Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Gồm
có 2 phần thượng và hạ
Đời
Đường Hồng Châu, Sa Môn Bách Trượng Hoài Hải biên tập
Đời
Thanh Tỳ Kheo Nghi Nhuận chùa Chân Tịnh Hàng Châu chứng nghĩa;
Ngài
Diệu Vĩnh Trụ Trì chùa Giới Châu tại Việt Thành nhuận
duyệt.
Chương 7: Phần Trên - Đại Chúng
Đàn giới đủ 3 đàn: đàn giới Sa Di truyền 10 giới, đàn Tỳ kheo, đàn Bồ Tát giới cho cả xuất gia và tại gia. Giới tử chuẩn bị đầy đủ 3 y, bình bát, tọa cụ, học thuộc kinh, luật… Nên đến bổn sơn sớm ít nhất là 3 ngày để thực tập giới luật, lạy Phật, sám hối. Đừng để đến ngày thọ giới vội vàng hấp tấp mà nên dự định trước.
1.3.1
Niêm yết thông báo
Giám
tự (Giám viện) thông báo giới đàn rộng rãi trên phương
tiện truyền thông đại chúng:
Chứng nghĩa ghi rằng, giới đàn nên thông báo trước ít nhất là 6 tháng để giới tử các nơi có thì giờ chuẩn bị. Dán thông báo ở chùa để mọi người dễ nhìn thấy nhờ đó có thể thông tin rộng, cũng là việc cần làm. Trên Thông báo có thêm phần phụ chú: Hội đồng giới sư, Hòa Thượng A làm đàn Đầu, Hòa Thượng B làm Yếu Ma A Xà Lê, Hòa Thượng C làm Giáo thọ A Xà Lê; Thượng Tọa A, B, C làm tôn chứng.v.v… Nên gởi thư cung thỉnh trang trọng (nếu ở xa) cũng có thể được, hoặc đích thân tới mời từng vị. “Thông báo giới đàn phải đầy đủ các chi tiết như ngày giờ, địa điểm…” Tiếp theo chuẩn bị các thứ: giới tử chuẩn bị 3 y, kinh luật, bình bát, tọa cụ, đãy lọc nước, đãy đựng bình bát, khăn lau, đồ lót bình bát v.v… cũng chuẩn bị tiền cúng dường giới đàn, giới sư tùy theo khả năng. Đây là cơ hội tạo công đức. Thông thường gọi là tiền cúng toàn đàn giới - cúng chung. Nếu giới đàn tổ chức mà toàn ban chức sự tại chùa hẳn số tiền cúng chung giảm xuống phân nửa. Còn thừa lại bao nhiêu chiếu theo đó nhập vào cúng dường trai phạn. Ăn uống, điện nước, điện thoại, tắm giặt, cạo tóc… cho chí mọi thứ nên tùy khả năng phát tâm, chứ không nên bắt buộc miển cưỡng. Tiền cúng dường thập sư có thể tam sư khác và 7 thầy tôn chứng khác, nhưng đều nhau. Cũng có giới đàn thầy Giáo thọ nhận ưu tiên hơn tùy theo mỗi nơi quy định.
1.3.2
Lễ vật cúng dường
Vật
dụng cúng dường chùa cho nhập kho; nhang đèn, tiền sớ giấy
giao thầy Giáo thọ và chùa quyết định. Những bửa điểm
tâm theo tiêu chuẩn của giới trường. Nếu có cúng dường
trai tăng, thiết lễ đãi đằng… đều giao cho nhà trù lo
liệu mà không thuộc về công việc của giới trường.
Chứng nghĩa ghi rằng, có sách khác mở đầu nêu rõ thường trụ phải chuẩn bị các thứ tức là giới trường phải cụ bị các loại pháp khí trang nghiêm. Nếu nêu rõ bổn tự lo hết nhang đèn, hoa quả các thứ v.v… trừ những đồ dùng riêng của giới tử. Song hai điểm nầy mỗi nơi có khác không đồng khó mà có được một điểm chung, nên ở đây lược qua không đề cập đến. Chỉ nêu ra người cầu giới chuẩn bị các món lễ vật, tiền hương tín; cũng như sẵn sàng 3 y trước, cùng với các thứ cần thiết. Những thứ nầy hẳn phải sẵn sàng là việc phải có của người thọ giới. Tổ Kiến Nguyệt núi Hoa Sơn có viết một bài tản mạn trong mộng tự kể lại rằng:
Một buổi sáng trước kia tại núi Kê Túc đêm ở chùa Tịch Quang có hỏi vị minh sư của sơn môn rằng, nghe đâu hang sư tử có nhị vị lão Hòa thượng Đại Lực, Bạch Vân chuyên tu tịnh nghiệp trong 30 năm không xuống núi. Vào ngày 18 có ngài Diệu Tông Ám Sơ vào động đầu tiên đến hang lễ lạy xin xuống tóc xuất gia.
Đại Lực lão Hòa Thượng hỏi rõ đầu đuôi và may mắn được Ngài rũ lòng từ chấp thuận; sai chuẩn bị y bát, Ám Sơ nói: được thừa nhận rất là sung sướng rồi, y bát đệ tử đều đã sắm đầy đủ cả.
Bạch Vân lão Hòa Thượng nói:
- Tôi xem người này về sau thành đại khí, không phải chơi đâu, sợ e xuất gia dễ, việc trì giới không bền. Phải tự y tới gõ cửa tha thiết khẩn cầu mới trừ bớt ngã mạn, trắc nghiệm xem tâm ý mình may ra được y bát; y tái đến đây lần nữa hẳn cho xuống tóc. Suy nghĩ của 2 nhà thiện trí thức, hai lần thu nhận một lần bác bỏ làm cho người ta e sợ. Căn cứ theo đây cho thấy: ba y, bình bát, tọa cụ ắt phải chuẩn bị đủ đầy mới nên cầu thọ giới. Trong luật chỉ cho phép mình phải tự sắm đầy đủ, không được mượn dùng, mượn cũ hư hao phải trả đồ tốt. Gần đây nghe đâu giới đàn có những việc như thế, việc mượn hay vay mướn đồ rất dễ. Như vậy việc cầu giới quá dễ nên sanh tâm khinh lờn, mà không thích hợp, nên để giới tử thấy giới khó hành trì. Thật là thời buổi Phật pháp suy tàn, điềm này báo trước rồi vậy.
1.3.3
Dự định lập các ban kiến đàn rõ ràng.
Công
việc có sắp xếp trật tự, pháp mới thành tựu được mà
điều cần nhất là sự hòa hơp. Hơn nữa trọng trách một
đàn giới, trên dưới đều hổ tương thảo bàn trước kỳ
giới đàn, cũng như tập dượt nhuần nhuyễn cho tới lúc
đăng đàn. Từ từ hướng dẫn giới tử thành kính chiêm
nghiệm mà sanh lòng chánh tín, làm mô phạm cho người không
nên cô phụ kẻ hậu học. Thảng hoặc có điểm sai trái nên
dàn xếp khéo, không nên quở trách ngay trong đàn tràng, làm
mất vẽ trang nghiêm thanh tịnh. Người xướng ngôn (điều
khiển chương trình) nên rõ ràng, giọng phải hòa huởn trong
làm cho người dễ nghe, nhập tâm. Đạo muốn trường cữu,
các thầy nên linh động đọc kỹ những từ sau đây:
- Hòa Thượng: tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là lực sanh hay Trưởng lão hoặc Trụ trì hay cũng còn gọi là Phương Trượng. Người đời thường xưng Đường Đầu hay Đàn Đầu Hòa Thượng tại Đại giới đàn.
- Yết Ma; tiếng Phạn là Yết Ma, dịch là tác pháp, tức là nhị sư hay tả sư tại Đại Giới đàn.
- Giáo Thọ: đời Đường gọi là Bậc tọa vị (thầy dạy Pháp) cũng gọi là nhị sư hay Hữu sư.
- Tôn chứng : một Hội đồng gồm 7 vị hoặc thất chứng hay xưng các sư, ngồi 2 dãy bàn hai bên tam sư tại đại giới đàn. –
- Khai đường tức là đại dẫn lễ hay cũng gọi là bổn đường; còn gọi là thầy Điển lễ, vì thầy hướng dẫn đàn giới như Duy Na tại Thiền đường.
- Bồi đường tức là người dẫn lễ thứ nhì, cũng gọi là bổn đường hoặc gọi thầy Phó, giống như Tham Đầu ở thiền đường.
- Đại tác pháp tức là người dẫn lễ thứ ba, gọi là tả ban cũng như Duyệt chúng ở Thiền đường.
- Nhị tác pháp tức là người dẫn lễ không luận nhiều ít đều gọi chung là dẫn tán; người đời gọi là chiếm ban dẫn lễ, cùng đi theo 5,6, 7, 8 vị khác mà là sư phó, đều thứ tự làm việc.
- Hương đăng trực đàn: hai vị luôn có mặt làm việc tại giới đàn. Phàm tân giới tử cũng gọi các thầy là sư phó.
- Phân công việc: Nhỏ một bậc trông coi một vị lớn, ngồi nhường chỗ, đi cũng phải nhường bước các vị trước. Hễ Sa Di thấy người thọ giới lâu tôn kính như Thượng Tọa. Giới tràng đại chúng trọng Ban Chức Sự, Ban Chức sự quí các ban khác, đều phân tôn ti trật tự; đã có nêu đầy đủ nơi hai chương ở đầu sách. Phàm giới đàn có việc gì cần, trước phải trình bày cho Bổn đường, Khai đường bàn tính, nếu không ổn mới đưa qua lưỡng tự. Công việc qua 3 vị mà đại bộ vẫn không xong mới bạch lên Phương Trượng. Nếu không trình qua Khai đường hẳn có xáo trộn tranh cải với lưỡng tự; trình lên Phương Trượng lớn tiếng làm động chúng nghiêm phạt.
Chứng nghĩa ghi rằng, ngày xưa truyền giới chỉ luật tông; từ đời lịch triều phân pháp về sua, thiền tông, giáo tôn đều mở rộng. Chánh tọa thay Phật tuyên dương làm chủ vị một phương, lưỡng tự phân ba cấp, hai thầy, bảy thầy là Thánh chấp. Trong giới Bồ Tát, Ngài Văn Thù, Di Lặc làm tôn chứng, dẫn lễ là hiền chấp; 10 phương Bồ Tát là bạn lữ đồng học. Hương đăng, trực đàn và chư vị trợ tá là chúng hay làm việc biện sự. Thiền sư Tiêu Sơn Tánh Hải ở Giang Nam trong Thập Di tập có luận việc Trì Phạm Hoặc Vấn: trong thời mạt pháp người truyền giới thông suốt gọi là Hòa Thượng, người thọ giới thông suốt giới là tăng mà giới đặt đầy đủ cho bất luận ai. Người phạm giới không thể vượt được, quả có tội không? Không có tội s ao?
- Đáp: Người không thọ giới, như chẳng phải quan tể tướng mà hành giả lấy quyền hành để áp đặt cai trị thiên hạ. Người thọ giới mà phạm giới như nhận chức quan không xứng đáng đi ngược lại dân; vua đặt cho chức không làm xong phần vụ có bị hình phạt không? Tôi biết rõ việc đó phải đặt trong hình phạt vậy. Vì thế, người truyền giới có một giới mới có thể truyền cho người một giới, có hai giới truyền hai giới. Không có giới nào mà truyền giới, một giới ắt chiêu lấy hậu quả của một giới, như người đời mà lộng quyền thiên hạ, đâu không bị trừng phạt ư? Người thọ giới, thọ một giới ắt giữ một giới; phạm một giới ắt hẳn chiêu báo của một giới. Như làm quan mà không xử công việc quan há không bị trừng phạt hay sao?
Lý đã rõ ràng, không đợi kẻ trí mới biết. Vì thế, đã có một giới mới có thể truyền cho người một giới; không có hẳn không truyền giới nào. Có khả năng giữ một giới thì thọ một giới; nhắm bất khả năng không giữ được nên trả lại giới sư. Phật có dạy rõ như vậy nên y theo đó mà làm không nên ham cái danh hão mà chuốt lấy họa.
1.3.4
Dự định công việc giới đàn:
Trước
hết
nêu 3 đàn: Đàn một, đàn hai và đàn ba.
1.3.4.1
Đàn một
Đàn
một 8 việc:
1) dạy bưng bình bát, đắp y,
2) thỉnh cầu xin giới
3) Kiểm tra lại y bát có đủ thiếu
4) Lạy sám hối
5) Hồi tâm
6) Giải thích giới sắp thọ
7) Phát nguyện sẵn sàng
8) Ôn tụng luật Tỳ ni nhựt dụng.
1.3.4.2
Đàn hai
Đàn
hai có 13 việc:
1) Truyền Sa Di giới
2) Dạy các oai nghi
3) Phát thẻ
4) Cầu giới
5) Chỉ rõ tên từng món y, bát trao nạp
6) danh thiếp
7) Sám hối
8) Hồi tâm
9) Cúng ngọ
10) Mời thọ trai
11) Giải thích giới
12) Phát nguyện
13) Truyền Tỳ kheo giới.
1.3.4.3
Đàn ba
Đàn
ba có 10 việc:
1) Cầu giới
2) Lạy sám hối
3) Hồi tâm
4) Khai thị pháp tu khổ hạnh
5) Đốt liều
6) Thuyết đại giới
7) Phát nguyện
8) Truyền Bồ Tát giới
9) Cấp phát chứng chỉ
10) Hồi hướng.
Tổng cộng 3 đàn gồm có 31 việc. Xem thêm sách “Tam đàn truyền giới chánh phạm” để rõ.
1.3.4.4
Phần tiếp theo phân thành 4 mục.
A-
Tòa chính:
1) Đàn thứ nhất: phát lồ sám hối sửa đổi, cầu giới, hồi tâm, giảng ý nghĩa giới
2) Đàn thứ hai: thỉnh cầu giới, trao danh thiếp, hồi tâm, cúng ngọ, mời thọ trai, giảng rộng giới
3) Đàn thứ ba: thỉnh cầu giới hồi tâm, chỉ hạnh tu khổ hạnh, giảng rộng giới. Nêu chung gồm có 16 việc... Ni phát lồ riêng, giảng bát kỉnh pháp và khai thị riêng. 5 giới tại gia riêng, Bồ Tát tại gia 6 giới trọng và 28 giới khinh nói riêng (xem thêm Tam Đàn thọ giới).
B- Phụ tòa:
1) Đàn thứ nhất: phát lồ, cầu thỉnh giới, sám hối, hồi tâm, giảng rộng giới
2) Đàn thứ nhì: cầu giới tỳ kheo, trao danh thiếp, sám hối; hồi tâm, giảng rộng giới.
3) Đàn thứ ba: Cầu giới Bồ Tát, sám hối, hồi tâm, giảng rộng giới; 3 đàn gồm chung có 14 điều. Ni phát lồ riêng 3 đàn riêng, sám hối, vấn già nạn riêng. Xem thêm phần phụ ba đàn giới.
C- Bật tòa:
1) Đàn thứ nhất: dạy bưng bình bát, phần đầu lễ nghi cần phải thuộc rành việc cầu giới, kiểm tra y bát, thuyết giới, truyền giới; ôn tập luật Tỳ ni, phát thẻ
2) Đàn thứ nhì: cầu giới Tỳ Kheo, chỉ rõ y bát danh tướng, trao danh thiếp, cúng ngọ, mời thọ trai, giảng rộng giới, xướng lạy lễ truyền Tỳ Kheo giới
3) Đàn thứ ba: cầu giới, nói qua về tích trượng, cách thức xướng kệ tụng kinh, hạ đàn, truyền trượng, truyền Bồ Tát giới, cấp chứng chỉ; gồm tất cả 19 điều. Ni chúng dạy riêng, cách bưng bình bát, phạm lỗi luật lệ riêng, giới bổn của Ni riêng, Bồ Tát riêng, cấp chứng chỉ riêng. Trong giới đàn có việc gì phải thưa bạch, phổ đồng cúng dường tiền bạc, bàn thảo giới luật. Bản văn cung cấp 2 bên, thẻ thập sư, lập chứng chỉ, vị trí thiết bàn Phật v.v... đều cần ghé mắt lưu tâm xem qua một lượt 3 đàn các việc.
D- Dẫn lễ:
Ban dẫn lễ có 5 phần việc:
1) Khai đường
2) Bồi đường
3) Đại tác pháp
4) Nhị tác pháp
5) Trở xuống đều gọi dẫn tán khai đường.
Dẫn lễ là người hướng dẫn tân giới tử các phần lễ nghi, trước sắp xếp các vị đồng liêu đến phòng thầy Giáo thọ, lễ thầy Duy Na thỉnh chỉ dạy nghi lễ. Những việc như đứng vào thứ tự (bài ban), đứng ngay thẳng (trạm ban), xuất ban, bái (lạy), chấp tay ngang sống mũi, đứng thẳng hàng, bước tới (tường lộ), quỳ gối, đứng lên, tiến tới, phân đứng hai bên, ra khỏi đường, hồi đường, đứng nghiêm, ngồi thẳng, xoa tay, quán tâm, cầm đũa, bưng chén, đặt đũa xuống, để chén xuống, dùng cháo không gây ra tiếng, che miệng khạc nhổ, lấy tăm xỉa răng xong; lạy Phật, tụng kinh, mặc áo, đi đại tiện, tiểu giải; cách xưng pháp danh, đáp tôn hiệu thầy, chắp tay đáp lễ, đứng cung kính nhường lối, trả lời A Di Đà Phật, đi lễ thập phương, hô chuông chỉ tịnh, nhịp bảng chỉ tịnh, dẫn khánh, gõ mõ nhỏ, chắp tay xá, đắp y, xếp y, mở sách, xếp cụ, nhứt cụ tức tùy cụ đem theo mình trải mở tọa cụ, cất tọa cụ, ứng dụng bình bát, phương pháp niêm hương, nghi thức cắm nhang, nhiều người lễ vòng tròn. Phép nhập liêu phòng, giọng điệu lời thỉnh, âm điệu lời bạch, đáp được đội đầu, đặc biệt thọ nhận đáp: y giáo phụng hành, lễ một lạy rồi đứng lên, lễ một lễ thu tọa cụ, sắp ly ra, thu ly lại... cho chí luân vòng trong ngày trị nhựt, những việc coi sóc v.v... nhất nhất phải ở trước thầy Duy Na tập dượt. Tập nhuần nhuyễn đến lúc vào đàn dạy các tân giới tử.
Lại Dẫn lễ, dẫn khánh đi trước chậm rãi đúng lễ: niệm, dừng, đi, đứng… phải chỉnh tề. Phàm vị dẫn khánh không quá chậm, nhanh mà giữ mực trung. Hòa Thượng lạy, 2 thầy Yết Ma, Giáo thọ lạy, đại chúng cùng lạy, dẫn lễ lạy, tân giới tử lạy, nhịp khánh đều như nhau. Lạy thứ nhất, thứ nhì… đều nhịp khánh lễ một lạy; nhịp kế đứng lên. Lạy thứ ba lúc đứng lên nhịp khánh hai nhịp; xá lui nhịp bốn nhịp. Xá hòa huởn nhịp khánh cũng chậm lại, xá gấp khánh cũng nhịp nhanh. Lời xướng thỉnh nên hòa huởn khoan thai, đến câu dứt xong nhịp bốn tiếng. Cầu xin thương xót (từ mẫn cố) dẫn khánh nhặt ở đuôi; trước chậm rãi, sau nhặt dần, nhịp chừng độ 9,10 lần.
Phàm người thủ khánh phải để ý nhịp đều như rước tới - lui phải nhịp đúng cách. Tới chỗ làm lễ chuyển thân , hai người đều hướng lên Xá Phật nhịp 4 tiếng khánh. Đi trên đường (dẫn tới lễ đài) hai người thay phiên nhịp khánh, tiếng lại tiếp tục đến nơi hành lễ không xá. Nhịp 4 tiến thầy khởi thân; nhịp tiếng một rước thỉnh đến nơi làm lễ. Trở về vị trí không xá nhịp 4 tiếng rồi lui ra.
Nói tóm lại, phần rước trên đường đi tới liêu thầy không nhịp khánh. Trước tiên vào lễ Phật, kế lễ thầy bạch xong mới dẫn khánh bước ra tới điểm hành lễ.
Duy Na xướng lễ Phật, lễ sư dứt ba hồi khánh xong; rồi chấp tay đi đến giảng đường lui về chỗ ngồi. Đi tuần liêu theo đúng pháp mỗi một bước nhịp một tiếng khánh; hiệu lệnh hai hồi khánh; giống nghinh thỉnh rước đi.
Phàm lạy Phật đầu phải chấm sát đất, khánh dẫn đầu đảnh lễ trước; sau gõ mõ nhỏ cũng giống như đây. Việc dẫn lễ tại đàn giới, giảng đường không dùng khánh, tới cửa địa điểm chính các tân giới tử vào bên trong xong. Lạy Phật, đứng lên ra hiệu lệnh xong dấu khánh nơi tay áo.
Phàm nâng bát, cầm luật, nâng y, bưng đứng ngay hàng, nhịp khánh hai hồi tức là đi ra khỏi nhà không cần gõ cũng không hiệu lệnh. Nếu rước về nên thủ khánh sẵn trong tay, lại đứng theo hàng ngũ rồi thỉnh đi. Giờ chỉ tịnh lạy Phật 3 lạy, mỗi lạy một tiếng khánh, hiệu lệnh, một hồi khánh: tiểu tham hai hồi, khai đại tham 3 hồi. Giảng kinh luật, lên chánh điện, tiểu tham v.v… sau khi tán hương xong đứng xoay mặt vào nhau nhịp 3 tiếng khánh; nên nhịp hòa hưởn 3 hồi xong mới khải bạch. Phàm thỉnh Thánh, cúng Phật, cúng chư thiên v.v… đều đặn mỗi chữ nhịp một tiếng khánh. Lên chánh điện, đi quá đường, trên đường đi không gõ khánh. Làm Phật sự, ra khỏi chùa, về chùa, đi có trật tự, trừ trên đường thỉnh rước, đều không dùng khánh. Nơi giảng đường ban hô chung tiếng phải hòa huởn cao rõ, để tiếng hô dội sang hai bên tả hữu. Nếu hướng miệng phía bên tả nhưng bên tả hô trước chúng đã dậy không hô nữa. Phàm tập trung nơi giảng đường, Phật điện, trai đường, phòng Phương Trượng không phải lễ lạy, nếu phải lễ lạy chỉ Dẫn lễ lạy thôi. Khi sám hối cùng sơ đàn, 3 đàn thuyết pháp, người dẫn lễ trước đến lễ Phật. Tân giới tử tập trung trước giảng đường không phải lạy Phật Khai đường, dẫn lễ tùy theo đó quyền biến. Phật sự lễ nghi giới đàn: phải rành rẽ, trước bạch lên tam sư quyết định thời gian, kế đến cho các liêu biết và sau dạy luật như pháp cho tân giới tử. Người dẫn lễ bồi đường lãnh chúng vào chánh điện, trai đường, ngủ, thức. Phàm lo Phật sự tại giới đàn, nói chung khai đường, làm chủ hoặc có điểm nào chưa thỏa đáng, hòa nhã bàn nhau trong chúng. Chúng có điều gì bất hòa khéo dùng lời lẽ khuyên nhắc nhẹ nhàng.
1.3.5
Vị Phụ Trách Tác Bạch
Người
chủ tác pháp dẫn lễ là thủ lãnh tất cả các ban, các tiết
mục.
Thỉnh giới, lời tác bạch sơ đàn, lời bạch xin giới, lời
thỉnh chư Thánh sám hối; đàn thứ hai thỉnh nội đàn, lời
đáp trước luyện 3 lần bạch, lời thỉnh thuyết giới, lời
tác thỉnh, kệ tán lễ, kệ tăng hòa, bài ban đứng theo vị
trí, thỉnh chư Thánh qui đường cho đến phần chót. Trước
hết dẫn chúng giới tử quỳ thỉnh giới. Đàn thứ ba lời
bạch thỉnh giới, lời bạch thuyết giới, lời thỉnh, thỉnh
Thánh, lời cầu xin giới, kệ tích trượng đều phải thuộc
làu. Tác pháp dẫn lễ, công việc đây với ban đứng hầu
lễ giống nhau, chỉ thêm ban hô chung hợp cùng với đại tác
pháp mà trong đó các tiết mục hẳn phải am tường. Ban đứng
hầu lễ cũng gọi là ban dẫn tán: ba đàn hương tán, lễ
Tổ và tán 3 lần văn sám hối, thỉnh Thánh phần chính, lời
luận bạch. Kệ chú tích trượng, dẫn khánh rước tam sư,
khánh nghinh thỉnh tất cả đều theo nhịp điệu. Tân giới
tử theo dẫn khánh, nghi thức thỉnh từng phần. Nghi thức
cung nghinh, trở lên bên trên đều phải nhuần nhuyễn điêu
luyện. Xem thêm phần bổ túc 3 đàn và các sách nghi Dẫn lễ
có nêu rõ. Thầy Dẫn lễ này là A Xà Lê thứ năm, dạy kinh
điển là A Xà Lê thứ tư.
Năm thành phần A Xà Lê như sau:
1) thế độ A Xà Lê tức là bổn sư xuống tóc thế độ và thuyết giới xuất gia.
2) Yết Ma A Xà Lê là vị thầy tại giới đàn trên được Yết Ma đúng pháp.
3) Giáo thọ A Xà Lê, trong đàn giới thầy dạy các việc oai nghi, giới luật cho giới tử
4) Giảng kinh A Xà Lê tức thầy dạy học kinh, luật, giảng rõ nghĩa lý, cũng là thầy Dẫn lễ vậy.
5) Y chỉ A Xà Lê là các vị Trụ Trì các tự viện mà ta nương theo học để được thấm nhuần pháp hoặc nhận sự giúp đỡ thức ăn cho chí nương nhờ ở qua đêm.
Cứ như Du Già Sư Địa luận quyển 70 ghi rằng vị giới sư phải đủ 5 đức:
1) Giới hạnh không thất đức, thà bỏ thân mạng, trọn không phạm tịnh giới mà thường hay kiên trì không cho mất giới.
2) Khéo lập đức trong luật tạng Phật dạy khéo hay chọn lọc, lấy bỏ cốt lập diệu pháp làm cho người dễ học không cho vi phạm.
3) Khéo lập học đức: Kinh luật là pháp để học, khéo vun bồi an lập, chú thích rõ ràng khiến không sai lầm.
4) Đức khéo đoạn dứt nghi ngờ đối với kinh, luật, luận trong đó thiết lập tùy sở học mỗi người và câu hỏi, khéo giải đáp làm cho người dứt nghi; theo đúng lời Phật dạy.
5) đức dạy xuất ly sanh tử, lấy kinh luật Phật dậy dạy người khiến cho người thực hành để thành tựu thánh đạo lìa dứt sanh tử .
Đức Như Lai cho người như thế là A Xà Lê, chính là vị thầy có đủ 5 đức vậy. Lại luật Tứ Phần quyển 34 ghi rõ có 5 pháp không được dạy giới cho người như:
1) không tin: ắt giới không kiên trì. Gốc của vạn thiện đã không, nền tảng đức không lấy gì đứng vững.
2) Không biết xấu hỗ ắt tự ý phá giới, tâm xấu hỗ còn không có niệm chánh kiến làm gì có.
3) Không biết thẹn hẳn để lộ rõ chỗ tạo nghiệp, phạm giới không biết thẹn thùng. Tâm e thẹn đã không làm sao cải hối.
4) Tính lười biếng ắt không tu hành nên không biết kinh luật; tà chánh không phân biệt việc trì - phạm làm gì hiểu nổi.
5) Phần nhiều quên hẳn không nhớ nổi, như quên các giới pháp. Đọc tụng còn kém khuyết huốntg gì giải nghĩa kinh chứ? Tỳ kheo phạm 5 pháp này, Phật không cho làm thầy người.
Chứng nghĩa ghi rằng, ba đàn truyền giới đúng qui tắc nguyên chiếu theo luật tạng. Do luật tạng văn phong phú nên cổ nhơn toát yếu, tóm lược nghĩa thành qui tắc này, chẳng qua lâu ngày có sự lầm lẫn. Thấy Tổ Hoa Sơn khắc in sách qui phạm cổ sửa lại ấn hành. Bản ở Hàng Châu là bản mới nơi đầu sách có thêm hai chữ “Kiến Tổ” bị thất lạc, y cứ chữ “Kiến Tổ” tự thuật như thấy trong một giấc mộng nói rằng, năm Sùng Trinh thứ mười tôi ở trên thuyền con lướt sóng cùng với Tam Muội Hòa Thượng ngồi dưới truyền giới. Không có tiền mua luật đọc, suốt ngày ngồi yên trên giường, nghe chúng đồng giới đọc luật, không phạm nội qui. Dẫn lễ trách rằng: Kiến Nguyệt, chẳng nên ngồi chỗ này để nói thiền, vì sao không thỉnh luật học cho thuộc v.v… Tới lúc gặp việc 9 người cầm thẻ đến dạy sư trước lạy xong. Tôi nghe một tiếng lớn phía sau lưng chấm dứt… Căn cứ chữ Kiến Tổ tự thuyết mà biết rằng “Kiến Tổ” lúc truyền giới cũng từ nghi tắc chánh phạm đây mà thực hành.
Đến như ngoài qui tắc có 3 đàn phụ thêm, bổ sung nghĩa rộng, v.v… cũng làm linh động, mà lúc gặp việc có thể quyền biến vậy. Như đại đàn tràng tại Hoa Sơn chúng có đông có thể diễn đúng như pháp; còn như chúng quá ít đâu có thể làm được. Chỉ cần rành rẻ nghi thức dạy làm cho tân giới tử tinh tấn phát triển đạo tâm đạt thượng phẩm giới tức là bước lên đường giác. Nếu tư cách vị thầy giải đãi lánh nặng tìm nhẹ, hữu danh vô thực tức là dây mực đen nghiệp tà. Cho dù có sửa đổi vạn nhất cũng không thể cải thiện giản đơn được. Lại từ thỉnh giới, thuyết giới, ngoài việc thọ trai thì Thiền, Luật có khác. Luật tông người hộ thất đến trước pháp tọa đợi Hòa Thượng ra thất, hoặc Ngài tọa thiền xong mới lễ ba lạy. Vị chánh tọa ngồi, người phụ đứng. Thiền tông chỉ tác lễ một lạy, hoặc chờ tam sư trước sau ngồi ổn định cùng lạy một lạy. Người phụ lễ ngồi kế bên, trong đó mỗi nơi có nghi riêng không nên câu nệ. Nếu vị chánh tọa là sư trưởng, người phụ là thành phần lớp sau phải lễ 3 lạy, Thầy thăng tòa bèn đứng kế bên để chứng tỏ hậu học biết nghĩa thờ sư trưởng mới đúng phép. Nếu vị chánh đồng hàng hoặc đồng học, hoặc chánh tọa nhỏ mà người phụ lớn hơn chỉ nên xá một xá là đủ. Hoặc 3 người cùng ngồi và đồng xá nhau; 3 vị ngồi giữa để thấy người phụ tôn trọng pháp. Lại như Thiền Lâm Tế vị chánh tọa là bậc trưởng bối; 9 thầy còn lại đều là đàn hậu bối, mới thấy rõ sự cao thấp v.v… Vị chánh tọa nhận lạy; tân giới tử lạy 9 thầy, 9 sư phải khiêm nhường để vị tôn trưởng ngồi trước, không dám thọ lễ.
Tân giới tử lạy 9 sư, 9 thầy nên thọ lễ để tư cách vị thầy được tôn quí.
Kế tiếp theo ấn định cho kỳ thọ giới: chiếu theo luật đều không có 3 đàn mở kỳ thọ giới, cũng như không định ngày giờ mà chỉ trừ quý sư gặp nhau truyền giới cũng đủ. Lại theo như trong luật Phật dạy giới Tỳ kheo chỉ cho 3 người thọ một đàn. Nếu 4 người là không được, vì quan hệ giới không nhỏ phải tuân lời Phật dạy nên ở Đông độ phần nhiều giới đàn lập 3 đàn. Việc lập đàn giới có thể tùy theo như đông xuân. Đàn giới mùa xuân vào mồng 8 tháng 2 khai giới trước hết có người trực đàn, hương đăng, lau quét vệ sinh, trần thiết các thứ… Tri khách cử dẫn lễ lên phòng Phương trượng rước tới. Như thiền đường, khai đường, bồi đường đưa vào vị trí. Tiếp theo, người cầu giới vào; Dẫn lễ hỏi kỹ lai lịch, biết rõ quê quán. Đến ngày 14 tháng 3 hai thầy Dẫn lễ, tri khách báo hiệu chúng các liêu biết sau khóa lễ Tịnh độ. Ngày 15 tả sư phát lồ, Hòa Thượng Phương Trượng cử tội; ngày 16 bắt đầu sám hối; lo liệu các thứ hương đèn, vật dụng v.v…Thiết sơ đàn, sám hối, viết lời thỉnh giới, thọ giới. Đến ngày 20, hữu liêu hướng dẫn đọc lời tác bạch, ngày 21 hoàn tất sám hối, nhận phái, ký sổ lưu trang trọng. Ngày 22 vâng mệnh dạy nâng bát, thỉnh giới, thọ giới; ngày 23 thỉnh truyền giới, kiểm tra lại y bát, khuyên giới tử không giữ chứa vật, đêm đó tập dượt nghi thọ giới. Ngày 24 cạo tóc, tắm rửa, ban đêm lạy sám hối (lễ sám thông thường); ngày 25 xem xét lại đàn giới cho trang nghiêm; thuyết giới, phát nguyện, khuyến tấn, quy tắc áp dụng (xem quy tắc giới đàn ở sau). Ngày 26 trình bản câu hỏi già nạn (giới sư); ở chúng phải đọc luật, phát nguyện, tuần liêu. Ngày 27 duyệt qua luật, phát nguyện, tuần liêu. Ngày 27 duyệt qua luật Sa Di, niêm yết danh sách giới tử, phát nguyện, tuần liêu.
Ngày 28 đưa danh sách giới tử tới ban kiến đàn, tập tác bạch (thưa thỉnh), tập thỉnh trai tăng. Ngày 29 các bảng niêm yết đã dán đầy đủ hội đồng giới sư, phát thêm thẻ bài, tổng dợt nghi thức. Ngày 30 thỉnh giới, chỉ dẫn rõ ràng danh tướng của y, bát, đắp y (mở y), xếp y, tắm gội, cạo tóc, sám hối - lạy tiểu sám hối, tuần liêu; nếu tháng thiếu không có ngày 30.
Ngày Mồng Một tháng tư trở về (hồi phục) cúng ngọ, mời thọ trai, bổ túc cho giới đàn trang nghiêm. Đêm đó giảng giới, phát nguyện, tuần liêu giữ thanh tịnh. Ngày Mồng Hai duyệt luật Tứ Phần, dán thông báo truyền ba đàn giới; mồng bốn đại tập dượt. Mồng 5 thỉnh giới; chuẩn bị liều hương, danh sách giới tử, sám hối. Mồng 6 trở về, cạo tóc, tắm gội, mồng 7 khuyên nhắc việc tu khổ hạnh, đốt liều hương, xem xét lại đàn tràng cho trang nghiêm. Mồng 8 thuyết giới, phát nguyện, tuần liêu, giảng về kinh Phạm Võng. Mồng 9 cấp chứng chỉ, ghi sách tịch, mở kho, trở về (hồi phục?), tuần liêu, từ giả. Đàn một giới đàn xong.
Đàn giới mùa đông, ngày 18 tháng 10 khai đàn (xem phần trên có chỉ đầy đủ), đến ngày 10 tháng 11 niêm yết bảng sau khóa lễ Tịnh độ có tuần liêu… (Xem thêm chi tiết ở trước).
Chứng nghĩa ghi rằng, giới Tỳ Kheo Phật dạy 3 người thọ một đàn, cho đến 4 lần bạch yết ma xong. Bốn pháp xử sự[10] và bốn chỗ nương tựa[11] của Thầy Tỳ kheo v.v… nhưng phải họp chúng lại thuyết chung, chỉ bên ni nói riêng.
Hai kỳ Xuân - Đông đây, cổ nhơn có qui định dựa theo một giấc mộng bàn chỗ thấy Tổ đi trên chiếc thuyền nhỏ lướt hải triều âm, có Tam Muội Hòa Thượng ngồi dưới cầu giới; cũng là ngày mồng 8 tháng 2 bắt đầu đến mồng 8 tháng 4 viên mãn đàn giới. Nếu y lời Phật dạy nên tùy thời truyền giới, vào đời Sùng Trinh năm thứ 10 tại huyện Thái Hưng có am Ni lạ lùng mời Hòa Thượng Tam Muội khai giới. Đó là ngày Rằm tháng 8 bắt đầu giới đàn đến Rằm tháng 11 là viên mãn. Kế truyền Bồ Tát giới tại chùa Thừa Thiên khởi sự ngày Mồng Một tháng 12 đến đầu mùa xuân Rằm tháng giêng là giới đàn hoàn mãn. Lại ngày 20 tháng giêng giới đàn tổ chức tại am Thiện Khánh cho đến giữa tháng 3 là viên mãn. Y cứ theo đây có thể thấy cổ nhơn qui định giới Kỳ ở mùa Đông - Xuân cũng có khoảng thời gian bất định; chỉ tùy nghi, tùy duyên sao cho thích hợp là được.
(Lược tả hữu sư bạch…)
1.3.6
Qui Tắc Thọ Giới
Qui
tắc thọ giới gồm có 14 điều Ba đời chư Phật đều có
ngày xuất gia, thành đạo; Bồ Tát tu lục độ không bỏ giới
châu (trân quí) nên lấy đó nghiêm tịnh luật tắc mới có
thể làm mô phạm cho ba cõi. Kinh Lăng Nghiêm ghi rằng, nhiếp
tâm là giới, nhân giới sanh định, nhân định phát huệ gọi
là 3 môn học vô lậu (không bị phiền não làm khuyết thiếu),
bèn thành căn bản của vạn hạnh, chánh nhân thành Phật.
Cho nên cầu giới như người đãi vàng (nhặt châu) tâm luôn
mến quí, niệm niệm nghĩ đạt cần trì tụng; thúc liễm
thân tâm.
Thảng hoặc có phạm nên tự trừng phạt không tha thứ, nhiếp tâm làm mô phạm những điều được liệt nêu như sau:
1- Phép thọ giới phải cầm kinh, luật, 3 y, bình bát, tọa cụ tiến vào giới trường. Nếu không chuẩn bị các thứ mà đi mượn đều không chấp nhận, trừ phi y hậu, đồ vật cũ mà giặt ủi sạch cũng có thể được.
2- Canh 5 nghe 4 hồi bảng lại 3 tiếng nên vén màn thức dậy ngay, sửa lại áo quần chỉnh tề rồi bước xuống giường. Như có bịnh phải báo cáo cho chúng biết. Ban ngày không việc gì làm đừng lười biếng trùm mền, vi phạm bị phạt quỳ hương.
3- Giờ chỉ tịnh (ngủ nghỉ) đều tập trung lên giường, giữ oai nghi tề chỉnh, không được cười giởn, nói chuyện. Vi phạm bị phạt quỳ hương.
4- Lúc học tập để tâm ghi nhớ kỹ. Giờ rỗi phải đọc luật, không được tán dốc, bàn tạp. Phàm luân phiên trực nhựt phải để tâm xem xét, đừng có giao phó ủy thác người khác, vi phạm bị phạt quỳ hương.
5- Chư tăng ra vào, đứng ngồi, chấp tay; thầy cho ngồi mới ngồi.
6- Trên bàn chỉ để Kinh luật, không được để quần áo, đồ đạc lung tung. Lúc uống trà, dùng cơm hẳn gấp kinh lại; trong lúc ăn không được nói chuyện. Không nên khạc nhổ lớn tiếng, vi phạm bị quỳ hương.
7- Giường đặt có hai dãy Đông Tây, đi lại chỗ ngồi giữ chỗ mình, không được loạn đơn người khác; không được đi băng tắt qua nhà và không được nói năng lớn tiếng.
8- Lên giường phải cởi giày, đẩy về phía gần chỗ mình không được chiếm lấn chỗ người khác. Không được cởi đồ lót lúc ngủ, không được nói chuyện với người giường kế bên, và thở mạnh động chúng. Nằm ắt xây hông mặt, thế kiết tường, không được thô tháo. Kéo mở cửa ra vào nên đi nhẹ nhàng, vi phạm bị phạt.
9- Không được giũ mền ra tiếng, gối mền xếp gọn trên giường không để lòng thòng dưới đất; không được chạy vội thô tháo, vi phạm bị phạt quỳ hương.
10- Lên Chánh điện, vào trai đường hay làm mọi Phật sự theo y thứ tự mà làm, không được lẫn lộn trước sau, nên để mắt xem xét kỹ, thân đứng ngay ngắn, vi phạm bị phạt.
11- Có việc riêng ra khỏi chùa trên đường gặp Hòa Thượng hoặc Thầy Yết Ma, Giáo Thọ hay các thầy, cho chí vị Thầy niên trưởng giới đức đều chấp tay lễ bái đứng qua một bên nhường đường cho họ; nếu đồng giới cùng đi cũng phải có oai nghi nghiêm chỉnh, vi phạm bị phạt quỳ hương.
12- Rửa mặt không được làm vung nước tới người bên cạnh. Không được choán chỗ quá lâu, vào nhà phải để ý; đồng giới nên tiếp đón, không nên cải vả ồn ào, vi phạm bi phạt.
13- Bậc thầy lớn tuổi vào chùa nên đứng lên; phải xá liền xá, bảo ngồi mới ngồi.
14- Vì việc riêng tư ra vào phải thưa trình xin phép, ở ngoài không được xông vào phòng làm mất oai nghi, vi phạm bị phạt quỳ hương.
Trở lên là những quy tắc cần nên tuân hành cẩn thận. Như có ai vi phạm bị phạt như qui định trên.
Ngày... tháng… năm… Trụ trì….. sao lục.
Muốn đầy đủ xem 24 thiên oai nghi, Sa Di luật nghi và đại luật Tỳ kheo có nói rõ 3000 oai nghi 5 hạ trở lại nhứt nhứt đều phải học.
Chứng nghĩa ghi kinh nói rằng: giới không thanh tịnh thời thiền định không phát sanh. Lại cũng nói: trí huệ thanh tịnh vô ngại đều do nơi thiền định sanh. Nên biết rằng giới là mầm của định huệ; giới hạnh không thanh tịnh định huệ không do đâu phát sanh. Vì thế, Phật dạy 5 hạ về trước chuyên tinh giới luật; chuyên tính há không từ oai nghi mà có ư? Trong luật ghi rằng việc làm cần yếu số một là luôn luôn nhiếp tâm. Niệm không tán loạn, có nghĩa là thực hành bốn niệm xứ vậy. Sách Phật pháp Tổng quan, Linh Phong Tông luận rằng, không huệ niệm xứ cho dù mặc áo cà sa như phang trên đầu cây thôi; lễ bái như khuấy trên dưới, lục độ, muôn hạnh đều giống ngoại đạo; khổ hạnh cùng chân tu làm chi mà không nhiếp tâm tức chẳng giữ giới. Nếu y theo niệm xứ tu tập công đức giữ giới hiện có thể đạt được 4 quả sa môn (4 Thánh quả), nhẫn đến viên mãn thập địa tự khắc tránh khỏi không gặp nạn. Tại sao? Vì do nhiếp tâm mà dễ đạt vậy. Việc cần yếu thứ hai là trong khi soi sáng 250 giới đặt khai, giá, trì, phạm trong hai thời ngày đêm, hạng có danh trì giới, trái lại phần nhiều pham sai lầm. Như cho rằng Tiểu Thừa nghiêm cấm, Đại Thừa khai mở hay Tỳ kheo có chỗ chấp, Bồ Tát ắt dung thứ từ đâu phát ngôn ra những lời ấy?
- Đáp: Linh Phong Tông luận rằng, khai ấy là mở tâm tự độ của Tiểu Thừa mà phát tâm thệ nguyện Đại Thừa. Dung là dung người chấp pháp chưa cải hóa quy về chân lý sâu rộng. Do vậy Bồ Tát xuất gia không có giới riêng mà cùng dùng chung luật Tỳ Kheo, chỉ phát tâm tự độ gọi là Nhị Thừa, phát tâm độ người gọi là Bồ Tát vậy.
Xưa nay hiểu lầm nên phần nhiều trái luật. Khi đức Thế Tôn nhập Niết Bàn có phó chúc cho chư Tỳ Kheo rằng, nên lấy giới làm thầy. Ngài cũng còn dạy: pháp Ta nếu hoại trước do giới luật, thật là lời nói biết trước vậy. Tại sao lại hiểu lầm sự cởi mở bao dung cũng đồng như hủy báng pháp không khác.