Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Phân loại các Sắc pháp

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 16573)
3. Phân loại các Sắc pháp

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera - Phạm Kim Khánh dịch

Chương VI: PHÂN TÁCH SẮC PHÁP

Rūpavibhāgo
Phân loại các Sắc pháp

3.

Sabbañ ca pan'etaṁ ahetukaṁ sappaccayaṁ, sāsavaṁ, saṁkhataṁ, lokiyaṁ, kāmāvacaraṁ, anāramma- ṇaṁ, appahātabbam'evā'ti ekavidhaṁ pi ajjhattikabāhirādi- vasena bahudhā bhedaṁ gacchati.

Kathaṁ?

Pasādasaṅkhātaṁ pañcavidham pi ajjhattikarūpaṁ nāma; itaraṁ bāhirarūpaṁ.

Pasādahadayasaṅkhātaṁ chabbidham pi vatthu- rūpaṁ nāma; itaraṁ avatthurūpaṁ.

Pasādaviññattisaṅkhātaṁ sattavidham pi dvāra- rūpaṁ nāma; itaraṁ advārarūpaṁ.

Pasādabhāvajīvitasaṅkhātaṁ aṭṭhavidham pi indriya rūpaṁ nāma; itaraṁ anindriyarūpaṁ.

Pasādavisayasaṅkhātaṁ dvādasavidhaṁ pi oḷārika- rūpaṁ, santike rūpaṁ, sappaṭigharūpaṁ ca; itaraṁ sukhumarūpaṁ, dūre rūpaṁ, appaṭigharūpaṁ.

Kammajaṁ upādinnarūpaṁ; itaraṁ anupādinna- rūpaṁ.

Rūpāyatanaṁ sanidassanarūpaṁ; itaraṁ anidassana rūpaṁ.

Cakkhādidvayaṁ asampattavasena, ghāṇādittayaṁ sampattavasenā'ti pañcavidham pi gocaraggāhikarūpaṁ; itaram agocaraggāhikarūpaṁ.

Vaṇṇo, gandho, raso, ojā, bhūtacatukkañc'āti aṭṭhavidham pi avinibbhogarūpaṁ; itaraṁ vinibbhoga- rūpaṁ.

Icc'evam aṭṭhavīsati vidham pi ca vicakkhaṇā

Ajjhattikādibhedena vibhajanti yathāraham.

Ayam' ettha rūpavibhāgo.

§3

Bây giờ, tất cả các sắc pháp chia làm nhiều loại khác nhau như sau:

1. Không nhân (35),
2. Có duyên hệ (36),
3. Có hoặc lậu (37),
4. Ðược cấu tạo (38),
5. Tại thế (39),
6. Thuộc Dục Giới (40),
7. Không có đối tượng (41),
8. Không thể bị loại trừ (42).

Như vậy sắc pháp chỉ có một. Nếu quan niệm như ở bên trong, ở bên ngoài v.v... thì sắc pháp trở thành có nhiều loại.

Bằng cách nào?

Năm loại sắc pháp có phần nhạy là ở bên trong (43); còn lại là ngoại sắc.

Sáu loại, bao gồm năm bộ phận có phần nhạy và tim, là sắc phápcăn môn (44); còn lại là không căn.

Bảy loại, gồm các sắc pháp có phần nhạy và (hai) phương tiện tiêu biểu, là sắc phápcăn môn (45); còn lại là không căn môn.

Tám loại, gồm các sắc pháp có phần nhạy, tánh nam hay tánh nữ và có sự sống là sắc pháp có khả năng kiểm soát (46); còn lại không có khả năng kiểm soát.

Mười hai loại, gồm những phần nhạy và (bảy) đối tượng [1], là những sắc pháp thô (47), gần và có thể sờ đụng; còn lại là vi tế, xa, và không thể sờ đụng.

Các sắc pháp sanh khởi do Nghiệp là "bám chặt dính liền" (48); những vật khác không "bám chặt".

Vật có hình tướng có thể thấy được; còn lại không thể thấy.

Mắt và tai, không cần đụng đến (đối tượng); lưỡi, mũi, và thân, cần phải đụng đến (đối tượng), là năm loại sắc pháp bám giữ lấy đối tượng (49); những sắc pháp khác không giữ lấy đối tượng.

Màu, mùi, hương, sinh tố (50), và bốn Ðại Chánh Yếu là tám loại sắc pháp không thể tách rời nhau (51); các sắc pháp khác có thể tách rời nhau.

Tóm lược

Như vậy, tùy theo sắc pháp ở bên trong và bên ngoài v.v..., bậc hiền trí phân tách làm 28 loại. Trên đây là sự phân loại các Sắc Pháp.

Ghi chú:

[1] Bởi vì "xúc giác" bao gồm ba nguyên tố. Bốn Ðại ngoại trừ āpo (thủy đại).

Chú Giải:

35. Ahetukaṁ, Không Nhân.

Bởi vì các sắc nầy không kết hợp với những căn lobha, dosa (tham, sân) v.v...

36. Sappaccayaṁ, Có Duyên Hệ.

Bởi vì nó liên quan đến những nhân: Kamma, citta, utu, và āhāra (Nghiệp, tâm, điều kiện thời tiết và vật thực).

37. Sāsavaṁ, Có Hoặc Lậu.

Bởi vì nó là đối tượng của Dục Vọng

38. Saṅkhataṁ, Ðược Cấu Tạo.

Sắc pháp hiện hữu do duyên sanh, tức hữu vi. Ðược cấu thành do bốn nguyên nhân: Nghiệp, tâm, thời tiết, và vật thực.

39. Lokiyaṁ, Tại Thế.

Thuộc về thế gian, bởi vì liên kết với thế gian Ngũ Uẩn Thủ (pañcupādānakkhandhaloka, chấp thủ vào năm uẩn). Không có sắc xuất thế.

40. Kāmāvacaraṁ, Thuộc Về Dục Giới.

Bởi vì nằm trong phạm vi của ngũ trần.

41. Anārammaṇaṁ, Không Có Ðối Tượng.

Bởi vì tự chính nó không thể tri giác đối tượng. Chính tâm tri giác đối tượng xuyên qua giác quan. Sắc pháp, rūpa, tác hành như đối tượng.

42. Appahātābbaṁ, Không Thể Bị Loại Trừ.

Bởi vì không có sự tuần tự loại trừ các sắc pháp như loại trừ những khát vọng.

Danh từ nầy không hàm xúc ý nghĩa cho rằng sắc pháp "không thể bị hủy diệt" vì sắc pháp vẫn bị định luật vô thường chi phối.

43. Ajjhattikaṁ, Cá Nhân.

Sắc pháp ở bên trong, thuộc về hạng gọi là cá nhân. Năm giác quan có phần nhạy rất cần thiết cho một chúng sanh. Nếu không có những bộ phận nầy chúng sanh trở thành vô tri vô giác như một khúc gỗ.

44. Tức là nó có tác dụng như cứ điểm của thức, ý căn.

45. Các sắc pháp tác hành như căn môn cho những hành động thiện và bất thiện, cho tâm và tâm sở, cho hành động và lời nói.

46. Indriyarūpaṁ, Khả Năng Kiểm Soát Sắc Pháp.

Ðược gọi như vậy vì trong mỗi phạm vi tương ứng nó có năng lực kiểm soát. Thí dụ như con mắt thịt, được cấu thành do mười sắc pháp; nhưng chính phần nhạy của mắt, hay nhãn quan (cakkhupasādarūpa) kiểm soát chín phần còn lại. Những phần nhạy của tai, mũi, lưỡi v.v... phải được hiểu cùng một thế ấy. Nam tánh hay nữ tánh kiểm soát trạng thái nam hay nữ.

Cũng như vị thuyền trưởng trên một chiếc tàu, chính sắc mạng căn kiểm soát các sắc pháp.

47. Oḷārikaṁ, Thô.

Bởi sự quan trọng của nó về cả hai phương diện, chủ quan và khách quan. Ðược xem là santike (gần), vì tánh cách thọ cảm của nó. Do đặc tánh "thô" và "gần" cả hai, giác quan nhạy và đối tượng của giác quan, chạm vào nhau. Vì lẽ ấy được gọi là sappaṭigha, theo nghĩa đen là "đụng chạm với nhau".

Xem Compendium, trang 159, chú giải số 4.

48. Upādinnaṁ, Bám Chặt.

Tham áità kiến bám chặt vào 18 loại sắc pháp đầu tiên sanh khởi do Nghiệp.

49. Gocaraggāhikarūpaṁ, Giữ Lấy Ðối Tượng.

Ðược gọi như vậy bởi vì nó giữ lấy ngoại cảnh. Ngũ quantác dụng làm căn môn cho thức khởi sanh. Nhưng mắt, tai v.v... vốn là sắc pháp, không thể hiểu biết đối tượng. Chính ngũ quan thức, như nhãn thức, nhĩ thức v.v... hay biết đối tượng. Theo Abhidhammattha Saṅgaha (Vi Diệu Pháp Toát Yếu), hình sắcâm thanh được xem là những đối tượng không đến gần mắt và tai như những sự xúc chạm bằng thân v.v.... Cả hai, mắt và tai, thâu nhận đối tượng từ xa, không cần phải trực tiếp chạm đến. Trong trường hợp các đối tượng khác, thì trực tiếp chạm đến căn môn của giác quan. Thí dụ như muốn có vị thì đối tượng phải trực tiếp tiếp chạm với lưỡi. Hai đối tượng kia, hương và xúc, cũng phải được hiểu như thế. Có thể vì lẽ ấytác giả chú giải phân biệt gocaraggāhikarūpaṁ, thủ cảnh sắc, tức giữ lấy đối tượng, và agocaraggāhikarūpaṁ, bất thủ cảnh sắc, tức không giữ lấy đối tượng.

Xem Compendium, trang 160.

50. Ojā, Sinh Tố.

Vốn tự nó là một sắc pháp, có khả năng tạo nên những sắc pháp khác.

51.

Thông thường tám sắc pháp nầy dính liền với nhau. Bốn Ðại Chánh Yếu không thể tách rời nhau và bốn Chuyển Hóa cũng vậy. Vì lẽ ấy có danh từ suddhaṭṭhaka, "một nhóm thuần túy tám thành phần", và ojaṭṭhaka, "với ojā (sinh tố) như phần thứ tám". Sự trưởng thành của sắc pháp vô tri cũng do nơi sự hiện hữu của ojā phổ thông nầy.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15571)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15011)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14847)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13266)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14449)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20222)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18426)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30758)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12422)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15522)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13762)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13934)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13531)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14465)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13728)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16735)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15388)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31235)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18822)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15000)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14596)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14580)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13794)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19699)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14439)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14523)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14718)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14772)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17915)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13568)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13696)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14951)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14158)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16428)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15332)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13487)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13161)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14085)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14726)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14224)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14620)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13811)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13262)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13748)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14689)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14761)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13276)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12836)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13737)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13675)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13328)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13889)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13695)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12598)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14823)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12882)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12448)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant