Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Lời Mở Ðầu. Ðịnh Nghĩa

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 16281)
1. Lời Mở Ðầu. Ðịnh Nghĩa

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera
Phạm Kim Khánh dịch

Chương II: TÂM SỞ

LỜI MỞ ĐẦU

Trong 89 loại tâm vương được đề cập đến ở Chương I, có 52 tâm sở -- hay trạng thái tâm -- khởi sanh nhiều hay ít, ở mức độ khác nhau.

Có bảy (7) tâm sở chung cho tất cả các loại tâm vương, gọi là tâm sở Phổ Thông, hay Biến Hành. Sáu (6) loại khác, có thể phát sanh hay không, trong mỗi và tất cả những loại tâm vương. Sáu loại tâm sở nầy được gọi là Pakiṇṇakas, Riêng Biệt hay Biệt Cảnh.

Tất cả 13 loại tâm sở kể trên có tên là Aññasamānas, một danh từ đặc biệt kỹ thuật. "Añña" là "cái kia", "samāna" là "chung". "Sobhanas" (Tốt, Ðẹp), khi so sánh với "Asobhanas" (Xấu) thì được gọi là Añña (cái kia), bởi vì thuộc về phân hạng trái nghịch lại. Cùng thế ấy Asobhanas là phản nghĩa với Sobhanas.

13 tâm sở nầy trở thành thiện hay bất thiện tùy theo loại tâm vương mà chúng đồng hiện khởi chung, tức loại tâm vương mà chúng nằm trong đó.

14 tâm sở luôn luôn nằm trong tất cả các loại tâm Bất Thiện.

19 tâm sở luôn luôn nằm trong tất cả các loại tâm Thiện.

6 tâm sở khác phát sanh tùy trường hợp.

Vậy, năm mươi hai tâm sở nầy (7+6+14+19+6 = 52) nằm trong những loại tâm vương tương ứng, ở mức độ khác nhau.

Trong chương nầy tất cả 52 tâm sở đều được đề cập đến và phân loại. Mỗi loại tâm vương đều được phân tách tỉ mỉ. Những loại tâm sở nào đồng phát sanh cùng tâm ấy cũng được đề cập đến với đầy đủ chi tiết. Loại tâm vương trong đó có những tâm sở nào đồng phát sanh cũng được mô tả rành rẽ.

Người đọc thiếu kiên nhẫn sẽ thấy chương nầy khô khan và không hứng thú. Nhưng đối với một học giả sáng suốt và suy tư thì trái lại, chương nầy sẽ được xem là một khái luận thú vị có tánh cách trí thức.

Thí dụ như lúc mới nhìn vào, một sinh viên hóa học có thể cảm thấy nhiều công thức hóa học rất phức tạp, khó hiểu. Nhưng khi thật sự cố gắng phân táchnghiên cứu từng hóa chất trong những cuộc thí nghiệm khác nhau, người sinh viên ấy mới thấy môn học quả thật hứng thú và bổ ích.

Cùng thế ấy, người mới đọc chương nầy của Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) nên cố gắng phân tách, thận trọng nghiên cứu từng loại tâm, và tự mình tìm hiểu các loại tâm sở theo luận lý riêng của mình. Sau đó sẽ so sánh những gì ta đã nghĩ ra với kinh điển căn bản. Chừng ấy người đọc sẽ thấy rằng chương II nầy giải minh một cách sáng tỏ, và thay vì hoang phí thì giờ để cố nhớ những con số, vị nầy nắm vững một cách sáng suốt ý nghĩa của bản văn.

Thí dụ, ta hãy phân tách loại tâm Bất Thiện đầu tiên, bắt nguồn từ căn Tham.

Somanassa-sahagata -- đồng phát sanh cùng thọ hỷ,
Diṭṭhigata-sampayutta -- liên hợp với tà kiến,
Asaṅkhārika -- không có sự xúi giục.

Sau khi phân tách, ta nhận thấy rằng:

Thọ (Vedanā) của tâm nầy là "Hỷ".

7 loại tâm Phổ Thông và tất cả 6 tâm sở Riêng Biệt đều có mặt.

4 tâm sở Bất Thiện chung nằm trong tất cả những tâm vương Bất Thiện là Moha (Si), Ahirika (Không Hổ Thẹn Tội Lỗi), Anottappa (Không Ghê Sợ Hậu Quả Của Tội Lỗi), và Uddhacca (Phóng Dật) cũng đều phát hiện trong ấy cùng một lúc.

Còn 10 tâm sở còn lại thì sao?

Lobha (Tham) -- phải có phát sanh cùng lúc.
Diṭṭhi (Tà Kiến) -- phải có phát sanh.
Māna (Ngã Mạn) -- không thể phát sanh.

Ngã Mạn không thể phát sanh trong loại tâm Tham, cùng với Tà Kiến. Tà Kiến liên quan đến quan kiến sai lầm, còn Ngã Mạn thì liên quan đến lòng vị kỷ. Các nhà chú giải nói rằng Tà KiếnNgã Mạn giống như hai con sư tử, không thể sống chung với nhau trong cùng một chuồng.

Dosa (Sân), Issa (Ganh Tỵ), Macchariya (Xan Tham), và Kukkucca (Lo Âu) không thể phát sanh, vì bốn tâm nầy thiên về sân hận, ác ý, hay bất mãn, chỉ nằm trong các loại tâm sân.

Thīna (Hôn Trầm) và Middha (Thụy Miên) không phát sanh, vì đây là một loại tâm không có sự xúi giục (Asaṅkhārika). Cũng không có tâm sở Sobhanas (Ðẹp), vì đây là tâm Bất Thiện.

Tổng cộng: 7 + 6 + 4 + 2 = 19.

Như vậy, sau khi phân tách tỉ mỉ ta thấy rằng nằm trong loại tâm Bất Thiện đầu tiên có 19 tâm sở.

Các loại tâm khác cũng phải được phân tách như vậy.

-ooOoo-

CETASIKA
(Tâm Sở)

1.

Ekuppāda-nirodhā ca -- ekālambanavatthukā

Cetoyuttā dvipaññāsa -- dhammā cetasikā matā

§1

Năm mươi hai trạng thái tâm đồng liên hợp với tâm vương, đồng phát sanh và đồng hoại diệt cùng tâm vương, đồng có một đối tượng và một căn cùng tâm vương, được gọi là Cetasika (tâm Sở).

Chú Giải:

1. Cetasika, = "Ceta" + "s" + "ika"

Cái gì liên hợp với tâm, hay thức, là Cetasika, tâm sở (Saṁkrt: Caitasika hay Caitti).

Ðịnh Nghĩa: Cetasika (tâm sở) là:

(i) Cái gì đồng phát sanh cùng tâm vương,
(ii) Cái gì đồng hoại diệt cùng tâm vương,
(iii) Cái gì cùng có chung một đối tượng với tâm vương,
(iv) Cái gì đồng có chung một căn với tâm vương.

Người đọc sẽ ghi nhận rằng nơi đây tác giả không đưa ra một định nghĩa hợp lý tương ứng theo loại hay phân hạng. Thay vì thế, tác giả đề cập đến bốn đặc tánh của tâm sở (Cetasika) .

Nhà chú giải nêu lên lý do tại sao.

Tâm vương không thể hiện hữu ngoài các tâm sở. Cả hai, tâm vương và các tâm sở tương ứng, đồng khởi sanh và đồng hoại diệt cùng một lúc. Tuy nhiên có vài đặc tánh vật chất -- như Viññatti Rūpa [1] (Những Phương Cách Phát Hiện của Sắc) -- đồng khởi sanh và đồng hoại diệt với thức. Ngoài những hình thức phát hiện ấy đặc tánh thứ ba là có một đối tượng đồng nhất với đối tượng của tâm vương. Khi có đủ ba đặc tánh trên tức nhiên phải có đặc tánh thứ tư là đồng có chung một căn.

Theo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), tâm hay thức đồng phát sanh cùng năm mươi hai tâm sở (cetasikas).

Một trong các tâm sở ấy là Vedanā (Thọ); một tâm sở khác là Saññā (Tưởng). Năm mươi tâm sở còn lại được gọi chung là Saṅkhāra (Hành). Tâm sở Cetanā (Tác Ý) là quan trọng nhất trong các tâm sở.

Toàn thể nhóm "thọ" được gọi là Vedanākhandha (Thọ Uẩn). Cùng thế ấy toàn thể nhóm "tri giác" và nhóm "sinh hoạt tâm linh" được gọi là được gọi là Saññākhandha (Tưởng Uẩn) và Saṅkhārakkhandha (Hành Uẩn).

Ghi chú:

[1] Kāyaviññatti, phương thức phát biểu bằng hành động và Vaci Viññatti, phương thức phát biểu bằng lời nói.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15563)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14997)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14845)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13262)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14441)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20199)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18422)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30751)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12417)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15518)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13755)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13925)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13529)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14447)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13721)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16728)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15383)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31225)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18818)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14991)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14586)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14574)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13784)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19695)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14434)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14518)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14714)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14757)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17912)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13564)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13688)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14941)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14153)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16422)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15319)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13486)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13147)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14082)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14718)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14217)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14610)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13001)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13808)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13260)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13741)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14685)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14755)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13273)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12830)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13735)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13672)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13324)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13885)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13688)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12587)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14811)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12874)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12445)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant