Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Chứng nghĩa ký
Phần sau
2. Chương 7: Phần sau - Đại chúng
2.12 Phụ: Qui tắc nơi tĩnh hành đường
Tĩnh Hành Đường cũng gọi là Niết Bàn đường. Ấn Độ gọi là vô thường đường. Người đời gọi là bệnh xá, qui tắc chung gồm 15 điều lập nên khu nhà nầy để cho người bịnh. Vì chúng sanh tham đắm tới chết vẫn không biết. Phật dạy dời đổi chỗ khiến cho ta biết vô thường, sắp đến, làm cho tâm niệm phấn khởi, tĩnh táo vượt qua mà lo gấp tu hành. Xử dụng nhà này nên nghĩ đến thân mạng vô thường nhanh như hơi thở. Người khỏe mạnh còn thế huống gì người bịnh ư?
Lại phải quán thân này bốn đại không điều hòa, trăm đốt muốn rã rời; ăn uống giảm dần, thuốc thang hết hiệu quả. Tiểu tiện ra trên giường, rên rỉ nằm liệt chiếu, như cá bơi trong chảo dầu bỗng chốc bị nóng bỏng. Như đèn trước gió, trong tích tắc tắt ngúm. Nên biết thân này không tồn tại lâu, hẳn phó thác cho tử thần. Đường trước mờ mờ chưa biết về đâu. Nếu việc gì chưa xong làm cho xong cố giữ tâm không cho vướng bận. Người nào chưa được như thế sớm cầu Tịnh Độ quyết định vãng sanh phải buông hết mọi duyên, nhất tâm niệm Phật có những điều riêng như sau đây:
1- Trong nhà một giường rộng (đôi) dành cho người bịnh nhẹ. Giường chiếc cho người bịnh nặng. Nếu dùng lộn xộn bị phạt
2- Người bịnh nên kéo màng lại để tránh gió, che mùi hôi hám. Nếu người không quen, bị rét khó trị, nên buông màng xem xét bịnh nhân
3- Người bịnh nặng vào nhà tịnh dưỡng, trước bàn Phật chuẩn bị hương đèn. Giám Viện, Thư Ký, Duy Na … theo sau đưa vào. Đọc lời trăn trối của bịnh nhân liền viết ra trên giấy, chẳng chịu viết tùy theo sự tăng giảm của người bịnh, bị phạt. Bịnh nhân nếu không muốn viết, và không chịu nằm giường; nếu bịnh nhẹ không cần phải viết giấy (di chúc). Chỉ tới trước Phật đốt hương đèn rồi Giám Viện đưa vào nằm.
4- Người trách nhiệm tĩnh hành đường (bệnh xá) phải khỏe mạnh, lấy lòng từ làm chính ghi sổ ngày … tháng … năm nào có ai vào nhập bịnh xá. Sau ghi ngày, tháng và năm xuất viện. Nếu quên ghi bị phạt.
5- Trong bệnh xá nên tùy thời rưới quét sạch sẽ. Quần áo bệnh nhân nên hợp thời giặt phơi. Thuốc thang cần lưu tâm châm chế không được lơ là biếng trể
6- Người bịnh trong phòng chỉ một hay hai, Thầy hương đăng lo chăm sóc. Như nhiều phải mời thêm người phát tâm săn sóc bịnh. Nếu 3 lần mời không được người nào, chiếu việc trong liêu luân phiên chăm sóc, ba ngày đổi một phiên; hoặc bịnh nhân muốn bỏ tiền thuê người giúp, nên chấp thuận.
7- Trong chúng có bác sĩ (thầy thuốc) nên đứng trong ban Điều Hành. Người chưa am tường mà nhận trị bịnh bị phạt. Làm hại người bị đuổi khỏi viện; tham lợi đều bị đuổi.
8- Người bịnh cần thuốc thang, ăn uống, Tri khố, Tri ẩm thực, Điển tòa lo thuốc men, thức ăn uống đem cho, không cấp cho bị phạt. Nếu cái đáng cho mà không cho, trước chúng biện minh, nếu ai tự ý bạc đãi bất công bị phạt.
9- Người bịnh nặng nhập bệnh xá cần phải phó thác việc tang nghi, buông bỏ hết mọi duyên, nhất tâm niệm Phật. Lại chăm sóc người bịnh nặng phải 2, 3 người luân phiên ngày đêm không rời. Hễ có việc ra ngoài cũng miển. Nếu sắp lâm chung liền báo nhà khách, tri khách cắt đặt ngay một số người tới niệm Phật cho tới lúc đi luôn. Theo Đại Tạng kinh Vô thường, lúc lâm chung nên có biện pháp lo liệu.
10- Tuân lời Phật dạy, vị tăng tịch nên thay quần áo sạch. Lúc nhập quan, khi trà tỳ (thiêu), nhập tháp đều đọc chú Tỳ Lư rải cát bên trong. Không được quên rải cát này. Nên mời thỉnh các bậc cao tăng trì chú nhiều nhiều càng thêm mầu nhiệm; ít nhất cũng niệm được 1080 biến chú này: Án a mộ già, phế lỗ giả na. Ma ha mẫu nại la mạ nê. Bát Đầu ma, nhập phược ra. Ba la dã đa dạ hồng. Căn cứ theo kinh văn đem cát tán sa đặc này, đặt lên thi thể người mất được lợi ích không thể nghĩ bàn
11- Người bịnh nhẹ nên ngồi yên niệm Phật. Nếu không tôn trọng ra ngoài đi dạo gây nhiều rắc rối cho ra khỏi phòng.
12- Người trách nhiệm bệnh xá và người chăm sóc bệnh nhân chớ hiềm ghét dơ dáy, đừng làm trái ý bệnh nhân càng làm gia tăng bịnh, chớ rời giường bịnh lâu khiến người bịnh cần không đáp ứng kịp. Nếu có tâm tham hoặc để ý muốn của cải nên cho, làm khó thời người bịnh phiền não, cũng đừng nổi sân. Chỉ nhiếp tâm tạo phước, đừng tham của người bịnh đáp tạ lễ. Nên biết rằng trong 8 loại phước điền chăm sóc bịnh nhân là số một, nên tích cực làm việc tận tình.
13- Phàm người bịnh nặng mỗi lần có mồ hôi xông lên nên dùng khẩu trang che miệng hay lá thuốc cứu xông, lá tùng bách đốt v.v… Dùng lửa nhỏ ngọn xông khói, không làm phương hại tới người khác.
14- Tăng du phương và tăng ở xa tới mà bị bịnh. Tri khách hỏi lai lịch rõ ràng mới nhận, liền viết tờ chi tiết, ghi sổ v.v…
15- Đám tang vị tăng bắt đầu từ bịnh nặng cho đến khi chết, cuối cùng đặt nơi Tổ đường. Xem chương Trụ Trì phần đăng vị ở trước. Lược bớt gia giảm châm chước mà dùng.
Ngày … tháng… năm….
Trụ trì … cẩn lục.
-Chứng nghĩa ghi rằng, xưa có cư sĩ Việt Nhiên Triệu Linh Căng chọn chùa Pháp Luân tại núi Nam Nhạc, Tĩnh Hành Đường ghi rằng: thường trong các thứ khổ, bịnh khổ là sâu nhất; trong các loại phước săn sóc bịnh là phước hơn cả. Vì thế cổ nhân lấy có bịnh làm thiện tri thức; nhắc người lấy săn sóc bịnh làm phước điền. Nay ở tòng lâm có người bịnh phải đưa tới Tĩnh Hành Đường; không những ở đó tu tĩnh cải nghiệp để bịnh lành mà cũng muốn người (bịnh) ban đêm yên tỉnh một mình có dịp suy gẫm đại sự, đâu có luống phí chứ? Đã theo lệnh đường chủ săn sóc thuốc thang, lại nhắc nhở thường trụ cung cấp đầy đủ nhu cầu cho người bịnh. Đây là qui tắc của đức Phật trước kia, đời nay không được như vậy, người bịnh không tự xét soi lỗi lầm càng làm gia tăng thêm phiền não. Đường chủ chỉ còn cái danh mà sự thật là hư giả, hay trái lại dấu sự hiềm hận; của Tam Bảo nên cung cấp hằng ngày còn hơn là phó mặc bỏ bê không an ủi. Bịnh nhẹ do vậy trở thành nặng, bịnh nặng đưa tới cái chết không đáng thương sao! Cho nên những vị chức sự chúng thường trụ phải biết săn sóc bịnh là phước điền mà từ bi tìm cách giúp đỡ, để trừ dứt bịnh khổ và trở lại hồi phục. Người bịnh phải biết rõ nhân quả, tĩnh táo nhận ra tội lỗi, có tâm hối hận ăn năn tức là cơ hội lành mạnh. Tâm đã trong sạch, bịnh cũng tự trừ. Như có bị nhức đầu nóng trán, kêu khổ thầm lặng suy tư thọ bịnh là ai? Đã không thấy người, bịnh từ đâu đến? Người - bịnh cả hai đều quên còn có vật nào khác giúp thấy rõ phân minh; nhìn đúng như thế là bịnh kia chấm dứt. Lại trong qui tắc, vị tăng mất đọc chú Tỳ Lô tán sa như kinh ghi rằng, đem chân ngôn này chú nguyện (gia trì) trong đất cát rải trên người chết và rải nơi tháp mộ người chết ấy, nếu ở ác thú hợp thời liền được ánh sáng và thân thể, trừ diệt được các tội báo làm cho thân khổ được sanh về nước Cực Lạc v.v…