Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Tóm lược về Nhân

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 16675)
2. Tóm lược về Nhân

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera - Phạm Kim Khánh dịch

Chương III

PAKI.N.NAKA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
PHẦN LINH TINH

II. Hetu Saṅgaho
Tóm lược về Nhân

4.

Hetusaṅgahe hetu nāma lobho doso moho alobho adoso amoho c'āti chabbidhā bhavanti.

Tattha pañcadvārāvajjanadvipañcaviññāṇa-sampa- ṭicchana-santīraṇa-votthapana-hasana-vasena aṭṭhārasāhetukacittāni nāma,

Sesāni sabbāni'pi ekasattati cittāni sahetukañ'eva.

Tattha'pi dve momūhacittāni ekahetukāni.

Sesāni dasa akusalacittāni c'eva ñāṇavippayuttāni dvādasa kāmāvacarasobhanāni c'āti dvāvīsati dvihetukacittāni.

Dvādasa ñāṇasampayutta-kāmāvacara sobhanāni c'eva pañcatiṁsamahaggata-lokuttara cittāni c'āti satta cattāḷīsa tihetukacittāni.

5.

Lobho doso ca moho ca hetu akusalā tayo
Alobhādosāmoho ca kusalābyākatā tathā
Ahetukaṭṭhāras'eka hetukā dve dvāvīsati
Dvihetukā matā satta cattālisa tihetukā.

§4

Trong phần tóm lược về nhân (9), có sáu nhân là tham, sân, si, không-tham hay tâm quảng đại, không-sân hay thiện ý, và không-si hay trí tuệ.

Nơi đây có mười tám loại tâm không có nhân (vô nhân) (10) là ngũ môn hướng tâm, ngũ song thức, tiếp thọ tâm, suy đạc tâm, xác định tâm và tiếu sanh tâm.

Tất cả bảy mươi mốt (11) loại tâm còn lại thì có nhân.

Trong những tâm còn lại nầy có hai (12) liên hợp với si và chỉ có một nhân.

Mười loại tâm bất thiện còn lại (13) và mười hai (14) loại tâm Ðẹp thuộc Dục Giới, không liên hợp với tri kiến -- cộng chung lại là hai mươi hai -- có hai nhân.

Mười hai loại tâm Ðẹp thuộc Dục Giới (15), liên hợp với tri kiến và ba mươi lăm loại tâm Cao Thượng và Siêu Thế -- cộng chung lại là bốn mươi bảy -- có ba nhân.

§5

Tham, sân, si, là ba nhân bất thiện. Cùng thế ấy tâm buông bỏ (không-tham), thiện ý (không-sân) và trí tuệ (không-si) là thiện và bất định (16).

Nên hiểu rằng có mười tám loại tâm không có nhân, hai loại có một nhân, hai mươi hai loại có hai nhân, và bốn mươi bảy loại có ba nhân.

Chú Giải:

9. Xem chương I, chú giải số 9.

Muốn biết rõ đầy đủ chi tiết về hetu (nhân), xin xem Dhammasaṅghani Hetu-gocchakaṁ, Phần 1053-1083; Buddhist Psychology trang 274-287.

Theo sách Atthasālini có bốn loại hetu, nhân.

i. Hetu-hetu, nguyên nhân của nhân, hay duyên sanh nhân. Có ba nhân thiện, ba nhân bất thiện, và ba nhân bất định (abyākata, không có tánh cách đạo đức, không thiện cũng không bất thiện). Ở đây danh từ hetu được dùng trong ý nghĩa rễ cây.

ii. Paccaya-hetu, điều kiện tạo nhân, hay nguyên nhân tác dụng như phương tiện.

"Bốn Ðại Chánh Yếu (Mahābhūta, Tứ Ðại), nầy chư Tỳ Khưu, là nguyên nhân (hetu), là những điều kiện (paccaya, duyên) để Sắc Uẩn (Rūpakkhandha) biểu hiện".

Ở đây hetu được dùng trong nghĩa tương quan tạo duyên (paccayahetu).

Có sự khác biệt tế nhị giữa hetu (nhân) và paccaya (duyên). Hetu (nhân) có nghĩa là rễ (mūla). Paccaya là yếu tố hỗ trợ (upakāraka dhamma). Hetu ví như rễ cây, và paccaya như phân bón, nước, và đất, những yếu tố giúp cho cây trưởng thành.

Sự khác biệt nầy phải được hiểu biết rành rẽ.

Cũng nên ghi nhận rằng đôi khi hai danh từ hetu và paccaya được xem như đồng nghĩa.

iii. Uttama-hetu, nguyên nhân hay điều kiện chánh (chí thượng nhân).

Một đối tượng (trần cảnh) đáng được ưa thích tác động như nguyên nhân chánh (uttama) để tạo quả lành và đối tượng không đáng được ưa thích tác động như nguyên nhân chánh tạo quả xấu.

Ở đây, hetu là nguyên nhân chánh.

iv. Sādhāraṇa-hetu, nguyên nhân hay điều kiện chung, thông thường (phổ biến nhân).

Vô minhnguyên nhân (hetu), điều kiện (paccaya, duyên), để hành (saṅkhārā) phát sanh.

Ở đây hetu có nghĩa là nguyên nhân tổng quát, thông thường.

Cũng như tinh chất của đất và nước là nguyên nhân thông thường giúp tạo tánh chất ngọt hay đắng của trái cây, cùng thế ấy, vô minhnguyên nhân thông thường của hành.

Mặc dầu danh từ hetu có nhiều ý nghĩa tương tợ, không khác nhau xa, ở đây hetu được dùng theo nghĩa rễ, căn nguyên, nhân.

10.

Tất cả những loại tâm Vô Nhân (Ahetuka Cittas) đều không có nhân nào. Do đó những loại tâm nầy không có tánh cách đạo đức, không thiện cũng không bất thiện.

Bảy trong những loại tâm nầy là quả của những hành động bất thiện, tám là quả của những hành động thiện,và ba chỉ là hành suông, hành động không tạo quả. (7+8+3 = 18)

(Xem chương I, Ahetuka Cittāni - trang 38)

11.

Tức là: 89 - 18 = 71

12.

Là loại tâm liên hợp với hoài nghi (vicikicchā) và tâm kia, liên hợp với phóng dật (uddhacca). Ðó là hai tâm duy nhất chỉ có một nhân là nhân si. Hoài nghi (vicikicchā), vốn là một loại tâm yếu, không đủ năng lực để quyết định kiếp sống tương lai.

Cả hai, hoài nghiphóng dật, là hai thằng thúc, tức dây trói buộc cột chúng sanh vào vòng luân hồi. Hoài nghi được tận diệt khi chứng đắc Ðạo (Magga) của tầng Thánh đầu tiên, và phóng dật chỉ được tận diệt khi đắc Ðạo của tầng thánh thứ tư, A La Hán Ðạo.

13.

Tám loại tâm bất thiện đầu tiên liên quan đến lobha (tham) và moha (si). Hai loại tâm bất thiện kế đó bắt nguồn từ dosa (sân) và moha (si).

Nên ghi nhận rằng moha (si) nằm trong tất cả những loại tâm bất thiện.

14.

Mười hai tâm Ðẹp (cũng được gọi là Tịnh Hảo hay Tịnh Quang Tâm) thuộc Dục Giới (Kāmāvacara Sobhana Cittas) nầy (đã được đề cập đến trong chương I) không liên hợp với tri kiến (ñāṇa) và do hai nhân alobha (không-tham) và adosa (không-sân) tạo điều kiện để phát sanh. Hai nhân nầy hiện hữu cùng một lúc trong các tâm thiện.

15.

Mười hai tâm Ðẹp thuộc Dục Giới còn lại, liên hợp với tri kiến, do tất cả ba nhân thiện tạo điều kiện.

Cùng thế ấy, 15 tâm thuộc Sắc Giới, 12 thuộc Vô Sắc Giới và tám loại Siêu Thế (15 + 12 + 8 = 35), luôn luôn liên hợp với ba nhân.

Nên hiểu rằng không phải như vậy là không bao giờ có tâm bất thiện, do ba nhân bất thiện tạo duyên, phát sanh trong cảnh Sắc GiớiVô Sắc Giới. Ðiểm cần phải biết ở đây là trong các loại tâm Cao Thượng (Ðại Hành) không có nhân bất thiện.

Không giống như các tâm thiện (Kusala Citta) khác, những tâm Siêu Thế (Lokuttara Citta), mặc dầu liên hợp với ba nhân thiện, không có năng lực tái tạo, tức không tạo nghiệp.

16. Abyākata, Bất Ðịnh

Theo nghĩa trắng, là cái gì không biểu hiện. Danh từ nầy được áp dụng cho cả hai, tâm Quả (Vipāka) và tâm Hành (Kriyā). Vipāka tự nó là quả và như vậy, không tạo nghiệp. Kriyā là hành động không tạo nghiệp, không bao giờ trổ quả. Rūpa (Sắc) cũng được xem là abyākata (bất định), bởi vì tự nó không tạo thêm quả.

Ahetuka -- những loại tâm vô nhân = 18
Ekahetuka -- những loại tâm có một nhân = 2
Dvihetuka -- những loại tâm có hai nhân: bất thiện = 10; thiện = 12
Tihetuka -- những loại tâm có ba nhân: Ðẹp = 12; Cao Thượng = 27; Siêu Thế = 8

Tổng cộng: 18 + 2 + 10 + 12 + 12 + 27 + 8 = 89

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15593)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15035)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14876)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13304)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14469)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20237)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18458)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30774)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12439)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15532)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13786)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13958)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13555)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14499)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13750)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16750)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15411)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31277)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18861)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15036)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14639)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14609)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13826)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19721)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14477)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14552)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14750)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14801)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17967)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13613)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13742)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14988)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14201)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16476)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15373)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13549)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13192)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13307)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13021)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14122)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14750)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14259)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14648)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13040)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13821)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13285)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13784)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14715)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14806)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13327)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13780)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13719)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13365)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13917)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13726)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12644)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14863)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12894)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12499)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant