Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tam Quy Ngũ Giới

30 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 5428)
Tam Quy Ngũ Giới

TÀI SẢN KHÔNG BAO GIỜ MẤT 
Tuyển Tập Một Số Bài Giảng
Của Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Nhà xuất bản: Phương Đông 2012

TAM QUY NGŨ GIỚI

TẠI SAO PHẢI QUY Y TAM BẢO

Đời sống chúng ta khác gì khách bộ hành đang lạc lõng giữa rừng đời đen tối, mãi xoay quanh trước muôn vạn nẻo đường, mà không tìm được lối ra. Bên tai vang dội những tiếng thét gầm rùng rợn của đàn hổ lang ác thú. Trước mắt dàn trải khắp mặt đường những hầm hố, chông gai. Trong cuộc sống đầy kinh khủng hãi hùng này, ta chỉ khát khao thấy một lối đi thẳng tắp, được một ngọn đuốc sáng cầm tay, và gặp người chỉ lối đưa đường, nếu được như nguyện, thì còn vinh hạnh nào hơn nữa!

Đức Phật là một Hướng Đạo Sư đã nhọc nhằn, khổ sở, phí bao nhiêu công lực mới sang phẳng, dọn sạch một con đường thênh thang thẳng tắp, đi từ đau khổ trầm luân, đến nơi an vui giải thoát. Giáo lý của Ngài là những ngọn đuốc sáng phá tan màn hắc ám của đêm đen, khiến bọn hổ lang ác thú trông thấy đều lao mình vào bụi rậm. Chư Tăng là những người cầm đuốc soi đường để dắt dìu những ai đang khủng khiếp trong đêm đen, đang bồi hồi trước muôn vạn nẻo, trở về với xóm làng an lạc dưới ánh sáng trong ngần của mặt trời trí huệ.

Đã là người lạc lõng trong rừng đêm, ai mà chẳng reo mừng, khi tìm được lối đi, thấy ngọn đuốc sáng và gặp người dẫn đạo! Quyết định những ngày sống an lành sẽ trở về với họ, thôi rồi đâu còn hồi hộp lo âu với những đêm trường đầy kinh khủng. Chúng ta cũng thế, đã lạc trong rừng si mê đen tối và đang bị bọn hổ lang tham, sân đe dọa; Bỗng gặp được Tam Bảo thì còn vui mừng nào hơn, nên quyết định quy y.

Lại nữa, chúng ta thấy mình đang đắm chìm trong vũng bùn tội lỗi, trông mong gặp người cứu vớt, và ước ao được những gáo nước trong để tẩy sạch bùn nhơ. Thì đây! Phật là người đã thoát khỏi vũng bùn trần thế, Ngài sẵn sàng đưa tay cứu vớt chúng sanh. Giáo Pháp là những tịnh thủy tẩy sạch tất cả cấu trần tội lỗi. Chư Tăng là người đang mang những tịnh thủy ấy ban bố cho chúng sanh. Vì mong dứt sạch tội lỗi, nên chúng ta phải quy y Tam bảo.

Đời sống chúng ta khác nào chiếc thuyền con bấp bên trôi giạt giữa bể cả trần gian, bao cơn sóng dập, gió dồi, làm khuynh đảo cả tâm hồn. Đức Phật là ngọn hải đăng làm mục tiêu cho ta nhắm hướng. Giáo pháp là cánh buồm bọc gió lôi con thuyền vượt qua những ngọn sóng dữ. Chư Tăng là người cầm tay lái, lái con thuyền thẳng đến bờ an lạc. Vì thế, quy y Tam bảo là một đảm bảo cho chiếc thuyền đời chúng ta về đến bến an tịnh.

Hơn thế nữa, quy y Tam bảo là một sức mạnh vô biên đưa ta vượt mọi hiểm trở của hố hầm tội lỗi, thẳng tới bến bờ an lạc. Vì khi phát tâm quy y, ta tự hứa, tự nguyện dưới Phật đài, trước Chư Tăng rằng:

“Con nguyện suốt đời tiến theo chiều giác ngộ, giải thoát, mà đức Phật trải qua; con hứa tránh mọi điều tội lỗi, làm tất cả việc lành, để trọn nhân cách con người”.

Do những lời hứa, nguyện này tạo thành một năng lực hùng dũng, khiến ta tinh tấn không dừng trên đường tự giác, giác tha. Ngày xưa, Trần Hưng Đạo kéo quân đi đánh giặc Mông Cổ, khi qua sông Hóa, Ngài chỉ con sông thề rằng:

“Nếu không giết được giặc, thề không về thấy sông này”.

Do lời thề giữa ba quân, tạo thành sức mạnh phi thường, khiến Ngài thắng được giặc, với tỷ số một chống mười. Chính đức Thích Ca, Ngài cũng đã chỉ cội cây Bồ đề mà thề rằng:

“Nếu ngồi dưới cội cây này, mà tìm ra không được Đạo, thì dù xương tan thịt nát, ta quyết không rời khỏi chỗ ngồi này”.

Bởi chí khí quả cảm ấy, qua 49 ngày, Ngài đắc đạo. Trần Hưng Đạo thề giữa ba quân, đức Thích Ca chỉ thề với mình mà thành một nghị lực phi thường như vậy. Huống chi chúng ta quỳ dưới Phật đài, đối trước chư Tăng ba lần phát nguyện, thì sức mạnh ấy còn gì sánh kịp.

Thế mà, có một số người nghe đến quy y, đã mỉm cười chế nhạo. Họ bảo rằng: “Tôi không cần nương nhờ ai cả, tôi đủ khả năng tiến đến giải thoát, vì còn nương nhờ là còn ỷ lại; đời tôi không có tội lỗi, chính tôi thấy thế”. Vừa nghe qua câu ấy, chúng ta tưởng chừng như họ đã là bậc Thánh nhân, nhưng hỏi họ phải là bậc thánh nhân thật chưa? Nếu chưa phải thánh nhân, tự coi mình là thánh nhân. Ôi! Còn gì đáng thương hại bằng. Phàm ở đời những người tự thấy mình xấu, biết lỗi… là hạng người tiến bộ; ngược lại kẻ quấy không biết, lỗi không hay, một bề ngạo nghễ tự cao thì mong gì phục thiện! Và những kẻ tự coi mình là hiền, là Thánh ấy, ôm tâm ngã mạn to bằng quả địa cầu, thì trên đời này họ còn biết kính trọng ai? Chúng ta là những kẻ cầu tiến luôn luôn biết phục thiện, sẵn sàng cải hối, thành kính học đòi gương Thánh, Hiền, nên thành tâm hướng về Tam Bảo.

Quy y Tam Bảo là nương tựa ở Phật, Pháp, Tăng; không những Phật, Pháp, Tăng ở ngoài và chính ở tự tâm ta nữa. Mỗi khi làm quấy, nói sai, lòng ta thấy hổ thẹn, lương tâm bị dày vò cắn rứt: cái biết khiển trách điều quấy, khen ngợi việc lành là tánh sáng suốt của ta, là Phật vậy. Trông thấy người đau khổ, ta nghe lòng nao nao thương xót, muốn cứu giúp họ, là tâm từ bi sẵn có của ta, nó chính là giáo pháp. Thấy cảnh thuận hòa êm ấm của gia đình người, lòng ta khởi mến chuộng, nghe những việc nồi da xáo thịt, ta cảm thấy bất mãn, ấy là lòng thuận hòa sẵn có của ta nó là Tăng vậy.

Chúng ta trở về với tánh sáng suốt, với tâm từ bi, với lòng thuận hòa của ta tức là quy y Tam Bảo, vì Phật là sáng suốt, Pháp là từ bi, Tăng là hòa thuận. Trở về với tánh sáng suốt ta sẽ sa thải bọn quỷ si mê. Trở về với tâm từ bi ta quyết thanh trừng bọn ma tham lam. Trở về với lòng hòa thuận, ta cố trừ diệt con ma nóng giận. Vì thế, quy y Tam Bảo, không có nghĩa hoàn toàn ỷ lại, mà chính là phương pháp bỏ xấu về tốt, dứt khổ cầu vui rất tốt vậy.

Tóm lại, chúng ta quy y Tam Bảoquyết định một hướng đi, tạo cho mình một nghị lực hùng dũng, bỏ ác theo lành, quyết tiến thủ trên con đường từ phàm đến Thánh. Quy y Tam Bảo là một ý chí quyết tiến không lùi, là gầy dựng một cuộc sống vững chãi, an tịnh giữa biển đời ba đào chuyển động. Con người sống mà không định hướng, không lối đi, thì khác nào cánh bèo linh đinh phiêu giạt giữa biển khơi, thật còn gì đau khổ bằng!!!.


QUY Y TAM BẢO


MỞ ĐỀ

Kiếp người chẳng khác nào con thuyền đang lênh đênh bể cả, ai không khát khao tìm một chỗ nương tựa, một hướng đi để con thuyền người đỡ chòng chành và chóng vượt khỏi trùng dương nguy hiểm? Chỗ nương tựa vững chắc nhất không đâu bằng ngôi Tam Bảo. Hướng đi nhanh chóng và an ổn chỉ có Đạo Phật.

Người đã nhận Đạo Phật làm một hướng đi, bước đầu tiên phải quy y Tam Bảo. Quy y là nấc thang đầu tiên của cây thang giải thoát, là cửa ngỏ đi vào ngôi nhà giác ngộ. Vì thế ai đã hướng về với Đạo Phật mà thiếu quy y khác nào kẻ đi vào nhà mà không từ nơi cửa. Quy y có tánh cách hệ trọng như vậy, nên chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa của nó.

ĐỊNH NGHĨA

Kiếp sống của con người mong manh yếu ớt khác nào cánh bèo đang bị gió dập sóng dồi ngoài bể cả. Nếu không có nơi vững chắc để nương tựa, e một ngày kia phải tàn rửa và chìm lịm dưới đáy bể. Vậy nên phải quy y, nghĩa là đem thân mạng nương gởi nơi ngôi Tam Bảo. Tam Bảo là quả đất, muôn hoa cỏ thiện đều từ nơi đó mà sanh. Tam bảo là con thuyền cứu vớt sinh linh đang đắm chìm trong bể luân hồi, đưa đến bờ giải thoát. Do đó, người phát tâm tu theo Đạo Phật phải thành kính đem gởi cả thân mạng này về ngôi Tam bảo.

Tam bảo là ba ngôi quí báu: Phật quí báu, Pháp quí báu, Tăng quí báu. Tại sao Phật, Pháp, Tăng là quí báu? - Phàm vật gì khó tìm gặp, mà khi gặp được có công dụng giúp người giải khổ, ấy là vật quí báu. Như vàng, bạc, ngọc, ngà… rất khó được, nhưng một khi được là giải quyết mọi vấn đề: nghèo khổ, đói rách… cho người. Tam bảo cũng thế. Dễ gì gặp Phật ra đời, dễ gì thấu đạt pháp giải thoát, dễ gì gặp một vị sư chơn chánh? Nhưng một phen gặp được Tam bảo, chắc chắn giải thoát được mọi khổ não, và tạo cho người một cảnh giới an tịnh chơn thật. Vì thế, Phật, Pháp, Tăng gọi là quí báu. Tam bảocông dụng vô biên, nên phải giải thích riêng từng phần.

Phật là đấng giác ngộ hoàn toàntừ bi vô hạn, lúc nào cũng chực hướng dẫn chúng sanh đến chỗ giác ngộ như Ngài, nên người đời gọi Phật là đấng tự giác, giác tha viên mãn, là ông cha lành của tất cả chúng sanh, vị Đạo Sư của mười pháp giới.

Pháp là những phương pháp tu hành do Đức Phật dạy. Người thực hành theo những phương pháp ấy sẽ diệt sạch mọi phiền não, mê mờ, đến nơi an vui giải thoát. Nói một cách khác, Pháp là những phương thuốc trị bịnh chúng sanh. Chúng sanh là những bệnh nhân nằm rên siết trên giường bịnh, pháp của Phật là diệu dược, nếu ai biết chọn uống thì lành ngay. Pháp ấy rất nhiều nhưng đều nằm gọn trong ba tạng: Kinh, Luật, Luận.

Tăng là một số đệ tử Phật, ly khai gia đình, hiến trọn đời cho đạo pháp. Những vị hằng ở chung nhau để tu hành, để học hỏi và luôn luôn giữ theo giới luật của Phật, hằng hòa thuận thân mến nhau. Các Ngài thay đức Phật hoằng truyền chánh pháp, cứu độ chúng sanh.

Nói chung, quy y Phật là hướng thẳng đời mình theo đấng Giác ngộ học theo gương từ bi của Ngài, thương yêu cứu vớt tất cả chúng sanhcuối cùng thoát khỏi vòng mê muội của một phàm phu. Quy y Phápy theo giáo pháp Phật dạy tu hành lần lần dứt sạch các phiền não, giải thoát mọi khổ đau. Người bệnh nhờ thuốc trị được lành, chúng sanh đau khổ nhờ giáo pháp cứu được an vui. Quy y Tăng là theo sự hướng dẫn của những vị sư chân chánh mà tu tập. Vì các Ngài đã dày công nghiên cứuthực hành giáo pháp Phật dạy, tùy căn cơ trình độ mỗi người, các Ngài cho những pháp thích hợp để trên đường tu khỏi phải lạc lầm.

Tóm lại, quy y Phật là mong được sáng suốt, quy y Pháp là cầu hết đau khổ, quy y Tăng là nhờ sự hướng dẫn đúng đường lối giải thoát.

Quy y Tam bảo chẳng những có thế, mà còn chia ra Sự, Lý khác nhau.

SỰ QUY Y TAM BẢO

Quy y Phật là quỳ dưới chân Phật phát nguyện trọn đời y cứ nơi Ngài, cầu mong Ngài hướng dẫn dắt dìu đến chỗ giác ngộ, nếu Phật còn tại thế. Trường hợp Phật đã nhập Niết bàn, quy y Phật là đến chùa quỳ trước Phật đài chí thành tưởng niệm như Phật hiện ngự trên đài sen, phát nguyện trọn đời theo gương sáng của Ngài. Phật sẽ chứng minh tấm lòng thành kính của mình đời đời tu hành không lui sụt.

Quy y Phápy cứ theo Kinh, Luật, Luận của Phật mà đọc tụng tu trì. Những quyển kinh luật ấy ghi chép lời vàng ngọc mà Phật đã dạy. Học hỏi tu tập theo dần dần sẽ đủ sức ngự trị tâm mình, diệt tận phiền não.

Quy y Tăng là chọn lựa những vị sư đầy đủ đức hạnh, có khả năng hướng dẫn ta trên đường giải thoát, thỉnh cầu những vị đại diện chư Tăng truyền trao quy giới cho ta. Từ đó về sau tôn kính những vị ấy là thầy, chẳng riêng gì mấy vị ấy, mà tất cả vị sư chân chánh đều là bậc thầy ta cả. Vì vị nào có khả năng hướng dẫn, có đức hạnh gương mẫu đều là người đáng cho ta nương theo học hỏi.

QUY Y TAM BẢO

quy y Tam bảotrở về nương tựa với Phật, Pháp, Tăng sẵn có trong mỗi chúng ta.

Kinh chép: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh…”. Phật tánh là gì? - Tức là trí giác sáng suốt của mỗi người. Mặc dù chúng sanh sẵn có trí giác, nhưng đã lâu bị si mê phiền não che lấp nên không hiển lộ, như mây mù che mặt nguyệt, như bụi phủ dày đặc trên mặt gương. Giờ đây quy y Phật là tự diệt phiền não, phá si mê để trí giác hiện bày, như vạch mây mù cho thấy trăng sáng, lau sạch bụi để lộ mặt gương.

Muôn vật ở giữa đời này thiên hình vạn trạng, nhưng đều chung cùng một bản thể. Như nhìn vào tiệm vàng thấy bao nhiêu món đồ trang sức bằng vàng, hình thức khác nhau, nhưng chung qui vẫn là một chất, chất vàng. Đã đồng một chất vàng thì giá trị bình đẳng như nhau, nếu đồng cân lượng. Hình thức vàng: vòng, cà rá, xuyến… luôn luôn đổi thay, nhưng chất vàng không khi nào thay đổi. Hình thể sự vật là biến thiên, bản thể của nó là chân thật. Hình thể có lớn, nhỏ, tốt, xấu khác nhau, nhưng bản thể thì bình đẳng. Bản thể ấy gọi là pháp tánh. Người lóng tâm an tịnh để khế hợp pháp tánh, gọi là quy y Pháp.

Bản tâm mỗi người vẫn hằng thanh tịnh, nhưng vì vọng thức quay cuồng nên thành ô nhiễm. Như nước, tánh vẫn là trong, vì sóng gió cuồng loạn nên trở thành ngầu đục. Giờ đây chúng ta chận đúng vọng thức để tâm trở lại thanh tịnh, đó là quy y Tăng.

Tóm lại, Lý quy y Phật là phát huy trí giác sẵn có của mình. Lý qui y Pháp là nhận chân bản thể của các pháp. Lý quy y Tăng là dứt vọng để tâm được thanh tịnh.

Giáo lý nhà Phật lúc nào cũng giữ tánh cách trung đạoviên dung. Người quy y Tam bảo không phải hoàn toàn ỷ lại nơi Phật, Pháp, Tăng bên ngoài, mà phải trực nhận Phật, Pháp, Tăng nơi mình sẵn có. Ngược lại cũng không tự cao Phật, Pháp, Tăng sẵn có của mình, mà vẫn kính trọng tôn sùng Tam bảo bên ngoài. Biết viên dung cả hai mới gọi là chân chánh quy y. Tuy nhiên, lý bao giờ cũng tùy sự mà hiển, nên phải đặt Sự trước, Lý sau. Như đứa học trò trước phải nhờ ông thầy chỉ dạy sau nó mới hiểu biết, đành rằng nó đã sẵn trí khôn. Do đó, Sự là vấn đề quan trọng cần hiểu đủ mọi mặt của nó.

NGHI THỨC QUY Y

Sự, Lý quy y đã hiểu rõ, nên biết qua nghi thức quy y. Quy ybuổi lễ quan trọng trên đường tu tập của mình, vì đó là bước đầu đi đến giải thoát. Vì thế, trước khi quy y, những vị phát tâm quy y phải y phục chỉnh tề, sắm khay lễ thỉnh chư Tăng đến trai đường, đảnh lễ thưa bạch cầu xin chư Tănglòng từ bi truyền trao quy giới cho mình. Đừng lầm tuởng quy y là một phương tiện để chư Tăng thâu nhiều đệ tử, khởi tâm khinh mạn mà tổn phúc.

Sống trong cuộc đời nhiễm ô này, có ai dám tự cho mình hoàn toàn trong sạch, vì thế trước khi thọ lãnh quy giới, mỗi người phải ba phen sám hối cho ba nghiệp được thanh tịnh. Ngày quy y là ngày bắt đầu bước chân lên đường giải thoát, như một bộ hành bắt đầu leo núi, trước phải gở bỏ những thứ cồng kềnh vô ích đang mang nặng trong mình, sau mới tiến lên đến đỉnh núi. Người quy y cũng thế, trước phải gạn bỏ những tội lỗi xấu xa đã mang sẵn trong mình từ vô lượng kiếp, để thâu nhận pháp thanh tịnh quý báu của Phật ban, thì mới tiến đến chỗ giải thoát được.

Đến phút quy y, người xin quy y phải quỳ thẳng trang nghiêm theo lời hướng dẫn của chư Tăng chí thành phát nguyện:

Đệ tử xin suốt đời quy y Phật.
Đệ tử xin suốt đời quy y Pháp.
Đệ tử xin suốt đời quy y Tăng.

Ba phen phát nguyện rõ ràng trước Tam Bảo, như thế là đã thành pháp Tam Quy. Người thật tâm quy y Tam Bảo là đã gieo nhân giải thoát, quyết định sẽ gặt được kết quả tốt là thoát ly ba đường ác: Địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Vì thế, kế đó người quy y liền nói tiếp ba lần:

Đệ tử quy y Phật rồi, khỏi đọa địa ngục.
Đệ tử quy y Pháp rồi, khỏi đọa ngạ quỉ.
Đệ tử quy y Tăng rồi, khỏi đọa súc sanh.

Thế là trọn vẹn Tam QuyTam Kiết. Để bảo tồn lý tưởng cao cả của mình và giữ vững đức tin trên đường giải thoát, người quy y tự nguyện:

Đệ tử quy y Phật, nguyện trọn đời không quy y thiên, thần, quỉ, vật.
Đệ tử quy y Pháp, nguyện trọn đời không quy y ngoại đạo, tà giáo.
Đệ tử quy y Tăng, nguyện trọn đời không quy y tổn hữu, ác đảng.

Tại sao phải nguyện như vậy? Nguyện như vậy phải chăng là bắt buộc chủ quan? - Không, người phát nguyện như thế nói lên một sức mạnh quyết tiến. Vì trước kia đã chọn lựa kỹ càng chỉ có Tam bảo mới đáng cho mình ký thác cả thân mạng, chỉ có Tam bảo mới đưa mình đến chỗ giải thoát cứu kính, cho nên nguyện trọn đời mình hướng theo Tam Bảo. Như một bộ hành từ Sài Gòn đi Huế, quyết định theo quốc lộ số 1, chớ không đi đường nào khác. Nếu ông quyết định đi Huế, mà khi ra khỏi Sài Gòn gặp đường nào cũng đi, chắc ông khó đến được Huế, nếu đến được cũng tốn công gấp ba, gấp bảy lần đi thẳng. Người quy y cũng thế, đã phát nguyện quy y Tam Bảo, mà gặp đạo nào cũng theo, gặp đảng nào cũng thích, chắc chắn người ấy không khi nào được giải thoát. Người quyết tâm xuống bể mò ngọc, đồng thời gặp ngọc, pha lê, sò, hến, sỏi… quyết định người ấy chỉ lấy ngọc chớ không lượm các thứ kia. Nếu kẻ tìm ngọc mà không chịu lấy ngọc, lại lượm pha lê, sò, hến… thì hỡi ôi! Còn gì si mê bằng! Được ngọc là thỏa mãn sự mong ước của người tìm ngọc và đem lại bao nhiêu sự lợi ích vui sướng cho họ. Cũng thế, quy y là đưa người ta đến chỗ an lành thật muôn vàn lợi ích.

LỢI ÍCH QUY Y TAM BẢO

lạc đường mới biết cái khổ bơ vơ và cảm nỗi sung sướng khi được người chỉ lối. Có ý thức được sự đau khổkiếp người, mới vui mừng khi hướng về ngôi Tam Bảo. Giá trị Tam Bảogiới thiệu một con đường thẳng tắp, thênh thang chạy suốt tới thành trì an lạc. Đi đến hay không, tùy chỗ tin tưởng và khả năng của mỗi người. Dù sao, người hướng về Tam Bảo vẫn khỏi bở ngở bơ vơ, khỏi thấy con đường đời bí lối.

Quy y Tam Bảo không những đem lại cho tâm hồn ta một sự an ổn vững chải, đức tin tưởng kiên cốhiện tại mà còn mở cho ta thấy một tương lai rực rỡ. Ai không tin rằng đường về Sài Gòn sẽ đến Sài Gòn, đi đường về Huế sẽ đến Huế? Cũng vậy, người Quy y Tam Bảo là đi đường giác ngộ, giải thoátthanh tịnh, ắt hẳn sẽ đến ba nơi ấy.

QUYẾT NGHI

Có một số người tự cao tự đại bảo: “ Giá trị tôi như vầy mà đi phục lạy mấy ông thầy cầu xin quy y thì hèn hạ quá, ai mà làm được. Thôi! Ở nhà đến trước bàn Phật phát nguyện quy y cũng xong”. Hoặc có người bảo: “Tôi ăn ở hiền lành đủ rồi cần gì quy y cho nhọc”. Nói thế là họ không nhận thấy sự quan trọng trong khi Quy y. Giá có người định bụng, hoặc nói thầm: mười giờ mai mình sang thăm ông cả ở cuối làng. Nhưng gần đến 10 giờ phải một trận mưa, hoặc có khách đến thăm… Thử hỏi người ấy có đi thăm ông cả đúng giờ đã định không? Và khi ngồi nhà lòng anh có cắn rứt khó chịu chăng? Chắc là không! Vì ông có hứa với ông cả đâu mà sợ. Ngược lại, nếu anh đã hứa rõ ràng trước với ông cả thì dù mưa gió, khách khứa gì anh cũng phải đến. Nếu anh không đến sẽ bị lương tâm quở phạt nặng nề. . . Như vậy ai cũng phải công nhận: lời hứa được người nghe, người chứng nhận có mộït giá trị sâu đậm trong tâm hồn, khó mà quên được. Càng đông người nghe nhất là những người ấy đều là bậc đáng kính, lời hứa càng tăng giá trị lên bội phần. Vì thế trong quy y, mỗi người tự hứa rõ ràng ba phen trước Tam Bảo, nhờ đó mà suốt đời không lảng quên và không dám làm sai lạc. Nếu lỡ làm sai, họ hết sức hối hận lo chừa cải. Hơn nữa, lời hứa ấy ghi sâu vào tàng thức, đời đời sanh ra là họ sớm thức tỉnh trở về con đường đạo. Cho nên quy y là một điều quan trọng không thể thiếu được.

KẾT LUẬN

Tóm lại quy y Tam Bảo là đem đời mình nương gởi nơi Phật, Pháp, Tăng. Không phải hoàn toàn ỷ lại Tam Bảo bên ngoài, mà cần phát huy Tam Bảo tự tâm mình nữa. Đã phát nguyện quy y là đủ điều kiện thành một Phật tử chân chánh. Nhưng chỉ biết phát nguyện quy y mà không theo gương sáng của Phật, không y giáo pháp luyện rèn luyện tâm tánh và không vâng lời nhắc nhở chư Tăng, là một khuyết điểm lớn lao. Bởi thế sau khi Quy y, Phật tử sống đúng theo đường lối của Tam Bảo, nhứt định có ngày sẽ đạt được kết quả như nguyện.

Các đạo quả tốt đẹp, từ quả vị Hiền Thánh, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, cho đến Phật quả cao tột đều bước từ cấp Qui Y mà lên. Qui Y được coi là nguồn phát nguyện của con sông từ thiện, là nền tảng của ngôi nhà đạo pháp. Vì thế người tu theo đạo Phật nhất định trước phải Quy y Tam Bảo.


NGŨ GIỚI

MỞ ĐỀ

Nhân loại hiện đang sống trong hồi hộp lo âu, trong hãi hùng kinh sợ, cho đến cảnh máu sông biển lệ đều bởi mọi người không biết giữ “ngũ giới mà ra”. Ngày nào nhân loại thức tỉnh, biết áp dụng “ngũ giới vào đời sống thực tế, ngày ấy thế gian đau khổ này sẽ trở thành thiên đường hiện tại.

Chẳng những thế, ngũ giới còn công dụng làm cơ bản người đến chỗ giải thoát an lạc. Người đã phát tâm quy y Tam Bảo là đã bước chân len nấc thang giải thoát, nhưng nếu không giữ giới mà chỉ bước nấc thang đầu rồi dừng lại, không thể tiến đến giải thoát thật sự được. Vì thế, sau khi quy y mỗi người cần phát nguyện giữ giới để mạnh tiến trên đường giải thoát.

ĐỊNH NGHĨA

Ngũ giới là năm điều răn cấm do đức Phật chế ra. Năm điều này y cứ trên tâm từ bi, trên phương diện dứt trừ tội lỗithành lập. Đức Phật không bắt buộc chúng ta phải giữ, nhưng để cho tâm từ bi tăng trưởng, cho tội lỗi tiêu trừ, mỗi chúng ta phải phát nguyện giữ gìn. Bởi vì giáo lý của Phật là những phương thuốc cứu khổ chúng sinh, chúng sinh muốn thoát khổ phải y theo đó tu hànhtuân theo lời răn cấm của Ngài. Như ông lương y chế những phương thuốc hay trị lành mọi căn bệnh của bệnh nhân, nhưng trước khi uống thuốc, bệnh nhân phải triệt để theo lời ông dạy và phải vâng giữ những lời ông bảo phải kiêng. Bệnh nhân biết kiêng cữ đúng pháp thì thuốc mới hiệu nghiệm. Cũng thế, chúng sinh biết vâng giữ giới luật thì tu theo đạo Phật mới thật sự giải thoát.

Tất nhiên, giới luật Phật không bắt buộc chúng ta giữ hết. Tùy khả năng, hoàn cảnh, mỗi người giữ được bao nhiêu, tốt bấy nhiêu. Bởi vì giới là những cái cửa của ngôi nhà công đức, nếu chúng ta đóng được một cửa thì đỡ một phần giữ gìn trộm cướp, đóng hai cửa thì đỡ hai phần, đóng trọn vẹn thì chúng ta hoàn toàn an ổn, mặc tình vui chơi an nghỉ. Thế nên, “năm giới” rất cần thiếthệ trọng đối với người đời.

NĂM GIỚI

Năm giới là: Không giết hại, không trộm cướp, không tà dục, không nói dối và không uống rượu.

1. KHÔNG GIẾT HẠI

Nghĩa là không được giết hại sinh mạng, từ loài người cho đến các loài vật. Bời vì mạng sống có một giá trị tuyệt đối, đối với loài người cũng như với muôn vật. Cho nên giết sinh mạng kia để tô bồi sinh mạng này là điều không hợp lý đạo.

Chúng ta ai cũng coi sinh mạng mình là điều đáng tôn trọng tuyệt đối. Nếu có ai muốn mưu hại là mình chống trả triệt để, để bảo tồn sinh mạng. Mình đã biết quý trọng sinh mạng mình, tại sao lại ưng chà đạp trên sinh mạng người? Suy rộng ra các loài vật cũng biết quý trọng mạng chúng. Như khi một con bò hay một con heo sắp bị đập đầu, thọc quyết, ta thấy sự phản kháng của nó mãnh liệt, sự đau thương cùng cực, bằng những tiếng kêu gào, những cái giãy giụa thoát chết! Chiếu theo lẽ công bằng đều ta không muốn ai làm cho ta, thì ta đâu nỡ gieo cho kẻ khác hay loài khác. Vì lẽ để tôn trọng sinh mạng của mọi loài, để hợp lý công bình, đức Phật cấm giết hại người và các loài vật.

Lại nữa, lòng từ bi của đức Phật xem mọi loài như con, nên Ngài không đồng ý cho đệ tử Ngài sát hại sinh vật bất cứ trong trường hợp nào. Bởi vì đang tâm giết hại sinh mạng là lòng độc ác đã cực thịnh, tâm từ bi bị bóp chẹt. Nhẫn tâm vô cớ giết một con vật, tính bạo ác không kém giết hại một người. Ta hãy nghe: “Một quần chúng ung dung cắt xẻo thân hình một nạn nhân cô thế vốn tỏ ra một tính tàn khốc, đốn mạt. Nhưng đối với một triết học gia, sự tàn khốc rất đồng tình với lòng hiểm ác của kẻ đi săn hợp nhau lại hằng mấy chục người để được cái hứng thú nhìn đoàn chó săn của mình phanh thây một con vật khốn nạn” (Tâm lý quần chúng). Chính Khổng Tử đã bảo: “Văn kỳ thinh bất nhẫn thực kỳ nhục, kiến kỳ sinh bất nhẫn kiến kỳ tử”. Nghĩa là: Nghe tiếng kêu la của một con vật không nỡ ăn thịt nó, thấy nó sống không đành thấy nó chết. Như vậy, người có tâm từ bi hay lòng nhân đều không nỡ sát hại người hay vật.

Khi nghe tiếng kêu thống thiết của một người, một con vật thì ta biết họ đang oán hận tràn trề. Họ vì cô thế, vì yếu sức nên bị ta giết hại. Trong khi ấy, họ ôm mối căm hận, chờ gặp dịp báo thù. Cứ thế, mỗi ngày ta đều gieo căm hận cho người và vật, tích lũy lâu ngày khối oan gia ấy to hơn sức ta, chừng ấy ta sẽ bị nó sát phạt lại. Tổ Sư Diên Văn đã than:

Thiên bá niên lai uyển lý canh,

Oán thâm như hải hận nan bình;

Dục tri thế thượng đao binh kiếp?

Thã thính đồ môn bán dạ thinh!

Dịch:

Hằng ngày giữa bát canh ăn

Oán sâu bể thẳm hận bằng non cao;

Muốn thấy binh lửa thế nào?

Hãy nghe quan thịt tiếng gào đêm thâu!

Càng tạo nghiệp sát càng lao mình vào vòng đau khổ. Phật dạy: “Thường sinh tâm sát hại càng tăng trường nghiệp khổ, mãi xoay vần trong sinh tử, không có ngày ra khỏi” (Kinh Lăng Già). Để giải thoát nghiệp khổ, để đem thế giới lại cảnh thanh bình, đức Phật cấm Phật tử giết hại.

Chẳng những không giết hại, mà Phật còn dạy Phật tử phải cứu mạng phóng sinh nữa. Ai có lâm cảnh tù đày mà được phóng thích, mới thông cảm thấm thía cái cảnh của người hay vật được cứu mạng phóng sinh. Nỗi vui mừng của một người tử tội được ân xá, ngang với nỗi vui mừng của một con vật sắp bị cắt cổ, nhổ lông mà được phóng sinh. Như vậy, tại sao chúng ta không ban vui cho người, cho vật, mà cứ gieo khổ chuốc hờn? Nhân đã gieo thì quả nhất định phải gặt. Người Phật tử lúc nào cũng gieo nhân tốt để gặp quả tốt, cho nên không giết hại mà lại phóng sinh.

Vẫn biết, giết hại là tạo nhân khổ, phóng sinh là gieo nhân vui, nhưng người tại gia còn ăn mặn, còn làm công kia việc nọ thì khó tránh khỏi phạm giới. Ở đây không buộc chúng ta giữ triệt để như thế, chỉ cần giữ phần quan trọng là không giết người và các con vật lớn như: trâu, bò… còn những vật nhỏ như tôm, cá, tránh dần dần được bao nhiêu tốt bấy nhiêu.

Giữ được giới sát sinh, tâm ta sẽ an ổn được đôi phần, vì khỏi lo người thù oán về phương diện giết hại. Thế là chúng ta đã giải thoát một phần oan gia nghiệp báo. Suy rộng, trong xã hội này, nếu mỗi người đều không dám giết hại thì còn phải lo gì sự tang tóc bất ngờ, còn phải sợ gì mạng mình không bảo đảm. Nếu nhân loại đồng giữ giới không giết hại thì đó là một đảm bảo thực tế cho nền hòa bình thế giới vậy.

2. KHÔNG TRỘM CƯỚP

Là không lấy tài sản của người, khi người không bằng lòng cho. Những thứ quý như: ngọc, ngà, vàng, bạc, ruộng vườn, nhà cửa… cho đến những vật hèn mọn như: trái ớt, cọng rau… thuộc quyền sở hữu của người, người không cho đều không được lấy, ỷ mạnh, bè đảng giựt ngang của người là ăn cướp. Dùng mưu mẹo rình rập lén lấy là ăn trộm. Ăn trộm nhiều hình thức: đo gian, đong thiếu, lừa bịp, dụ dỗ… kể không xiết. Nhưng có thể tóm lại một câu: bất cứ hình thức nào, do lòng tham gạt người lấy của đều là ăn trộm.

Chúng ta không muốn ai lấy của mình, tại sao lại chăm chăm muốn đoạt của người? Như thế trái với lẽ công bằng. Quyền sở hữu cá nhân của ta, ta biết tôn trọng thì ta nỡ nào chà đạp trên quyền sở hữu của người. Với tâm bình đẳng của đức Phật, Ngài không cam thấy đệ tử làm những việc trái lẽ và bất công, nên Ngài cấm không cho trộm cướp.

Một khi vô ý làm mất một vật hay một số tiền, chúng ta dàu dàu buồn khổ, huống nữa lấy trộm của người để người phải khóc than nguyền rủa sao đành? Ai cũng biết: “Tiền tài là huyết mạch con người”. Như vậy kẻ cố cướp đoạt của người tức là cố sát hại sinh mạng người vậy. Người làm trái lẽ công bình cố nhiên luật pháp không bao giờ dung họ. Giả sử hiện tại họ khôn khéo tránh khỏi pháp luật thì vị lại nghiệp khổ không bao giờ tha đâu. Phật dạy: Người tham luyến sắc tài không chịu rời bỏ, cũng như đứa bé luyến một chút mật dính trên lưỡi dao, thè lưỡi liếm, phải bị cái họa đứt lưỡi (Kinh Tứ Thập Nhị Chương). Chính thế vì tham tiền của đã lắm người tự gieo mình trong khám đường, dưới địa ngục. Đây ta hãy đọc bài kệ cảnh tỉnh của Ngài Thái Tông Hoàng Đế:

Tạc xích xuyên tường ý bất hưu,

Thiên ban bách kế khổ vinh cầu;

Kim sinh cầu đắc tha nhân vật,

Bất giác chung thiên thọ mã ngưu.

Dịch:

Khoét vách đào tường chí những đâu,

Ngàn mưu trăm kế luống tham cầu;

Của người dầu có đời này được,

Đời khác luôn luôn kiếp ngựa trâu.

Trộm cướp là một hiểm họa cho người, cho mình, nên Phật tử luôn luôn phải tránh.

Tự mình không trộm cướp là đã giải thoát được ngục tù về tội trộm cướp. Nếu một ngày nào trong xã hội không ai có tâm gian tham trộm cướp thì nhà không đóng cửa, của khỏi giữ gìn, thật còn gì sung sướng hơn! Người ta khổ bởi không có của nhưng kẻ có của nhiều cũng khổ, vì lo sợ giữ gìn. Người không trộm cướp tức là đã âm thầm ban cho mọi người sự an ổn rồi. Hàng Nho tử còn có câu: “Nhân phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thủ”. Huống chúng taThích tử, lại đi trộm cướp hay sao?

3. KHÔNG TÀ DỤC

Là không phạm đến trinh tiết của người, ngoài vợ chồng chính thức. Người Phật tử tại gia được phép có đôi bạn, nhưng phải chính thức rõ ràng. Tất cả sự lang chạ thầm lén không hợp pháp đều phạm giới tà dục. Mỗi người ai cũng muốn gia đình đầm ấm. Con em mình thanh bạch, thì sao đành phá hại gia cang hay làm nhục nhã tông môn người.

Còn gì đau khổ hơn, sống chung một gia đình mà chồng, hoặc vợ có dạ riêng tư tà vạy! Hạnh phúc đâu còn khi chồng vợ không tin nhau? Vì bảo vệ hạnh phúc gia đình mình, danh giá cho chính mình và tông môn mình, người Phật tử không phạm đến hạnh phúcdanh giá của kẻ khác.

Những bọn Sở khanh bao giờ cũng bị xã hội khinh miệt. Họ đến đâu hay gần ai, người ta đều nhờm chán như con chuột ghẻ. Họ để tâm dòm ngó vợ con người ta, chính vợ con họ cũng lăm le vạch sang rào nhà kẻ khác rồi. Khi họ phá hoại hạnh phúc gia đình người, thì chính hạnh phúc gia đình họ đã tan vỡ trước. Phật dạy: “Người ôm lòng ác dục cũng như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, quyết bị nạn cháy tay” (Kinh Tứ Thập Nhị Chương). Thật vậy, người có tâm xấu xa đắm mê sắc dục không sớm thì chầy quyết bị hại; nếu không tan nhà mất nước thì cũng gởi sinh mạng trên mũi súng ngọn gươm. Xưa nay biết bao gương đã chứng minh những kẻ mê sắc dục phải tan nhà mất mạng.

Người giữ giới tà dục thanh tịnh thì phẩm giá được nâng cao, gia đình đầm ấm, gần ai, người ta đếu mến chuộng, tin yêu. Kẻ ấy tâm hồn hằng an tịnh, vì không bị sắc dục lôi cuốn xao động.

4. KHÔNG NÓI DỐI

Không nói những lời sai sự thật, khác với ý nghĩ. Thấy thế này nói ra thế khác làm sai lạc sự thật cốt lừa bịp người, hoặc ý nghĩ nột đường nói ra một ngã cốt che đậy sự quấy rối của mình: hoặc vì tâm ác độc nói lời ly gián làm cho ân nghĩa chia lìa, gây cho đôi bên sinh oán thù hờn giận, dùng những lời văn bóng bẩy, những câu nói ngọt ngào để xui người làm quấy, để dụ dỗ người bước vào đường tà; cho đến dùng lời thô bỉ mạ nhục, trù rủa người, những hình thức đó đều thuộc về nói dối cả. Đạo Phật là đạo như thật, người tu theo đạo Phật phải tôn trọng sự thật, nên không được nói dối. Nói dối chẳng những làm sai lạc sự thật, mà còn làm mất lòng tin nhau, gây vô lượng đau khổ.

Lời nói là để phô bày tâm tư và để diễn tả lại những điều tai nghe, mắt thấy của mình cho người khác biết. Nếu lời nói không đúng sự thật thì còn ai dám tin. Mọi người đều không tin thì kẻ ấy có mặt trong xã hội này cũng coi bằng thừa. “Nhân vô tín bất lập” đó là lời dạy của Khổng Tử. Một người nói dối, mười người nói dối cho đến cả xã hội đều nói dối thì nhân loại phải thế nào? Tôi tin anh, tôi mới dám nói chuyện với anh. Tôi tin anh, tôi mới dám nhận lời hứa, lời mời của anh. Tôi tin anh, tôi mới chung vốn làm ăn với anh. Tôi tin anh, tôi mới đem việc kín gia đình ngoài xã hội nói với anh. Nếu tôi không tin anh thì tôi và anh không gần nhau được. Trong một gia đình, một xã hội mà không ai tin ai thì làm sao sống chung. Giả sử gắng gượng sống chung nhưng ôm ấp bao sự nghi ngờ dè dặt thì còn gì là hạnh phúc, là thân mật.

Lời nói tuy không phải là lưỡi kiếm, nhưng nó còn bén hơn lưỡi kiếm. Chỉ một câu nói thôi có thể rụng năm mươi cái đầu. Chỉ một câu nói thôi có thể tan nhà mất nước. Phật dạy: “Phù sĩ xử thế phủ tại khẩu trung, sở dĩ trảm thân do kỳ ác ngôn”. Nghĩa là: Phàm kẻ ở đời, lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ chém mình do lời nói ác”. Đã đành nói xuyên tạc, nói ly gián là để hại người, nhưng trước khi hại người nó đã hại mình.

Có một số người tưởng nói dối để lừa bịp, qua mặt người là khôn, là hơn người. Nghĩ thế là lầm to! Mỗi khi nói dối người, chính mình đã tỏ ra khiếp nhược. Bởi vì đối diện với người không đủ can đảm nói thẳng, nói thật, nên nói quanh co dối trá. Ai không thấy đứa bé khi làm hư hỏng điều gì, trước mặt cha mẹ, nó đổ thừa người này người nọ, hoặc kiếm lời nói dối để che đậy.Nếu không sợ đòn và mắng thì bao giờ nó nói dối? Như vậy, càng nói dối càng dìm mình xuống hố nhục nhã.

Lời nói rất hệ trọng, chúng ta phải cẩn thận đừng nói cẩu thả mà gieo họa cho người, cho mình. Phải “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” (Cách ngôn Pháp); hoặc quý trọng giữ gìn lời nói như vàng “Vàng sa xuống giếng khôn tìm, người sa lời nói như chim sổ lồng” (Ca dao Việt Nam).

Người không nói dối là biết tự trọng không để mất giá trị, lại không làm tổn hại người và mình. Mỗi cá nhân không nói dối thì chính họ được an ổn thanh cao. Toàn thể nhân loại đều không nói dối thì xã hội này an lạc hạnh phúc biết bao. Do tin nhau mới mến nhau, mà toàn nhân loại không nói dối thì còn ai không đáng yêu.

Nói dối là một tai nạn lớn lao cho mình và xã hội. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nên nói dối, đó là khi nào vì lòng từ bi mà phải nói dối để cứu người hay vật. Nói dối phạm tội là do lòng tham, sân làm động cơ thúc đẩy; ngược lại, nếu lòng từ bi làm động cơ thúc đẩy nói dối là không phạm.

Tóm lại, người tu theo đạo Phật là cầu cho mình, cho người được an lạc, và đem tình thương ban cho nhân loại, nên Phật cấm nói dối, mà phải nói lời chân thật.

5. KHÔNG UỐNG RƯỢU

Tất cả thứ rượu có chất men làm say người đều không được uống. Chính mình không uống, cũng không được mời rủ người uống. Người tu theo đạo Phật cầu giác ngộ. Rượu là thứ làm cuồng mê người, phản bội với trí giác nên không được uống. Bằng chứng, khi bình thường ta đủ lý trí phán đoán lẽ phải quấy, tốt xấu; nhưng khi uống vô một cốc rượu thì cả người nóng rực, tâm mình xao xuyến mất bình tĩnh. Nên nói: “Rượu vào lời ra”.

Người tu quan niệm rượu độc còn hơn thuốc độc. Bởi vì một chén thuốc độc ta uống vào chết ngay, nhưng chỉ chết một thân này, còn uống rượu vào mất giống trí tuệ, phải chết đi sống lại vô số kiếp. Thật tế hơn, người uống rượu nhiều dễ bị say sưa thường nhiễm gió, trúng phong sinh nhiều bệnh nguy hiểm. Chẳng những rượu hại cho họ ở hiện tại mà thôi, lại còn lây đến con cháu. Làm tâm tính đần độn ở sau này nữa. Lại những khi quá chén dễ sinh cãi vã đánh đập làm rối loạn xóm làng, gây đau khổ cho bạn bè, quyến thuộc. Như câu chuyện ngụ ngôn này:

“Một hôm anh nông phu kia ra đồng cày ruộng, bỗng hiện sừng sững trước mặt một vị thần khổng lồ. Ông nói: “Ngươi đã đến số chết, ta đến đây giết ngươi”. Anh nông phu kinh hoàng lạy lục van xin tha mạng. Ông thần bảo: “Nếu muốn ta tha, ngươi phải làm một trong hai việc này: Trưa nay về nhà, ngươi giết chết cha ngươi hoặc uống hết lít rượu để trên bàn”. “Dạ vâng! Trưa nay con xin uống hết rượu”. Ông thần nhìn anh với vẻ lườm lườm chờ đợi, rồi biến mất. Trưa về, vì sắp đến ngày giỗ ông bà, cha anh mua lít rượu để trên bàn đợi mai đãi khách. Anh thấy vội vàng lại chụp lấy, ọc một hơi cạn cốc. Cha anh tức giận, đứa con sinh chứng lạ thường, xốc lại miệng chửi tay đánh túi bụi. Ma men đã thấm, anh không phân biệt phải trái, chụp được cây gậy, đập ông một cây chết tốt! Bà mẹ nóng lòng chạy đến nắm đầu la! Anh trở gậy đập một cây chết luôn! Hàng xóm hay được bắt anh giam. Mấy giờ sau anh tỉnh cơn say, anh hết sức hối hận…”

Người không uống rượu, tâm hồn điềm tĩnh, trí tuệ linh mẫn, gặp việc phán đoán kỹ càng, tu hành chio1ng đắc định, huệ.

Mặc dù Phật cấm uống rượu, nhưng có trường hợp Ngài cho, là khi nào bệnh nặng cần phải uống thuốc rượu mới lành bệnh thì được uống, nhưng phải thưa cho Tăng biết trước, sau mới uống.

Để dễ tu hành và tránh tội lỗi, Phật tử quyết định không uống rượu.

CÔNG DỤNG NĂM GIỚI

Con ngườiđủ khả năng tiến hóa, mà cũng đủ điều kiện thoái hóa. Người giữ năm giới thanh tịnh là biết cải tạo bản thân mình từ phàm tục đê hèn lên Hiền Thánh thanh cao. Trái lại, kẻ buông lung không giữ năm giới, là từ địa vị con người lần xuống hố ác thú. Vì tính sát hại, cướp giựt, dâm bôn, điêu ngoa, nóng nảy là thú tính, nếu để chúng tăng trưởng tự do trong người, thì người chỉ còn là hình thức con người, chứ tâm hồn đã trở thành lang, sói. Ngược lại, hạn chế được những thú tính ấy, mới là một con người trọn vẹn. Mỗi cá nhân tốt chung sống trong một gia đình thì gia đình trở thành tốt. Nhiều cá nhân tốt chung sống hòa hợp thành một xã hội thì xã hội tốt. Năm giớicông dụng cải tạo con người tốt nên nó là nền tảng xây dựng gia đìnhxã hội tốt vậy.

QUYẾT NGHI

Có người nghĩ: loài ruồi, muỗi, rắn, rít, cọp, sói là thứ độc mang vi trùng, ngậm nọc độc giết người, nếu Phật cấm giết hại nó, một ngày kia chúng sinh sản khắp mặt đất thì con người phải tiêu diệt? – Chúng ta phải biết chủ tâm của Phật là cấm giết hại “con người”. Nhưng trên mặt tâm lý muốn khỏi quả lớn – giết người – cần phải dứt trừ những nhân nhỏ - giết các con vật. Những đứa bé khi lên ba, lên năm ra sân gặp chuồn chuồn, bươm bướm chụp, đập, ngắt cánh, bóp đầu. Nếu cha mẹ nó thấy mà không rầy la, đến 12, 13 tuổi chúng sắm ná, giàn thun bắn chim, đến 20, 25 tuổi chúng đâm họng heo, đập đầu bò, vẫn không bị ngăn cấm; tay đã quen giết hại, nên khi giận ai chúng dám đập đầu, đâm họng như thường. Ngược lại, đứa bé bắt chuồn chuồn bị cha mẹ cấm, từ bé đến lớn không dám cắt cổ một con gà, thì khi giận người nó dám đâm chém chăng? Bởi luật pháp cấm quả mà không dứt nhân nên trong xã hội vẫn xảy ra những vụ giết nhau không ngớt. Do đó người Phật tử quyết định không được giết người. Để tránh quả to ấy, dứt lần những nhân gần là không giết các con vật lớn. Còn các con vật nhỏ chỉ tránh không nên giết vô cớác tâm.

Hoặc có người nói: “Trong lúc trẻ tuổi còn phải bay nhảy với đời không thể giữ trọn năm giới, nên tôi chưa tu theo đạo Phật được?” – Phật đâu bắt buộc tu theo Phật giữ hết năm giới, tùy sức mình hoàn cảnh mình , giữ được bao nhiêu cũng tốt, có giữ còn hơn không. Như vậy, đâu phải giữ đủ năm giới mới tu theo Phật được. Xét kỹ ra, trong đời tu ai tệ gì gắng giữ cũng được vài giới thì có ai mà không tu theo đạo Phật được.

KẾT LUẬN

Tóm lại, giới luật Phật chế ra là để ngừa quấy, dứt lỗi, nếu người tu theo đạo Phật mà không giữ giới thì bất thành vấn đề tu. Kẻ trộm cướp, giết hại, lang chạ, điêu ngoa… còn không xứng là một người tầm thường thay, huống chi là kẻ học đạo từ bi, giác ngộ? Trong năm giớichúng ta giữ không được trọn vẹn cả năm, còn tự thấy hổ thẹn chưa đáng là một Phật tử thay, phương chi không giữ giới nào thì còn gì là đạo đức? Do đó, người Phật tử phải cố gắng giữ giới cho xứng đáng với danh nghĩa của mình, để đem hạnh phúc cho mình và chúng sanh.

Không riêng gì Phật tử mới giữ “năm giới”, mà toàn thể nhân loại đều phải giữ cả. Bởi vì đã tự nhận mình là con người thì phải hạn chế thú tính nâng cao phẩm giá người. Buông lung phạm “năm giới” là mở cửa cho bầy lợn lòng mặc tình ngao du phá phách; giữ năm giới là làm chuồng câu thúc chúng lại, nâng phẩm giá con người lên cao. Do đó những ai đã có tâm cải tạo con người, xây dựng xã hội, cần khuyên mọi người giữ “năm giới” là phương sách bậc nhất.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2777)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 41843)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 7650)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 7772)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 4432)
Tạo sao gọi là Phổ Môn? vì tự tính của mình phổ biến khắp hư không pháp giới, nên gọi Phổ Môn.
(Xem: 5720)
“Quán” là xem xét, “Thế Âm” là âm thanh của thế gian. Quán Thế Âmxem xét âm thanh thế gian, tiêu biểu cho lòng từ bi của Bồ-tát.
(Xem: 13286)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 31690)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 8939)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 13793)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 3646)
Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính.
(Xem: 38344)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 54199)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 14273)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 23744)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 10385)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 3439)
"Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà.
(Xem: 11369)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 14503)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 14075)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 17550)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 15122)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 15301)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 10108)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 12688)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 12520)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 12620)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 14004)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 21994)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 19277)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 32984)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 12968)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12919)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(Xem: 4671)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, Luận Tập Bộ Toàn; Kinh văn số 1678. Pháp Hiền dịch ra chữ Hán. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 13665)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(Xem: 11438)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 17622)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(Xem: 13120)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(Xem: 15862)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(Xem: 13066)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(Xem: 18137)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(Xem: 13556)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 56074)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 13484)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(Xem: 10610)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 15604)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 21473)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 14834)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 16432)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(Xem: 18441)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(Xem: 17801)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(Xem: 14229)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(Xem: 13498)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(Xem: 12922)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(Xem: 14206)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(Xem: 13476)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(Xem: 27090)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 15671)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(Xem: 29781)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(Xem: 10976)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM