- Chương 1: Hỏi Đáp Phật Pháp
- Chương 2: Sự Truyền Bá Phật Pháp
- Chương 3: Sơ Lược Lịch Sử Phật giáo Việt Nam
- Chương 4: Bổn Phận và Trách Vụ của Cư Sĩ
- Chương 5: Cư Sĩ với việc Kinh Doanh làm Giàu
- Chương 6: Cư Sĩ với vấn đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo
- Chương 7: Cư Sĩ với vấn đề Công Tác Xã Hội
- Chương 8: Cư Sĩ với vấn đề Tử Vi Bói Toán
- Chương 9: Cư Sĩ với việc Đốt Vàng Mã
- Chương 10: Phật Giáo và vấn đề Hỏa Táng
- Chương 11: Thực Hành Phật Pháp
- Chương 12: Một Số Trung Tâm Tu Học tại Việt Nam
- Phụ Lục
- Kinh Ưu Bà Tắc
- Kinh Úc Già Trưởng Giả
- Thực Tập Thiền: Pháp Thở Đơn Giản
- Thực Tập Thiền Minh Sát
- Đường Lối Tham Tổ Sư Thiền
- Chú Thích
Tâm Diệu
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2008
PHỤ LỤC Trong chương phụ lục này, chúng tôi giới thiệu các kinh cầu an và cầu siêu của hai truyền thống Phật giáo Nam Truyền (kinh Châu Báu, Kinh Vô Ngã Tướng và Kinh Hồi Hướng Vong Linh) và Phật giáo Bắc Truyền (kinh Phổ Môn và kinh A Di Đà).
Đây là các kinh thường dùng để hộ niệm người sống và người mất trong các dịp lễ cầu an hay cầu siêu tại chùa hay tại nhà. Thông thường nghi thức tụng kinh gồm có ba phần: dẫn nhập, tụng kinh và sám nguyện-hồi hướng. Khi tụng kinh phải đọc tụng rõ ràng, không nhanh, không chậm theo tiếng nhịp trường canh của tiếng mõ và chuông.
Để bắt đầu phần tụng kinh là nghi thức khai chuông mõ như sau:
O O O (3 tiếng chuông rời)
Sau khi dứt dứt tiếng mõ cuối theo trình tự nêu trên là tiếng nhấp chuông của vị Duy na (người đánh chuông) và vị chủ lễ bắt đầu xướng tụng. Chủ lễ xướng hết chữ thứ hai thì hội chúng mới bắt đầu tụng theo. Chữ thứ nhất và chữ thứ ba của đoạn do chủ lễ khởi xướng thì không có nhịp mõ. Nhịp mõ được gõ vào nhịp chữ thứ hai và thứ tư. Nghĩa là tiếng mõ thứ nhất sẽ đi với chữ thứ hai, tiếng mõ thứ hai sẽ đi với chữ thứ tư. Sau đó, cứ mỗi chữ thì có một nhịp mõ cho đến hết bài kinh. Riêng chữ kinh áp chót thì gõ hai nhịp mõ liền nhau và chữ kinh cuối thì một tiếng mõ dứt. Chuông được điểm sau các đoạn kinh hay câu có ký hiệu chữ O trong văn kinh.
M M M M MM M (4 tiếng mõ rời, 2 tiếng mõ liên tiếp và 1 tiếng mõ rời)
O M (một tiếng chuông và một tiếng mõ rời nhau)
O M (một tiếng chuông và một tiếng mõ rời nhau)
O M (một tiếng chuông và một tiếng mõ rời nhau)
M MM M (1 tiếng mõ rời, 2 tiếng mõ liên tiếp và 1 tiếng mõ rời)