Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Các Hữu TìnhBản Tính Tự NhiênNiết Bàn

15 Tháng Mười Hai 201510:43(Xem: 7534)
Các Hữu Tình Có Bản Tính Tự Nhiên Là Niết Bàn

CÁC HỮU TÌNHBẢN TÍNH TỰ NHIÊNNIẾT BÀN

Đặng Hữu Phúc


Các Hữu Tình Có Bản Tính Tự Nhiên Là Niết Bàn

Chư Phật thấy các hữu tìnhbản tính tự nhiênniết bàn / bản tính niết bàn (prakrtiparinirvana; natural nirvana), vượt ngoài sầu muộn, vượt ngoài tầm với của đau khổ, nên đều được giải thoát. Điều này được Ngài Tịch Thiên (685-763) giải thích trong Con đường Bồ Tát.  

IX. 102.  Tâm thì không có vị trí trong các căn/năng lực cảm giác (sense faculties), cũng không trong sắc tướng (form) và các đối tượng cảm giác khác (other sense-objects), cũng không ở khoảng giữa chúng. Tâm cũng không được tìm thấy bên trong, bên ngoài, cũng không bất kì đâu khác.

IX. 103. Tâm thì không ở trong thân, cũng không bất kì nơi khác, cũng không trộn lẫn, cũng không đứng riêng một nơi nào, là bản vô, nghĩa là không hiện hữu tự tính [= không một vật / bản vô /chân như / như như]. Thế nên, các hữu tình do bản chất đều được giải thoát [= đều là niết bàn tịch tĩnh].

[IX.103 That which is not in the body nor anywhere else, neither intermingled nor somewhere separate, is nothing. Therefore, sentient beings are by nature liberated.|| Translated from Sanskrit by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace).

[IX.103 What is not in the body nor elsewhere, neither intermingled nor separate anywhere, that is nothing. Therefore living beings are inherently liberated.|| Translated from Sanskrit by Kate Crosby and Andrew Skilton]   

*

Prajnakaramati (950-1030) viết Panjika (Giải thích Con đường Bồ tát của Tịch Thiên):

Tâm thì không ở trong thân cũng không ở nơi nào khác ngoài thân, tâm cũng không trộn lẫn giữa hai cái này, thân và sự vật bên ngoài, cũng không li cách với thân và hiện diện ở một nơi khác, về phương diện tối hậu là bản vô/chân như, đó là, nó không hiện hữu một cách tự tính. Nó chỉ được tượng trưng bởi cấu trúc của tưởng. Tâm luân hồi cho ấn tượng tương tự một huyễn tượng bởi vì nó chẳng có một bản chất tự tính. Bởi vì lí do đó, các hữu tình được giải thoát do bởi bản chất, bởi vì bản tính niết bàn (prakrti-nirvana; natural nirvana), nó có tướng trạng của không có bản chất tự tính, thì luôn luôn hiện diện trong các dòng tâm thức của tất cả các hữu tình. [Panjika, pp. 245-246]

[According the Panjika, pp.245-246, the mind that is not in the body nor somewhere else outside the body, that is neither intermingled between the two, the body and the outside thing, nor separate from the body and present somewhere else, is ultimately nothing, that is it does not truly exist. It is only presented by mental fabrication. The samsaric mind appears like an illusion because it lacks an intrinsic nature. For that reason, sentient beings are liberated by nature, because the natural nirvana (prakrti-nirvana), which has the characteristic of the absence of intrinsic nature, is always present in the streams of consciousness of all beings.|| A Guide to Boddhisattva Way of Life. Translated from Sanskrit and Tibetan by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace]

*

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong Pháp thoại Trí Tuệ Siêu Việt (Transcendental Wisdom 1979) giảng chương 9 của Con đường Bồ tát của Tịch Thiên, giảng kệ tụng 103 :

“Tâm không hiện hữu một cách tự tính trong bản chất của thân, cũng không trong nơi nào khác, cũng không là một trộn lẫn với thân, cũng không cách biệt với thân (nor on its own apart from the body). Nếu đối tượng được đặt tên, tâm, được tìm kiếm, bạn khám phá rằng nó không hiện hữu một cách độc lập. Như vậy, hữu tình do bản chất được giải thoát”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong Pháp thoại 1993  giảng về Con đường Bồ tát của Tịch Thiên  (Tu Tập Trí Tuệ Siêu Việt /Practicing Wisdom. Đặng Hữu Phúc dịch), giảng kệ tụng 103:

“Tâm không thể hiện hữu trong thân, là thân (trong vai trò là thân), hoặc ở khoảng giữa hai điều trên; tâm cũng không thể hiện hữu độc lập với thân. Một tâm như thế không thể tìm thấy được; thế nên tâm khônghiện hữu tự tính. Và khi các hữu tình công nhận bản chất này của tâm, giải thoát có thể duyên hội xảy ra.

Mặc dù chúng ta biết rằng tâm thức hiện hữu [nhưng không có hiện hữu tự tính], nếu chúng ta phân tích và cố gắng định vị trí nó trong các sát na trước hoặc tiếp theo của tương tục của nó, ý niệm về tâm thức là một đơn vị hiện thể (entity) bắt đầu biến mất, giống như với sự phân tích về thân. Xuyên qua sự phân tích như thế, chúng ta đi tới sự không có hiện hữu tự tính của tâm thức. Điều này cũng áp dụng như nhau đối với các trải nghiệm giác quan, tỉ dụ các tri nhận do mắt, vì chúng cũng chia sẻ bản chất chung”.

*

Patrul Rinpoche (1808-1887) giảng kệ tụng 103 như sau:

Bất kỳ cái gì là thân thì không là tâm. Nhưng trong khi tâm không được tìm thấy cách biệt với thân, như thể nó ở trong các đối tượng bên ngoài, cũng không phải nó trộn lẫn và hợp làm một với thân. Nhưng bởi vì nó không thể có một hiện hữu độc lập, cũng không cách biệt với thân, dù chỉ là tí chút, thế nên bản văn Tịch Thiên. Con đường Bồ tát nói: “Các hữu tình do bản chất của chúng thì vượt ngoài tầm với của đau khổ” (Beings by their nature are beyond the reach of suffering”.  Kinh Bảo Tích (Ratnakuta) nói: Tâm không ở bên trong; tâm không ở bên ngoài; cũng không ở cả hai bên trong bên ngoài. Bạn không thể chỉ thẳng vào nó (The mind is not within; the mind is not without; neither is it both. You cannot point to it). Và sau đó lời kinh nói tiếp: “Này Ca Diếp, ngay cả tất cả chư Phật chưa bao giờ thấy nó! Chư Phật không thấy nó và chư Phật sẽ không bao giờ sẽ thấy nó” (O Kashyapa -- even all the Buddhas have never seen it! They do not see it and they never shall ! ). Và kinh Bát nhã ba la mật tám ngàn tụng nói “Tâm thực ra không là một “tâm”; bản chất của tâm là quang minh giác chiếu” (The mind indeed is not a mind”; the nature of the mind is lucent clarity) .

(The Nectar of Manjushri’s Speech. A detailed Commentary on Shantideva’s Way of the Bodhisattva . Kunzang Pelden. Shambhala 2007. Cam lộ của Diệu Ngữ của Văn Thù Sư Lợi. Giải thích Con đường Bồ tát của Tịch Thiên. Patrul Rinpoche giảng. Kunzang Pelden ghi)     

*  

Ngài Tịch Thiên giải thích bản chất của các hữu tình là Như tính / Tính không, nghĩa là không có hiện hữu tự tính, có bản tính tự nhiênNiết bàn, thế nên hết thảy các hữu tình đều được giải thoát.

Về Như tính (Suchness), Jeffrey Hopkins giải thích:

‘Như tính’ quy chỉ vào ‘tính không’ bởi vì bất kể chư Phật xuất hiện hay không thì bản chất của các hiện tượng vẫn là như thế. Một như tính thì cũng là ‘bản tính niết bàn’ (natural nirvana; prakrtiparinirvana) mà không quy chỉ tới một thông lộ hiện hoạt vượt trên sầu muộn (actual passage beyond sorrow), đó là, một sự vượt qua các phiền não, nhưng nó quy chỉ vào một tính không, tính không này một cách bản nhiên vượt ngoài sự hiện hữu tự tính. Giáo pháp nói rằng các hiện tượng sinh tử luân hồi đều là các đơn vị hiện thể (entities) đồng nhất với các bản tính niết bàn, hoặc các tính không, và không phải là các hiện thể khác biệt. Điều này không có nghĩa là không có sự khác biệt giữa bị phiền não do ý niệm hiện hữutự tính và không bị phiền não do ý niệm hiện hữu tự tính.

(Jeffrey Hopkins. Meditation on Emptiness. Wisdom 1996. p. 218-219)

Suchness

Suchness refers to “emptiness” because whether Buddhas appear or not the nature of of phenomena remain as such. A suchnessis also a ‘natural nirvana’ (prakrtiparinirvana) which does not  refer to an actual passage beyond sorrow, that is, an overcoming of the afflictions, but to an emptiness itself that naturally passed beyond inherent existence. The teaching that cyclic existence  and nirvana  are not different means that the phenomena of cyclic existence are the same entities as their natural nirvanas, or emptinesses, and not separate entities. It does not mean there is no difference  between being afflicted with the conception of inherent existence and not being so afflicted.

( Jeffrey Hopkins. Meditation on Emptiness. Wisdom 1996. p. 218-219)

*

Như tính, Bản tính Niết bàn  của các hữu tình do ngài Tịch Thiên (c. 685-763) giải thích, hoà hợp với các kinh điển Phật Giáo, tỉ dụ Duy ma cật sở thuyết do ngài Cưu ma la thập dịch (khoảng năm 400), và Phật thuyết Vô Cấu Xưng do ngài Huyền Trang (596-664) dịch năm 645.

*Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết (Hán dịch: Cưu ma la thập. Việt dịch: Tuệ Sỹ)

Như Phật đã nói: Này tỳ kheo, ngươi nay tức thời vừa sinh, vừa già, vừa diệt. Nếu bằng vô sinh mà được thọ ký, thì vô sinhchính vị. Mà trong chính vị thì không có thọ ký, thì cũng không có sự chứng đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Vậy làm sao Di lặc được thọ ký còn một lần tái sinh ? Ấy là bằng Như sinh [11] mà được thọ ký, hay bằng Như diệt mà được thọ ký? Nếu bằng Như sinh mà được thọ ký, thì Như vốn không sinh. Nếu bằng Như diệt mà được thọ ký thì Như vốn không diệt. Vì hết thảy chúng sinh đều là Như tính vậy. Hết thảy các pháp cũng là Như tính vậy. Các Hiền thánh cũng là Như tính vậy. Di lặc cũng là Như tính vậy. Như vậy nếu Di-lặc được thọ ký, thì hết thảy chúng sinh cũng đều được thọ ký. Vì sao? Vì Như vốn không hai, không khác [13].

Nếu Di-lặc chứng đắc giác ngộ tối thượng, thì hết thảy chúng sinh cũng chứng đắc giác ngộ tối thượng. Vì sao? Vì hết thảy chúng sinh là tướng của Bồ đề [14].

Nếu Di-lặc mà diệt độ, thì hết thảy chúng sinh cũng diệt độ[15]. Vì sao ? Chư Phật biết rõ hết thảy chúng sinh rốt ráo tịch diệt, tức là tướng bồ đề, không còn gì để diệt nữa [16].

[11] VKN Sanskrit, tathatotpadena…tathatanirodhena, được thọ ký bằng sự sinh khởi của Như tính, bằng sự tịch diệt của Như tính.

[13] VKN, na hi tathata dvayaprabhavita nanatvaprabhavita, thật vậy, Chân như không hiển hiện bởi nhị nguyên tính, không hiển hiện bởi đa thù tính.

[14] Bồ-đề tướng. Bản Huyền Trang: “Bồ-đề (bodhi) là điều được giác tri (anubuddha) một cách đồng đẳng bởi tất cả hữu tình”. [VKN, bản Sanskrit: sarvasattvanubodhohi bodhih, bồ đề là sự chứng giác của tất cả chúng sinh.

[15] Bản Huyền Trang: Bát-niết-bàn.

[16] Bản Huyền Trang: “Tính tịch tĩnh tự bản chất của hết thảy hữu tình tức là yếu tính của Niết-bàn, vì vậy Phật nói Chân như là Bát-niết-bàn. VKN: tathagatah…te sattvani pasyanti nirvanaprakrtikani, các Như Lai thấy mọi chúng sinh đều có bản tính tự nhiên là Niết-bàn.

*

PHẬT THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH
Hán Dịch: Đại Đường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang - (dịch năm 645)
Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Nguyên

 

“ Như đức Thế Tôn đã nói: “Này Tỳ kheo các ông! Sanh già chết trong mỗi sát na. Chết đó rồi sanh đó. Nếu vì vô sanh mà được thọ ký thì vô sanh tức là đã nhập vào chánh tánh. Khi vô sanh này đã nhập trong chánh tánh thì không có vấn đề thọ ký, cũng không chứng đắc Chánh Đẳng Bồ đề.

Vậy làm sao Từ Thị được thọ ký? Theo Như sanh được thọ ký hay theo Như diệt mà được thọ ký? Nếu theo Như sanh được thọ ký thì Như không có sanh. Nếu theo Như diệt được thọ ký thì Như không có diệt. Không sanh không diệt theo trong Lý Chơn Như thì không có vấn đề thọ ký.

Tất cả hữu tình đều Như, tất cả các pháp cũng đều Như, tất cả Hiền Thánh cũng đều là Như, cho đến Từ Thị cũng là Như. Nếu tôn giả Từ Thị được thọ ký thì tất cả hữu tình cũng sẽ được thọ ký như vậy. Vì sao? Vì Chơn Như chẳng phải sự hiển bày của hai, cũng chẳng phải sự hiển bày các tánh khác.

Nếu tôn giả Từ Thị chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thì tất cả hữu tình cũng sẽ được chứng như vậy. Vì sao? Vì đối với Bồ đề thì tất cả hữu tình đều giác ngộ như nhau. Nếu tôn giả Từ Thị Bát Niết bàn thì tất cả hữu tình cũng sẽ Bát Niết bàn. Vì sao? Vì chẳng phải hữu tình thì không Bát Niết bàn. Đức Phật nói Chơn NhưBát Niết bàn, vì Ngài quán sát thấy bản tánh của các hữu tình đều tịch tịnh, đó là tướng Niết bàn. Thế nên nói Chơn NhưBát Niết bàn.

*

The Holy Teaching of Vimalakirti. Translated from Tibetan by Robert Thurman.  

Như Phật đã nói, ‘Các Tỳ kheo, trong một sát na, các ông sinh, các ông già, các ông chết, các ông chuyển cư, và các ông tái sinh’.  ‘Vậy thì sự thọ ký có thể do sự không sinh? Nhưng khi sự không sinh nhập vào tính tối hậu, trong tính tối hậu đó chẳng có sự thọ ký cũng chẳng có thành tựu chánh đẳng chánh giác’. ‘Thế nên, Di-lặc, như tính /pháp tính của ông do sinh? hoặc nó do diệt?  Như tính của ông như được thọ ký thì không sinh và không diệt, cũng chẳng sẽ sinh  cũng chẳng sẽ diệt. Hơn nữa, như tính của ông hoàn toàn giống như như tính của tất cả chúng sinh, như tính của tất cả các sự-sự vật-vật, và như tính của tất cả các hiền thánh.  Nếu sự giác ngộ của ông có thể được thọ ký theo cách thức như thế, thì sự thọ ký của tất cả các chúng sinh cũng có thể theo cách thức như thế. Tại sao? Bởi vì như tính không có tính nhị nguyên hoặc tính khác biệt.  Di-lặc, bất kỳ khi nào ông thành tựu Phật quả, đó là chánh đẳng chánh giác, thì đồng thời tất cả chúng sinh sẽ cũng  thành tựu giải thoát tối hậu. Tại sao?  Các Như Lai không nhập giải thoát tối hậu cho tới khi mà tất cả chúng sinh đều đã nhập giải thoát tối hậu.  Do, bởi vì tất cả chúng sinh được hoàn toàn giải thoát, các Như Lai thấy chúng sinhbản chất của giải thoát tối hậu”.

*

For the Buddha has declared, "Bhikshus, in a single moment, you are born, you age, you die, you transmigrate, and you are reborn." "Then might the prophecy concern birthlessness?  But birthlessness applies to the stage of destiny for the ultimate, in which there is neither prophecy nor attainment of perfect enlightenment". 'Therefore, Maitreya, is your reality from birth?  Or is it from cessation?  Your reality as prophesied is not born and does not cease, nor will it be born nor will it cease. Furthermore, your reality is just the same as the reality of all living beings, the reality of all things, and the reality of all the holy ones. If your enlightenment can be prophesied in such a way, so can that of all living beings. Why? Because reality does not consist of duality or of diversity. Maitreya, whenever you attain Buddhahood, which is the perfection of enlightenment, at the same time all living beings will also attain ultimate liberation. Why? The Tathagatas do not enter ultimate liberation until all living beings have entered ultimate liberation. For, since all living beings are utterly liberated, the Tathagatas see them as having the nature of ultimate liberation. "

*

Đại sư Tăng Triệu (374 - 414) (có sách ghi tịch lúc 31) trong Triệu luận, phần Tông Bản Nghĩa:

“Bổn vô, Thật tướng, Pháp tánh, Tánh không, Duyên hội, năm danh từ trên vốn chỉ có một nghĩa. Để vạch ra tông chỉ chánh phápcăn bản của bổn Luận, hai chữ Bổn Vô chỉ ngay tâm tịch diệt vốn không một pháp, lìa tất cả tướng, dứt bặt Thánh phàm, nên gọi là Bổn Vô, chẳng phải có ý làm thành vô [có nghĩa là chẳng phải từ hữu lần biến thành vô, vì Bổn Vô này nó vượt ngoài cái có và không tương đối. Thích Duy Lực]. Vì tất cả pháp đều do vọng tâm tùy duyên biến hiện mà có, tâm vốn vô sanh, chỉ do nhân duyên hội hợp mà sanh nên gọi là DUYÊN HỘI.
duyên sanh ra các pháp, vốn không có thật thể, do nhân duyên sanh ra nên nói không, nên gọi là TÁNH KHÔNG, vì pháp thểchơn như biến hiện nên gọi là PHÁP TÁNH. Do chơn như pháp tánh mà thành các pháp, chơn như không có tướng, nên bản thể các pháp tịch diệt, nên gọi là THẬT TƯỚNG.
Vì bổn vô là thể của tâm, duyên hội là dụng của tâm, thật tướng, pháp tánh, tánh không, đều là cái nghĩa do tâm tạo thành vạn pháp nên nói là một nghĩa vậy …
Tại sao vậy? Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà sanh, duyên hội mà sanh thì khi chưa sanh không có, duyên lìa thì diệt, nếu mà thật có, có thì chẳng diệt. Theo đó mà suy ra thì biết, dù nay hiện ra có, cái có ấy tánh thường tự không, vì tánh thường tự không, nên gọi là TÁNH KHÔNG, bởi vì tánh không nên gọi PHÁP TÁNH, pháp tánh chân thực như thế nên gọi là THẬT TƯỚNG, thật tướng vốn không có tự thể, chẳng phải do suy lường mà cho đó là không, nên gọi là Bổn Vô.”

(Chú thích: Bản Vô, từ ngữ dịch thời ngài Cưu Ma La Thập, về sau được dịch là Chân Như)

(Trích từ Triệu Luận Lược giải. Thích Duy Lực dịch, trong CHƯ KINH TẬP YẾU, trang 470 - 471)

*

Chư Phật thấy các hữu tìnhbản tính tự nhiên là niết bàn/ bản tính niết bàn, vượt ngoài sầu muộn, vượt ngoài tầm với của đau khổ, nên đều được giải thoát. Niềm vui này đã được giới thiệu qua Kinh Duy Ma Cật / Kinh Vô Cấu Xưng, và qua Con đường Bồ tát của Tịch Thiên.

Em chợt thấy yêu đời vô cùng tận
Vì đời là rất mực thiêng liêng
Em chợt thấy không buồn đau oán giận
Thiêng liêng không chia biệt cõi miền
(Bùi Giáng)  

Với bản tính tự nhiênniết bàn, chúng ta nên tỉnh biết, và nhớ lời ngài Vô Trước giảng trong Luận Du Già Sư Địa: Si, Ngu si, Vô minh, Vô trí, Vô kiến, Vô hiện quán, Hôn muội, Hắc ám … là đồng nghĩa.

Hãy sống với tính Bản Phật Phổ hiền của mình (The nature of the Primordial Buddha Samantabhadra; Phổ Hiền: All-around Goodness)

TỜ CŨ

Bây giờ tờ cũ đổi tên
Ấy là tờ mới mênh mông lạ lùng
Vô bờ vô bến vô chung
Kể từ vô thủy thung dung đi về
(Bùi Giáng)

Đặng Hữu Phúc

Sydney,  13.12.2015

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9876)
Nghiệp quả: Quả chín (trên năm uẩn), * Quả tương đương với nhân,# Nghiệp quả qua hoàn cảnh
(Xem: 15140)
Trên đây là bài dịch từ trang 18-20 trong quyển ’Kindness, Clarity,and Insight’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso, với sự đồng ý của Snow Lion Publications
(Xem: 7933)
Những truyền thống khác nhau của Tây Tạng đến từ Đức Phật - Kadam, Sakya, Kagyu, và Nyingma - tất cả theo sự trình bày của những ...
(Xem: 9591)
Chủ đề về tánh không bao hàm tất cả giáo huấn Phật Giáo bởi vì chính Đức Phật hít thở bằng tánh không (hiện hữu, trường tồn và sống trong tánh không)
(Xem: 9648)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh (loài ngườisúc vật). Tình thương rộng lớn này được...
(Xem: 8136)
Pháp thân Phậttánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thânquang minhHóa thân là thân vật chất;
(Xem: 10303)
Thường nghe rằng, cửa ngõ vào Chánh đạo, sự phát tâm quan trọng nhất; việc gấp trên đường tu, không gì hơn lập nguyện.
(Xem: 8715)
Không có hiện tượng nào đang tồn tại mà không phải là kết quả của nhân duyên
(Xem: 9154)
Đức Phật có nói: "Như Lai đã đạt đến sự hiểu biết rõ ràng về điều nầy, nghiệp lực, xuyên qua trí huệ cao cả của chính Như Lai."
(Xem: 9029)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, bài giảng đầu tiên của ngài tập trung vào Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế), đó chính là nền tảng của Đạo Phật.
(Xem: 8169)
Bốn dấu ấn của hiện hữu, Phạn ngữ gọi là caturlaksana, Pà li ngữ là caturlakkhana, hoặc còn gọi là Dharma mudra.
(Xem: 8950)
Chúng ta cần phải quy y Tam bảo để cứu mình ra khỏi đường hiểm khổ đau, đến chỗ an vui giải thoát.
(Xem: 25784)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 9058)
Để phân biệt với người không Phật tử, có sự quy y hay phương hướng an toàn, và để phân biệt với con đường Tiểu thừa, có sự quy y của Đại Thừa.
(Xem: 14415)
"Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Pàli" là đề tài luận án Tiến sĩ do Thượng tọa Thích Chơn Thiện thực hiện và đệ trình tại Đại học Delhi
(Xem: 8206)
Thưa đại đức! Khi thọ khổ phát sanh, bậc A-la-hán chỉ thọ có một khổ thọ ấy, còn phàm phu thì thọ luôn cả hai thọ khổ, có phải vậy chăng?
(Xem: 8583)
Con số 84.000 trong do ngài An Nan thuật lại trong Trưởng Lão Kệ của Tiểu Bộ chính là 84.000 Pháp tức “dhamma” trong tiếng Pāḷi.
(Xem: 11904)
Đạo Phật không mang đến cho ta tiền tài hay danh vọng mà chỉ cho ta tình yêu thương bất diệthạnh phúc đích thực miên viễn trong dòng khổ đau của nhân sinh
(Xem: 9059)
Theo truyền thống sinh hoạt tu học của chư Tăng Ni từ thời Đức Phật còn tại thế, cứ đến ngày kết thúc một mùa an cư thì Đức Thế Tôn cùng chư Tăng Ni đều...
(Xem: 10368)
Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người.
(Xem: 8363)
Thức( vijnana) là dòng trôi tương tục dao động sáng tạo với những biểu đồ phức tạp được chi phối bởi những hệ quy chiếu mang màu sắc chủ quan
(Xem: 8982)
Không ai có khả năng biết được, sự bắt đầu của thế giới luân hồi (trong các cuộc sống diễn tiến liên tục, ở trong vòng sinh tử).
(Xem: 9997)
Đức Phật Thích Ca đã thường nói về Năm Uẩn, cũng còn được gọi là Năm Tập Hợp, hoặc là Năm Đống Hàng Cao Như Ngọn Núi.
(Xem: 9442)
Dục là nguyên nhân của khổ đau, nguồn gốc của dục có từ vô thỉ, sự trói buộc của nó đối với chúng sanh trong luân hồivô lượng kiếp.
(Xem: 8193)
Từ ngữ Niết Bàn xuất phát từ nguồn có ý nghĩa là "Dập tắt ngọn lửa", để nói đến việc dập tắt đi những ngọn lửa tham lam, sân hận, và si mê (tham sân si).
(Xem: 9479)
Niết bàn được xem là mục đích cứu cánh của đạo Phật, chỉ trạng thái tâm thức đã gột sạch hết mọi vô minh phiền não, sự giải thóat khỏi các kiết sử tùy miên...
(Xem: 8515)
Như tâm, Phật cũng vậy Như Phật, chúng sanh đồng Nên biết Phật cùng tâm Thể tánh đều vô tận
(Xem: 10948)
Hoa Sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiếtthánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến Niết Bàn.
(Xem: 9082)
Con người sinh ra trong thế giớidần dần, ngoài những sự vật đã có trong thiên nhiên, sáng chế ra những sự vật để dùng trong cuộc sống.
(Xem: 10528)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo.
(Xem: 8291)
Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại.
(Xem: 10287)
Tất cả các pháp nhân duyên sanh Thể tánh chẳng có cũng chẳng không Ở nơi nhân duyênsanh khởi Trong đó đều trọn không chấp trước
(Xem: 10465)
Nhân sau cùng sinh quả dị thục, Nhân đầu tiên sinh quả tăng thượng, Nhân đồng loại, biến hành sinh quả đẳng lưu, Nhân câu hữu, tương ưng sinh quả sĩ dụng
(Xem: 9013)
Đức Phật thị hiện là một con người như mọi người, điều này khẳng định cho chúng ta biết ngài không phải là thần linh, thị hiện ở núi non kỳ dị.
(Xem: 8256)
Tâm Bồ Đề (skt:Bodhicitta) là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật của chư pháp, tâm tin nơi nhân quảPhật Tánh nơi chúng sanh cũng như luôn dụng công tu hành hướng về quả vị Phật.
(Xem: 16654)
Muốn hết Nghiệp thì Tu ! Thì, Trì Chú ! Đó là “Thực Phẩm ngon” của Người Tu Hành xưa cũ.
(Xem: 12312)
Phật Học Vấn Đáp - Duy Thức Học Phần thứ 8; Lý Bỉnh Nam giải đáp, Thích Đức Trí chuyển ngữ
(Xem: 12268)
Hãy nương tựa vào chính mình, tự xem mình là ngọn đuốc soi đường cho mình, là nơi an trú cho mình, mà không cần một nơi an trú nào khác cả...
(Xem: 8799)
Nguyên tác: Background for Understanding Bodhichitta, Tác giả:Alexander Berzin/ Riga, Latvia, July 2004; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10221)
Giáo thuyết tối thượng tịnh hóa tâm thức, Là việc vắng mặt sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 8542)
Điều cương quyết để thọ tám chi của Luật nghi này, là phải có tối thiểu một vị Tỷ-kheo làm giới sư truyền thọ, chứ không thể tự một mình phát nguyện thọ trì được.
(Xem: 9074)
Trong Đạo Phật thuật ngữ tự ngã có hai ý nghĩa phải được phân biệt nhẳm để tránh nhầm lẫn. Một ý nghĩa của tự ngã là ‘cá thể’ hay ‘chúng sinh’.
(Xem: 10378)
Có nguồn gốc từ Ấn-độ, là tín lý căn bản trong Ấn-độ giáo, Phật giáo cũng như Kỳ-na giáo, và cả đến đạo Sikh; được truyền vào Trung hoa rất sớm, dịch là nghiệp,
(Xem: 8748)
Cận trụ nguyên ngữ Sanskrit là là upavāsatha, Hán phiên âm là ô-ba-bà-sa, Ưu-ba-bà-tố-đà, Ưu-bà-sa, U-ba-bà-sa, Ô-bô-sa-tha v.v…
(Xem: 8219)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thểxúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề...
(Xem: 8750)
Nguyên tác: Introduction to Bodhicitta - Tác giả: Alexander Berzin/ Riga, Latvia, June 2003 - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8090)
Đẳng lưu nhân-quả, là một trong những tư lương quan trọng trên con đường trung đạo, trong lộ trình tu tập thông đạt chánh kiến về duyên khởi hay mười hai chi duyên.
(Xem: 7860)
Ly Hệ Quả Sanskrit gọi là Visamyogaphala. Visam là thoát ly, tách rời, đoạn trừ, ly khai. Yoga là tương ưng, liên hệ. Nên Ly hệ, visamyoga: dứt khỏi sự trói buộc.
(Xem: 9570)
Tôi đã tìm thấy chìa khóa của hạnh phúc, và tôi đã bị thuyết phục rằng, tôi đã vượt qua mọi nhà sư khác về sự cao quý. Nhưng mỗi khi tôi rời thiền đường, những cánh cửa lại thì-thầm, 'Tất cả là không.'
(Xem: 8731)
Từ nơi Thánh Trí tối thượng ba-la-mật, đức Thế Tôn tuyên thuyết Kinh Năng Đoạn Kim Cương, nên Kinh này dạy rất nhiều vấn đề cốt lõi của giáo Pháp.
(Xem: 10693)
Như lý tác ý (Yoniso manasikàra) hay còn gọi là như lý khởi tư duy là một thuật ngữ Phật học dùng để nói về cách nhìn sự vật hay hiện tượng một cách đúng đắn theo quan niệm của đạo Phật.
(Xem: 15144)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Śīla: học xứ, học giới,... nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể.
(Xem: 12822)
Nếu chúng ta thật sự quan tâm về tương lai chính chúng tahạnh phúc an lạc của chính đời sống của mình, chúng ta nên phát triển một thái độ tinh thần trong điều mà thực hành từ bi đóng một vai trò trung tâm.
(Xem: 8147)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại...
(Xem: 16744)
Chúng ta cũng có thể sử dụng cách dịch phổ thông hiện này là: Như Thị Ngã Văn 如是我聞: Tôi nghe như vậy, tôi nghe như thế v.v...
(Xem: 6282)
“Phật y trên năm hạng chủng tánhthành lập năm thừa: Chủng tánh Thanh văn thừa; Bích-chi-phật thừa; Như lai thừa; Bất định thừa; và vô tánh thừa.
(Xem: 9609)
46 đại nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà...
(Xem: 7052)
Bốn pháp căn bản thành tựu thần lực, bốn cơ sở để có sức mạnh tinh thần hay sức mạnh tâm linh....
(Xem: 7731)
Quán Thế Âm, ngữ nguyên Sanskrit là Avalokiteśvaras, āvalokiteśvaro, avalokiteshvara là danh từ số ít Phạn ngữ, Hán dịch là Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại.
(Xem: 7068)
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant