Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Những Tiến Trình Tâm

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 16659)
2. Những Tiến Trình Tâm

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera - Phạm Kim Khánh dịch

CHƯƠNG IV

VĪTHI-SAṄGAHA VIBHĀGO
Phân tách Tiến trình tâm

-ooOoo-

Những Tiến Trình Tâm

2.

Cha vatthūni, cha dvārāni, cha ālambanāni, cha viññāṇāni, cha vīthiyo, chadhā visayappavatti c'āti vīthisaṅgahe chachakkāni veditabbāni.

Vīthimuttānaṁ pana kamma-kammanimitta- gatinimitta-vasena tividhā hoti visayappavatti.

Tattha vatthudvārālambanāni pubbe vuttanayen' eva.

Cakkhuviññāṇaṁ, sotaviññāṇam, ghāṇaviññāṇaṁ, jivhāviññāṇaṁ, kāyaviññāṇaṁ, manoviññāṇaṁ c'āti cha viññāṇāni.

Vīthiyo pana cakkhudvāravīthi, sotadvāravīthi, ghāṇadvāravīthi, jivhādvāravīthi, kāyadvāravīthi, manodvāravīthi c'āti dvāravasena vā cakkhu- viññāṇavīthi, sotaviññāṇavīthi, ghāṇaviññāṇavīthi, jivhāviññāṇavīthi, kāyaviññāṇavīthi, mano-viññāṇavīthi c'āti viññāṇavasena vā dvārappavattā cittappavattiyo yojetabbā.

3.

Atimahantaṁ, mahantaṁ, parittaṁ atiparittaṁ c'āti pañcadvāre, manodvāre, vibhūtamavibhūtaṁ c'āti chadhā visayappavatti veditabbā

Katham? Uppādaṭṭhitibhavaṅgavasena khaṇatta- yaṁ ekacittakkhaṇaṁ nāma. Tāni pana sattarasa- cittakkhaṇāni rūpadhammānamāyu. Ekacittakkha- ṇātītāni vā, bahucittakkhaṇātītāni vā ṭhitippattān' eva pañcālambanāni pañcadvāre āpātham āgacchanti. Tasmā yadi ekacittakkhaṇātitakaṁ rūpārammaṇaṁ cakkhussa āpātham āgacchati. Tato dvikkhattuṁ bhavaṅge calite bhavaṅgasotaṁ vocchinditvā tam'eva rūpārammaṇaṁ āvajjentaṁ pañcadvārāvajjanacittaṁ uppajjitvā nirujjhati. Tato tass' ānantaraṁ tam'eva rūpaṁ passantaṁ cakkhuviññāṇaṁ, sampaṭicchantaṁ sampaṭicchana cittaṁ, santīrayamānaṁ santīraṇacittaṁ, vavatthapentaṁ votthapanacittaṁ c'āti yathāk- kamaṁ uppajjitvā nirujjhanti. Tato paraṁ ek'ūnatiṁsakāmāvacarajavanesu yaṁ kiñci laddhapaccayaṁ yebhuyyena sattakkhattuṁ javati. Javanānubandhāni ca dve tadārammaṇapākāni yathārahaṁ pavattanti. Tato paraṁ bhavaṅgapāto.

Ettāvatā cuddasacittuppādā dve bhavaṅgacalanāni pubbevātītakamekacittakkhaṇanti katvā sattarasa cittakkhaṇāni paripūrenti. Tato paraṁ nirujjhati. Ālambanam'etaṁ atimahantaṁ nāma gocaraṁ.

Yāva tadālamban' uppādā pana appahontātītakam- āpāthaṁ āgataṁ ālambanaṁ mahantaṁ nāma. Tattha javanāvasāne bhavaṅgapāto' va hoti. Natthi tadālambanuppādo.

Yāva javanuppādā'pi appahontātītakamāpātham āgataṁ ālambanaṁ parittaṁ nāma.

Tattha javanaṁ pi anuppajjitvā dvattikkhattuṁ votthapanam' eva pavattati. Tato paraṁ bhavaṅgapāto'va hoti.

Yāva votthapanuppādā ca pana appahontātītakam āpātham āgataṁ nirodhāsannamālambanaṁ atiparittaṁ nāma. Tattha bhavaṅgacalanam' eva hoti. Natthi vīthicittuppādo.

Icc'evaṁ cakkhudvāre, tathā sotadvārādīsu c'āti sabbathā'pi pañcadvāre tadālambana-javana-votthapanamoghavāra-saṅkhātānaṁ catunnaṁ vārānaṁ yathākkamaṁ ālambaṇabhūtā visayappavatti catudhā veditabbā.

4.

Vīthicittāni satt' eva cittuppādā catuddasa
Catupañ
ñāsa vitthārā pañcadvāre yathārahaṁ.
Ayam' ettha pañ
cadvāre vītthicittappavattinayo.

§2.

Trong khái luận về những tiến trình tâm, sáu loại phân hạng phải được hiểu biết, đó là:

i. sáu căn,
ii. Sáu môn,
iii. đối tượng [1],
iv. Sáu loại tâm,
v. Sáu tiến trình (2), và
vi. Sáu lối phát hiện của đối tượng (3).

Sự phát hiện của đối tượng đến tâm không tiến trình [2] có ba loại là:

i. Nghiệp,
ii. Biểu tượng của Nghiệp và,
iii. Biểu tượng lâm chung.

Nơi đây, các căn, môn, và đối tượng đã có được mô tả trước.

Sáu loại tâm thứcnhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thứcý thức.

Tùy theo các môn, những tiến trình tâm là:

1. Tiến trình liên quan đến nhãn môn,
2. Tiến trình liên quan đến nhĩ môn,
3. Tiến trình liên quan đến tỷ môn,
4. Tiến trình liên quan đến thiệt môn,
5. Tiến trình liên quan đến thân môn, và
6. Tiến trình liên quan đến ý môn.

Hoặc, tùy theo loại thức, những tiến trình tâm là:

1. Tiến trình liên quan đến nhãn thức,
2. Tiến trình liên quan đến nhĩ thức,
3. Tiến trình liên quan đến tỷ thức,
4. Tiến trình liên quan đến thiệt thức,
5. Tiến trình liên quan đến thân thức, và
6. Tiến trình liên quan đến ý thức.

Phương thức diễn tiến của tâm liên quan đến các môn phải được phối hợp như thế ấy.

§3

Sáu lối phát hiện của đối tượng (4) phải được hiểu như sau:

a. Ở năm môn:

i. 'rất lớn',
ii. 'lớn',
iii. 'nhỏ',
iv. 'rất nhỏ'.

b. Ở ý môn:

v. 'sáng',
vi. 'tối'.

Mức độ của những đối tượng được xác định như thế nào?

Ba khoảnh khắc sanh, trụ, diệt hợp thành một chặp tư tưởng (sát-na). Thời gian tồn tại của vật chất bằng mười bảy chặp tư tưởng như vậy.

Năm đối tượng vật chất nhập vào (tâm) theo con đường của năm môn (cửa giác quan) lúc ở giai đoạn tịnh, khi một hay nhiều chặp tư tưởng vừa trôi qua.

Do đó tiến trình tâm (4) trôi chảy như sau:

Thí dụ như một đối tượng của nhãn quan vừa trôi qua một chặp (i), theo đường của mắt. Kế đó tâm bhavaṅga giao động trong một chặp rồi diệt (ii, iii) chấm dứt dòng bhavaṅga. Liền sau đó ngũ môn hướng tâm (iv) phát sanh và chấm dứt sự hay biết chính đối tượng của mắt đó.

Tiếp theo là những chặp tư tưởng sau đây tuần tự phát sanh và chấm dứt:

(v) nhãn thức, nhìn thấy hình dáng của đối tượng, (vi) (vii) tiếp thọ tâm, thâu nhận hình dáng ấy, (viii) (ix) suy đạc tâm, quan sát hình dáng ấy, (x) (xi) xác định tâm, xác định hình dáng ấy. (xii) Kế đó một trong 29 loại tâm thuộc Dục Giới, được tạo duyên như vậy, thường trôi qua trong bảy chặp (ix-xv).

Sau những chặp javana, hai chặp tâm đăng ký (xvi-xvii) tùy trường hợp phát sanh. Sau cùng đến giai đoạn chìm biến vào bhavaṅga.

Ðến đây mười bảy chặp tư tưởng đã hoàn tất là:

* mười bốn sự 'khởi sanh tư tưởng' (cittuppāda)
* hai giao động của bhavaṅga, và
* một chặp tư tưởng trôi vào bước sơ khởi.

Rồi đối tượng chấm dứt.

Một đối tượng như thế được gọi là 'rất lớn' [3].

Một đối tượng nhập vào theo đường lối các giác quan, trôi qua (vài chặp), và không tồn tại được cho đến khi chặp đăng ký phát sanh, được gọi là 'lớn'.

Một đối tượng nhập vào theo đường lối các giác quan, trôi qua (vài chặp), và không diễn tiến được đến những chặp javana, được gọi là 'nhẹ'.

Trong trường hợp nầy, chí đến các chặp javanas cũng không phát sanh, mà chỉ có tâm xác định tồn tại trong hai hoặc ba chặp, và kế đó chìm biến trong bhavaṅga.

Một đối tượng sắp chấm dứt nhập vào dòng tâm theo đường lối các giác quan, trôi qua vài chặp, và không tồn tại được đến khi chặp tâm xác định khởi sanh, được xem là 'rất nhẹ'.

Trong trường hợp nầy chỉ có sự giao động của chặp bhavaṅga mà không có tiến trình.

nhãn môn như thế nào, ở các cửa giác quan kia như nhĩ môn v.v... cũng dường thế ấy.

Trong tất cả năm môn, đối tượng phát hiện theo bốn đường lối phải được hiểu biết theo thứ tự như sau:

1. diễn tiến (chấm dứt ở) đăng ký.
2. diễn tiến (chấm dứt ở) javana.
3. diễn tiến (chấm dứt ở) xác định, và
4. diễn tiến không đáng kể.

§4

Có bảy [4] phương cách và mười bốn loại tâm khác nhau trong tiến trình tâm. Tính với đầy đủ chi tiết, có 54 [5] tùy trường hợp, trong năm môn.

Ðây là phương thức diễn tiến của tiến trình tâm phát sanh xuyên qua năm môn.

Ghi chú:

[1] Ba loại đầu tiên đã được thảo luận trong một chương trước. Nơi đây chỉ lặp lại để cho đủ sáu căn.

[2] Ðó là paṭisandhi, bhavaṅga, và cuti.

[3] Xem các đồ biểu về Tiến trình Tâm ở cuối chương.

[4] Ðó là: 1. Āvajjana, 2. Pañcaviññāṇa, 3. Sampaṭicchana, 4. Santīraṇa, 5. Votthapana, 6. Javana (7 chặp) và 7. Tadālambana. Bảy chặp nầy trở thành 14, nếu tính riêng 7 chặp javana, và 2 chặp tadālambana.

[5] 54 bao gồm tất cả những loại tâm thuộc Dục Giới phát sanh xuyên qua năm môn.

Chú Giải

2. Vīthi, Lộ Trình

Xuất nguyên từ "vi" + căn "i", đi. Danh từ nầy có nghĩa là một lối đi, một con đường nhưng ở đây được dùng theo nghĩa một diễn tiến, một tiến trình (paramparā). Một tiến trình tâm bao gồm nhiều chặp tư tưởng (sát-na tâm), và một chặp tư tưởng không bao giờ được gọi là citta-vīthi.

3. Visayappavatti

Các bản chú giải định nghĩa danh từ nầy là "sự biểu hiện của đối tượng trước các môn", hay là sự "khởi sanh của tâm do lối biểu hiện của một đối tượng như vậy". (visayānaṁ dvāresu, visayesu ca cittānaṁ pavatti).

Hiển nhiêntác giả chọn lối giải thích trước.

4. Tiến Trình Tâm

Theo Abhidhamma (Vi Diệu Pháp), trong trạng thái bình thường không có khoảnh khắc nào mà chúng ta không có một loại tâm riêng biệt duyên theo một đối tượng -- vật chất hay tinh thần. Thời hạn một tâm như vậy được gọi là chặp tư tưởng, hay sát-na tâm. Khả năng hiểu biết của con người khó mà nhận định được sự nhanh chóng của những chặp tư tưởng liên tục nối tiếp nhau như vậy. Kinh sách ghi nhận rằng trong khoảng thời gian ngắn ngủi của một cái nhoáng trên trời hay trong một chớp mắt, hàng tỷ chặp tư tưởng có thể khởi sanh và hoại diệt.

Mỗi chặp tư tưởng bao gồm ba thì, gọi là tiểu sát-na (khaṇa) [1]. Ðó là uppāda (khởi sanh, hay điểm xuất phát), ṭhiti (trụ, tịnh, hay phát triển) và bhaṅga (diệt, chấm dứt, hay tan rã).

Sanh, lão, và tử tương đương với ba thì ấy. Khoảng cách giữa sanh và tử được xem là hoại.

Tức khắc liền sau giai đoạn diệt của chặp tư tưởng, giai đoạn khởi của chặp tư tưởng kế đó được tạo điều kiện để phát sanh nối tiếp theo. Như vậy, mỗi đơn vị tâm hoại diệt tạo điều kiện cho một đơn vị khác khởi phát và cùng lúc, chuyển tất cả năng lực cho đơn vị kế nối ấy. Do đó, có sự trôi chảy liên tục của tâm như một dòng suối mà không có gián đoạn.

Khi một đối tượng vật chất phát hiện đến tâm xuyên qua một trong năm cửa giác quan (môn) là có một tiến trình tâm bao gồm một loạt những chặp tư tưởng riêng biệt, chặp nầy dẫn đến chặp khác, theo một trật tự đều đặn. Trật tự ấy được gọi là citta-niyāma (trật tự tâm linh). Thế thường, để có sự tri giác trọn vẹn về một đối tượng vật chất phát hiện xuyên qua một trong năm môn cần phải có đủ 17 sát-na. Như vậy thời gian tồn tại của vật chấtthời gian của 17 chặp tư tưởng. Qua thời hạn ấy, một đơn vị căn bản của vật chất hoại diệt và tạo điều kiện cho một đơn vị khác khởi sanh. Ðối với đơn vị vật chất mới nầy, sát-na đầu tiên được xem là giai đoạn sanh (uppāda), sát na cuối cùng là diệt (bhaṅga), và khoảng 15 sát-na còn lại là giai đoạn hoại, hay phát triển (ṭhiti hoặc jarā).

Thông thường, khi một đối tượng nhập vào dòng tâm xuyên qua bất luận môn nào, một chặp bhavaṅga trôi qua, được gọi là atīta bhavaṅga, bhavaṅga vừa qua, hay bhavaṅga quá khứ.

Kế đó một tiến trình tâm tương ứng trôi chảy không gián đoạn luôn 16 chặp tư tưởng. Trong trường hợp như vậy, đối tượng phát hiện được gọi là "rất lớn".

Nếu tiến trình chấm dứt sau dòng javana mà không tạo điều kiện cho hai chặp tâm đăng ký (tadālambana) phát sanh -- và như vậy chỉ hoàn tất 14 chặp -- đối tượng của tiến trình nầy được gọi là "lớn".

Ðôi khi tiến trình chấm dứt sau chặp tâm xác định (votthapana) mà không tạo điều kiện cho luồng javana khởi phát, và như vậy chỉ hoàn tất 7 chặp tư tưởng. Trong trường hợp nầy đối tượng của tiến trình được gọi là "nhẹ", hay "nhỏ".

Cũng có khi đối tượng nhập vào dòng tâm và chỉ làm giao động chặp bhavaṅga mà thôi. Như vậy, đối tượng được gọi là "rất nhẹ", hay "rất nhỏ".

Khi cái gọi là đối tượng "rất lớn" hay "lớn", được tri giác xuyên qua năm môn, và sau đó ý môn cảm nhận, hoặc khi một tiến trình tư tưởng khởi phát xuyên qua ý môn và diễn tiến kéo dài đến tâm đăng ký, một đối tượng như thế được gọi là "sáng".

Khi một tiến trình tâm phát sanh xuyên qua ý môn chấm dứt ở giai đoạn javana, đối tượng được gọi là "tối".

Thí dụ như người kia nhìn lên mặt trăng sáng tỏ trong một đêm quang đãng, trời không mây. Người ấy cũng thoáng thấy những vì sao lóng lánh xung quanh mặt trăng. Tuy chăm chú nhìn mặt trăng, nhưng người ấy không thể tránh được sự việc thấy những ngôi sao xung quanh. Mặt trăng được xem là đối tượng lớn, và những ngôi sao là những đối tượng phụ thuộc, nhỏ. Một cách chính xác không phải người kia tri giác trăng và sao cùng một lúc, vì mỗi chặp tư tưởng chỉ duyên theo một đối tượng mà thôi. Như vậy, mặt trăng và các vì sao được tri giác trong những khoảnh khắc riêng biệt khác nhau. Theo Abhidhamma (Vi Diệu Pháp), nói rằng người kia tri giác mặt trăng bằng tâm, hay thức, và tri giác các ngôi sao bằng tiềm thức là không đúng.

Ghi chú:

[1] Ba giai đoạn nầy tương ứng với quan điểm của Ấn Ðộ Giáo về Brahma (Tạo Hóa), Vishnu (Người Bảo Tồn) và Siva (Người Tiêu Diệt).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15547)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14977)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14824)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13248)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14425)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20174)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18413)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30733)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12404)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15506)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13745)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13914)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13519)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14430)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13699)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16712)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15360)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31195)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18782)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14975)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14567)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14559)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13774)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19682)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14419)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14502)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14697)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14739)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17895)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13534)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13676)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14931)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14146)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16408)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15306)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13478)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13133)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13254)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12982)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14070)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14698)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14204)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14603)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12993)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13800)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13253)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13732)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14666)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14738)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13260)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12815)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13721)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13663)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13311)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13868)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13677)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12570)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14796)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12861)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12424)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant