THIỀN
QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Phương pháp niệm thầm trong tâm (ghi nhận thầm những kinh nghiệm khi chúng khởi lên) đặc biệt rất hữu hiệu khi ta muốn duy trì một chánh niệm liên tục trong những sinh hoạt, cũng như khi ta chuyển từ một sinh hoạt này sang sinh hoạt kế tiếp. Nó giữ cho ta có mặt trong giây phút hiện tại, trong khi ta đang tắm rửa hoặc sắp xếp giường ngủ. Hay là khi ta chuyển từ việc tắm rửa sang xếp giường, ngồi xuống tọa cụ, rồi chú tâm đến hơi thở.
Đôi khi người ta do dự không muốn sử dụng phương pháp ghi nhận thầm này vì thấy có vẻ kỳ quặc. Cũng có phần kỳ quặc thật, nhưng nó rất hữu hiệu. Nó giữ cho tâm ta sáng tỏ và không bị lẫn lộn. Bất cứ bạn đang làm gì bây giờ, hãy theo dõi và ghi nhận kinh nghiệm ấy. Sự ghi nhận bắt đầu như là một phương pháp thực tập, và cuối cùng sẽ trở thành một thói quen.
Trong thời gian đầu thực tập, tôi có thái độ chống đối phương pháp niệm thầm này, nhất là trong khi ta thay đổi từ sinh hoạt này sang sinh hoạt khác. Sự miễn cưỡng của tôi là do một nguyên nhân rất buồn cười và hết sức riêng tư. Chuyện ấy xảy ra đã hơn ba mươi năm rồi.
Khi ấy tôi còn trẻ, có một người bạn trai. Anh ta cũng rất rụt rè, nhút nhát như tôi, mỗi khi chúng tôi cùng đi chơi. Tôi nghĩ anh ta cố gắng kiểm soát sự lo lắng ấy bằng cách tự nói thầm, trong khi vừa nói chuyện với tôi. Trong khi hai đứa tôi đứng chờ xe buýt và nói chuyện với nhau thì anh ta cứ lẩm bẩm một mình: “Chờ xe bus, chờ xe bus, leo lên xe bus, lấy tiền trả...” Tôi chắc là anh ta làm vậy vì quá lo lắng, và muốn tự trấn an bằng cách biết mình đang làm gì và đang ở đâu. Nhưng tôi cảm thấy hơi kỳ cục khi đứng cạnh anh. Tôi sợ có người quen nào đó thấy chúng tôi. Và còn tệ hơn nữa nếu họ nghe được anh ta thì chết! Mỉa mai thay, 30 năm sau tôi lại cố gắng thực tập một phương pháp ghi nhận và gọi tên thầm những kinh nghiệm của mình. Tôi ghi nhận thầm trong đầu như là “vói tay đến quyển sách, chạm quyển sách, cầm quyển sách...” sao tôi thấy nó cũng giống như “chờ xe bus, leo lên xe bus, lấy tiền trả...” Tôi cảm thấy mình như một tên ngốc! Mỗi lần thực tập tôi lại nhớ đến anh ta và tự hỏi “Có điên không, tại sao mình phải làm như vậy?”
Nhưng tạm gác chuyện ấy sang một bên, phương pháp niệm thầm còn có vẻ như một gánh nặng cho ta nữa. Tôi thực tập một lúc rồi nghĩ: “Thôi dẹp, chẳng có nghĩa lý gì hết.” Nhưng đến một lúc, tôi quyết định thật sự nghiêm chỉnh thực tập nó và tự nhủ “Cứ thực tập, không thắc mắc, không phê phán, không giải thích, cũng không tìm hiểu, chỉ việc thực hành.”
Khi tôi bắt đầu thực tập thì mọi việc đều thay đổi. Lúc đầu, tôi có cảm tưởng như nói với chính mình: “Bước, bước, bước, vói, chạm, cầm, đưa lên...” Rồi đột nhiên, tôi chợt hoàn toàn có mặt với chính mình. Kinh nghiệm của tôi đổi từ việc dở tay lên và niệm thầm “dở, dở, dở...” đột nhiên, trở thành một cái biết về sự dở tay lên. Và cái biết đó hoàn toàn khác biệt với bất cứ cái biết nào tôi đã có trước đây.
Ghi nhận hay niệm thầm không phải là chánh niệm. Ghi nhận thầm là gọi tên những kinh nghiệm của mình. Khi ta gọi tên những kinh nghiệm, ta sẽ chú tâm đến chúng, và điều đó dẫn đến chánh niệm. Kinh nghiệm chánh niệm có một cảm giác rất khác với việc nói suông về chánh niệm.
Một giây phút chánh niệm có thể mang lại cho ta cảm giác sung sướng rất lớn. Tôi còn nhớ mình hoàn toàn kinh ngạc khi lần đầu tiên khám phá sự khác biệt giữa hai việc: nói về kinh nghiệm và chính thật là kinh nghiệm ấy. Khám phá được cảm giác sung sướng này của chánh niệm làm tôi rất bàng hoàng. Bước đi một cách rất cẩn trọng, hoàn toàn có mặt, tôi thầm nghĩ: “Thật không còn gì lạ lùng hơn thế này nữa: tôi hoàn toàn sung sướng khi đặt chân xuống và biết rằng mình đang đặt chân xuống.” Thường thì đặt chân xuống đâu phải là một việc gì đáng để gọi là kỳ diệu. Nhưng quả thật điều đó rất kỳ diệu. Không phải bước chân của ta kỳ diệu, mà đó là chánh niệm kỳ diệu vô cùng.
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Duy trì chánh niệm
Các thiền sinh thường dùng thời gian sau giờ ăn trưa để đi nghỉ ngơi, tắm rửa hoặc nằm xuống. Nói về những cơ hội để thực tập chánh niệm thì nằm xuống cũng có giá trị như là thiền hành, đánh răng, hay khi ăn vậy. Cái mà ta thực tập ở đây là sự tỉnh thức, có chánh niệm và tĩnh lặng trong tất cả mọi hoàn cảnh và sinh hoạt. Thực tập trong một khóa tu là sự chuẩn bị đặc biệt cho sự thực tập trong đời sống hằng ngày.Phương pháp niệm thầm trong tâm (ghi nhận thầm những kinh nghiệm khi chúng khởi lên) đặc biệt rất hữu hiệu khi ta muốn duy trì một chánh niệm liên tục trong những sinh hoạt, cũng như khi ta chuyển từ một sinh hoạt này sang sinh hoạt kế tiếp. Nó giữ cho ta có mặt trong giây phút hiện tại, trong khi ta đang tắm rửa hoặc sắp xếp giường ngủ. Hay là khi ta chuyển từ việc tắm rửa sang xếp giường, ngồi xuống tọa cụ, rồi chú tâm đến hơi thở.
Đôi khi người ta do dự không muốn sử dụng phương pháp ghi nhận thầm này vì thấy có vẻ kỳ quặc. Cũng có phần kỳ quặc thật, nhưng nó rất hữu hiệu. Nó giữ cho tâm ta sáng tỏ và không bị lẫn lộn. Bất cứ bạn đang làm gì bây giờ, hãy theo dõi và ghi nhận kinh nghiệm ấy. Sự ghi nhận bắt đầu như là một phương pháp thực tập, và cuối cùng sẽ trở thành một thói quen.
Trong thời gian đầu thực tập, tôi có thái độ chống đối phương pháp niệm thầm này, nhất là trong khi ta thay đổi từ sinh hoạt này sang sinh hoạt khác. Sự miễn cưỡng của tôi là do một nguyên nhân rất buồn cười và hết sức riêng tư. Chuyện ấy xảy ra đã hơn ba mươi năm rồi.
Khi ấy tôi còn trẻ, có một người bạn trai. Anh ta cũng rất rụt rè, nhút nhát như tôi, mỗi khi chúng tôi cùng đi chơi. Tôi nghĩ anh ta cố gắng kiểm soát sự lo lắng ấy bằng cách tự nói thầm, trong khi vừa nói chuyện với tôi. Trong khi hai đứa tôi đứng chờ xe buýt và nói chuyện với nhau thì anh ta cứ lẩm bẩm một mình: “Chờ xe bus, chờ xe bus, leo lên xe bus, lấy tiền trả...” Tôi chắc là anh ta làm vậy vì quá lo lắng, và muốn tự trấn an bằng cách biết mình đang làm gì và đang ở đâu. Nhưng tôi cảm thấy hơi kỳ cục khi đứng cạnh anh. Tôi sợ có người quen nào đó thấy chúng tôi. Và còn tệ hơn nữa nếu họ nghe được anh ta thì chết! Mỉa mai thay, 30 năm sau tôi lại cố gắng thực tập một phương pháp ghi nhận và gọi tên thầm những kinh nghiệm của mình. Tôi ghi nhận thầm trong đầu như là “vói tay đến quyển sách, chạm quyển sách, cầm quyển sách...” sao tôi thấy nó cũng giống như “chờ xe bus, leo lên xe bus, lấy tiền trả...” Tôi cảm thấy mình như một tên ngốc! Mỗi lần thực tập tôi lại nhớ đến anh ta và tự hỏi “Có điên không, tại sao mình phải làm như vậy?”
Nhưng tạm gác chuyện ấy sang một bên, phương pháp niệm thầm còn có vẻ như một gánh nặng cho ta nữa. Tôi thực tập một lúc rồi nghĩ: “Thôi dẹp, chẳng có nghĩa lý gì hết.” Nhưng đến một lúc, tôi quyết định thật sự nghiêm chỉnh thực tập nó và tự nhủ “Cứ thực tập, không thắc mắc, không phê phán, không giải thích, cũng không tìm hiểu, chỉ việc thực hành.”
Khi tôi bắt đầu thực tập thì mọi việc đều thay đổi. Lúc đầu, tôi có cảm tưởng như nói với chính mình: “Bước, bước, bước, vói, chạm, cầm, đưa lên...” Rồi đột nhiên, tôi chợt hoàn toàn có mặt với chính mình. Kinh nghiệm của tôi đổi từ việc dở tay lên và niệm thầm “dở, dở, dở...” đột nhiên, trở thành một cái biết về sự dở tay lên. Và cái biết đó hoàn toàn khác biệt với bất cứ cái biết nào tôi đã có trước đây.
Ghi nhận hay niệm thầm không phải là chánh niệm. Ghi nhận thầm là gọi tên những kinh nghiệm của mình. Khi ta gọi tên những kinh nghiệm, ta sẽ chú tâm đến chúng, và điều đó dẫn đến chánh niệm. Kinh nghiệm chánh niệm có một cảm giác rất khác với việc nói suông về chánh niệm.
Một giây phút chánh niệm có thể mang lại cho ta cảm giác sung sướng rất lớn. Tôi còn nhớ mình hoàn toàn kinh ngạc khi lần đầu tiên khám phá sự khác biệt giữa hai việc: nói về kinh nghiệm và chính thật là kinh nghiệm ấy. Khám phá được cảm giác sung sướng này của chánh niệm làm tôi rất bàng hoàng. Bước đi một cách rất cẩn trọng, hoàn toàn có mặt, tôi thầm nghĩ: “Thật không còn gì lạ lùng hơn thế này nữa: tôi hoàn toàn sung sướng khi đặt chân xuống và biết rằng mình đang đặt chân xuống.” Thường thì đặt chân xuống đâu phải là một việc gì đáng để gọi là kỳ diệu. Nhưng quả thật điều đó rất kỳ diệu. Không phải bước chân của ta kỳ diệu, mà đó là chánh niệm kỳ diệu vô cùng.
Send comment