PHÁP
GIÁO NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Sự tham luyến, khao khát làm cho người ta phải khổ não, luân hồi. Vậy muốn hết khổ, diệt khổ, tất nhiên phải diệt sự tham luyến, lòng khao khát ái dục.
Thường thì chúng ta bị trói buộc vào sự tham sống sợ chết. Chúng ta không thể hình dung được một sự giải thoát không còn sống chết. Nhưng ta có biết đâu, hết thảy những sự sống chết luân chuyển trong luan hồi, đều do nơi tự tâm ta mê muội mà sanh khởi nên. Khi tâm ý trở nên sáng suốt, dứt sạch được các sự tham ái, luyến mến, thì không còn động lực để tái sanh trong luân hồi nữa. Khi ấy là cảnh giới tịch tĩnh thường hằng, an vui tự tại, không còn các sự khổ não đeo bám nữa.
Người đời có thể nhận ra được sự khổ, bởi trong cuộc sống xét cho cùng hết thảy đều là khổ. Chỉ cần có người nhắc nhở, chỉ ra là có thể dễ dàng nhận biết được ngay. Nhưng sự diệt khổ thì không phải ai ai cũng có thể nhận ra hoặc tin nhận vào được. Bởi cái cảnh giới đã diệt khổ hoàn toàn là cảnh giới riêng của các bậc chứng ngộ. Các vị đã vì chúng ta mà truyền dạy lại. Nhưng người đời khi chưa chứng ngộ thì chưa thể thật sự hiểu hết cảnh giới ấy. Tin nhận một điều mà mình chưa hoàn toàn hiểu rõ, là một điều cũng rất khó khăn.
Tuy vậy, kẻ có trí có thể đặt được niềm tin vào chân lý diệt khổ này. Bởi vì nếu đã thừa nhận nguyên nhân của sự khổ, thì việc dứt bỏ nguyên nhân ấy sẽ đi đến thoát khổ là điều có thể tin chắc. Hơn thế nữa, chỉ cần ngay trong lúc chúng ta vừa dứt bỏ một phần các sự tham luyến, thì đã có thể cảm nhận ngay tức thì sự thanh thản, nhẹ nhàng hơn trước trong tâm mình. Chính vì vậy mà sau khi Phật truyền dạy giáo lý Tứ đế, hàng thức giả đương thời tin nhận và hành trì đạt đạo số đông không thể kể hết.
Nhưng chân lý thứ ba này tuy nói rằng muốn diệt khổ thì phải đoạn dục, mà đoạn dục như thế nào lại là một vấn đề khác. Sự tham ái vốn dĩ đã đeo bám chúng sanh từ vô số kiếp đến nay, không phải dễ dàng muốn dứt là dứt được ngay. Phải có ý chí kiên cường, dũng mãnh và hành trì theo những phương thức thích hợp, đúng đắn, thì mới có thể chắc chắn đạt được kết quả mong muốn. Vấn đề này được trình bày trong chân lý thứ tư là Đạo đế.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
TỨ DIỆU ĐẾ
III. DIỆT ĐẾ
Chân lý thứ ba nói lên rằng: Sự đau khổ trong cuộc đời không phải là không trừ diệt được. Chỉ cần chúng ta nhận rõ được nó và nguyên nhân gây ra nó, chúng ta có thể trừ diệt được. Mà trừ diệt được hết khổ não, chẳng phải đã đồng nghĩa với an vui, tự tại rồi đó sao?Sự tham luyến, khao khát làm cho người ta phải khổ não, luân hồi. Vậy muốn hết khổ, diệt khổ, tất nhiên phải diệt sự tham luyến, lòng khao khát ái dục.
Thường thì chúng ta bị trói buộc vào sự tham sống sợ chết. Chúng ta không thể hình dung được một sự giải thoát không còn sống chết. Nhưng ta có biết đâu, hết thảy những sự sống chết luân chuyển trong luan hồi, đều do nơi tự tâm ta mê muội mà sanh khởi nên. Khi tâm ý trở nên sáng suốt, dứt sạch được các sự tham ái, luyến mến, thì không còn động lực để tái sanh trong luân hồi nữa. Khi ấy là cảnh giới tịch tĩnh thường hằng, an vui tự tại, không còn các sự khổ não đeo bám nữa.
Người đời có thể nhận ra được sự khổ, bởi trong cuộc sống xét cho cùng hết thảy đều là khổ. Chỉ cần có người nhắc nhở, chỉ ra là có thể dễ dàng nhận biết được ngay. Nhưng sự diệt khổ thì không phải ai ai cũng có thể nhận ra hoặc tin nhận vào được. Bởi cái cảnh giới đã diệt khổ hoàn toàn là cảnh giới riêng của các bậc chứng ngộ. Các vị đã vì chúng ta mà truyền dạy lại. Nhưng người đời khi chưa chứng ngộ thì chưa thể thật sự hiểu hết cảnh giới ấy. Tin nhận một điều mà mình chưa hoàn toàn hiểu rõ, là một điều cũng rất khó khăn.
Tuy vậy, kẻ có trí có thể đặt được niềm tin vào chân lý diệt khổ này. Bởi vì nếu đã thừa nhận nguyên nhân của sự khổ, thì việc dứt bỏ nguyên nhân ấy sẽ đi đến thoát khổ là điều có thể tin chắc. Hơn thế nữa, chỉ cần ngay trong lúc chúng ta vừa dứt bỏ một phần các sự tham luyến, thì đã có thể cảm nhận ngay tức thì sự thanh thản, nhẹ nhàng hơn trước trong tâm mình. Chính vì vậy mà sau khi Phật truyền dạy giáo lý Tứ đế, hàng thức giả đương thời tin nhận và hành trì đạt đạo số đông không thể kể hết.
Nhưng chân lý thứ ba này tuy nói rằng muốn diệt khổ thì phải đoạn dục, mà đoạn dục như thế nào lại là một vấn đề khác. Sự tham ái vốn dĩ đã đeo bám chúng sanh từ vô số kiếp đến nay, không phải dễ dàng muốn dứt là dứt được ngay. Phải có ý chí kiên cường, dũng mãnh và hành trì theo những phương thức thích hợp, đúng đắn, thì mới có thể chắc chắn đạt được kết quả mong muốn. Vấn đề này được trình bày trong chân lý thứ tư là Đạo đế.
Send comment