Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

04. Phẩm Hoa Hương - Flowers (44-59)

16 Tháng Ba 201100:00(Xem: 9894)
04. Phẩm Hoa Hương - Flowers (44-59)

KINH PHÁP CÚ (DHAMMAPADA)
Đa ngữ: Việt - Anh - Pháp - Đức
Dịch Việt: Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Bản dịch Anh ngữ: Hòa thượng NARADA, Colombo, Sri Lanka, 1963, 1971
TỊNH MINH dịch Việt/ thể kệ - Sài Gòn, PL. 2539 - TL. 1995
Sưu tập và hiệu đính: Nguyên Định Mùa Phật Đản PL. 2550, 2006

Phẩm IV
PUPPHA VAGGA - FLOWERS - PHẨM HOA 

44. Ai chinh phục (32) địa giới (33), diêm ma giới (34), thiên giới (35), và ai khéo giảng Pháp cú (36) như người thợ khéo (37) nhặt hoa làm tràng ?

CT (31): Ngài Ngô Chi Khiêm dịch là Phẩm Vương Hoa.
CT (32): Chinh phục (Vijessati), là theo Pali nguyên chú. Bản chú thích kinh Pháp cú rất xưa và đầy đủ chi tiết bằng văn bản Pali của Ngài Buddahaghosa, căn bản của các lời chú thích sau này. Bản do E.W.Burlinghame dịch ra Anh văn trong loại sách Harvard Oriental serie là hiểu xác thật. Bản ở Miến Điện chép là vicessati, thì nên dịch là “chọn tìm” hoặc “dò xét ”.
CT (33): Địa giới (Pathavi) là chỉ tự kỷ hay tự thân (Atta-bhava). Bản Dhammapada Anh văn của Đại đức Narada dịch, trang 8, có chú thích rằng : “This is one who will understand this self as if really is”. câu này có nghĩa “như thật tự biết rõ mình”.
CT (34): Diêm ma giới (Yamalokà), theo nguyên chú thì bao quát cả 4 giới (Catudbhidam apayalokan ca) : địa ngục, ngạ quỉ, súc sanha tu la (Asura). Bản chú thích bằng Anh văn của Ngài Narada nói : “The fourwoeful states, viz : Hell (địa ngục), Animal kingdom (súc sanh), Peta realm (ngạ quỉ) and the Asura realm(A tu la)”.
CT (35): Thiên giới (Sadevakam), theo nguyên chú thì bao quát 6 cõi trời dục giớinhân giới (Imamsade- Vakanit mannussalokanca). Ngài Narada chú : “ Namely the world of human beings and the six celestial realm’s”.
CT (36): Pháp cú (Dhammapada tức là pháp tích, pháp, như ba mươi bảy đạo phẩm (Bodhipakkhikadham-ma) v.v...
CT (37): Thợ khéo là thợ làm tràng hoa, để ví dụ cho người khéo giảng nói Pháp cú, có lớp lang, không lộn xộn, như thợ xâu hoa vậy.

Who will comprehend this earth (self),
and this realm of the Yama,
and this together with the devas? Who will investigate the well taught Path of Virtue, even
as an expert (garland maker) will pick flowers? -- 44 

44. Ai chinh phục thiên giới,
Ðịa cầu và Dạ-ma,
Thông giảng kinh Pháp cú,
Như người khéo hái hoa.

44 - Qui conquerra cette terre et le royaume de Yama et ce monde avec le monde des Deva ? Qui investiguera le sentier du Dhamma, bien enseigné, de même qu'un faiseur de guirlandes cueillerait des fleurs ?

44. Wer wird diese Welt und dieses Reich des Todes mit all seinen Göttern durchdringen? Wer wird den gelehrten Dhammaspruch aufspüren, wie der geschickte Blumenbinder die Blume pflückt?

45. Bậc hữu học(38) chinh phục địa giới, diêm ma giới, thiên giới và khéo giảng Pháp cú như người thợ khéo nhặt hoa làm tràng(39) .

CT (38): Hữu học (Sekha) tức là các vị chứng sơ quả Tu đà hoàn (Sotapattiphala), nhị quả Tư đà hàm (Sa-kadagamiphala), tam quả A na hàm (Anagam-phala), và sơ quả hướng, nhị quả hướng, tam quả hướng, tứ quả hướng, vì những vị này còn phải học tập giới, định, huệ. Đến khi chứng tứ quả A la hán mới được gọi là Vô học (Asekha).
CT (39): Bài tụng trên là hỏi, bài này đáp.

A disciple in training (sekha), will comprehend this earth, and this realm of Yama
together with the realm of the devas.
A disciple in training will investigate the well-taught Path of Virtue, even as an expert (garland-maker) will pick flowers. -- 45 

45. Hữu học (*) chinh phục đất,
Thiên giới và Dạ -ma,
Thông giảng kinh Pháp cú,
Như người khéo hái hoa.
(*) Vị chứng quả Dự lưu cho đến Bất lai

45 - Celui qui s'entraîne dans le Dhamma conquerra cette terre et le royaume de Yama et ce monde avec le monde des Devas ; Celui qui s'entraîne investiguera le sentier du Dhamma bien enseigné, de même qu'un expert faiseur de guirlandes cueillerait des fleurs. 

45. Der 'Lernende auf dem Pfad' wird diese Welt durchdringen und dieses Reich des Todes mit all seinen Göttern; Er wird den gelehrten Dhammaspruch aufspüren, wie der geschickte Blumenbinder die Blume pflückt.

46. Nên biết thân này là pháp huyễn hóa như bọt nổi, hãy bẻ gãy mũi tên cám dỗ của ma quân(40) , thoát ngoài vòng dòm ngó của tử thần.
CT (40): Sự dụ hoặc của dục cảnh.

Knowing that this body is like foam,
and comprehending its mirage-nature,
one should destroy the flower-shafts of sensual passions 
and pass beyond the sight of the King of Death. -- 46 

46. Hình hài như huyễn hóa,
Thân xác tợ bọt bèo,
Bẻ tên hoa dục vọng,
Tử thần hết dõi theo.

46 - Sachant que ce corps est comme de l’écume et comprenant sa nature de mirage, l'on doit détruire les flèches fleuries de Mara et passer par-delà la vue du Roi de la mort . 

46. Indem du weißt, daß dieser Körper gleich Schaum ist, sein Wesen eines Trugbildes erkennst, schneidet du die Blüten von Mara aus, und gehst , wohin der Herr des Todes nicht sehen kann.

47. Như nước lũ cuốn phăng những xóm làng say ngủ(41), tử thần sẽ lôi phăng đi những người sinh tâm ái trước những bông hoa dục lạc mình vừa góp nhặt được.

CT (41) : Những người đang say ngủ trong xóm làng giữa đêm khuya, bị nước lũ cuốn đi mà không hay biết gì. Người mê miết trong dục lạc cũng vậy.

The man who gathers flowers (of sensual pleasure),
whose mind is distracted,
death carries off
as a great flood sweeps away a sleeping village. -- 47 

47. Người hái hoa dục lạc,
Tâm tham nhiễm say sưa,
Tử thần sẽ kéo bừa,
Như lụt cuốn làng ngủ.

47 - L'homme qui cueille les fleurs sensuelles, dont le mental est distrait, la mort l'emportera comme un grand flot emporte le village endormi.

47. Der Mensch, versunken ins sinnlichen Blütenpflücken, mit erregtem Herzen: der Tod rafft ihn hinweg, wie eine große Flut ein schlafendes Dorf.

48. Cứ sinh tâm ái trước, tham luyến mãi những bông hoa(42) dục lạc mà mình vừa góp nhặt được, đó chính là cơ hội tốt cho tử thần lôi đi.
CT (42): Cảnh dục lạc.

The man who gathers flowers (of sensual pleasure),
whose mind is distracted,
and who is insatiate in desires,
the Destroyer brings under his sway. -- 48 

48. Người hái hoa dục lạc,
Tâm tham nhiễm say sưa,
Dục vọng, ý chưa vừa,
Ðã bị tử thần kéo.

48 - L'homme qui cueille les fleurs sensuelles, dont le mental est distrait et qui est insatiable dans les désirs, le Destructeur l'amène en sa puissance. 

48. Der Mensch, versunken ins sinnlichen Blütenpflücken, mit erregtem Herzen, unersättlich in seinem sinnlichen Vergnügen: der Todeshenker hat ihn in seiner Gewalt.

49. Hàng Sa môn (Mâu ni)(43) đi vào xóm làng khất thực, ví như con ong đi kiếm hoa, chỉ lấy mật rồi đi chứ không làm tổn thương về hương sắc.
CT (43): Mâu ni (Muni) có nghĩa là người trầm lặng, nhân từ, trí tuệ, thánh giả, ở đây chỉ hàng Sa môn khất thực.

As a bee without harming the flower,
its colour or scent,
flies away, collecting only the honey,
even so should the sage wander in the village. -- 49 

49. Tỳ kheo vào làng xóm,
Như ong đến vườn hoa,
Lấy mật xong bay ra,
Không hại gì hương sắc.

49 - Comme une abeille, sans nuire à la fleur, à sa couleur ou à son parfum s'envole, emportant seulement le miel : ainsi le sage doit parcourir le village.

49. Wie eine Biene, die ohne die Blüte, ihre Farbe, ihren Geruch zu beschädigen, ihren Nektar nimmt und davonfliegt: so sollte der Weise durch ein Dorf gehen.

50. Chớ nên dòm ngó lỗi người, chớ nên coi họ đã làm hay không làm(44) ; chỉ nên ngó lại hành động của mình, coi đã làm được gì hay chưa làm được gì.
CT (44): Nguyên văn của câu này là “Naparesam kataka-tam” dịch thẳng là “Chẳng nên dòm ngó người khác làm hay không làm”.

Let not one seek others' faults,
things left done and undone by others,
but one's own deeds done and undone. -- 50 

50. Ðừng tò mò vạch lỗi,
Việc người làm hay chưa,
Hãy nhìn lại việc mình,
Ðã làm hay vất bừa.

50 - On ne doit pas scruter les fautes des autres, non plus que les choses par eux faites ou non faites, mais ses propres actes faits et non faits.

50. Achte nicht auf die Fehler anderer, nicht auf das, was sie getan oder zu tun unterlassen haben, sondern auf das, was du getan oder zu tun unterlassen hast.

51. Như thứ hoa đẹp chỉ phô trương màu sắc mà chẳng có hương thơm, những người chỉ biết nói điều lành mà không làm điều lành thì chẳng đem lại lợi ích.

As a flower that is lovely and beautiful
but is scentless,
even so fruitless is the well-spoken word
of one who does not practise it. -- 51 

51. Như bông hoa tươi đẹp,
Có sắc nhưng không hương,
Nói hay, làm không được,
Kết quả có chi lường.

51 - Comme une fleur qui est charmante et belle, mais qui est sans parfum, ainsi est sans fruit le mot bien dit de celui qui n'agit pas selon.

51. Wie eine Blüte mit leuchtenden Farben aber ohne Duft ist, so kommt ein treffend gesprochenes Wort nicht zum Tragen , wenn es nicht befolgt wird.

52. Như thứ hoa tươi đẹp vừa có màu sắc lại có hương thơm, những người nói điều lành và làm điều lành sẽ đem lại kết quả tốt.

As a flower that is lovely, beautiful,
and scent-laden,
even so fruitful is the well-spoken word
of one who practises it. -- 52 

52. Như bông hoa tươi đẹp,
Có sắc lại thêm hương,
Nói hay và làm giỏi,
Kết quả thật vô lường.

52 - Comme une fleur qui est charmante, belle et très parfumée, ainsi est fructueux le mot bien dit de celui qui le met en pratique.

52. Wie eine Blüte mit leuchtenden Farben, voller Wohlgeruch ist, so kommt ein treffend gesprochenes Wort zum Tragen, wenn es befolgt wird.

