PHÁP
GIÁO NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Bởi vì theo đúng như tên gọi, Tứ diệu đế chính là bốn chân lý vi diệu, bốn sự thật mà không ai có thể chối bỏ hoặc hiểu khác đi được. Bốn chân lý hiển nhiên ấy, người đời ai ai cũng có thể nhìn thấy, cũng có thể biết được, nhưng do sự tham đắm, mê muội, họ chưa bao giờ nhận rõ được chúng để có thể tìm đến giải thoát. Chính đức Phật là người đầu tiên nhận rõ và truyền dạy lại bốn chân lý này cho chúng ta.
Bốn chân lý ấy là: sự khổ não, nguồn gốc của sự khổ não, sự diệt trừ được khổ não, và phương thức, con đường để diệt trừ khổ não, đạt được giải thoát. Hiểu rõ được Tứ diệu đế, con người có thể vượt qua được khổ não tiến đến giải thoát, lại còn có thể cứu độ cho vô số người khác nữa.
Khi đức Phật trải qua sáu năm khổ hạnh tu trì trong chốn rừng sâu mà không đạt được giải thoát, ấy là vì lúc đó ngài chưa hành trì theo Tứ diệu đế. Và dù cho ngài có tiếp tục tu như thế đến hết cuộc đời, chắc chắn cũng không thể đạt thành chánh quả. Chỉ đến khi ngài đến dưới cội cây bồ-đề ở rừng Già-đa xứ Ưu-lầu-tần-loa, nhập vào đại định và chứng đắc lý Tứ diệu đế. Từ đó ngài mới có thể quán chiếu cho đến khi giác ngộ hoàn toàn và thành Phật Thế Tôn.
Khi ngài quyết định truyền bá đạo đạo pháp mà mình đã chứng ngộ để cứu độ chúng sanh, ngài đã nghĩ đến việc chọn lựa những giáo lý nào thích hợp nhất với căn cơ của đa số chúng sanh lúc bấy giờ, và ngài đã chọn pháp Tứ đế để giảng dạy trước hết.
Trong khi giảng pháp Tứ đế, đức Phật đã chỉ rõ rằng, tất cả chúng sanh đều có thể đạt được giải thoát, chứng đắc Niết-bàn an lạc, nhưng họ vẫn cứ chìm đắm mãi trong việc tạo khổ và chịu khổ, là do nơi sự mê tối mà ra. Và sự mê tối ấy thể hiện ở chỗ là họ không biết, không hiểu lý Tứ đế. Thấu rõ được lý Tứ đế thì tâm trí sẽ được sáng suốt, và thực hành theo Tứ đế thì sẽ dứt tuyệt khổ não.
Bốn chân lý này có thể được trình bày vắn tắt như dưới đây:
1. Khổ đế: Cuộc đời vốn dĩ là khổ. Từ khi sanh ra, lớn lên cho đến chết đi, con người sống triền miên trong sự khổ. Nhưng họ không tự biết điều đó. Khi đói khát được ăn uống, họ lấy sự no đủ lúc ấy làm khoái lạc, làm sung sướng, mà quên mất rằng đó chẳng qua là sự thay đổi trong phút chốc mà thôi. Sanh ra là khổ, không tránh khỏi cái già là khổ, bệnh tật là khổ, không tránh được sự chết là khổ, mong muốn điều gì không được thỏa ý là khổ, phải gặp gỡ những người mình oán ghét là khổ, phải xa cách những người mình yêu thương là khổ... Cuộc đời là một chuỗi dài những nỗi khổ như thế, tả không thể hết. Vậy mà có ai dám dứt bỏ nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con ngoan để ra đi tu hành cầu đạo giải thoát, người đời lại không hiểu nổi chí khí cao cả ấy mà cho là chuyện lạ lùng. Họ có biết đâu, những gì mà người đời cho là khoái lạc, là sung sướng, thảy đều chỉ là tạm bợ, và là nguyên nhân của sự khổ đó mà thôi. Nhận rõ được bản chất khổ não của cuộc đời, chính là động lực căn bản giúp người ta phát khởi được tâm nhàm chán thế tục mà cầu đạo giải thoát.
2. Tập đế: Sự khổ vốn dĩ có nguyên nhân của nó. Con người do nơi tâm tham lam, ái luyến mà tạo nên nghiệp quả, lại để thần thức ngu mê bị dẫn dắt theo nghiệp lực mà luân chuyển thọ sanh trong chốn luân hồi. Có sanh tử tất phải có các sự khổ khác đeo bám theo, triền miên không dứt. Nên nói nguyên nhân của khổ não chính là sự mê tối, lại dẫn đến các tâm tham lam, sân hận và si mê. Ví dụ như, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra lòng tham muốn là nguyên nhân của sự khổ. Nếu người không tham muốn thì không có động lực để chạy theo biết bao nhiêu sự khó nhọc ở đời, lại cũng không phải buồn đau khổ sở khi ý muốn của mình không đạt được. Người càng tham đắm vào chỗ nhục dục, khoái lạc, lại càng phải khổ sở, đau đớn nhiều hơn những kẻ khác. Đó chính lf do lòng tham nó hại mình vậy.
3. Diệt đế: Chân lý này nói lên rằng, sự khổ vốn nó có nguyên nhân, cho nên hoàn toàn có thể trừ diệt được. Nguyên nhân đã là ở nơi sự mê tối, lòng tham muốn ái dục, vậy thì muốn diệt khổ chỉ cần tu tập sao cho phát huy được cái trí sáng suốt của mình, và dứt bỏ lòng tham ái là tự nhiên sẽ được thảnh thơi giải thoát. Khi trí tuệ sáng suốt rồi thì không bị chìm đắm trong sự mê tối mà tạo tác các nghiệp lành dữ nữa. Nghiệp quả đã không có, lòng tham ái cũng không, thì không do đâu mà phải tái sanh trong chốn luân hồi. Vì vậy có thể an trụ nơi chỗ giải thoát. Tuy nhiên, cũng nên biết rằng, nghiệp lực của mỗi chúng sanh đã hình thành từ vô thủy đến nay, dù đã dừng không tạo nghiệp, nhưng cái dư báo cũng còn nặng nề lắm, phải hết sức kiên trì mà vượt qua mới có thể đạt đến chỗ giải thoát hoàn toàn.
4. Đạo đế: Như trên là chỉ nói chung chung về sự khổ não có thể tu tập để trừ diệt được. Nhưng muốn tu tập như thế nào cho đúng phương thức, cho có hiệu quả, và chắc chắn không bị lầm đường lạc lối, thì cần phải học hỏi chân lý này. Đây là tám con đường mà chúng sanh có thể noi theo đó để đạt đến chỗ giải thoát. Ai vững tin và cố sức hành trì, chắc chắn sẽ đạt đến kết quả tốt đẹp, và không sợ lầm lạc vào chỗ mê tối nữa. Tám con đường, hay tám phương thức tu tập ấy gọi là Bát chánh đạo. Đó là:
1. Chánh kiến: Có một cách đúng đắn, thấu đáo về Tứ diệu đế và giáo lý vô ngã.
2. Chánh tư duy: Suy nghĩ có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm.
3. Chánh ngữ: Nói lời chân chánh, không nói dối, nói phù phiếm.
4. Chánh nghiệp: Theo các nghiệp lành, chân chánh, không phạm vào các ác nghiệp.
5. Chánh mạng: Tránh các nghề nghiệp có hại đến những chúng sanh khác, như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện... Chọn một nghề nghiệp chân chánh để nuôi sống bản thân và gia đình.
6. Chánh tinh tấn: Tinh cần phát triển những điều thiện, diệt trừ điều ác.
7. Chánh niệm: Tỉnh giác với cả ba nghiệp thân, miệng và ý, lúc nào cũng phòng hộ không để phạm vào các ác nghiệp.
8. Chánh định: Tập trung tâm ý, tu tập định lực. Người muốn tu chánh định thường phải nhờ tu tập thiền định, vì thiền định là pháp môn tốt nhất để giúp ta có được định lực.
° ° °
Tứ diệu đế có thể xem là giáo pháp căn bản nhất, thiết thực nhất mà đức Phật đã truyền dạy. Cho dù còn vô số những pháp môn, giáo lý khác nữa, nhưng ngài đã chọn pháp Tứ đế này là căn bản nhất để khuyến khích tất cả mọi người tu tập, hành trì theo.
Trong kinh có ghi lại rằng, một hôm Phật đang ở ven một một khu rừng tại xứ Câu-đàm-di, ngài cầm trong tay một ít lá cây và hỏi các vị đệ tử chung quanh rằng: “Lá ta cầm trong tay đây là nhiều, hay lá trong rừng kia là nhiều?”
Chư đệ tử thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, số lá trong tay là ít, còn lá trong rừng là nhiều.”
Phật dạy rằng: “Cũng như vậy đó, chư đệ tử! Những gì ta đã biết là rất nhiều, như lá trong rừng kia, nhưng ta không đem ra giảng dạy hết cho các ngươi, vì ta biết có những điều không có ích lợi cho sự giải thoát, không giúp cho các ngươi sớm dứt bỏ sự ham muốn, sự giả dối mà cầu đến sự sáng suốt, cảnh Niết-bàn. Ta chỉ dạy các ngươi những điều ít như lá trong tay ta đây thôi, nhưng là những điều có ích cho sự tu tập đạo giải thoát, những điều có thể giúp các ngươi sớm dứt bỏ sự ham muốn, sự giả dối mà cầu đến sự sáng suốt, cảnh Niết-bàn. Ta đã dạy cho các ngươi những gì? Đó chính là pháp Tứ đế: là sự khổ, nguồn gốc sự khổ, sự diệt khổ và tám chánh đạo để diệt khổ.”
Rõ ràng đức Phật không muốn giảng giải nhiều về những điều vô ích, chẳng hạn như biến giáo pháp của ngài thành một khoa triết lý khảo sát tường tận về vũ trụ với không gian và các điều bí ẩn. Ngài chỉ muốn dạy cho đệ tử những điều thật thiết thực, hữu ích, có thể giúp đưa đến sự giải thoát.
Một lần khác, Phật nói rõ hơn rằng: “Này chư đệ tử! Giống như nước trong biển cả chỉ có thuần một vị là vị mặn, giáo pháp của ta cũng chỉ có thuần một vị là vị giải thoát.”
Như vậy, muốn học được giáo pháp của Phật mà không chú tâm đến chỗ giải thoát, khác nào mong nếm nước biển mà không có vị mặn, thật vô lý thay. Mà trong các pháp môn giải thoát của Phật truyền dạy, tưởng chỉ có pháp Tứ đế là thiết thực nhất, căn bản nhất. Nếu dụng tâm học tập, hành trì theo pháp này, chắc chắn sẽ được giải thoát vậy.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
TỨ DIỆU ĐẾ
PHÁP MÔN GIẢI THOÁT
Trong các giáo lý của đạo Phật, có thể xem Tứ diệu đế, hay Tứ đế, là giáo lý căn bản nhất. Chính vì vậy, lần thuyết pháp đầu tiên của đức Phật chính là thuyết dạy về Tứ diệu đế cho nhóm năm người của ông Kiều-trần-như tại vườn Lộc Uyển, ở thành Ba-la-nại. Về sau, dù ngài tiếp tục giảng thuyết rất nhiều kinh điển khác, nhưng chưa từng xem nhẹ lý Tứ đế. Đức Phật thường dạy rằng, giáo lý Tứ đế chính là cội nguồn của mọi pháp môn giải thoát. Và cho dù người ta có chọn tu theo bất cứ pháp môn nào, cũng không thể đi ngược lại với lý Tứ đế.Bởi vì theo đúng như tên gọi, Tứ diệu đế chính là bốn chân lý vi diệu, bốn sự thật mà không ai có thể chối bỏ hoặc hiểu khác đi được. Bốn chân lý hiển nhiên ấy, người đời ai ai cũng có thể nhìn thấy, cũng có thể biết được, nhưng do sự tham đắm, mê muội, họ chưa bao giờ nhận rõ được chúng để có thể tìm đến giải thoát. Chính đức Phật là người đầu tiên nhận rõ và truyền dạy lại bốn chân lý này cho chúng ta.
Bốn chân lý ấy là: sự khổ não, nguồn gốc của sự khổ não, sự diệt trừ được khổ não, và phương thức, con đường để diệt trừ khổ não, đạt được giải thoát. Hiểu rõ được Tứ diệu đế, con người có thể vượt qua được khổ não tiến đến giải thoát, lại còn có thể cứu độ cho vô số người khác nữa.
Khi đức Phật trải qua sáu năm khổ hạnh tu trì trong chốn rừng sâu mà không đạt được giải thoát, ấy là vì lúc đó ngài chưa hành trì theo Tứ diệu đế. Và dù cho ngài có tiếp tục tu như thế đến hết cuộc đời, chắc chắn cũng không thể đạt thành chánh quả. Chỉ đến khi ngài đến dưới cội cây bồ-đề ở rừng Già-đa xứ Ưu-lầu-tần-loa, nhập vào đại định và chứng đắc lý Tứ diệu đế. Từ đó ngài mới có thể quán chiếu cho đến khi giác ngộ hoàn toàn và thành Phật Thế Tôn.
Khi ngài quyết định truyền bá đạo đạo pháp mà mình đã chứng ngộ để cứu độ chúng sanh, ngài đã nghĩ đến việc chọn lựa những giáo lý nào thích hợp nhất với căn cơ của đa số chúng sanh lúc bấy giờ, và ngài đã chọn pháp Tứ đế để giảng dạy trước hết.
Trong khi giảng pháp Tứ đế, đức Phật đã chỉ rõ rằng, tất cả chúng sanh đều có thể đạt được giải thoát, chứng đắc Niết-bàn an lạc, nhưng họ vẫn cứ chìm đắm mãi trong việc tạo khổ và chịu khổ, là do nơi sự mê tối mà ra. Và sự mê tối ấy thể hiện ở chỗ là họ không biết, không hiểu lý Tứ đế. Thấu rõ được lý Tứ đế thì tâm trí sẽ được sáng suốt, và thực hành theo Tứ đế thì sẽ dứt tuyệt khổ não.
Bốn chân lý này có thể được trình bày vắn tắt như dưới đây:
1. Khổ đế: Cuộc đời vốn dĩ là khổ. Từ khi sanh ra, lớn lên cho đến chết đi, con người sống triền miên trong sự khổ. Nhưng họ không tự biết điều đó. Khi đói khát được ăn uống, họ lấy sự no đủ lúc ấy làm khoái lạc, làm sung sướng, mà quên mất rằng đó chẳng qua là sự thay đổi trong phút chốc mà thôi. Sanh ra là khổ, không tránh khỏi cái già là khổ, bệnh tật là khổ, không tránh được sự chết là khổ, mong muốn điều gì không được thỏa ý là khổ, phải gặp gỡ những người mình oán ghét là khổ, phải xa cách những người mình yêu thương là khổ... Cuộc đời là một chuỗi dài những nỗi khổ như thế, tả không thể hết. Vậy mà có ai dám dứt bỏ nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con ngoan để ra đi tu hành cầu đạo giải thoát, người đời lại không hiểu nổi chí khí cao cả ấy mà cho là chuyện lạ lùng. Họ có biết đâu, những gì mà người đời cho là khoái lạc, là sung sướng, thảy đều chỉ là tạm bợ, và là nguyên nhân của sự khổ đó mà thôi. Nhận rõ được bản chất khổ não của cuộc đời, chính là động lực căn bản giúp người ta phát khởi được tâm nhàm chán thế tục mà cầu đạo giải thoát.
2. Tập đế: Sự khổ vốn dĩ có nguyên nhân của nó. Con người do nơi tâm tham lam, ái luyến mà tạo nên nghiệp quả, lại để thần thức ngu mê bị dẫn dắt theo nghiệp lực mà luân chuyển thọ sanh trong chốn luân hồi. Có sanh tử tất phải có các sự khổ khác đeo bám theo, triền miên không dứt. Nên nói nguyên nhân của khổ não chính là sự mê tối, lại dẫn đến các tâm tham lam, sân hận và si mê. Ví dụ như, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra lòng tham muốn là nguyên nhân của sự khổ. Nếu người không tham muốn thì không có động lực để chạy theo biết bao nhiêu sự khó nhọc ở đời, lại cũng không phải buồn đau khổ sở khi ý muốn của mình không đạt được. Người càng tham đắm vào chỗ nhục dục, khoái lạc, lại càng phải khổ sở, đau đớn nhiều hơn những kẻ khác. Đó chính lf do lòng tham nó hại mình vậy.
3. Diệt đế: Chân lý này nói lên rằng, sự khổ vốn nó có nguyên nhân, cho nên hoàn toàn có thể trừ diệt được. Nguyên nhân đã là ở nơi sự mê tối, lòng tham muốn ái dục, vậy thì muốn diệt khổ chỉ cần tu tập sao cho phát huy được cái trí sáng suốt của mình, và dứt bỏ lòng tham ái là tự nhiên sẽ được thảnh thơi giải thoát. Khi trí tuệ sáng suốt rồi thì không bị chìm đắm trong sự mê tối mà tạo tác các nghiệp lành dữ nữa. Nghiệp quả đã không có, lòng tham ái cũng không, thì không do đâu mà phải tái sanh trong chốn luân hồi. Vì vậy có thể an trụ nơi chỗ giải thoát. Tuy nhiên, cũng nên biết rằng, nghiệp lực của mỗi chúng sanh đã hình thành từ vô thủy đến nay, dù đã dừng không tạo nghiệp, nhưng cái dư báo cũng còn nặng nề lắm, phải hết sức kiên trì mà vượt qua mới có thể đạt đến chỗ giải thoát hoàn toàn.
4. Đạo đế: Như trên là chỉ nói chung chung về sự khổ não có thể tu tập để trừ diệt được. Nhưng muốn tu tập như thế nào cho đúng phương thức, cho có hiệu quả, và chắc chắn không bị lầm đường lạc lối, thì cần phải học hỏi chân lý này. Đây là tám con đường mà chúng sanh có thể noi theo đó để đạt đến chỗ giải thoát. Ai vững tin và cố sức hành trì, chắc chắn sẽ đạt đến kết quả tốt đẹp, và không sợ lầm lạc vào chỗ mê tối nữa. Tám con đường, hay tám phương thức tu tập ấy gọi là Bát chánh đạo. Đó là:
1. Chánh kiến: Có một cách đúng đắn, thấu đáo về Tứ diệu đế và giáo lý vô ngã.
2. Chánh tư duy: Suy nghĩ có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm.
3. Chánh ngữ: Nói lời chân chánh, không nói dối, nói phù phiếm.
4. Chánh nghiệp: Theo các nghiệp lành, chân chánh, không phạm vào các ác nghiệp.
5. Chánh mạng: Tránh các nghề nghiệp có hại đến những chúng sanh khác, như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện... Chọn một nghề nghiệp chân chánh để nuôi sống bản thân và gia đình.
6. Chánh tinh tấn: Tinh cần phát triển những điều thiện, diệt trừ điều ác.
7. Chánh niệm: Tỉnh giác với cả ba nghiệp thân, miệng và ý, lúc nào cũng phòng hộ không để phạm vào các ác nghiệp.
8. Chánh định: Tập trung tâm ý, tu tập định lực. Người muốn tu chánh định thường phải nhờ tu tập thiền định, vì thiền định là pháp môn tốt nhất để giúp ta có được định lực.
° ° °
Tứ diệu đế có thể xem là giáo pháp căn bản nhất, thiết thực nhất mà đức Phật đã truyền dạy. Cho dù còn vô số những pháp môn, giáo lý khác nữa, nhưng ngài đã chọn pháp Tứ đế này là căn bản nhất để khuyến khích tất cả mọi người tu tập, hành trì theo.
Trong kinh có ghi lại rằng, một hôm Phật đang ở ven một một khu rừng tại xứ Câu-đàm-di, ngài cầm trong tay một ít lá cây và hỏi các vị đệ tử chung quanh rằng: “Lá ta cầm trong tay đây là nhiều, hay lá trong rừng kia là nhiều?”
Chư đệ tử thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, số lá trong tay là ít, còn lá trong rừng là nhiều.”
Phật dạy rằng: “Cũng như vậy đó, chư đệ tử! Những gì ta đã biết là rất nhiều, như lá trong rừng kia, nhưng ta không đem ra giảng dạy hết cho các ngươi, vì ta biết có những điều không có ích lợi cho sự giải thoát, không giúp cho các ngươi sớm dứt bỏ sự ham muốn, sự giả dối mà cầu đến sự sáng suốt, cảnh Niết-bàn. Ta chỉ dạy các ngươi những điều ít như lá trong tay ta đây thôi, nhưng là những điều có ích cho sự tu tập đạo giải thoát, những điều có thể giúp các ngươi sớm dứt bỏ sự ham muốn, sự giả dối mà cầu đến sự sáng suốt, cảnh Niết-bàn. Ta đã dạy cho các ngươi những gì? Đó chính là pháp Tứ đế: là sự khổ, nguồn gốc sự khổ, sự diệt khổ và tám chánh đạo để diệt khổ.”
Rõ ràng đức Phật không muốn giảng giải nhiều về những điều vô ích, chẳng hạn như biến giáo pháp của ngài thành một khoa triết lý khảo sát tường tận về vũ trụ với không gian và các điều bí ẩn. Ngài chỉ muốn dạy cho đệ tử những điều thật thiết thực, hữu ích, có thể giúp đưa đến sự giải thoát.
Một lần khác, Phật nói rõ hơn rằng: “Này chư đệ tử! Giống như nước trong biển cả chỉ có thuần một vị là vị mặn, giáo pháp của ta cũng chỉ có thuần một vị là vị giải thoát.”
Như vậy, muốn học được giáo pháp của Phật mà không chú tâm đến chỗ giải thoát, khác nào mong nếm nước biển mà không có vị mặn, thật vô lý thay. Mà trong các pháp môn giải thoát của Phật truyền dạy, tưởng chỉ có pháp Tứ đế là thiết thực nhất, căn bản nhất. Nếu dụng tâm học tập, hành trì theo pháp này, chắc chắn sẽ được giải thoát vậy.
Send comment