Quyển
hai
Báo ân
1. Chương hai:
Báo Ân
1.4
Phụ: Tết Trung Thu
Rằm
tháng 8 âm lịch sau khi dùng cháo buổi chiều xong, đại chúng
vân tập chánh điện cúng rằm Trung Thu. Lễ phẩm đơn giản
gồm hương hoa, trà quả, đèn bánh.
(Nghi
tiết xem trước…) Tán:
Mây
tạnh trời quang sương đáng yêu
Nõn
nà không vết thể tự viên
Một
vầng trăng tỏ tỏa vô biên
Sáng
soi khắp cùng cõi đại thiên!
Nam
Mô Nguyệt Cung Thái Âm Tôn Thiên Bồ Tát
(3
lần).
Tụng
Bát Nhã, niệm Phật, sám nguyện, hồi hướng, phục nguyện,
tự quy… lễ xong lui về hậu liêu, sau khi nghe hiệu lệnh
tất cả tập trung trai đường, uống trà, dùng bánh Trung Thu,
văn nghệ v.v…
Chứng
nghĩa ghi rằng: Tết Trung Thu tương truyền là ngày Nguyệt
đản nên người đời đều làm lễ kỷ niệm. Dựa theo Phật
Giáo mà luận, như cúng kỷ niệm trăng nên cúng trước giờ
ngọ, vì mặt trăng giống trời bởi chư thiên không thọ cúng
sau giờ ngọ. Vì theo Thanh Quy chỉ thiết lễ cúng gồm hoa
hương, trà quả, đèn bánh mà thôi. Không dâng cúng thức ăn
vậy. Từ đó trở đi tòng lâm cúng trăng giống người thế,
lẫn lộn đã lâu đời. Thậm chí có người gọi lễ Nguyệt
Quang Biến Chiếu Bồ Tát hoặc xưng là lễ Giải Thoát Nguyệt
Bồ Tát.
Giá
như có cúng nên dùng chay tịnh theo nghi cúng Phật. Đáng trách
là mắc lầm lỗi, người ngu không nên lấy bậy truyền bậy;
các bậc cao minh thức giả cần phải đính chánh lại. Như
cho rằng, trời trăng vận hành là cái đức không hai, xưa
nay chỉ cúng trăng mà chưa ai cúng mặt trời, tại sao vậy?
Trả
lời: việc này tùy theo lễ tục, người đời chưa từng cúng
mặt trời bao giờ. Ngoài ra, mặt trăng ở trong âm u tăm tối
tỏa chiếu ánh sáng mà vạn vật được hấp thụ từ chỗ
mát mẻ đó. Luận về công mặt trời vào hàng thứ hai; bàn
về đức đại bộ gần với đạo Phật chúng ta linh chiếu
tự như; che lấp không làm hại ánh sáng, huống chi sức sáng.
Bóng hiện trong nước lớn nhỏ dọi không khác, huống gì
công năng. Dung nạp ánh sáng ắt soi tỏ cần gì đầy. Trong
sạch tự thuận cần gì vắng lặng. Nơi bẩn nhơ mà không
nhiễm cần gì trong trắng. Xoay vần mãi không dừng là vận
cần gì hằng hữu, đầy vơi không sai trật giờ cần gì tin.
Sáng soi vạn vật mà không lưu tâm cần gì hư không. Sao ban
đêm tự độc chiếu cần gì đốt cháy, phong kín tất cả
trước mắt cần gì khắp nơi. Nếu như nhân mặt trăng ngộ
tâm là bổn giác tự sáng; chướng không thể làm mờ tối,
không phải ánh trăng sáng sao? Lợi ích vô cùng, ân oán không
hai, không phải công tâm của ánh trăng sao? Người người
là đạo, pháp pháp sáng rỡ, chẳng phải cái tròn đầy của
mặt trăng ư? Xứ xứ luôn hiu hiu tự đắc chẳng phải cái
lặng lẽ của mặt trăng sao? Ở chốn trần lao mà tự mình
trong sạch chẳng phải cái trong trắng của trăng là gì? Tự
phát phấn đấu không ngừng chẳng phải cái hằng viễn của
trăng hay sao? Cây mận, cá heo chẳng cũng tin nơi trăng sáng
chứ? Vật đạt thuận ứng không phải cái lồng lộng của
trăng hay sao? Tánh nó gần gủi nơi Phật đạo như thế nên
Phật thuyếp pháp ở núi Linh Thứu thường lấy trăng làm
thí dụ. Ngài Hàn Sơn nói rằng, tâm ta như trăng thu, không
vật gì so sánh được. Ôi thôi! Cái đức của trăng có thể
nói là quá nhiều vậy. Đêm Trung Thu xưng tụng là Nguyệt
Đản, dù liên quan theo tục truyền nhưng trời cao khí thiêng
bề ngoài càng thêm sáng. Đại viên cảnh trí như soi trước
mặt, trong khi đang cúng này đây chẳng cũng hợp lắm thay!
Hoặc cũng nói: Phật dạy thầy tỳ kheo không lạy vua, chư
thiên vương v.v.. Nay Nguyệt cung đây chưa chứng đạo quả
nên không lễ lạy, nếu lễ lạy e tổn phước. Lập Thanh
Quy dựa theo sách mà luận, phàm các thiên thần đa phần do
Thánh hiền biến hóa. Nay lạy cái đức, vì kính trọng lòng
hộ pháp của họ nên có thể lễ lạy. Nếu như không có
đức không ủng hộ pháp, vì không liên hệ với Phật giáo.
Phải tuân lời Phật dạy không lễ lạy là đúng, nếu vì
danh lợi mà bày điều mị hoặc với lễ thế tục, cả ta
và người đều tổn hại, lầm lẩn rất lớn vậy.