độ tuổi bảy mươi, ông không có vẻ gì là già nua, suy yếu. Ông ngồi thẳng lưng, thân hình to lớn, vạm vỡ và cân đối. Khuôn mặt đạo mạo với một chòm râu bạc, đôi mắt tinh anh dừng lại ở một điểm vô định trong không gian, cho thấy ông đang tập trung tư tưởng hoàn toàn trong cơn thiền định.
Bất giác, tôi cũng sửa lại tư thế ngồi và bắt đầu nhập thiền. Cả hai chúng tôi cùng trải qua thời gian êm ả quý giá này chừng hơn một giờ. Sau đó, tu sĩ lên tiếng trước, nói với tôi bằng một giọng êm ái, từ hòa:
– Con đã khá thuần thục trong việc ngồi thiền đấy. Nhưng con đã đạt được kinh nghiệm tâm linh thực sự nào chưa?
Ông có ý nhắc nhở tôi về mục đích của việc hành thiền:
– Con không nên nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện.
Tôi hiểu điều ông muốn nói. Việc thực hành thiền định chỉ như một phương pháp rèn luyện tâm linh. Sự rèn luyện ấy giúp chúng ta đạt đến điều gì thì còn cần phải có sự soi rọi của một trí tuệ minh mẫn và sự dắt dẫn của một bậc minh sư nữa.
Vị tu sĩ lại nở nụ cười quen thuộc và chuyển sang một đề tài khác. Ông chỉ vào mấy cái bọc lớn để trên chiếc bàn nhỏ và nói:
– Đây là những thư tín từ Hoa Kỳ gửi đến. Một số các tổ chức tu tập tinh thần ở đó thường quan hệ với tôi để nhờ hướng dẫn việc tu thiền. Tôi rất vui được giúp họ. Em nên biết, phép tu thiền cũng như ánh nắng mặt trời, mang lại hơi ấm khắp nơi mà không là sở hữu của riêng ai cả. Và sự giải thoát của con người hoàn toàn giống nhau ở cả phương Đông và phương Tây.
Lúc bấy giờ, tôi rất vô tư khi nghe những lời này của vị tu sĩ. Mãi về sau, tôi mới hiểu ra là ông đã nhìn thấy trước sứ mạng truyền bá thiền học sang Hoa Kỳ mà tôi sẽ thực hiện trong nhiều năm sau đó, vì thế ông muốn gieo vào lòng tôi ít nhiều những tư tưởng đầu tiên về việc giảng dạy thiền học ở phương Tây.
Tôi nói với ông một cách chân thành:
– Bạch thầy, thầy nên viết một tập sách hướng dẫn việc tu thiền. Sẽ có rất nhiều người được lợi lạc qua sự truyền dạy theo cách ấy của thầy.
– Tôi đã truyền dạy cho các môn đồ. Họ sẽ truyền dạy cho đệ tử của họ. Đó là những cuốn sách sống động và thực tiễn hơn nhiều. Một cuốn sách được viết ra trên giấy không thể mang lại niềm tin như những con người sống, và hơn thế nữa, nó thường chịu sự phê phán hẹp hòi của những kẻ chẳng hiểu biết gì.
Chiều hôm đó tôi ở lại với ông cho đến khi các đệ tử của ông quy tụ về để nghe thuyết giảng. Buổi giảng pháp của ông có sức thu hút rất mạnh. Ông trình bày những vấn đề một cách lưu loát, và khiến cho người nghe tiếp nhận được một cách dễ dàng những gì ông muốn nói.
Khi buổi giảng kết thúc, một người đệ tử đến trước ông và nói:
– Bạch thầy, thật tôn quý thay đức hy sinh cao cả, thầy đã từ bỏ mọi sự giàu sang sung sướng để đi theo con đường tu tập khắc khổ và mang đến cho chúng con mùi vị của đạo pháp.
Sự thật là lúc còn niên thiếu, vị tu sĩ này đã từ bỏ gia đình rất giàu có để ra đi xuất gia. Nhưng tôi nghe ông đáp lại lời nói ấy rằng:
– Con đã nói ngược lại với sự thật mất rồi. Những gì thầy từ bỏ chỉ là chút tiền bạc và những thú vui trần tục vô nghĩa. Đổi lại, thầy đã đạt được niềm an lạc hạnh phúc vô biên không gì hơn được. Nếu so sánh như thế thì có đáng gọi là một sự hy sinh chăng? Ngược lại, chính người thế gian đã từ bỏ đi những giá trị tâm linh quý báu mà họ hoàn toàn có thể được hưởng, để chạy theo những niềm vui tạm bợ trong phút chốc, những của cải vật chất mà không giúp gì cho họ khi đối mặt với những đau khổ của kiếp người. Những người như vậy, họ mất nhiều hơn là được. Và chính cách chọn lựa của họ mới là điều đáng ngạc nhiên một cách kỳ lạ!
Và để kết luận, vị tu sĩ đưa ra một nhận xét đầy tính cách thực nghiệm:
– Nhân quả xoay vần là một định luật khách quan từ ngàn xưa không ai tránh khỏi. Nếu chúng ta biết tự lo cho tương lai của mình bằng những việc làm tốt đẹp của hôm nay, thì đó chính là sự đảm bảo chắc chắn hơn bất cứ một công ty bảo hiểm nào của thời đại. Cuộc sống thế tục đầy dẫy những khổ đau, dằn vặt, và con người ta trở nên yếu ớt, thụ động vì thấy mình bất lực. Họ luôn khẩn cầu, van nài ở bất cứ một thế lực siêu nhiên nào đó để có được sự giúp đỡ, cứu rỗi. Nhưng họ không biết rằng chỉ có tự mình mới có thể cứu vớt được chính mình bằng những thay đổi tích cực trong nhận thức và lối sống.
Về sau, tôi vẫn thường đến với vị tu sĩ này sau những giờ tan học. Người dành cho tôi một sự ưu ái đặc biệt mà tôi dễ dàng nhận ra nhưng phải mãi đến sau này mới hiểu được nguyên nhân. Ngày tôi chuẩn bị lên đường sang Hoa Kỳ, người đã nói rõ với tôi nguyên nhân ấy:
– Con hãy an lòng đi đến nơi ấy. Tinh hoa của nền văn hóa Ấn Độ được thể hiện qua pháp môn thiền định sẽ được con truyền bá rộng rãi trên đất Mỹ. Sứ mệnh thiêng liêng của con đã được xác định từ lâu xa về trước. Và ta tin chắc rằng với đạo tâm vững chắc, con sẽ thành công. Người dân nước Mỹ sẽ dành cho con một sự chào đón nhiệt tình và nồng hậu.
Nhưng tôi chỉ thật sự hiểu thấu những tư tưởng của vị tu sĩ khả kính và giàu nghị lực này sau khi chính bản thân tôi đã vượt qua rất nhiều thử thách. Và mối quan hệ hướng dẫn của ông với những người giàu đức tin ở nước Mỹ xa xôi kia có tác dụng gieo cấy trong tôi một ấn tượng tốt đẹp mà sau này đã giúp tôi mạnh mẽ hơn trên con đường truyền bá đạo pháp sang nơi ấy.
Tác giả: Yogananda - Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG VI: THUẬT PHI THÂN
Một hôm, người bạn tôi là Upendra đến tìm tôi và nói với vẻ rất hăm hở:– Này Mukunda, hôm qua tôi đã gặp một chuyện rất lạ lùng. Trong một buổi thuyết giảng, có vị tu sĩ kia đã bay lơ lửng lên không trung, với độ cao cách đất khoảng chừng một mét.
Tôi nhìn anh ta, nhoẻn miệng cười và hỏi:
– Có phải tên ông ta là Bhaduri, cư trú ở đường Circular?
Upendra gật đầu lộ vẻ ngạc nhiên:
– Thế ra anh đã biết vị này rồi sao?
Tôi đáp:
– Vâng, vì ông ta ở gần nhà tôi nên tôi cũng thường đến gặp ông.
Nghe tôi nói thế, Upendra có vẻ bị thu hút vào câu chuyện. Anh ta muốn được nghe biết thêm về vị tu sĩ đặc biệt ấy. Tôi liền kể cho anh ta nghe:
– Tôi được gặp ông ta trong một trường hợp tình cờ. Khi ấy, ông đã luyện thuần thục phép khí công Patanjali. Ông có thực hành khí công trước mắt tôi một lần và đến nay tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Trong căn phòng kín, ông ngồi vận khí và tôi có cảm giác như một cơn giông bão khủng khiếp đang tràn qua. Rồi sau đó, ông thay đổi hơi thở của mình và tạo ra một ấn tượng yên tĩnh, êm ả sau cơn giông tố. Những cảm giác lạ thường trong lần ấy khiến cho tôi mãi mãi không sao quên được.
Upendra tỏ vẻ hoài nghi. Anh ta hỏi:
– Tôi nghe nói rằng ông ta không bao giờ bước ra khỏi nhà. Có thật vậy chăng?
– Vâng, đúng vậy. Ông sống theo lối nhập thất đã từ hơn 20 năm rồi. Ông chỉ ra khỏi cửa vào những dịp thánh lễ, và những lúc ấy ông thực hành hạnh bố thí với rất đông những người hành khất hoặc những kẻ đói khổ.
Upendra lại hỏi:
– Vì sao ông ta có thể lơ lửng được trên không, đi ngược lại với những định luật tự nhiên?
Tôi nói:
– Tất nhiên là chính tôi cũng không hiểu biết nhiều hơn anh lắm đâu. Nhưng tôi nghe nói một số môn khí công có thể làm cho cơ thể con người ta nhẹ đi, và vì thế có thể lơ lửng trên không theo ý muốn. Trong một số trường hợp khác, các bậc chân tu đã chứng ngộ cũng có được năng lực kỳ diệu ấy mà chúng ta không thể giải thích bằng những quy luật thông thường.
Upendra hỏi tiếp:
– Tôi biết là ông ấy thường có những buổi thuyết giảng cho đệ tử vào buổi chiều. Tôi rất muốn được biết thêm nhiều hơn nữa về ông ta. Anh có thường đến tham dự các buổi thuyết giảng của ông ấy chăng?
– Vâng, tôi rất thường đến dự các buổi thuyết giảng của ông ấy, và học được khá nhiều điều từ những kinh nghiệm thực tiễn trong việc tu tập của ông ta.
Sau câu chuyện với Upendra, buổi chiều hôm ấy trên đường đi học về tôi ghé vào thăm vị tu sĩ. Thật ra, ông cũng rất ít khi tiếp khách. Vì vậy, trước cửa nhà bao giờ cũng có một người đệ tử có nhiệm vụ canh cửa và từ chối những chuyến viếng thăm không báo trước. Tôi đã sắp bị mời ra như những người khác, thì may thay tu sĩ đã xuất hiện đúng lúc từ bên trong. Người nói:
– Đừng cản trở Mukunda. Cậu ấy có thể đến đây bất cứ khi nào cậu ấy thích.
Trong khi đi cùng tôi lên căn phòng của mình, tu sĩ nói:
– Việc sống giam mình trong căn nhà nhỏ này, thật ra không chỉ nhằm giúp ích việc tu tập của tôi, mà còn nhằm tránh cho người đời một số ý tưởng không hay. Em biết đấy, chân lý của bậc giác ngộ thường làm cho những kẻ phàm tục phải thất vọng và đau khổ vì họ không thể bám víu vào những ảo tưởng hư dối của mình được nữa. Vì vậy, nếu không phải là những kẻ thật tâm cầu đạo thì chẳng nên để cho họ nghe biết chân lý cao siêu của các bậc hiền thánh, kẻo sẽ làm cho họ thất vọng mà chán ngán cuộc sống này.
Chúng tôi cùng bước vào một căn phòng nhỏ đơn sơ. Chính trong căn phòng này, tu sĩ trải qua phần lớn thời gian của đời mình, vì ông thường rất ít khi ra khỏi cửa phòng.
– Bạch thầy, thầy là vị tu sĩ đầu tiên mà con được biết sống ẩn dật theo cách này.
Vị tu sĩ cười đáp lại:
– Sự giác ngộ không giới hạn ở bất cứ một hình thức tu tập nào. Điều quan trọng là có thể nhận ra được bản chất của mọi sự việc.
Ông ngồi xuống chỗ của mình trên sàn nhà. Tôi cũng tự tìm cho mình một chỗ thích hợp. Lúc này tôi mới lặng lẽ ngắm nhìn ông, đang chuẩn bị nhập vào thiền định. Tuy đã bước sang độ tuổi bảy mươi, ông không có vẻ gì là già nua, suy yếu. Ông ngồi thẳng lưng, thân hình to lớn, vạm vỡ và cân đối. Khuôn mặt đạo mạo với một chòm râu bạc, đôi mắt tinh anh dừng lại ở một điểm vô định trong không gian, cho thấy ông đang tập trung tư tưởng hoàn toàn trong cơn thiền định.
Bất giác, tôi cũng sửa lại tư thế ngồi và bắt đầu nhập thiền. Cả hai chúng tôi cùng trải qua thời gian êm ả quý giá này chừng hơn một giờ. Sau đó, tu sĩ lên tiếng trước, nói với tôi bằng một giọng êm ái, từ hòa:
– Con đã khá thuần thục trong việc ngồi thiền đấy. Nhưng con đã đạt được kinh nghiệm tâm linh thực sự nào chưa?
Ông có ý nhắc nhở tôi về mục đích của việc hành thiền:
– Con không nên nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện.
Tôi hiểu điều ông muốn nói. Việc thực hành thiền định chỉ như một phương pháp rèn luyện tâm linh. Sự rèn luyện ấy giúp chúng ta đạt đến điều gì thì còn cần phải có sự soi rọi của một trí tuệ minh mẫn và sự dắt dẫn của một bậc minh sư nữa.
Vị tu sĩ lại nở nụ cười quen thuộc và chuyển sang một đề tài khác. Ông chỉ vào mấy cái bọc lớn để trên chiếc bàn nhỏ và nói:
– Đây là những thư tín từ Hoa Kỳ gửi đến. Một số các tổ chức tu tập tinh thần ở đó thường quan hệ với tôi để nhờ hướng dẫn việc tu thiền. Tôi rất vui được giúp họ. Em nên biết, phép tu thiền cũng như ánh nắng mặt trời, mang lại hơi ấm khắp nơi mà không là sở hữu của riêng ai cả. Và sự giải thoát của con người hoàn toàn giống nhau ở cả phương Đông và phương Tây.
Lúc bấy giờ, tôi rất vô tư khi nghe những lời này của vị tu sĩ. Mãi về sau, tôi mới hiểu ra là ông đã nhìn thấy trước sứ mạng truyền bá thiền học sang Hoa Kỳ mà tôi sẽ thực hiện trong nhiều năm sau đó, vì thế ông muốn gieo vào lòng tôi ít nhiều những tư tưởng đầu tiên về việc giảng dạy thiền học ở phương Tây.
Tôi nói với ông một cách chân thành:
– Bạch thầy, thầy nên viết một tập sách hướng dẫn việc tu thiền. Sẽ có rất nhiều người được lợi lạc qua sự truyền dạy theo cách ấy của thầy.
– Tôi đã truyền dạy cho các môn đồ. Họ sẽ truyền dạy cho đệ tử của họ. Đó là những cuốn sách sống động và thực tiễn hơn nhiều. Một cuốn sách được viết ra trên giấy không thể mang lại niềm tin như những con người sống, và hơn thế nữa, nó thường chịu sự phê phán hẹp hòi của những kẻ chẳng hiểu biết gì.
Chiều hôm đó tôi ở lại với ông cho đến khi các đệ tử của ông quy tụ về để nghe thuyết giảng. Buổi giảng pháp của ông có sức thu hút rất mạnh. Ông trình bày những vấn đề một cách lưu loát, và khiến cho người nghe tiếp nhận được một cách dễ dàng những gì ông muốn nói.
Khi buổi giảng kết thúc, một người đệ tử đến trước ông và nói:
– Bạch thầy, thật tôn quý thay đức hy sinh cao cả, thầy đã từ bỏ mọi sự giàu sang sung sướng để đi theo con đường tu tập khắc khổ và mang đến cho chúng con mùi vị của đạo pháp.
Sự thật là lúc còn niên thiếu, vị tu sĩ này đã từ bỏ gia đình rất giàu có để ra đi xuất gia. Nhưng tôi nghe ông đáp lại lời nói ấy rằng:
– Con đã nói ngược lại với sự thật mất rồi. Những gì thầy từ bỏ chỉ là chút tiền bạc và những thú vui trần tục vô nghĩa. Đổi lại, thầy đã đạt được niềm an lạc hạnh phúc vô biên không gì hơn được. Nếu so sánh như thế thì có đáng gọi là một sự hy sinh chăng? Ngược lại, chính người thế gian đã từ bỏ đi những giá trị tâm linh quý báu mà họ hoàn toàn có thể được hưởng, để chạy theo những niềm vui tạm bợ trong phút chốc, những của cải vật chất mà không giúp gì cho họ khi đối mặt với những đau khổ của kiếp người. Những người như vậy, họ mất nhiều hơn là được. Và chính cách chọn lựa của họ mới là điều đáng ngạc nhiên một cách kỳ lạ!
Và để kết luận, vị tu sĩ đưa ra một nhận xét đầy tính cách thực nghiệm:
– Nhân quả xoay vần là một định luật khách quan từ ngàn xưa không ai tránh khỏi. Nếu chúng ta biết tự lo cho tương lai của mình bằng những việc làm tốt đẹp của hôm nay, thì đó chính là sự đảm bảo chắc chắn hơn bất cứ một công ty bảo hiểm nào của thời đại. Cuộc sống thế tục đầy dẫy những khổ đau, dằn vặt, và con người ta trở nên yếu ớt, thụ động vì thấy mình bất lực. Họ luôn khẩn cầu, van nài ở bất cứ một thế lực siêu nhiên nào đó để có được sự giúp đỡ, cứu rỗi. Nhưng họ không biết rằng chỉ có tự mình mới có thể cứu vớt được chính mình bằng những thay đổi tích cực trong nhận thức và lối sống.
Về sau, tôi vẫn thường đến với vị tu sĩ này sau những giờ tan học. Người dành cho tôi một sự ưu ái đặc biệt mà tôi dễ dàng nhận ra nhưng phải mãi đến sau này mới hiểu được nguyên nhân. Ngày tôi chuẩn bị lên đường sang Hoa Kỳ, người đã nói rõ với tôi nguyên nhân ấy:
– Con hãy an lòng đi đến nơi ấy. Tinh hoa của nền văn hóa Ấn Độ được thể hiện qua pháp môn thiền định sẽ được con truyền bá rộng rãi trên đất Mỹ. Sứ mệnh thiêng liêng của con đã được xác định từ lâu xa về trước. Và ta tin chắc rằng với đạo tâm vững chắc, con sẽ thành công. Người dân nước Mỹ sẽ dành cho con một sự chào đón nhiệt tình và nồng hậu.
Nhưng tôi chỉ thật sự hiểu thấu những tư tưởng của vị tu sĩ khả kính và giàu nghị lực này sau khi chính bản thân tôi đã vượt qua rất nhiều thử thách. Và mối quan hệ hướng dẫn của ông với những người giàu đức tin ở nước Mỹ xa xôi kia có tác dụng gieo cấy trong tôi một ấn tượng tốt đẹp mà sau này đã giúp tôi mạnh mẽ hơn trên con đường truyền bá đạo pháp sang nơi ấy.
Send comment