53. Như từ đống hoa có thể làm nên nhiều tràng hoa ; như vậy, từ nơi thân người có thể tạo nên nhiều việc thiện.

As from a heap of flowers
many a garland is made,
even so many good deeds should be done
by one born a mortal. -- 53 

53. Nhiều tràng hoa được kết,
Từ những đóa hoa tươi,
Thân sanh diệt kiếp người,
Phải làm nhiều việc thiện.

53 - De même que d’un monceau de fleurs il est fait plus d'une guirlande, de même beaucoup de bonnes actions doivent être faites par celui qui est né mortel. 

53. Wie aus einem Haufen Blumen viele Girlanden angefertigt werden können, genauso sollte jemand, der geboren wurde und sterblich ist, viel gute Tat leisten.

54. Hương của các loài hoa chiên đàn, đa già la hay mạt lỵ(45) đều không thể bay ngược gió; chỉ có mùi hương đức hạnh của người chân chính, tuy ngược gió vẫn bay khắp muôn phương.
CT (45): Chiên đàn na (Candana) Đa gia la (tagara), tên hai thứ cây thơm, Mạt lị ca (Malika) là một thứ hoa nhỏ thơm mọc tùm lum như giây bìm.

The perfume of flowers blows not against the wind,
nor does the fragrance of sandalwood, tagara and jasmine
but the fragrance of the virtuous blows against the wind;
the virtuous man pervades every direction. -- 54 

54. Hương các loại hoa thơm,
Không thể bay ngược gió,
Hương người đức hạnh đó,
Ngược gió bay muôn phương.

54 - Le parfum des fleurs ne remonte pas le vent, non plus le parfum du bols de santal, du Tagara ou du jasmin ; Le parfum de l'attentif peut remonter le vent ; l'homme excellent parfume toutes les directions.

54. Der Dufthauch keiner Blume verbreitet sich gegen den Wind, eben nicht Sandelholz, Jasmin, Tagara; Der Hauch des Guten dagegen, der verbreitet sich gegen den Wind; Der Redliche weht einen Hauch in alle Richtungen.

55. Hương chiên đàn, hương đa già la, hương bạt tất kỳ(46), hương sen xanh, trong tất cả thứ hương chỉ thứ hương đức hạnh hơn cả.
CT (46): Bạt tất kỳ (Vassiky) là vũ quý hoa.

Sandalwood, tagara, lotus, jasmine:
above all these kinds of fragrance,
the perfume of virtue is by far the best. -- 55

55. Hương chiên đàn, già la,
Hương sen và vũ quí,
Ngần ấy loại hương vị,
Không sánh bằng giới hương!

55 - Le parfum du bols de santal, du Tagara , du lotus ou du jasmin, ne peut être comparé à celui de vertu.

55. Sandelholz, Tagara, Lotus oder Jasmin: Unter diesen Düften ist der Hauch der Tugend der beste.

56. Hương chiên đàn, hương đa già la đều là thứ hương vi diệu nhưng không bằng thứ hương đức hạnh xông ngát tận chư thiên.

Of little account is the fragrance of tagara or sandal;
the fragrance of the virtuous,
which blows even amongst the gods, is supreme. -- 56 

56. Hương chiên đàn, già la,
Chưa phải là thơm phức,
Hương người có giới đức,
Xông ngát cả chư thiên.

56 - Le parfum du bols de santal, du Tagara , compte peu à celui d’une personne de vertu, qui monte au monde des saints.

56. Fast nichts ist dieser Wohlgeruch von Sandelholz, Tagara, während der Hauch des Tugendhaften zu den Göttern weht alles überragend.

57. Người nào thành tựu các giới hạnh, hằng ngày chẳng buông lung, an trụ trong chính trígiải thoát, thì ác ma không thể dòm ngó được.

Maara finds not the path of those
who are virtuous, careful in living,
and freed by right knowledge. -- 57

57. Những ai sống đức hạnh,
Cẩn trọngtrang nghiêm,
Giải thoát bằng chánh trí,
Ác ma không thể tìm.

57. Mara ne peut pas poursuivre le chemin d’une personne de vertu, pleine de vigilance, libérée par sagesse.

57. Jene, die ihre Tugend vervollkommnet haben, die in Wachsamkeit verweilen, die durch rechtes Wissen befreit sind, so kann Mara ihren Spuren nicht folgen.

58. Như từ trong đống bùn nhơ vất bỏ trên đường lớn sinh ra hoa sen thanh khiết ngọt ngào, làm đẹp ý mọi người .

As upon a heap of rubbish thrown on the highway,
a sweet-smelling lovely lotus may grow -- 58 

58. Giữa đống rác bẩn thỉu,
Vất bỏ bên đường hoang,
Hoa sen thơm ngào ngạt,
Ðẹp lòng khách qua đàng.

58- Sur un tas d ‘ordures, jeté sur la grand route, un lotus charmant au doux parfum peut plaire au passant.

58. Mitten in einem Abfallhaufen, der in den Straßengraben geworfen wurde, wächst ein Lotus von reinem Geruch, das Herz der Passante erfreuend.

59. Cũng thế, chỉ từ nơi chốn phàm phu ngu muội mới sản sanh những vị đệ tử bậc Chánh giác, đem trí tuệ soi sáng thế gian.

Even so amongst worthless beings,
a disciple of the Fully Enlightened One
outshines the blind worldlings in wisdom. -- 59

59. Cũng vậy giữa nhân gian,
Ngập tràn rác trần thế,
Ðệ tử bậc chánh giác,
Soi sáng khắp quần mê.

59 - De même que sur un tas d ‘ordures de la vie, parmi le rebut des êtres, un disciple du Pleinement Éveillé éclipse par sa sagesse les mondains aveugles.

59. So glänzt inmitten der Abfall Gleichen, den gewöhnlichen und blinden Leuten, der Schüler des Erwachten mit Weisheiten.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11641)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 11967)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11120)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11354)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 12069)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12567)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10771)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 17991)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11731)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 9954)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 10174)
Bồ Tát Thiện Giới, hiểu theo nghĩa Việt là những giới tốt lành, hay kheo, chơn chánh của Bồ tát.
(Xem: 12355)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15350)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 11248)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 14334)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 12112)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15374)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 12008)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12417)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11191)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 12091)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10621)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12561)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13177)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 14847)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 12696)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16582)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19674)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 13114)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12675)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12272)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 11865)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10909)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 13534)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 11960)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11850)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 11644)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12774)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14525)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12619)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15666)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13630)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 12909)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 9880)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(Xem: 18021)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11171)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 9085)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 12183)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 13057)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
(Xem: 10316)
Này người Bả-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên ba thanh kiếm bất hạnh...
(Xem: 12201)
Mettâ-sutta là một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi"
(Xem: 15320)
Câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không chỉ là yếu chỉ tu hành của những người tu Phật mà còn có công năng chuyển hóa những tâm hồn bi quan, khổ đau trong cuộc đời, giúp họ sống tỉnh giác và xả ly, tự tin, làm chủ bản thân trước mọi hoàn cảnh sống.
(Xem: 16613)
BÁT NHÃ TÂM KINH (Prajnaparamitahridaya Sùtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát nhã ba la mật (Prajnaparamità).
(Xem: 12224)
Bát-nhã là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung-hoa có nghĩa là trí-huệ, tiếng Việt-nam mình cũng giữ chữ đó là trí-huệ.
(Xem: 11489)
Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lựcniềm tin của nhân loại.
(Xem: 14277)
Đại Thừa Khởi Tín Luận - Con đường đưa đến giác ngộ, Tác Giả: Mã Minh - Dịch & Giải: Chân Hiền Tâm.
(Xem: 19710)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14158)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 24616)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 10695)
Kinh 42 Bài là dịch từ chữ Hán Tứ Thập Nhị Chương. Kinh nầy có nhiều bản chữ Hán. Bản lưu hành cho đến gần đây, theo sự ước đoán của Hòa Thượng Trí Quang
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant