Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Tổ hợp "tổng quát"

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 16063)
4. Tổ hợp "tổng quát"

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera - Phạm Kim Khánh dịch

Chương VII

SAMUCCAYA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
Những phân loại theo Abhidhamma

Sabbasaṅgaho
Tổ hợp "tổng quát" (36)

5.

(i) Sabbasaṅgahe -- Pañcakkhandho; rūpak- khandho, vedanākkhandho, saññākkhando, saṅkhārakkhandho, viññāṇakkhandho.

(ii) Pañcupādānakkhandhā -- rūpupadānākkhan- dho, vedanūpādānakkhandho, saññūpādānak- khandho, saṅkhārūpādānakkhandho, viññāṇu- pādānakkhandho. (īi)

(iii) Dvādasāyatanāni -- cakkhāyatanaṁ, sotā- yatanaṁ, ghāṇāyatanaṁ, jivhāyatanaṁ, kāyayata- naṁ, manāyatanaṁ, rūpāyatanaṁ, saddāyatanaṁ, gandhāyatanaṁ, rasāyatanaṁ, phoṭṭhabbāyatanaṁ, dhammāyatanaṁ.

(iv) Aṭṭhārasadhātuyo -- cakkhudhātu, sotadhātu, ghāṇadhātu, jivhādhātu, kāyadhātu, rūpadhātu, saddadhātu, gandhadhātu, rasadhātu, phoṭṭhabba- dhātu, cakkhuviññāṇadhātu, sotaviññāṇadhātu, ghāṇaviññāṇadhātu, jivhāviññāṇadhātu, kāya- viññāṇadhātu, manodhātu, dhammadhātu, mano- viññāṇadhātu.

(v) Cattāri ariyasaccāni -- dukkhaṁ ariya-saccaṁ, dukkhasamudayo ariyasaccaṁ, dukkha- nirodho ariyasaccaṁ, dukkhanirodhagāminīpaṭi- padā ariyasaccaṁ.

Ettha pana cetasikā-sukhumarūpa-nibbānavasena ekūnasattati dhammā dhammāyatanadhammadhātū'ti saṅkhaṁ gacchanti. Manāyatanam' eva sattaviññāṇadhātu vasena bhijjati.

1) Rupañ ca vedanā saññā sesā cetasikā tathā
Viñ
ñāṇam iti pañc'ete pañcakkhandhā'ti bhāsitā.

2) Pañc'upādānakkhandhā'ti tathā tebhūmakā matā
Bhedābhāvena nibbānaṁ khandhasaṅgaha-nissaṭaṁ.

3) Dvārālambanabhedena bhavantāyatanāni ca
Dvārālambanataduppannapariyāyena dhātuyo.

4) Dukkhaṁ tebhūmakaṁ vaṭṭaṁ taṇhāsamudayo bhave
Nirodho nāma nibbānaṁ maggo lokuttaro ma
to.

5) Maggayuttā phalā c'eva catusaccavinissaṭā
Iti pañ
cappabhedena pavutto sabbasaṅgaho.

Iti Abhidhammatthasaṅgahe samuccayasaṅgaha- vibhāgo nāma sattamaparicchedo.

§5

Trong phần toát yếu các "tổ hợp tổng quát" có:

(i) Năm Uẩn (37):

1. sắc uẩn,
2. thọ uẩn,
3. tưởng uẩn,
4. hành uẩn (38),
5 thức uẩn.

(ii) Năm Uẩn Thủ (39):

1. sắc uẩn thủ,
2. thọ uẩn thủ,
3. tưởng uẩn thủ,
4. hành uẩn thủ,
5. thức uẩn thủ.

(iii) Mười Hai Xứ:

a. Căn (40):

1. nhãn (41) căn,
2. nhĩ căn,
3. tỷ căn,
4. thiệt căn,
5. thân căn,
6. ý căn (42).

b. Trần:

7. sắc trần,
8. thinh trần,
9. hương trần,
10. vị trần,
11. xúc trần,
12. pháp trần.

(iv) Mười Tám Giới (43):

1. nhãn giới,
2. nhĩ giới,
3. tỷ giới,
4. thiệt giới,
5. thân giới,

6. sắc giới,
7. thinh giới,
8. hương giới,
9. vị giới,
10. xúc giới,

11. nhãn thức giới,
12. nhĩ thức giới,
13. tỷ thức giới,
14. thiệt thức giới,
15. thân thức giới,

16. ý giới,
17. pháp giới (44),
18. ý thức giới (45).

(v) Bốn Chân Lý Thâm Diệu (Tứ Diệu Ðế):

1. Chân Lý Thâm Diệu về sự Khổ (Khổ Ðế),
2. Chân Lý Thâm Diệu về nguyên nhân của sự Khổ (Tập Ðế),
3. Chân Lý Thâm Diệu về sự Chấm Dứt Ðau Khổ (Diệt Ðế),
4. Chân Lý Thâm Diệu về Con Ðường dẫn đến sự Chấm Dứt Ðau Khổ (Ðạo Ðế).

Nơi đây sáu mươi chín thực thể bao gồm 52 tâm sở, 16 loại sắc vi tế, và Niết Bàn, được xem là pháp xứpháp giới. Chỉ có ý xứ được chia làm bảy ý thức giới.

Tóm lược

Sắc, thọ, tưởng, những tâm sở còn lại, và thức được gọi là Ngũ Uẩn. Cùng thế ấy, những gì thuộc về tam giới (Dục, Sắc, Vô Sắc Giới) được xem là Ngũ Uẩn Thủ.

Niết Bàn không có sự phân biệt (như quá khứ, hiện tại, vị lai) nên không nằm trong phạm vi Ngũ Uẩn.

Do sự khác biệt giữa căn môn và đối tượng nên có mười hai xứ. Tùy hợp nơi căn môn, đối tượng và thức liên hệ nên có giới phát sanh.

Cuộc sống trong tam giớiđau khổ. ái dụcnguyên nhân sanh khổ. Chấm Dứt đau khổNiết Bàn. Con Ðường được xem là siêu thế.

Các tâm sở liên hợp với Ðạo và Quả không nằm trong Tứ Ðế.

Như vậy, Tổ Hợp Tổng Quát được giải thích là có năm phương cách.

Ðây là chương thứ Bảy của Vi Diệu Pháp Toát Yếu đề cập đến các Phân Loại của Abhidhamma.

Chú Giải

36. Phân hạng cho tất cả như Ngũ Uẩn v.v...

37. Khandha, Uẩn.

Danh từ Khandha có nghĩa là nhóm, khối, hay uẩn. Ðức Phật phân tách cái gọi là chúng sanh thành năm nhóm, hay Ngũ Uẩn. Tất cả những sắc phápquá khứ, hiện tại, và vị lai đều được gọi chung là rūpakkhandha, sắc uẩn. Bốn uẩn kia -- thọ, tưởng, hành, thức -- phải được hiểu cùng một thế ấy.

38. Saṅkhāra, Hành.

Nơi đây danh từ Saṅkhāra được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Trong 52 tâm sở, thọ là một, và tưởng là một tâm sở khác. 50 tâm sở còn lại được gọi chung là Saṅkhāra, Hành. Các danh từ như những sự cấu hợp tinh thần, những khuynh hướng, những chiều hướng, những tổ hợp, không diễn đạt chính xác ý nghĩa của Phạn ngữ saṅkhāra. Chí đến "những sinh hoạt tinh thần có tác ý" cũng không thích nghi lắm.

Những "trạng thái tinh thần" thì quá tổng quát, nhưng không làm cho người ta sai lầm.

39. Upādānakkhandha, Ngũ Uẩn Thủ.

Ðược gọi như vậy vì nó hợp thành những đối tượng của sự bám níu, hay chấp thủ. Tám trạng thái tâm Siêu Thế cùng những tâm sở trong đó, và mười sắc pháp không do Nghiệp tạo không được xem là upādānakkhandha, ngũ uẩn thủ, vì không thể trở thành những đối tượng của sự chấp thủ.

40. Āyatana, Căn.

Ðược dùng trong nghĩa nền tảng, phạm vi, căn cứ. Ðây là sáu cửa vào, lục nhập, làm nền tảng cho các giác quan.

41. Cakkhāyatana, Nhãn Căn.

Là phần nhạy của mắt. Chính phần nầy cảm nhận sắc tướng của trần cảnh. Phần nhạy của bốn giác quan kia -- thinh, hương, vị, xúc -- cũng phải được hiểu cùng một thế ấy.

42. Manāyatana, Ý Căn.

Không có một bộ phận riêng biệt làm nền tảng cho tâm giống như các căn môn khác. Ý căn có nghĩa là "sự hay biết của thức" (manodvārāvajjana) cùng với chặp "Bhavaṅga dứt dòng" trước đó (Bhavaṅgupaccheda). Xem chương I.

43. Dhātu, Giới.

Dhātu có nghĩa là cái gì mang theo đặc tánh của chính nó.

44. Dhammadhātu, Pháp Giới.

Dhammadhātu đồng nghĩa với dhammāyatana (pháp căn) nhưng khác dhammārammaṇa vì không bao gồm citta (thức), paññatti (khái niệm) và pasādarūpa (phần nhạy của sắc pháp).

45. Manoviññāṇadhātu, Ý Thức Giới.

Trong 89 loại tâm, 76 loại được xem là ý-thức, ngoại trừ mười loại "năm cặp ngũ quan thức" (dvipañcaviññaṇa) và ba ý giới (= 2 loại tiếp thọ và 1 ngũ môn hướng tâm).

46. Ariyasacca, Thánh Ðế.

Danh từ Pāli gọi chân lý là sacca, có nghĩa cái gì thật sự là vậy. Tiếng Saṁskrt tương đương là satya, hàm xúc ý nghĩa là một sự kiện chắc như vậy, không thể nghĩ bàn. Ðức Phật tuyên ngôn là có bốn chân lý như vậy liên hợp với cái được gọi là chúng sanh. Bốn chân lý ấy được gọi là ariyasaccāni, Tứ Thánh Ðế, bởi vì đã được khám phá do vị Thánh Nhân Tối Thượng, là Ðức Phật, đã tận diệt mọi hình thức ô nhiễm.

Chân lý đầu tiên đề cập đến dukkha, một danh từ khó có thể chính xác chuyển sang một ngôn ngữ nào khác. Ta thường gọi là đau khổ, hay buồn phiền, sầu não. Về phương diện cảm thọ, dukkha có nghĩa là cái gì khó chịu đựng. Nếu xem là một chân lý trừu tượng, dukkha hàm xúc ý nghĩa khinh miệt (du) và trống rỗng (kha). Thế gian nằm trong đau khổ, và như vậy là đáng khinh miệt, không đáng cho ta bám níu. Thế gian là một ảo ảnh, không có chi là thực tế. Do đó thế gian là trống rỗng, hư vô. Vậy thế gian là sự hư vô đáng khinh miệt.

Nguyên nhân của sự đau khổ ấy là ái dục, hay luyến ái (taṇhā), dắt dẫn ta sanh tử triền miên. Chân lý thứ ba là Niết Bàn, có thể được thành tựu trong chính kiếp sống nầy bằng cách hoàn toàn tận diệt tất cả mọi hình thức ái dục. Chân Lý thứ tư là Bát Chánh Ðạo hay con đường "Trung Ðạo".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15590)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15031)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14869)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13288)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14459)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20226)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18448)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30767)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12428)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15527)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13780)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13954)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13553)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14486)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13731)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16739)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15394)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31264)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18842)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15021)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14619)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14601)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13814)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19704)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14457)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14529)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14736)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14779)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17940)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13592)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13723)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14978)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14182)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16459)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15357)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13510)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13184)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13284)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14102)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14729)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14246)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14639)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13029)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13816)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13281)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13772)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14708)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14782)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13303)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12856)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13768)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13697)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13350)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13909)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13716)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12620)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14848)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12888)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12471)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant