Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Giáo Trong Xã Hội Hiện Đại

12 Tháng Bảy 201421:26(Xem: 8821)
Phật Giáo Trong Xã Hội Hiện Đại

Phật Giáo trong xã hội hiện đại

Ni sư Thubten Chodron
Lược dịch: Huệ Pháp

blank



Ứng dụng giáo lý Phật giáo trong xã hội hiện đại như thế nào?

Đây là khía cạnh quan trọng trong xã hội hiện nay. Thực hành giáo lý không phải chỉ là đến chùa đọc kinh hay niệm Phật mà chính là áp dụng giáo lý của đức Phật trong đời sống hàng ngày, trong mối liên hệ với gia đình, với bạn bè đồng nghiệp, với những người xung quanh trong cùng đất nước, và với những người khác ở những nước khác. Chúng ta cần đem giáo lý về tình thương của đức Phật đến với những người đồng nghiệp, những người trong gia đình, thậm chí những người ở cửa hàng tạp hóa hay trong phòng tập thể lực. Việc đem tâm từ đến với mọi người đó không phải là cách rải truyền đơn như những người cầm tờ rơi phát quảng cáo ở các ngã tư đường mà phải xuất phát từ chính bản thân chúng ta, chính chúng ta phải sống trong tinh thần từ bi đó, rồi mới áp dụng nó trong xã hội. Một khi, tâm từ xuất phát từ chính con tim của mình thì tự động sẽ ảnh hưởng một cách tích cực đến mọi người xung quanh. Ví dụ, chúng ta dạy con cái về lòng thương yêu, tha thứkiên nhẫn nhưng không chỉ là lời nói mà còn phải xuất phát từ hành động của chính mình, những đức tính chúng ta dạy cho con trẻ phải xuất phát từ chính lối cư xử của mình.

1. Dạy cho con tính thương người.

Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ dạy con trẻ nuôi dưỡng lòng hận thù, chúng sẽ không bao giờ tha thứ khi người khác xâm hại đến bản thân. Đôi khi bạn dạy cho con mình ghét một ai đó trong gia đình chỉ vì mình ghét người đó. Điều đó khiến cho con mình bị một chiếc hố ngăn cách với các thành viên còn lại trong gia đình. Đôi khi cũng có người dạy con cái của họ rằng, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề tranh cãi với ai đó là không bao giờ nói chuyện với họ. Điều đó, theo bạn có giúp cho họ có được hạnh phúc và lòng thương người không? Hãy nghĩ một cách thấu đáo về điều này để đảm bảo rằng bạn chỉ dạy cho con mình những gì có giá trị, những gì là tốt nhất.

Một minh hoạ rõ ràng nhất chính là tự soi rọi ngay chính trong tâm mình. Một khi tâm oán hận, lòng căm thù, hay mối ác cảm khiến bạn đau khổ, lẽ nào bạn lại truyền những mối độc hại đó, những cảm thọ đau khổ đó cho đứa con yêu dấu của mình. Đừng bao giờ dạy cho con mình những cảm thọ khó chịu đó.

2. Mang tâm từ đến trường học

Chúng ta mang tâm thương yêu không chỉ trong gia đình mà còn trong môi trường giáo dục (trường học). Một điều rất quan trọng là trẻ con đến trường không chỉ thu thập về thông tin mà còn học cách làm người và cách giải quyết những vấn đề nan giải trong cuộc sống của chúng. Các bậc phụ huynh và thầy cô bỏ ra nhiều thời gian và tiền bạc để dạy cho con trẻ nào là các môn khoa học, văn học, địa lý, lịch sử, vi tính v.v... nhưng họ có bỏ chút thời gian nào để dạy cho con trẻ lòng thương người? Chúng tamôn học nào dạy về cách trao truyền lòng thương yêu chưa? Chúng ta có dạy cho trẻ cách đối diện với những cảm thọ tiêu cực và cách để giải quyết mối bất hòa một khi xảy ra giữa bọn trẻ với nhau? Tôi nghĩ điều này quan trọng hơn là những môn học tại trường. Tại sao? Trẻ em có thể biết rất nhiều nhưng khi chúng trưởng thành với tâm ác cảm, thù hận hay hám danh thì cuộc sống của chúng liệu có được hạnh phúc?

Các bậc phụ huynh đều luôn muốn cho con mình có được một tương lai xán lạn, nên nghĩ rằng con mình cần phải có nhiều tiền. Họ đầu tư cho con mình học những môn học để sau này có được một công việc tốt, làm ra nhiều tiền - như thể tiền là nguyên nhân đem lại hạnh phúc vậy. Khi một người sắp hấp hối, gần kề cái chết, ta không bao giờ nghe họ nói về kế hoạch kiếm tiền hay nói về số tiền mà họ đã kiếm được trong quá khứ, mà chỉ nghe họ hối tiếc về những gì họ đã làm sai trong cuộc đời của họ. Họ sẽ mong mọi người tha thứ cho những sai lầm mà họ đã làm. Nếu bạn muốn con của mình có được một tương lai tươi sáng thì không chỉ dạy cách kiếm tiền mà còn cách sống, cách đạt được hạnh phúc.

3. Dạy cho con biết cách chia sẻ.

Có những bậc phụ huynh cư xử theo lối này: khi con trẻ đi học về, chúng đòi cha mẹ mình mua những thứ mà bạn đồng lớp có, kiểu như: “Bố, mẹ, con muốn cái quần Jean này, con muốn đôi bông tai mới, con muốn cái mà thằng bạn con có…”. Rồi những bậc cha mẹ đó nói con trẻ như sau: “Những thứ đó không đem lại niềm vui thích nào đâu con, không đem lại hạnh phúc, con không cần thiết để có nó đâu”. Nhưng sau đó họ lại ra ngoài mua những thứ mà những người khác có cho mình, thậm chí những thứ trong nhà đã có và ít sử dụng. Trong trường hợp này, những gì họ nói và làm trái ngược nhau. Bạn nói con trẻ tập chia sẻ cho người khác nhưng bạn lại không bao giờ làm từ thiện, hay chia sẻ những thứ không dùng cho người nghèo hay những người cần. Có một số người, trong nhà họ có rất nhiều thứ mà họ rất ít khi hay hầu như không dùng tới nhưng không bao giờ cho người khác. Tại sao? Họ sợ rằng nếu cho đi, họ sẽ lại cần đến nó trong tương lai. Chúng ta không thực hành hạnh bố thí, chia sẻ nhưng lại dạy cho con cái của mình tập tánh chia sẻ. Cách đơn giản nhất cho việc dạy con trẻ lòng rộng lượng là bảo chúng cho đi những thứ không dùng hồi năm ngoái. Có rất nhiều người nghèo và họ rất cần những thứ đó để dùng, vì thế, điều này sẽ giúp cho chính chúng ta, cho con cái chúng ta thực tập hạnh chia sẻ này.

Một cách khác để dạy cho con cái mình lòng tốt là không mua những thứ mà chúng muốn. Thay vào đó, khuyên con mình nên dành dụm số tiền đó để làm từ thiện, cho người nghèo. Bạn có thể dạy cho con mình từ những ví dụ mà bản thân mình đã trải nghiệm, điều đó sẽ khiến con mình dễ hình dungdễ hiểu hơn.

4. Dạy cho con về cách đối xử với thiên nhiênsử dụng đồ tái chế.

Tiếp theo là dạy cho con mình về môi trường và các sản phẩm tái chế. Bảo vệ môi trường mà chúng ta cùng sống với mọi ngườivạn vật là cách thực tập lòng từ bi. Nếu ta phá hủy môi trường thì chúng ta gây hại đến cho người khác. Ví dụ, nếu chúng ta sử dụng nhiều đồ dùng sử dụng một lần rồi bỏ, không sử dụng lại thì chúng ta đã tặng những thứ đó cho thế hệ con cháu sau này. Con cháu chúng ta sẽ thừa kế đống rác khổng lồ đó. Tôi rất mừng khi thấy nhiều người sử dụng đồ tái chế và sử dụng lại những thứ không đáng vứt bỏ đi. Đó là một phần thực tập trong giáo lý Phật giáo. Chùa hay các trung tâm Phật giáo phải đi đầu trong việc bảo vệ môi trường và sử dụng đồ tái chế.

Đức Phật không trực tiếp chỉ dạy nhiều vấn đề phức tạp xảy ra trong cuộc sống hiện đại này như việc sử dụng đồ tái chế, bởi thời của Ngài, không có việc này. Nhưng Ngài đã dạy những phương phápchúng ta có thể áp dụng trong những tình huống xảy ra trong thời hiện đại. Những phương pháp này giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề trong thời đại mới mà nó không tồn tại cách đây 2500 năm.

5. Những cái nghiện mới trong xã hội hiện đại.

Đức Phật đã trực tiếp dạy chúng ta về tác hại của các chất gây say và khuyên chúng ta không sử dụng các chất gây hại này. Thời đức Phật, chất gây say chính là rượu. Suy rộng ra, lời dạy của đức Phật còn khuyên không dùng các chất ma túy hay lạm dụng các chất an thần. Rộng hơn nữa, chú ý những thứ khiến chúng ta nghiện hay đam mê có trong cuộc sống hiện nay là truyền hình. Trong xã hội hiện đại này, con người rất dễ nghiện phương thức giải trí này. Ví dụ, sau khi đi làm về, chúng ta mệt và muốn thư giản. Làm gì để thư giản? Chúng ta ngồi xuống và bật truyền hình lên, ngồi trước máy vô tuyến hàng giờ đồng hồ và thiếp đi. Tiền nhân của chúng ta, những người đã đạt được giải thoát cứu cánh, không bỏ phí thời gian để xem vô tuyến hay các thú giải trí khác. Đôi khi, có những chương trình truyền hình nào đó đem lại sự tệ hại hơn là nghiện rượu và ma tuý, đó là những chương trình có những cảnh bạo lực, chết chóc. Chúng ta cần tránh cho con trẻ xem những chương trình độc hại như thế này. Cha mẹ phải lựa chọn những kênh truyền hình nào phù hợp với lứa tuổi của con mình.

Mua sắm cũng là một cái nghiện khác không kém phần quan trọng trong xã hội hiện nay. Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe về điều này nhưng hoàn toàn đúng, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu về cái nghiện shopping này. Một vài người nào đó, tâm trạng buồn chán, họ thích uống rượu hay dùng ma túy để giải sầu. Còn những người khác thì lại chọn cách khác, tới các trung tâm mua sắm, siêu thị để giải khuây. Họ mua những thứ mà có khi họ không cần tới, chỉ để vơi đi nỗi buồn. Họ đang cố quên đi nỗi đau trong tâm họ bằng cách mua sắm. Thậm chí, có người chỉ đến siêu thị, lang thang hàng giờ đồng hồ chỉ đề nhìn ngắm, rồi khi trở về nhà, tâm trạng cũng chẳng thể nào khá hơn.

Một cái nghiện khác là ăn quá nhiều hay ăn quá ít. Trong trường hợp này, để giải quyết nỗi buồn, người đó đã dùng biện pháp ăn uống. Tôi thường xuyên nói đùa rằng, “tam bảo” của người Mỹ là: xem ti vi, đi shopping và tủ lạnh (chứa thức ăn). Đó là ba thứ mà người Mỹ quy y (quay về và nương tựa)! Những thứ đó, chắc chắn không đem lại hạnh phúc nào cả mà còn khiến chúng ta thêm rắc rối. Nếu chúng ta có thể xoay chuyển “tam bảo” của người Mỹ thành Tam Bảo của Phật pháp (Phật - Pháp - Tăng) thì chúng ta sẽ có nhiều hạnh phúc hơn. Trong đời sống hằng ngày, việc thực tập những lời dạy của đức Phật có thể giúp chúng ta giải quyết được những tâm tư bất ổn của mình. Ví dụ, khi chúng ta mệt hay bị stress, chúng ta có thể thư giản bằng cách niệm danh hiệu của đức Phật hay lạy Phật. Trong khi niệm danh hiệu hay lạy Phật, chúng ta tưởng tượng đức Phật từ bi đang hiện diện trước mặt, hào quang của Ngài đang chiếu khắp thân thể của mình, xóa tan đi bao nhiêu nỗi phiền muộnmệt mỏi trong tâm. Vài phút sau, chúng ta sẽ cảm thấy thân thể trở lại cân bằng, đầu óc lại tỉnh táo. Cách thư giản này chắc chắn là rẻ và dễ dàng hơn là ‘quay về và nương tựa’ nơi ti vi, siêu thị và tủ lạnh.

Hãy thử một lần xem!!!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7438)
Trời mưa, trời nắng là chuyện bình thường. Thời tiết phải có lúc nắng, lúc mưa, không thể nào bầu trời không mưa hay...
(Xem: 18204)
“Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”...
(Xem: 9373)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có...
(Xem: 8000)
Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 8996)
Vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập dựa vào sự kết tinh của tu tập giới định tuệ và thành tựu giải thoát.
(Xem: 7588)
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ...
(Xem: 8244)
Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và...
(Xem: 9271)
Hãy trân quý những gì đang có, giải thoáthạnh phúc ở trong lòng bàn tay của bạn! Xin hãy mỉm cười...
(Xem: 9357)
Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử khi sử dụng tự do ngôn luận.
(Xem: 9030)
Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha
(Xem: 7787)
Trong cái thấy của kinh Pháp Hoa thì tất cả vũ trụ là một. “Tất cả các cõi nước thông làm một cõi nước Phật”
(Xem: 11357)
Trong những bộ Kinh chúng ta học thường thấy hai từ Giác NgộGiải Thoát. Tất cả người tu học đều lấy hai từ đó làm cứu cánh để đi tới.
(Xem: 8841)
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh đại thừa Phật giáo.
(Xem: 8273)
Thập hiệu Như Lai, là những danh hiệu cao quý để tôn xưng những bậc đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(Xem: 8180)
Cầu nguyện là một phương pháp tâm linh giúp cho con người chúng ta có thể tháo gỡ một phần nào những nỗi khổ niềm đau,
(Xem: 8170)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt.
(Xem: 6388)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế...
(Xem: 7773)
Một thời Đức Phật cư trú gần Bārānasī(Ba La Nại), ngài đã nói bài kệ nầy, về Vua Rồng Erakapatta.
(Xem: 7609)
Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đứctrí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của...
(Xem: 7588)
Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.
(Xem: 8577)
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp.
(Xem: 8084)
Như Lai thọ lượng là phẩm thứ 16 của kinh Pháp Hoa.
(Xem: 8467)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.
(Xem: 11324)
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ”
(Xem: 8452)
Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội, thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác, cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.
(Xem: 7587)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Trúc Lâm (Veluvana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về một nữ cư sĩ, tên là Uttarā.
(Xem: 7183)
Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác, Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác
(Xem: 8468)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.
(Xem: 6341)
Trích dịch Chương Thứ Nhất của Tác Phẩm “Buddhism - One Teacher, Many Traditions [Phật Giáo - Một Vị Thầy, Nhiều Truyền Thống]
(Xem: 8426)
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói.
(Xem: 9460)
Đức Phật dạy giáo lý Nghiệp với mục đích khuyến khích con người thực hành các Nghiệp lành để trang nghiêm cho kiếp sống hiện tại và...
(Xem: 8403)
Bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người có lẽ là khi chúng ta bắt đầu nhận thức về chính bản thân mình.
(Xem: 9376)
Cái Thấy là một biểu hiện của sức sống bản nhiên, là sinh lực thường hằng vượt lên trên mọi giới hạn về thời gian (lúc thức, lúc ngủ, khi sống và cả khi chết…)
(Xem: 8013)
Giáo pháp của Vimalakirti trình bày các giáo pháp tinh yếu của Phật giáo Đại thừa trong 14 chương tương đối ngắn.
(Xem: 7196)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu
(Xem: 9944)
Nói chung, không dễ gì lưu lại ngọc xá lợi, không dễ gì thành tựu đạo quả qua quá trình tu chứng với những kiếp tái sinh nối tiếp trong thiện đạo.
(Xem: 15063)
Này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, Ma giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiênloài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn trí, toàn kiến, đại tự tại.
(Xem: 9452)
Khi thảo-luận về một ngón-tay, thì ngón-tay có phải là sự-thật không? Có phải chỉ có một ngón-tay duy-nhất, là có thể chỉ đúng vị-trí mặt trăng không?
(Xem: 7957)
Kim Cang dạy rất kỹ. Thấy “thường” đã sai mà thấy “đoạn” càng sai. Thấy có đã sai mà thấy không càng sai. Bồ tát thì “bất tận hữu vi bất trụ vô vi”.
(Xem: 7956)
Phu nhân Thắng Man sau khi phát mười hoằng thệ xong, trên hư không hoa trời liền rơi, nhạc trời liền trổi, chúng thấy điềm lành đó cũng đồng phát nguyện:
(Xem: 8010)
Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.
(Xem: 7962)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (chư Phật); chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử
(Xem: 8020)
Ngoại trừ các bậc tự chủ lẽ sống chết thì hầu hết chúng sanh đều không biết được thời điểm lâm chung của mình, nên khó có thể tự chủ tâm tư khi hấp hối.
(Xem: 7717)
Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 白隠 慧鶴?, January 19, 1686 - January 18, 1768) là một thiền sư Nhật nổi tiếng đã có công gây dựng lại dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản
(Xem: 8730)
Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóanhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời.
(Xem: 7955)
Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.
(Xem: 8488)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 10471)
Trong nền văn hóa 5000 năm của con người, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan mà tất cả con số đều có một ý nghĩa đặc biệt của vũ trụ huyền bí.
(Xem: 8022)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
(Xem: 11007)
Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến...
(Xem: 8736)
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
(Xem: 7870)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác.
(Xem: 7542)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo...
(Xem: 8457)
Như Lai là một trong mười danh hiệu của Thế Tôn. Vậy thế nào là “Pháp” và tu học như thế nào để “thấy Pháp”.
(Xem: 8011)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạoloại bỏ những giáo điềuthần học.
(Xem: 8536)
Nhập Trung đạoCon đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ, khởi hành từ đại bi và tích hợp với tính bất nhị và tâm bồ đề.
(Xem: 7985)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật) Chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)
(Xem: 7987)
Bộ luận này, giải thích một cách không sai lạc tri kiến của ngài Long Thọ, được tích hợp từ Trung Lu
(Xem: 7173)
Theo kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, Bồ tát Đản sanh, Bồ tát thành Đạo và Phật nhập Niết-bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.
(Xem: 8374)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant