Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

13 Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tùy Hỷ Công ĐứcPháp Sư Công Đức

26 Tháng Năm 201000:00(Xem: 6601)
13 Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tùy Hỷ Công Đức Và Pháp Sư Công Đức

ĐỀ CƯƠNG KINH PHÁP HOA
Hoà Thượng Thích Nhật Quang
Thiền Viện Thường Chiếu

 

Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tùy Hỷ Công Đức
Pháp Sư Công Đức

CHÁNH VĂN 

Phẩm Tùy Hỷ Công Đức

Do kinh này, nguyên lai là mở bày thức tâm vọng tưởng của chúng sanh, chỉ rõ tri kiến Nhất thừa Phật tuệ thanh tịnh. Nên vào đầu kinh Phật phóng quang có hai ý:

1. Nhân ánh sáng mà được thấy rõ.

2. Hiện cảnh mà dẫn khởi thức tâm

Khiến hạng người chấp thức sanh nghi, để rồi theo chỗ nghi ngờ của họ mà chỉ bày. Di Lặc đương cơ khởi nghi, ấy vì Di Lặc từ xưa đến giờ dùng thức mà tu. Nhưng thức thì nhiều lưu chuyển, niệm niệm sanh diệt. Trong đoạn kinh trước nói: “lòng thường ôm giải đãi, say đắm nơi danh lợi không chán, luôn dạo nhà giàu có”.

Đoạn kinh nói trên là chỉ cho thức tâm vậy. Lấy Di Lặc mà ví cho cả chúng sanh, từ vô thủy đến giờ, chấp vọng thức này làm thể. Nay trên hội được nghe kinh Pháp Hoa, khế hợp với bản tâm, chân như thanh tịnh, chẳng sanh chẳng diệt. Mới hay tâm này, là nhân chánh thành Phật. Nương nơi đây tu hành tiến vào, thì mỗi pháp mỗi pháp đều là công đức, thẳng đến thành Phật, lại chẳng còn theo vọng thức lưu chuyển nữa. Đó cũng là tiêu biểu cho nghĩa chuyển thức thành trí vậy.

Nên biết, nếu có người được nghe kinh này, quyết định tương lai thành Phật. Thế nên đều phải tùy hỷ.

Nhưng tùy hỷ kinh này lần lượt đến người thứ năm mươi, công đức của người này, chẳng thể đem những công đức khác, mà có thể so sánh bì kịp. Huống nữa là pháp sư, siêng năng thọ trì đọc tụng kinh này, thì tự thấy thiên chân chẳng động, sáu căn thanh tịnh bản nhiên. Đấy là công đức của pháp thân, dù có tính đếm, thí dụ, cũng chẳng lường xiết.

GIẢNG

Vào đầu kinh Pháp Hoa chúng ta thấy Phật hiện tướng phóng hào quang từ lông trắng ở giữa chân mày. Hào quang đó soi khắp trên dưới mười phương cõi, hiện rõ lục thú luân hồi. Nguyên lai để mở bày thức tâm vọng tưởng của chúng sanh, chỉ rõ tri kiến nhất thừa Phật tuệ thanh tịnh. Chỉ ra đâu là thật, đâu là không thật, cái nào là thức tâm vọng tưởng, cái nào là nhất thừa Phật tuệ thanh tịnh.

Hòa thượng Ân sư dạy vừa có một niệm dấy khởi, biết nó không thật, buông đi. Nếu chúng ta thực hiện được như vậy thì không bị niệm kéo đi. Từ đó ta vạch bày được Phật tuệ Nhất thừa tri kiến của mình. Những hình ảnh ta tiếp xúc đều là thức tâm không thật. Người nào biết được như vậy là có trí dụng, tri kiến Phật từ đó được hiện bày. Trái lại trong tiếp duyên xúc cảnh ta không nhận được đâu là thật, đâu là giả, bị cảnh duyên kéo lôi, chạy theo niệm lăng xăng, thì bị thức tình vọng tưởng nhận chìm. Người như vậy tri kiến Phật tuệ không bao giờ mở cửa. Chỉ khi chúng ta làm chủ được, không bị mắc mứu bởi các duyên, tri kiến Phật tuệ mới hiện bày. Tu tập cho đến khi nào chúng ta tự tại, không còn bị vướng mắc, chao đảo bởi các hiện tượng bên ngoài, lúc đó không nói thức tâm, cũng không nói tri kiến địa, không nói Phật tuệ thanh tịnh… mà lúc đó là lúc như như, hằng sống được với ông chủ.

Trước khi nói kinh, Phật phóng ánh sáng từ lông trắng giữa chân mày, ánh sáng đó soi khắp mười phương cõi, cho chúng ta thấy tất cả cảnh giới, để rồi theo chỗ nghi ngờ của chúng sanh mà chỉ bày. Ở đây đương cơ là Bồ-tát Di Lặc, pháp tu của ngài dựa trên thức tâm.

Di Lặc đương cơ khởi nghi, ấy vì Di Lặc từ xưa đến giờ dùng thức mà tu. Nhưng thức thì nhiều lưu chuyển, niệm niệm sanh diệt. Trong đoạn kinh trước nói: “lòng thường ôm giải đãi, say đắm nơi danh lợi không chán, luôn dạo nhà giàu có”. Những người lòng thường giải đãi, không vui, không năng nổ, tuy cũng sợ khổ muốn tu, nhưng chưa dứt khoát. Nếu có duyên bên ngoài rủ rê mạnh hơn, họ chạy theo liền. Huynh đệ nào lười nhác tu học, lười nhác làm công việc trong chúng, đó là sống theo thức tình vọng tưởng, chưa nhận và sống với tâm thể thanh tịnh của mình.

Người say đắm nơi danh văn lợi dưỡng sẽ bị thức tâm nhận chìm. Người không siêng năng tu hành, cứ bỏ bê thời khoá, trong lòng nuôi dưỡng những danh văn lợi dưỡng, liên hệ với những nhà quyền quý, cuối cùng sẽ bị những thứ ấy câu thúc, không thể tu hành được. Cho nên vị nào từ thời mới tu hay giao thiệp với quần chúng Phật tử để tư lợi về mình, trước nhất tự bản thân họ đánh mất thì giờ tu tập, sau là không thể giữ được cương lĩnh tu hành. Vì mục đích chánh yếu của đời tu đã bị xoay chuyển. Huynh đệ người nào có tâm như thế, sớm muộn gì rồi cũng bỏ đạo. Bởi vì đạo lý không hấp dẫn bằng danh văn lợi dưỡng. Ngược lại nếu sự giao thiệp đó có lợi cho tập thể, bản thân họ không tham đắm danh văn lợi dưỡng thì người đó có phước. Tuy nhiên không khéo họ cũng bị vướng mắc vào các việc phước thiện ấy. Vì thế phải xác định lập trường của mình là khai mở tuệ giác, chấm dứt phiền não khổ đau. Phước thiện chỉ có giá trị hữu hạn, không phải là mục đích cứu cánh của người xuất gia cầu giải thoát

Những thứ bên ngoài không thiết thực đến việc tu hành của chúng ta. Nó dễ làm dấy khởi thức tình vọng tưởng. Một khi thức tình vọng tưởng hưng phấn rồi thì tâm thể rỗng rang sáng suốt bị phủ che. Vì vậy chủ trương tu ở thiền viện, Hòa thượng dạy tất cả thiền sinh phải đề cao tỉnh giác. Vì nếu không tỉnh giác là mê. Mê là quên. Quên đi tánh giác bản hữu thanh tịnh sẵn có của mình. Từ đó bị mắc mứu, chạy theo những vọng tưởng lăng xăng điên đảo. Trong kinh Lăng Nghiêm gọi là chạy theo bóng dáng sáu trần

Người sống được với tánh giác thì thức tình không làm gì được. Từ tỉnh giác phát huy tâm thái sáng suốt, xóa tan mọi mê mờ si ám. Nếu mình cứ lờ mờ, thức tình trổi lên, tánh sáng kia bị phủ che. Vì vậy Hòa thượng dạy vừa có một niệm dấy khởi, chúng ta phải buông cho được những niệm đó. Tức là không để thức tình vọng tưởng dấy lên, bộc phát và lôi kéo chúng ta đi vào mê lộ.

Bồ-tát Di Lặc thị hiện gương hạnh tu hành trước, nếu việc nào không chính đáng chúng ta phải tránh để không bị vướng vào đó, mất thì giờ. Đức Thích Ca nói giữa Ngài và Bồ-tát Di Lặc cùng phát tâm xuất gia một lượt. Bồ-tát Di Lặc thích giao thiệp với những nhà giàu có, lẩn quẩn theo việc danh lợi, nên thành Phật sau đức Thích Ca. So sánh như thế để chúng ta khởi tâm quyết liệt trong công phu tu tập

Chúng ta xuất giathọ giới của Phật là có nhân duyên lớn, có công đức. Ánh sáng ban đầu tuy nhỏ nhưng nó sẽ phát huy và được soi khắp. Một ông hoàng con trong tương lai sẽ thành một ông vua lãnh đạo khắp thiên hạ. Chúng ta chỉ là người mới phát tâm tu hành, nhưng nếu tu hành chân chánh nhất định sẽ thành Phật, giáo hóa lợi ích vô lượng chúng sanh. Chúng ta đã xuất giathọ giới của Phật, cố gắng nêu cao tánh giác, đừng để thức tình có cơ hội dấy lên kéo lôi mình. Được vậy nhất định sự tu hành sẽ tăng tiến.

Đoạn kinh nói trên là chỉ cho thức tâm vậy. Lấy Di Lặc mà ví cho cả chúng sanh, từ vô thủy đến giờ, chấp vọng thức này làm thể. Nay trên hội được nghe kinh Pháp Hoa, khế hợp với bản tâm chân như thanh tịnh, chẳng sanh chẳng diệt. Mới hay tâm này, là nhân chánh thành Phật. Ở đây nói Bồ-tát Di Lặc là một vị Bồ-tát thị hiện cầu danh, tu từ thức tâm vọng tưởng, trải dài kiếp số mới thành tựu Bồ-đề. Chúng ta cũng như thế, thường bị thức tình vọng tưởng kéo lôi, nên việc tu hành trì trệ. Chúng ta thường quên lãng tánh giác nên bị vọng tưởng lăng xăng nhận chìm. Trong đó có ngũ dục tài, sắc, danh, thực, thùy. Nếu không khéo mình sẽ bị cái dục thứ năm là ham ngủ nhận chìm, không ngoi đầu lên nổi. 

Tinh thần tu hành miên mật, sẽ giúp hành giả vượt thắng mọi chướng ngại. Trong mọi thời khóa tu hành lúc nào mình cũng giữ đều đặn, thầm bảo vệ sự tỉnh giác thì tham, sân, si, vọng tưởng điên đảo… sẽ không làm gì được mình. Đây là kinh nghiệm của những bậc đi trước và cũng là bài học thể nghiệm của những vị hiện tại. Nếu không qua được cửa này đừng nói tới chuyện vào thiền định. Muốn vào thiền định phải có sự miên mật trải dài mới được.

Chúng ta nghe nói sanh tử cũng ngán, thấy người khác chết cũng sợ, nhưng vẫn còn dể duôi, chưa chuẩn bị gì cho bản thân. Ta cứ ham chơi, ham ăn, ham lười biếng, cầu danh lợi… do đó chưa vào được chỗ miên mật. Nếu ngán việc sanh tử, lúc nào cũng nỗ lực công phu, như vậy mới ra khỏi sanh tử được chứ. Bây giờ ta thử công phu miên mật, xem có trị nổi bệnh dể duôi, lười nhát, vọng tưởng lăng xăng không.

Thiền sinh trong hoàn cảnh hôm nay, một xã hội hiện đại, văn minh bắt buộc càng phải vững chắc trong công phu thiền định. Có thiền định mới phát sinh trí tuệ giáo hóa chúng sanh. Nếu chúng ta chưa thực hiện được những ý nguyện trên thì im lặng. Im lặng không có nghĩa là đầu hàng mà để chuẩn bị một tư thế mạnh mẽ hơn, kiên quyết hơn. Biết các pháp không thật, tại sao mình phải đầu hàng? Bây giờ chúng ta chưa làm được, nhất định sau đó sẽ làm được.

Thiền sư luôn luôn khắc phục, chứ không cầu xin. Khi cầu xin là mình chấp nhận sự yếu đuối cả đời, không vươn lên được. Một nhà tu, tuy hiện nay còn những niệm lăng xăng, nhưng sẽ phát huy trọn vẹn thành Phật và độ tất cả chúng sanh. Chính những người tu hành mới dám phát nguyện vào địa ngục để giáo hóa chúng sanh, giúp họ nhận ra tánh giác và hết khổ. Việc làm của chúng ta to lớn như thế.

Nên biết, nếu có người được nghe kinh này, quyết định tương lai thành Phật. Thế nên đều phải tùy hỷ. Nghe được kinh này, tức là nghe được Phật tri kiến, nhận được Phật tri kiến của chính mình. Nhận đây là nhận Phật nhân, Phật gốc. Nhận được mình có gốc Phật mới phát tâm tu hành thành Phật. Trong kinh Pháp Hoa nói những đồng tử giỡn chơi, chúng đùa cát thành tháp Phật, chúng niệm Phật, đều được Phật huyền ký cho những đứa bé này tương lai sẽ thành Phật.

Nhưng tùy hỷ kinh này lần lượt đến người thứ năm mươi, công đức của người này, chẳng thể đem những công đức khác, mà có thể so sánh bì kịp. Huống nữa là pháp sư, siêng năng thọ trì đọc tụng kinh này, thì tự thấy thiên chân chẳng động, sáu căn thanh tịnh bản nhiên. Đấy là công đức của pháp thân, dù có tính đếm, thí dụ, cũng chẳng lường xiết. Công đức của người hành trì kinh này rất rộng lớn, nhẫn đến người nơi một niệm tùy hỷ với tri kiến Phật, nhất định cũng sẽ thành tựu Bồ-đề. Nếu hành trì đúng sẽ thấy được chân tánh bất động và sáu căn thanh tịnh bản nhiên.

CHÁNH VĂN

Kệ rằng:

Dật-đa hội ngộ, chánh nhân đồng,
Xin hỏi Năng nhân, lường xét công,
Tùy hỷ vì người mà chỉ dạy,
Văn Tư Tu tự chứng viên dung,
Ví chăng thí chủ công tuy lớn,
Đâu sánh nghe kinh, đức chẳng cùng,
Huống nữa thọ trì siêng giảng thuyết,
Sáu căn thanh tịnh hiển thần thông.

GIẢNG

Đây là phẩm nói về công đức của người nhận ra tánh giác, hằng sống với tánh giác, người không bị thức tình vọng tưởng kéo lôi. Chúng sanh bị dòng đời lôi cuốn nên quên tánh giác gọi là mê. Quay về được tâm thanh tịnh bản nhiên, không bị vọng tưởng kéo lôi gọi là giác. Đó là điều mà thiền sinh chúng ta phải nhớ. Mong tất cả chư huynh đệ cùng hạnh, cùng hướng, cùng nguyện sẽ khắc phục những khiếm khuyết của mình, để chúng ta đồng bước vào giai đoạn công phu miên mật tăng tiến. Nếu công phu miên mật tăng tiến rồi, lúc ấy chúng ta hiện tiền, hiện bày rỗng rang sáng suốt. Vui thú biết là bao!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2300)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 33504)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6649)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 6637)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 3915)
Tạo sao gọi là Phổ Môn? vì tự tính của mình phổ biến khắp hư không pháp giới, nên gọi Phổ Môn.
(Xem: 5174)
“Quán” là xem xét, “Thế Âm” là âm thanh của thế gian. Quán Thế Âmxem xét âm thanh thế gian, tiêu biểu cho lòng từ bi của Bồ-tát.
(Xem: 11425)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30485)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 8056)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 12308)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 3329)
Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính.
(Xem: 34962)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 52362)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 13152)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 21963)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9698)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 3134)
"Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà.
(Xem: 10464)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12885)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12867)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16324)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 13939)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14391)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9287)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11819)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11345)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 11594)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 12741)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 20802)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 17751)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 31943)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 12092)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 11899)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(Xem: 4370)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, Luận Tập Bộ Toàn; Kinh văn số 1678. Pháp Hiền dịch ra chữ Hán. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12821)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(Xem: 10412)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 16489)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(Xem: 11859)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(Xem: 14872)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(Xem: 12088)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(Xem: 16939)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(Xem: 12789)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 52328)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 12722)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(Xem: 9986)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 14565)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 20231)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 13860)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 15461)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(Xem: 17567)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(Xem: 16868)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(Xem: 13546)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(Xem: 12548)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(Xem: 12117)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(Xem: 13338)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(Xem: 12602)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(Xem: 25695)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 14616)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(Xem: 28417)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(Xem: 10361)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant