- Lời Đầu Sách
- Tìm Hiểu Trung Luận
- 01 Phá Nhân Duyên – Phẩm 1
- 02 Phá Đi Và Đến – Phẩm 2
- 03 Phá Lục Tình – Phẩm 3
- 04 Phá Ngũ Ấm – Phẩm 4
- 05 Phá Lục Chủng – Phẩm 5
- 06 Phá Nhiễm - Người Nhiễm – Phẩm 6
- 07 Phá Tam Tướng – Phẩm 7
- 08 Phá Tác - Tác Giả – Phẩm 8
- 09 Phá Bổn Tế – Phẩm 11
- 10 Phá Hành – Phẩm 13
- 11 Phá Buộc Mở – Phẩm 16
- 12 Quán Pháp – Phẩm 18
- 13 Phá Thời Gian – Phẩm 19
TRUNG
QUÁN LUẬN 13 PHẨM
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch
Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh 2007
Phá ĐI VÀ ĐẾN
Giải thích đề tựa
1. PHÁ vì có chấp. ĐI và ĐẾN dùng biểu trưng cho sự vận hành dịch chuyển của vạn pháp. Chính vì thấy có sự vận hành dịch chuyển này, mà ta cho pháp là CÓ. Nó là một trong các duyên góp phần củng cố quan niệm vạn pháp thực có và làm tăng sự tham đắm của ta đối với pháp. Vì vậy nên phá.
2. Phá để hiển bày thực tướng của ĐI và ĐẾN.
LUẬN GIẢI TOÀN PHẨM
已去無有去 Đã đi không có đi
未 去亦無去 Chưa đi không có
đi
離 已去未去 Lìa đã đi chưa đi
去 時亦無去 Đang đi
cũng không đi (1)
Mở đầu, Luận chủ khẳng định : Đã đi, đang đi, chưa đi đều không có đi. Nói khẳng định, là dùng KHÔNG để phá CÓ. Vì cho là CÓ mới lấy KHÔNG để phá, hiển bày thực tướng vượt CÓ và KHÔNG, không phải chúng thật KHÔNG. Nếu chúng thật KHÔNG thì ta không thể thấy vạn pháp vận hành dịch chuyển như hiện nay.
ĐÃ ĐI, ĐANG ĐI, CHƯA ĐI biểu trưng cho SỰ KIỆN ĐI xảy ra trong 3 thời : Quá khứ, hiện tại và vị lai.
“Ngoài đã đi, chưa đi. Đang đi cũng không đi” là hiển bày mặt nhân duyên của ĐANG ĐI. Nếu ngay đây nhận được mặt Duyên khởi giữa 3 thời của SỰ KIỆN ĐI – tức ĐI không có thực tánh - thì hiểu được lời phủ định trên. Song vì không nhận được, nên có sự phản bác :
動處則有去 Chỗ động ắt có đi
此 中有去時 Trong ấy có
đang đi
非 已去未去 Không đã đi
chưa đi
是 故去時去 Nhưng đang đi
có đi (2)
Đây là thắc mắc chung của hầu hết chúng ta khi nghe sự khẳng định ấy : ĐÃ ĐI và CHƯA ĐI nói không, có thể chấp nhận. Nhưng ĐANG ĐI chính là việc trước mắt, là cái ‘đang là’ thì không thể không. “Chỗ động ắt có đi, trong ấy có đang đi” là bằng chứng người hỏi đưa ra để phá lập luận của Luận chủ. Đây là sự phản bác hoàn toàn hợp lý với cái nhìn hiện nay. Cần nhớ, sự phản bác chỉ có giá trị đối với hành động đang xảy ra.
Những phân đoạn sau, là lập luận của Luận chủ biện giải cho điều mình đã khẳng định ở nhiều khía cạnh khác nhau.
1. Phá đang đi
云何於去時 Làm sao nơi đang đi
而 當有去法 Mà có sự
kiện đi
若 離於去法 Nếu lìa sự
kiện đi
去 時不可得 Đang đi
không thể được (3)
若 言去時去 Nếu nói
đang đi đi
是 人則有咎 Người ấy ắt
có sai
離 去有去時 Lìa đi có
đang đi
去 時獨去故 Đang đi đi
một mình (4)
Không vướng trên từ ngữ mà hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, thì phần lý luận sẽ giảm bớt mà vấn đề cũng trở nên dễ dàng.
SỰ KIỆN ĐI cùng nghĩa với pháp đi, cái đi, việc đi, hành động đi … Chúng là những khái niệm dùng để chỉ cho một sự kiện, một sự việc hay một hành động. Khi hành động này gắn liền với các từ ĐÃ, CHƯA hay ĐANG thì ta hình dung được thời gian mà sự kiện ấy xảy ra. Như vậy, ý nghĩa của khái niệm ĐANG ĐI có khác với SỰ KIỆN ĐI. ĐANG ĐI không phải là SỰ KIỆN ĐI nhưng không lìa SỰ KIỆN ĐI mà có. Nghĩa là, ĐANG ĐI không thể xuất hiện nếu thiếu SỰ KIỆN ĐI nhưng ĐANG ĐI và SỰ KIỆN ĐI không phải một. Một thuộc không gian, một bao gồm cả không và thời gian. Đây là chỗ cần lưu ý. Lưu ý kỹ chỗ này mới hiểu được phần lý luận sau.
ĐANG ĐI CÓ ĐI hay “Đang đi có sự kiện đi” hay “Đang đi đi” thì ý của chúng cũng đều khẳng định hành động đang diễn ra đó là CÓ. Tức cho ĐANG ĐI thực sự hiện hữu. Đây là cái nhìn của hầu hết chúng ta.
Song, nếu CÓ thì phải có tự tánh. Có tự tánh thì khi thấy một ĐANG ĐI xảy ra, trong ấy ĐANG ĐI và SỰ KIỆN ĐI phải là 2 phần tử độc lập với nhau. Vì pháp có tự tánh thì pháp ấy phải tự có, duy nhất và thường trụ. Tức nó luôn tồn tại độc lập với pháp khác. Đó là lý do vì sao Luận chủ nói “Làm sao nói đang đi, mà có sự kiện đi? Nếu lìa sự kiện đi, đang đi không thể được”. Nghĩa là, làm sao nói chúng có tự tánh khi mà ĐANG ĐI và SỰ KIỆN ĐI không thể tồn tại tách lìa nhau?
Khi ĐANG ĐI và SỰ KIỆN ĐI không thể tồn tại thiếu nhau mà nói “Đang đi có đi” thì người nói đó lầm. Lầm, vì nếu cho sự kiện đang xảy ra đó là CÓ, thì cũng có nghĩa là cho ĐANG ĐI và SỰ KIỆN ĐI cùng xuất hiện nhưng pháp này lại độc lập với pháp kia. Độc lập thì ĐANG ĐI không cần đến SỰ KIỆN ĐI mà vẫn tồn tại, tức “Đang đi đi một mình”. Đó là ý nghĩa của (P.4).
Khi cho SỰ KIỆN ĐI đang xảy ra trong hiện tại là CÓ, thì sẽ đưa đến lỗi sau :
若去時有去 Nếu đang đi có đi
則 有二種去 Thì có hai
thứ đi
一 謂為去時 Một là cái
đang đi
二 謂去時去 Hai là đi
đang đi (5)
若 有二去法 Nếu có hai
sự đi
則 有二去者 Thì có hai
người đi
以 離於去者 Vì lìa
người đi ra
去 法不可得 Sự đi không
thể được (6)
Nếu ĐANG ĐI có đi, thì SỰ KIỆN ĐI và ĐANG ĐI tồn tại độc lập, nên nói có 2 cái đi. Có 2 cái đi thì phải có 2 người đi. Bởi không có chủ thể thì không có hành động. Đây là hệ quả nhận được khi cho pháp không tánh thành pháp có tánh. Đáng nhẽ cái đi chỉ của 1 người, giờ đến 2 người mà chỉ có một cái đi.
2. Phá người đi
若離於去者 Nếu lìa khỏi người đi
去 法不可得 Cái đi
không thể được
以 無去法故 Vì không sự
kiện đi
何 得有去者 Làm sao có
người đi (7)
Đây hiển bày NGƯỜI ĐI và SỰ KIỆN ĐI (hành động đi) không thể tách lìa nhau mà tồn tại. Không có chủ thể thì không có hành động mà không có SỰ KIỆN ĐI thì cũng không có NGƯỜI ĐI. Chánh văn đã hiển rõ ý nghĩa của nó. Đây có thể dùng phương pháp phản chứng để chứng minh : Nếu không có SỰ KIỆN ĐI mà vẫn có NGƯỜI ĐI : Như người ngồi, chỉ có SỰ KIỆN NGỒI không có SỰ KIỆN ĐI, mà vẫn gọi là NGƯỜI ĐI thì không thể được. Vì vậy, muốn có NGƯỜI ĐI thì phải có SỰ KIỆN ĐI đi kèm, NGƯỜI NGỒI thì có SỰ KIỆN NGỒI đi kèm. SỰ KIỆN không thể tách biệt khỏi CHỦ THỂ HÀNH ĐỘNG.
去者則不去 Người đi thì không đi
不 去者不去 Người không
đi không đi
離 去不去者 Lìa người
đi, không đi
無 第三去者 Không người
đi thứ ba (8)
Trong cả 2
trường hợp NGƯỜI ĐI hay NGƯỜI KHÔNG ĐI đều không CÓ ĐI.
NGƯỜI CÓ ĐI còn
không đi, huống NGƯỜI KHÔNG ĐI.
“Không người đi, không đi …” là, ngoài 2 trường hợp trên, không còn trường hợp nào nữa để nói CÓ ĐI.
若言去者去 Nếu nói người đi đi
云 何有此義 Làm sao có
nghĩa này
若 離於去法 Nếu lìa sự kiện đi
去 者不可得 Người đi không thể
có (9)
NGƯỜI ĐI ĐI đồng nghĩa với NGƯỜI ĐI CÓ ĐI. Là chỉ cho NGƯỜI ĐI có thực thể như ĐANG ĐI CÓ ĐI ở trên. Làm sao nói vậy khi NGƯỜI ĐI và SỰ KIỆN ĐI không thể tồn tại tách biệt nhau mà luôn có quan hệ mật thiết? Có cái này mới có cái kia. Có cái kia mới có cái này. Có cùng có, không cùng không.
若去者有去 Nếu người đi có đi
則 有二種去 Thì có hai
sự đi
一 謂去者去 Một là
người đi đi
二 謂去法去 Hai là cái đi
đi (10)
NGƯỜI ĐI ĐI là chỉ cho NGƯỜI ĐI có thực thể. CÁI ĐI ĐI là chỉ cho CÁI ĐI có thực thể. Nếu cho NGƯỜI ĐI có thực thể thì NGƯỜI ĐI và SỰ KIỆN ĐI phải là 2 phần tử độc lập, nên nói có 2 sự đi.
若謂去者去 Nếu nói người đi đi
是 人則有咎 Người ấy ắt
có sai
離 去有去者 Lìa đi có người đi
說 去者有去 Nói người
đi có đi (11)
Ai cho NGƯỜI ĐI có thực thể, tức cho có người đi là không đúng. Không đúng, vì cho như vậy tức cho NGƯỜI ĐI độc lập với SỰ KIỆN ĐI, không cần đến sự kiện đi mà người đi vẫn tồn tại. Điều này không thể.
Khi nào không cần SỰ KIỆN ĐI mà vẫn có NGƯỜI ĐI, tức NGƯỜI ĐI tự có, không nhờ pháp khác mới hiện hình, thì hãy nói NGƯỜI ĐI CÓ ĐI.
3. Phá thời điểm khởi đầu
已去中無發 Đã đi không xuất phát
未 去中無發 Chưa đi
không xuất phát
去 時中無發 Đang đi
không xuất phát
何 處當有發 Xuất phát vào lúc
nào? (2)
Một hành động muốn CÓ thì phải tìm thấy chỗ khởi đầu của nó. Xuất phát là chỉ cho cái khởi đầu đó. Luận chủ khẳng định trong 3 thời đều không tìm thấy sự khởi đầu.
未發無去時 Chưa phát không đang đi
亦 無有已去 Cũng không
có đã đi
是 二應有發 Cả hai nên xuất phát
未 去何有發 Chưa đi sao
xuất phát? (13)
Chưa có sự bắt đầu, thì không có ĐANG ĐI và ĐÃ ĐI. Tức nơi ĐÃ ĐI và ĐANG ĐI mới hy vọng tìm thấy sự khởi đầu. CHƯA ĐI, tức chưa có hành động, thì sự khởi đầu không có. Song, ngay cái ĐANG ĐI, điểm khởi đầu không còn hiện diện, nên không thể tìm. ĐANG ĐI còn không tìm được điểm khởi đầu, huống ĐÃ ĐI là hành động đã qua, sao có thể tìm được điểm khởi đầu?
Đây là mượn ngôn từ hí luận để hiển bày vạn sự vạn vật dịch chuyển ở thế gian không hề có điểm khởi thủy chính xác. Không bao giờ có thể tìm thấy thực sự một điểm khởi thủy cho sự dịch chuyển cũng như xuất hiện của vạn pháp ở thế gian. Mọi thứ đều hạn cuộc trong duyên. Trong duyên thì giá trị của nó không mang tính trùm khắp, chỉ mang tính tương đối.
無去無未去 Không đã đi chưa đi
亦 復無去時 Cũng là
không đang đi
一 切無有發 Tất cả
không xuất phát
何 故而分別 Vì sao lại phân
biệt? (14)
Cả 3 thời đều
không tìm thấy điểm xuất phát, nên không có thời điểm khởi đầu.
4. Phá thời điểm chấm dứt
去者則不住 Người đi thì không đứng
不 去者不住 Người
không đi không đứng
離 去不去者 Lìa
người đi không đi
何 有第三住 Người
thứ ba nào đứng? (15)
去 者若當住 Người
đi nếu là đứng
云 何有此義 Làm
sao có nghĩa này
若 當離於去 Nếu
lìa sự kiện đi
去 者不可得 Người
đi không thể có (16)
Nếu một hành động thực sự tồn tại thì phải tìm thấy chỗ chấm dứt của nó. Đây dùng khái niệm ĐỨNG LẠI để diễn tả sự kiện này. Như vậy, từ ĐỨNG LẠI chỉ xảy ra với NGƯỜI ĐI. Nhưng NGƯỜI ĐI - tức hành động đi đang tiếp diễn - thì không có việc đứng lại. (P.16) giải thích : NGƯỜI ĐI thì không thể đứng lại. Vì nếu không có SỰ KIỆN ĐI thì không có NGƯỜI ĐI. Muốn có ĐỨNG LẠI thì phải là sự kiện đứng lại. Nhưng đi kèm với SỰ KIỆN ĐỨNG LẠI thì đó là NGƯỜI ĐỨNG LẠI không phải là NGƯỜI ĐI. Không phải NGƯỜI ĐI thì không có việc đứng lại.
去未去無住 Đã, chưa đi không đứng
去 時亦無住 Đang đi
cũng không đứng
所 有行止法 Mọi biến hành đình chỉ
皆 同於去義 Đều đồng với nghĩa
đi (17)
Trong cả 3 thời đều không tìm thấy chỗ chấm dứt của hành động, nên không có sự chấm dứt. Mọi biến hành đình chỉ khác ở thế gian đều như thế.
Với cái nhìn của người xưa, những lý giải ở các (P.3) và (P.4) tuy trên ngôn từ không thể phản bác, nhưng so với thực tế thì kết luận của nó khó có thể chấp nhận. Vì rõ ràng, bất cứ một hành động nào xảy ra, ta đều thấy có sự khởi đầu và chấm dứt. Nhưng thực ra, không bao giờ có thể xác định chính xác thời điểm khởi đầu cũng như chấm dứt này. Ngày nay, với sự tiến triển của khoa học hiện đại, điều này đã được xác minh.
Đối với một hành động mà sự hiện khởi, thời điểm khởi đầu, thời điểm chấm dứt lẫn chủ thể của hành động đó, đều không thể tìm thấy chính xác thì không thể cho tiến trình ấy là CÓ.
5. Phá thuyết Kết hợp
Đây là cái phá cuối cùng. Qua cách phá ta hiểu chỗ chấp của người thời ấy : Các pháp đều có tự tánh mà vẫn có thể hòa hợp để tạo thành một pháp mới nhờ thuyết Kết hợp. Như NGƯỜI ĐI và SỰ KIỆN ĐI là hai thực thể, chúng vẫn có thể kết hợp với nhau thành NGƯỜI ĐI. Vì vậy, NGƯỜI ĐI cũng là pháp có tự tánh. Tức cho các sự thể đang vận hành đây đều là thực có. Luận chủ sẽ chứng minh để ta thấy không có việc ấy.
Hỏi : Phá thuyết Kết hợp cũng chỉ là phá NGƯỜI ĐI. Trên đã phá sao giờ còn lập lại?
Đáp : Khi nhìn một người ĐANG ĐI, người đời cho rằng có một thực thể đang hoạt động. Qua phần phá trên, Luận chủ cho thấy cái “thực thể” ấy chỉ là một pháp nhân duyên. NGƯỜI ĐI nhơn nơi SỰ KIỆN ĐI mà có nên SỰ KIỆN ĐI là nhân, NGƯỜI ĐI là quả. Ngược lại, SỰ KIỆN ĐI nhơn nơi NGƯỜI ĐI mà hiện hữu nên NGƯỜI ĐI là nhân, SỰ KIỆN ĐI là quả. Như vậy, NGƯỜI ĐI và SỰ KIỆN ĐI là pháp duyên khởi. Duyên khởi thì không tánh. Vì vậy, người đi không thể là một thực thể.
Đến đây vấn đề kết hợp mới xuất hiện. Người hỏi không thể phản bác lập luận trên, nhưng để cứu vãn tình thế, đã đưa ra thuyết Kết hợp, hầu giải quyết vấn đề thực tánh của mình. Nghĩa là, người hỏi dùng pháp kết hợp thay cho pháp duyên sanh để biện cho vấn đề có tánh của pháp.
Hỏi : Tại sao không kết hợp giữa NGƯỜI và SỰ KIỆN ĐI để thành NGƯỜI ĐI, mà lại kết hợp NGƯỜI ĐI với SỰ KIỆN ĐI?
Đáp : Theo thuyết Kết hợp, muốn kết hợp 2 pháp lại với nhau thì 2 pháp ấy phải có rồi mới nói đến chuyện kết hợp. SỰ KIỆN ĐI chỉ có khi có NGƯỜI ĐI. Vì vậy, chỉ có thể kết hợp giữa NGƯỜI ĐI với SỰ KIỆN ĐI mà không thể kết hợp giữa NGƯỜI và SỰ KIỆN ĐI. Đây là chỗ tinh tế của vấn đề. Chính vì cái lắc léo này mà Luận chủ nêu bày chúng là MỘT hay là KHÁC khi nói chúng kết hợp? Trong cả 2 trường hợp đều không thể được. Các phân đoạn sau, Luận chủ luận để thấy cái không thể được này.
去法即去者 Pháp đi là người đi
是 事則不然 Việc ấy là
không đúng
去 法異去者 Pháp đi
khác người đi
是 事亦不然 Việc ấy
cũng không đúng (18)
若 謂於去法 Nếu nói sự
kiện đi
即 為是去者 Cũng chính
là người đi
作 者及作業 Tác giả và
tác nghiệp
是 事則為一 Việc ấy ắt
là một (19)
若 謂於去法 Nếu nói sự
kiện đi
有 異於去者 Có khác với
người đi
離 去者有去 Lìa người
đi có đi
離 去有去者 Lìa đi có
người đi (20)
Tác giả là chỉ cho NGƯỜI ĐI, tác nghiệp là chỉ cho HÀNH ĐỘNG ĐI. 2 thứ này không thể là MỘT. Nếu KHÁC, thì NGƯỜI ĐI và SỰ KIỆN ĐI phải tách nhau được. Không có cái này, cái kia vẫn hiện diện một mình. Trên thực tế, không có cái này, cái kia cũng không. Vì thế, chúng không thể khác.
Sau là tổng kết.
去去者是二 Đi người đi là hai
若 一異法成 Nếu một,
khác được thành
二 門俱不成 Hai món đều
không thành
云 何當有成 Làm sao lại
có thành? (21)
Nếu người đi và sự kiện đi tồn tại được trong dạng hoặc MỘT hoặc KHÁC thì thuyết kết hợp mới có giá trị. Song luận ra thì MỘT và KHÁC đều không thể được. Không được, làm sao thuyết Kết hợp có giá trị? LÀM SAO THÀNH là chỉ cho cái giá trị ấy.
6. Hiển bày thực tướng của người đi
因去知去者 Nhơn đi biết người đi
不 能用異去 Không
thể dùng đi khác
先 無有去法 Trước không có
pháp đi
故 無去者去 Nên
không người đi đi (22)
NHƠN ĐI BIẾT NGƯỜI ĐI là chỉ cho NGƯỜI ĐI và SỰ KIỆN ĐI hình thành theo quan hệ nhân duyên. Theo quan hệ này thì chúng không tánh.
KHÔNG THỂ DÙNG ĐI KHÁC là, hình thành theo quan hệ nhân duyên thì nhân và quả không lìa nhau, chúng không phải là các thực thể.
Vì không tự tánh nên không thể tồn tại độc lập để cái này có thể xuất hiện trước cái kia. Vì thế, TRƯỚC KHÔNG CÓ PHÁP ĐI là chỉ cho việc NGƯỜI ĐI và SỰ KIỆN ĐI không phải là pháp có tánh.
NÊN KHÔNG NGƯỜI ĐI ĐI là muốn nhấn mạnh NGƯỜI ĐI không có tánh.
因去知去者 Nhơn đi biết người đi
不 能用異去 Chẳng thể
dùng đi khác
於 一去者中 Vì trong
một người đi
不 得二去故 Không có hai sự
đi (23)
Là pháp nhân duyên nên chúng không phải là các thực thể. Vì vậy, NGƯỜI ĐI và SỰ KIỆN ĐI không phải là 2 pháp tách biệt. Nên nói “Vì trong một người đi, không có hai sự đi”.
Tổng kết
決定有去者 Người đi quyết định có
不 能用三去 Không dùng
ba sự đi
不 決定去者 Người đi quyết định
không
亦 不用三去 Không dùng
ba sự đi (24)
去 法定不定 Sự đi định không
định
去 者不用三 Người đi
chẳng dùng ba
是 故去去者 Nên sự đi người đi
所 去處皆無 Chỗ đi đến đều
không (25)
Quyết định có, quyết định không là chỉ cho pháp thực có hay thực không.
3 SỰ ĐI là chỉ SỰ KIỆN ĐI xảy ra trong 3 thời quá khứ, hiện tại và vị lai.
Khi cho NGƯỜI ĐI thực không thì không có 3 SỰ ĐI.
Khi cho NGƯỜI ĐI thực có, tức có tự tánh thì NGƯỜI ĐI không cần đến SỰ KIỆN ĐI vẫn tồn tại, nên nói không dùng 3 SỰ ĐI.
SỰ ĐI ĐỊNH, KHÔNG ĐỊNH” tức SỰ ĐI quyết định có, quyết định không. Khi SỰ KIỆN ĐI là một thực thể thì SỰ KIỆN ĐI và NGƯỜI ĐI tồn tại độc lập với nhau, nên nói NGƯỜI ĐI CHẲNG DÙNG BA.
Trên thực tế, không có SỰ KIỆN ĐI thì không có NGƯỜI ĐI, không có NGƯỜI ĐI thì không có SỰ KIỆN ĐI. Chúng hình thành theo quan hệ nhân duyên nên tánh chúng là không. NGƯỜI ĐI đã không thì chỗ đi và đến cũng không. Vì thế nói “Nên sự đi người đi, chỗ đi đến đều không”.