Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ứng Dụng Lý Nhân Duyên

11 Tháng Bảy 201421:40(Xem: 7940)
Ứng Dụng Lý Nhân Duyên

ỨNG DỤNG LÝ NHÂN DUYÊN
ĐỂ THẤU TRIỆT LỜI PHẬT DẠY

Thích Đạt Ma Phổ Giác

hoa_vangĐức Phật nói lý nhân duyên là nói đến sự thật của đời sống con người và muôn loài vật trên thế gian này. Nhờ suy xét, quán chiếutìm tòi, chúng ta hiểu được lẽ thật đó nên sẽ bớt dính mắc, chấp trước vào thân tâm này là ta và của ta.

Bản chất của nước là tánh ướt, có thể thay hình đổi dạng, chuyển biến tùy theo thời gian, hoàn cảnh. Nếu chúng ta để nước với nhiệt độ trung bình, không quá nóng cũng không quá lạnh thì trước sau nó vẫn là nước. Nhưng nếu chúng ta để nó vào tủ lạnh thì nước sẽ thành khối nước đá đông đặc. Nếu chúng ta muốn nước bốc thành hơi thì phải dùng lửa đốt để tạo duyên nóng cho nó bốc hơi. Như vậy, nước ấy không cố định là nước mãi mãi, khi ở thể lỏng thì gọi là nước, khi ở thể hơi thì gọi là mây, khi ở thể đặc thì gọi là đông lạnh, nhưng bản chất của nước vẫn là tánh ướt.

Định nghĩa: Nhân là nguyên nhânnăng lực phát sinh. Duyên là phần phụ để hỗ trợ cho nhân phát sinh ra tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Nhân duyên được hình thành theo nguyên lý “cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái cái diệt”, khi đủ duyên thì mọi vật hình thành, khi hết duyên thì sự vật ấy sẽ không còn. Chúng ta hãy thử suy ngẫm về cái nhà! Cái nhà không tự là cái nhà mà phải có nhiều vật dụng như gỗ, đinh, sắt, gạch, cát, xi măng, người thợ mộc, thợ hồ và nhiều phương tiện khác hợp lại mới tạm gọi là cái nhà.

Con người cũng vậy, thân này do bốn chất đất-nước-gió-lửa hợp lại mới hình thành. Vì ta không thấy, không biết đúng đắn nên nhận định sai lầm rồi chấp trước vào đó mà sinh ra đủ thứ phiền não nên chấp nhận sống trong biển khổ sông mê. Chính vì vậy, tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp lại mà thành, không có cái gì do một nhân mà có thể hình thành. Ai “ngộ” được lý nhân duyên thì sự tu hành sẽ không còn khó khăn gì nữa.

Cũng như hạt gạo với hạt thóc là nhân, nhưng phải có người gieo trồng, có đất, có nước, có phân bón, không khí, ánh sáng mặt trời, nhờ những duyên đó kết hợp lại làm cho hạt thóc nẩy mầm, ra lá, lớn lên, rồi trổ những bông lúa nặng trĩu chờ ngày thu hoạch. Cái chén ta dùng để ăn cơm với đất là nhân, người thợ, khuôn, nước, lửa nung là phần phụ phối hợp với nhau làm thành cái chén.

Nhờ áp dụng lời Phật dạy ta có thể chuyển nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc, chuyển ba nghiệp xấu ác thành hiền thiện, đạo đức. Trong kinh Phật nói: “Thấy được lý nhân duyên là thấy Chánh pháp hay thấy đạo”. Thấy được như vậy là người có trí tuệ, là người có chánh kiến nên làm việc gì cũng vì lợi ích chúng sanh là trên hết.

Sự thật, muôn loài muôn vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, không có một vật nào chỉ do một nhân mà hình thành. Tất cả đều phải trải qua tiến trình diễn biến của nhân quả. Cho nên, “cái này có, cái kia có, cái này không, cái kia không”. Không có cái gì chỉ do một nhân mà thành được, nếu có ai nói một nhân mà thành thì người ấy chưa hiểu thấu lý nhân-duyên-quả.

Nhờ biết rõ thân này do nhân duyên hòa hợp mà thành, từ thân người, thân thú, hay mọi cảnh vật cũng đều như vậy. Cho nên, trong kinh Kim Cương nói: “Phàm cái gì có tướng đều hư vọng, giả có, có mà không thật thể nên gọi là giả có”.

Nhờ hiểu được lý nhân duyên con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân, người thương của mình nên không sanh tâm ganh tỵ, tật đố. Điều đó sẽ giúp cho cuộc sống của ta được bình yên, hạnh phúc từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội.

Nhờ hiểu được và thông suốt lý nhân duyên ta sẽ nỗ lực vươn lên làm mới cuộc đời và tự tin chính mình có đầy đủ khả năng vượt qua mọi bất hạnh, khổ đau. Nó giống như một lu nước, muốn nước bốc hơi ta phải đun lên, tạo độ nóng thì nước sẽ bốc hơi. Không có cái gì là do ngẫu nhiên hay tự nhiên mà hình thành được. Nếu muốn nước đông lại thành đá thì ta tạo duyên lạnh, muốn nước trở lại trạng thái bình thường thì ta tạo duyên ấm. Nước không cố định một thể mà nó được thay đổi tuỳ theo sự tác động của “duyên”.

Nhờ hiểu và ứng dụng lý nhân duyên vào trong đời sống hằng ngày, mỗi người chúng ta sẽ thấy rõ ràng mối tương quan chằng chịt nhân quả. Sự sống này muốn tồn tại và phát triển rất cần sự nương nhờ lẫn nhau. Hiểu được như vậy ta mới có bổn phận và trách nhiệm đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ và chia sẻ với nhau bằng tất cả tấm lòng. Nếu ai đó chỉ dùng quyền lực để áp đặt thì sẽ tạo ra mâu thuẫn đối kháng, gây ra ân oán hận thù, rốt cuộc làm đau khổ cho nhau.

Nhờ hiểu và ứng dụng lý nhân duyên vào trong đời sống hằng ngày ta sẽ thấy rõ ràng sự sống trên đời này là vô thường, luôn chuyển biến, đổi thay không ngừng nghỉ. Vì vô thường nên vô ngã, tuy vô ngã nhưng có tinh thần chuyển biến liên tục.

Sự suy nghĩ của con người cũng vậy, tuy không có chủ thể cố định nhưng có tâm thức liên tục trôi chảy không dừng. Vì vậy, khi ta nghĩ tốt, lúc ta nghĩ xấu, trong một ngày có không biết bao nhiêu suy nghĩ, suy nghĩ liên tục không dừng, không mất. Do đó, lý vô ngã của nhà Phật chỉ cho ta thấy sự chuyển biến liên tục chứ không phải vô ngã là không biết gì. Và cũng nhờ sự chuyển biến liên tục này mà ta mới tu tập được, nếu cái ngã là một chủ thể thường hằng bất biến, không thay đổi được thì dù ta có tu tập làm mới cuộc đời, làm mới lại chính mình cũng không lợi ích gì.

Lý nhân duyên cũng cho chúng ta biết khi có nhân mà không đủ duyên thì sự việc ta đang muốn cũng không thể hình thành được. Ví dụ như chúng ta có đủ gạo, nước, củi, nồi, nếu muốn ăn cơm thì phải có lửa và người nấu cơm. Lý nhân duyên cho chúng ta biết cuộc sống của ta có tốt, có xấu, có giàu, có nghèo đều là do nhiều nhân duyên kết hợp hài hoà.

Lý nhân duyên giải thích cho chúng ta biết giả dụ hai người cùng tu chung một pháp môn mà người này đạt được kết quả tốt đẹp còn người kia thì thêm nhiều phiền não thì tất cả đều do nhân duyên, duyên đầy đủ thì mau sớm hình thành và ngược lại.

Khi hiểu được lý nhân duyên rồi chúng ta có thể thay đổi hoàn cảnh theo ý muốn của mình. Muốn có căn nhà để ở thì phải có nhiều duyên hợp lại như gạch, ngói, cát, đá, xi măng, cây, sắt thép và con người. Không có gì do một nhân mà có thể hình thành.

Do đó, Phật dạy ai tin và hiểu thấu lý nhân duyên thì có thể chuyển nghiệp xấu thành tốt, chuyển hoạ thành phúc, chuyển nghèo khổ thành giàu có… Chính nhờ lý nhân duyên này mà chúng ta có thể làm mới lại chính mình từ một con người tầm thường trở thành người sống có ích cho xã hội.

Muốn sống tốt để phục vụ mọi người chúng ta cần phải gần bạn hiền, thầy giỏi, gần những vị tu hành chân chínhlời nói chân thật, có sức thuyết phục lòng người đúng theo tinh thần nhân quả. Nếu chúng ta muốn trở thành người xấu thì cứ trộm cắp, giết hại, lường gạt của người khác rồi vui chơi trác tánggiao du với kẻ ác. Do đó, nếu chúng ta biết tạo duyên tốt thì ngày càng được tiến bộ hơn, ngược lại tạo duyên xấu thì bị sa đoạ và chịu khổ đau.

Nhờ đức Phật đã trải nghiệm qua thời tu hành trong kiếp hiện tại và nhiều đời hành đạo Bồ tát đã chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng lý nhân duyên là một lẽ thật mà ngày hôm nay các nhà khoa học đều công nhận. Lẽ thật đó công bằng, thực tế, không có một đấng nào ban phước giáng hoạ vì bản ngã cá nhân. Nếu chúng ta hiểu được lý nhân duyên thì từ thiên nhiên cho đến muôn loài vật đều theo ngyên lý trùng trùng duyên khởi tương quan mật thiết với nhau.

Chính con người do thấy biết sai lầm nên tưởng mình là thật ta, thấy mình là trung tâm của vũ trụ nên càng chấp ngã nặng nề gây khổ đau cho nhiều người khác. Hiểu được lý nhân duyên chúng ta mới cố gắng vươn lên làm lại cuộc đời, chúng ta sẽ tự cải thiện đời sống của mình bằng cách tinh cần siêng năng, nhờ vậy từ nghèo khổ có thể trở thành giàu có.

Nếu chúng ta cứ nghĩ có một ông trời ban phước giáng hoạ thì ta sẽ ỷ lạitrở thành kẻ yếu đuối, nhu nhược, chỉ biết dựa dẫm vào người khác mà không biết phấn đấu vươn lên. Nhất là những đứa con ỷ lại vào cha mẹ dễ trở thành kẻ hư hỏng. Ngoài ra, khi hiểu được lý nhân duyên chúng ta sẽ bớt chấp ngãdễ cảm thông, tha thứ với mọi người. Nhờ quán sát lý nhân duyên nên con người bớt si mê, chấp ngã mà dần hồi thành tựu đạo vô ngã, vị tha.

Hiện nay, các nhà khoa học chế biến được những máy móc tinh vi hay đồ dùng đẹp đẽ, đều ứng dụng lý nhân duyên. Đó là lẽ thật, vì như tất cả chúng ta đều biết khi phân tích con người ai cũng hiểu thân này do bốn thứ đất-nước-gió-lửa hợp thành. Nếu nhìn theo y học bây giờ thì con người có thể phân tích ra thành rất nhiều chất. Thiếu những chất ấy thân này sẽ sanh bệnh. Vì thế, khi biết thân mình thiếu chất gì người ta bồi bổ thêm chất ấy. Phân tích cho tới tận cùng thì con người có trăm ngàn muôn ức tế bào. Những tế bào đó có những chức năng riêng, mỗi thứ đều có công việc riêng của nó.

Lý nhân duyên là một chân lý sống của cuộc đời, không ai có thể phủ nhận được. Chính vì vậy, người nào sống đúng như lý nhân duyên là người biết sống hoà hợp, biết thương yêu đoàn kết, giúp đỡ mọi người bằng trái tim hiểu biết.

Thấy được lý nhân duyênchúng ta nhìn đúng với các nhà khoa học thời hiện đại. Khoa học phân tích tất cả mọi hiện tượng, sự vật không có cái gì tự có và cũng không có cái gì là do một nhân mà hình thành. Tất cả đều do nhiều yếu tố hợp lại. Khoa học thấy tột được lý nhân duyên nên mới phát minh được những máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ đời sống con người mà những người thời xưa không bao giờ tin được.

Rõ ràng, những nhà khoa học biết ứng dụng lý nhân duyên nên mới có thể chế tạo ra phi cơ bay trên không, tàu thủy đi dưới biển, hoặc xe hơi chạy nhanh ngoài đường phố… Nhưng đáng tiếc, con người chỉ ứng dụng lý nhân duyên trong cuộc sống vật chất mà ít ai ứng dụng lý nhân duyên trong đời sống tinh thần để biết cách làm chủ bản thân mà không làm đau khổ cho người và vật.

Như tâm thức của chúng ta là một dòng chuyển biến liên tục, tuy không có chủ thể cố định nhưng nó vẫn thay đổi liên tục, khi thì nghĩ thiện, khi thì nghĩ ác. Bởi tâm thức suy nghĩ liên tục nên nó không bao giờ mất hẳn, hễ tạo nghiệp thì sự liên tục đó dẫn tới thọ quả báo khi đủ nhân duyên.

Hiểu được lý nhân duyên ta biết thân này từ duyên sanh nên chúng ta không si mê, chấp ngã, làm khổ đau người khác. Một số người hiểu lầm cho rằng sau khi chết linh hồn hoặc sanh lên cõi trời, hoặc xuống địa ngục, trước sau như một không hề thay đổi. Ai làm người khi chết sẽ tái sinh làm người, làm thú vật thì lại tái sinh làm thú vật. Đạo Phật không thừa nhận có một linh hồn cố định, nếu như vậy chúng ta tu hành làm chi vô ích, bởi có tu cũng vẫn sẽ như vậy.

Nhà Phật gọi là tâm thức vì nó biến chuyển thay đổi theo thời gian tuỳ theo duyên tốt-xấu, còn linh hồn thì trước sau như một. Tâm thức thì luôn chuyển biến, thay đổi do con người biết suy tư, nghĩ tưởng. Khi còn nhỏ tâm thức chúng ta được huân tậpgiới hạn nên hiểu theo kiểu trẻ con, khi lớn lên được học hỏi, nghiệm xét nên tâm thức hiểu biết theo sự phát triển của cuộc sống. Người hay siêng năng, chăm chỉ học hành thì sẽ giỏi hơn những người khác do tâm thức lúc nào cũng sáng suốtthông tuệ hơn những người không chịu khó siêng năng, cần mẫn.

Tâm thức của chúng ta luôn luôn chuyển biến theo sự suy nghĩ, nhận thức ngày càng được tinh thông hơn. Còn linh hồn thì ở một chỗ vì nó nguyên vẹn nên có cố học cũng không giỏi, không học cũng sáng suốt. Do đó, nếu ai chấp vào có một linh hồn cố định thì chúng ta sẽ nghèo dốt mãi mãi, không thể giàu cótu học để chuyển hoá nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc.

Hiểu được và thấu tột lý nhân duyênchúng ta phá được mê lầm, chấp ngã từ vô thuỷ kiếp đến nayngu si chấp ngã là nhân dẫn đến làm khổ người và vật. Phá được chấp ngã thì mọi sự bất công và khổ đau sẽ hết. Tóm lại, hiểu và ứng dụng lý nhân duyên của nhà Phật ta sẽ bớt tham lam, ích kỷ, nhỏ nhoi, ti tiện, oán giận, hờn dỗi, bớt si mê chấp ngã. Mọi người sẽ thấy đúng lẽ thật qua lý nhân duyên, do đó chúng ta sẽ sống yêu thương nhau hơn.

Khi hiểu được lý nhân duyên ta sẽ có bổn phận, trách nhiệm đóng góp, sẻ chia và nâng đỡ tha nhân, góp phần làm giảm bớt khổ đau cho nhân loại, yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để mình và người được sống an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18176)
“Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”...
(Xem: 9334)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có...
(Xem: 7973)
Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 8963)
Vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập dựa vào sự kết tinh của tu tập giới định tuệ và thành tựu giải thoát.
(Xem: 7583)
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ...
(Xem: 8234)
Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và...
(Xem: 9261)
Hãy trân quý những gì đang có, giải thoáthạnh phúc ở trong lòng bàn tay của bạn! Xin hãy mỉm cười...
(Xem: 9351)
Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử khi sử dụng tự do ngôn luận.
(Xem: 9016)
Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha
(Xem: 7765)
Trong cái thấy của kinh Pháp Hoa thì tất cả vũ trụ là một. “Tất cả các cõi nước thông làm một cõi nước Phật”
(Xem: 11339)
Trong những bộ Kinh chúng ta học thường thấy hai từ Giác NgộGiải Thoát. Tất cả người tu học đều lấy hai từ đó làm cứu cánh để đi tới.
(Xem: 8824)
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh đại thừa Phật giáo.
(Xem: 8265)
Thập hiệu Như Lai, là những danh hiệu cao quý để tôn xưng những bậc đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(Xem: 8166)
Cầu nguyện là một phương pháp tâm linh giúp cho con người chúng ta có thể tháo gỡ một phần nào những nỗi khổ niềm đau,
(Xem: 8142)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt.
(Xem: 6376)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế...
(Xem: 7762)
Một thời Đức Phật cư trú gần Bārānasī(Ba La Nại), ngài đã nói bài kệ nầy, về Vua Rồng Erakapatta.
(Xem: 7579)
Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đứctrí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của...
(Xem: 7563)
Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.
(Xem: 8558)
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp.
(Xem: 8071)
Như Lai thọ lượng là phẩm thứ 16 của kinh Pháp Hoa.
(Xem: 8457)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.
(Xem: 11304)
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ”
(Xem: 8441)
Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội, thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác, cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.
(Xem: 7575)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Trúc Lâm (Veluvana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về một nữ cư sĩ, tên là Uttarā.
(Xem: 7175)
Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác, Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác
(Xem: 8451)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.
(Xem: 6324)
Trích dịch Chương Thứ Nhất của Tác Phẩm “Buddhism - One Teacher, Many Traditions [Phật Giáo - Một Vị Thầy, Nhiều Truyền Thống]
(Xem: 8413)
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói.
(Xem: 9446)
Đức Phật dạy giáo lý Nghiệp với mục đích khuyến khích con người thực hành các Nghiệp lành để trang nghiêm cho kiếp sống hiện tại và...
(Xem: 8384)
Bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người có lẽ là khi chúng ta bắt đầu nhận thức về chính bản thân mình.
(Xem: 9368)
Cái Thấy là một biểu hiện của sức sống bản nhiên, là sinh lực thường hằng vượt lên trên mọi giới hạn về thời gian (lúc thức, lúc ngủ, khi sống và cả khi chết…)
(Xem: 7993)
Giáo pháp của Vimalakirti trình bày các giáo pháp tinh yếu của Phật giáo Đại thừa trong 14 chương tương đối ngắn.
(Xem: 7192)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu
(Xem: 9932)
Nói chung, không dễ gì lưu lại ngọc xá lợi, không dễ gì thành tựu đạo quả qua quá trình tu chứng với những kiếp tái sinh nối tiếp trong thiện đạo.
(Xem: 15053)
Này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, Ma giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiênloài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn trí, toàn kiến, đại tự tại.
(Xem: 9433)
Khi thảo-luận về một ngón-tay, thì ngón-tay có phải là sự-thật không? Có phải chỉ có một ngón-tay duy-nhất, là có thể chỉ đúng vị-trí mặt trăng không?
(Xem: 7951)
Kim Cang dạy rất kỹ. Thấy “thường” đã sai mà thấy “đoạn” càng sai. Thấy có đã sai mà thấy không càng sai. Bồ tát thì “bất tận hữu vi bất trụ vô vi”.
(Xem: 7951)
Phu nhân Thắng Man sau khi phát mười hoằng thệ xong, trên hư không hoa trời liền rơi, nhạc trời liền trổi, chúng thấy điềm lành đó cũng đồng phát nguyện:
(Xem: 7999)
Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.
(Xem: 7948)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (chư Phật); chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử
(Xem: 7999)
Ngoại trừ các bậc tự chủ lẽ sống chết thì hầu hết chúng sanh đều không biết được thời điểm lâm chung của mình, nên khó có thể tự chủ tâm tư khi hấp hối.
(Xem: 7707)
Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 白隠 慧鶴?, January 19, 1686 - January 18, 1768) là một thiền sư Nhật nổi tiếng đã có công gây dựng lại dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản
(Xem: 8718)
Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóanhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời.
(Xem: 7949)
Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.
(Xem: 8469)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 10462)
Trong nền văn hóa 5000 năm của con người, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan mà tất cả con số đều có một ý nghĩa đặc biệt của vũ trụ huyền bí.
(Xem: 8013)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
(Xem: 10994)
Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến...
(Xem: 8703)
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
(Xem: 7850)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác.
(Xem: 7526)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo...
(Xem: 8443)
Như Lai là một trong mười danh hiệu của Thế Tôn. Vậy thế nào là “Pháp” và tu học như thế nào để “thấy Pháp”.
(Xem: 7999)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạoloại bỏ những giáo điềuthần học.
(Xem: 8512)
Nhập Trung đạoCon đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ, khởi hành từ đại bi và tích hợp với tính bất nhị và tâm bồ đề.
(Xem: 7953)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật) Chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)
(Xem: 7958)
Bộ luận này, giải thích một cách không sai lạc tri kiến của ngài Long Thọ, được tích hợp từ Trung Lu
(Xem: 7139)
Theo kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, Bồ tát Đản sanh, Bồ tát thành Đạo và Phật nhập Niết-bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.
(Xem: 8342)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
(Xem: 8150)
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ Sơ thiền rồi Nhị Thiền, Tam thiền lần lượt thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant