- [01 - 10]
- [11 - 20]
- [21 - 30]
- [31 - 40]
- [41 - 50]
- [51 - 60]
- [61 - 70]
- [71 - 80]
- [81 - 90]
- [91 - 100]
- [101 - 110]
- [111 - 120]
- [121 - 130]
- [131 - 140]
- [141 - 150]
- [151 - 160]
- [161 - 170]
- [171 - 180]
- [181 - 190]
- [191 - 200]
- [201 - 210]
- [211 - 220]
- [221 - 230]
- [231 - 240]
- [241 - 250]
- [251 - 260]
- [261 - 270]
- [271 - 280]
- [281 - 290]
- [291 - 300]
- [301 - 310]
- [311 - 320]
- [321 - 333]
- Thư mục
DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN
(333 Câu Chuyện Thiền)
Đỗ Đình Đồng góp nhặt
261. HÉT TRỐNG ĐỊA NGỤC
Một samurai (chiến sĩ) phục vụ cho một người quyền thế trong tỉnh đến viếng Thiền sư Bạch Ẩn.
Sư hỏi chiến sĩ:
- Anh đã làm gì?
Chiến sĩ đáp:
- Tôi luôn luôn thích lắng nghe Phật giáo. Vì vậy mà tôi bị bịnh.
Bạch Ẩn hỏi:
- Anh bệnh như thế nào?
Chiến sĩ đáp:
- Ban đầu tôi gặp một Thiền sư và cầu tìm yếu lý của tâm. Rồi tôi gặp một luật sư Chơn Ngôn tông và học mật giáo. Nghi ngờ và rối loạn phát triển về hai tông phái, trong khi quán tưởng mẫu tự A, bỗng nhiên trong tâm tôi hình ảnh địa ngục xuất hiện. Tôi cố gắng chận chúng lại bằng cách dùng yếu lý của tâm, thì hai thị kiến va chạm nhau, vì vậy tâm tôi bị quấy rối. Lúc ngủ tôi thấy ác mộng, khi thức tôi lao nhọc vì suy nghĩ.
Bạch Ẩn chặc lưỡi và nói:
- Anh có biết cái gì làm cho địa ngục sợ hãi không?
Chiến sĩ đáp:
- Quan điểm tánh không! Tôi bị bịnh này.
Bạch Ẩn liền hét chiến sĩ nhiều lần, hét đến nỗi anh ta tháo lui, nói:
-Anh là một chú bé khờ! Chiến sĩ là kẻ trung thành với lãnh chúa đến nỗi y không chạy trốn bão lụt hay hỏa hoạn mà phơi mình ra trước gươm giáo, không run sợ và chớp mắt. Sao anh lại sợ quan điểm tánh không? Giờ đây, anh hãy rơi vào một trong các địa ngục đó đi, và chúng ta hãy kiểm tra các địa ngục!
Chiến sĩ phàn nàn:
- Sao một ông thầy lại có thể bảo người ta rơi vào cảnh giới xấu xa như thế?
Bạch Ẩn cười và nói:
- Số địa ngục mà tôi đã rơi vào có đến tám mươi bốn ngàn cái! Này -- không có nơi nào mà tôi không rơi vào!
Cuối cùng, thấy được ý sư, chiến sĩ tràn ngập vui mừng.
(Giai Thoại Thiền)
262. LỜI CUỐI CÙNG
O-San đã ngộ khi tham học với Thiền sư Tetsumon. Sau này, khi đại sư Bạch Ẩn đến tỉnh bà ở, O-San đến tham kiến sư.
Để trắc nghiệm, Bạch Ẩn hỏi bà về tiếng vỗ của một bàn tay.
O-San liền ứng khẩu đọc bài kệ sau đây:
Lắng nghe “Tiếng vỗ một tay,”
Chi bằng vỗ cả hai tay mà làm!
Khi O-San trong cơn bịnh cuối cùng, các con tập trung quanh bà, muốn biết những lời cuối cùng của bà. Bà mỉm cười và đọc bài kệ sau:
Trên thế gian này
Chỗ ngôn ngữ không còn gì cả
Còn gì hơn giọt sương
Trên lá,
Ta nói gì
Cho con cháu đời sau?
(Giai Thoại Thiền)
263. KINH MỘT CHỮ CỦA ĐẠI GIÁC
Người sáng lập chùa Kiến Trường ở Khiêm Thương vào thế kỷ thứ 13 là một Thiền sư Trung Hoa tên là Đại Giác. Sư được tướng quân Thời Lại [Tokiyori] mời đến truyền bá Thiền tông cho các khu vực phía đông Nhật Bản.
Một số tu sĩ và cư sĩ của các tông phái khác không hài lòng chuyện này chút nào. Lòng ganh tị lan truyền rằng Thiền sư là gián điệp do Mông Cổ phái đến Nhật và dần dần nhiều người tin như vậy. Lúc ấy, các quan hệ với Mông Cổ trở nên tệ hơn, và chính phủ của Tướng quân, do tin đồn hướng dẫn sai lầm, đã thuyên chuyển sư đến Koshu. Sư không những không phiền não chút nào mà còn vui mừng đi theo nghiệp lực dẫn đường.
Có một người chuyên trì các thần chú như Pháp Hoa và A-di-đà, đến gặp sư, nói:
-Thiền đọc Tâm Kinh vừa dài vừa khó, trong khi Nhật Liên Thượng Nhân dạy chú Pháp Hoa chỉ có bảy chữ và Nhất Biến Thượng Nhân chú A-di-đà chỉ có sáu chữ. Kinh Thiền thì dài hơn nhiều mà lại khó tụng.
Đại Giác lắng nghe rồi nói:
- Đệ tử Thiền muốn gì với kinh văn dài dòng? Nếu ông muốn đọc kinh Thiền, hãy đọc nó bằng một chữ thôi. Các thần chú sáu chữ, bảy chữ cũng dài lắm.
(Thiền và Đạo
Thuật)
264. KINH KHÔNG CHỮ CỦA PHẬT QUANG
Tu sĩ của Tsurugaoka Hachiman đến gặp Thiền sư Trung Hoa tên là Phật Quang, người thừa kế Thiền sư Đại Giác, kể sư nghe câu chuyện kinh một chữ của Thiền sư Đại Giác và hỏi:
- Tôi không hỏi sáu chữ, bảy chữ các phái khác tụng niệm, chỉ muốn biết thế nào là kinh một chữ của Thiền?
Phật Quang đáp:
- Tông môn chúng tôi một chữ cũng chẳng lập, giáo lý truyền riêng bên ngoài kinh điển, đạo thì lấy tâm truyền tâm. Nếu ông muốn đi sâu vào đó, thì cả cuộc đời ông sẽ là một câu thần chú, cái chết của ông cũng sẽ là một câu thần chú. Ông còn muốn một chữ, nửa chữ làm gì? Lão sư Đại Giác đi vào rừng sâu đặt xuống đó một chữ, giờ đây cả thiền lâm đang xé nát nó thành nhiều mảnh trên gai nhọn, cố tìm nó. Nếu thượng tọa đứng trước tôi đây muốn nắm lấy một chữ đó, thì không mở miệng tụng kinh không chữ. Nếu thượng tọa không biết kinh không chữ, thì liền mất kinh một chữ đó vậy. Hãy đem một chữ này gửi đến từng trời thứ ba mươi ba; hãy chôn nó đi, nó ở dưới đáy đại địa ngục thứ tám. Bốn phương, trên dưới, chỗ nào có thể giấu được nó? Ngay giây phút này, ở trước thượng tọa! Có chữ nào hay không?
Kim vàng không thấu được (lớp vải thêu), tu sĩ im lặng rút lui.
(Thiền và Đạo Thuật)
265. ĐỊA TẠNG NGUYÊN HÌNH
Sakawa Koresada, tùy viên trực tiếp của dòng họ Uesugi, bước vào chánh điện chùa Kiến Trường và cầu nguyện trước Bồ-tát Địa Tạng Ngàn Tướng. Rồi ông ta hỏi vị tăng thị giả phụ trách chánh điện:
- Trong ngàn tướng của Địa Tạng, tướng nào là Địa Tạng nguyên hình?
Thị giả đáp:
- Trong ngực của quan hộ vệ ngay trước tôi đây là ngàn niệm, vạn tưởng; cái nào là niệm tưởng đầu tiên?
Chiến sĩ (samurai) lặng câm.
Thị giả lại nói:
-Trong ngàn tướng của Địa Tạng, Địa Tạng nguyên hình là Phật thế tôn, ngài luôn luôn dùng ngàn tướng.
Chiến sĩ hỏi:
- Phật thế tôn là ai?
Thị giả bất ngờ nắm mũi chiến sĩ vặn mạnh.
Chiến sĩ bỗng nhiên tỉnh ngộ.
(Thiền và Đạo Thuật)
266. THAM VẤN BAN ĐÊM
[Myotei là một góa phụ và là một người đàn bà có cá tính mạnh. Bà đã tu tập mấy năm dưới sự hướng dẫn của Kimon, vị sư thứ 150 của chùa Viên Giác. Vào một dịp viếng chùa, bà đã có một kinh nghiệm trong khi lắng nghe sư thuyết pháp về kinh Kim Cương. Vào năm 1568, bà tham dự tuần nhiếp tâm Lạp Bát (mồng tám tháng mười hai, kỷ niệm ngày Phật thành đạo].
Trước khi vào một trong những cuộc tham vấn ban đêm, bà cởi hết tất cả y phục của mình ra, và bước vào độc tham không một mảnh vải che thân. Bà nằm xuống trước mặt sư. Sư Kimon cầm gậy như ý bằng sắt thọc vào giữa hai đùi bà, nói:
- Bày trò gì đây?
Ni cô Myotei đáp:
- Bày cái cửa chư Phật ba cõi nhờ đó đến thế gian này.
Sư nói:
- Trừ phi chư Phật ba cõi vào, [nếu không] các ngài chẳng thể ra. Hãy cho vào cửa ngay đây và bây giờ.
Và sư ngồi dang hai chân qua ni cô.
Ni cô hỏi:
- Ai sẽ vào? Đó là Phật gì?
Sư đáp:
- Cái gì xưa nay vốn có, không có “sẽ.”
Ni cô nói:
- Ai không cho biết tên thì là kẻ cướp vô lại, không được phép vào.
Sư đáp:
- Phật Di Lặc, phải đản sinh để độ người sau khi Phật Thích ca nhập diệt, vào cửa.
Ni cô làm như muốn nói nhưng sư liền lấy tay bịt miệng cô lại. Sư đè chiếc gậy sắt giữa hai đùi cô, nói:
- Phật Di Lặc vào cửa. Hãy sinh ngay lập tức!
Ni cô do dự và sư nói:
Đây chẳng phải tử cung thật; làm sao sinh được Di Lặc?
Ni cô đi ra và trong cuộc tham vấn sáng hôm sau, sư hỏi:
- Đã sinh được Di Lặc chưa?
Ni cô hét lớn:
- Ổng đã lặng lẽ sinh ra tối hôm qua rồi!
Cô nắm đứng sư, hai bàn tay ôm đỉnh đầu sư, nói:
-Tôi mời ông Phật ấy dùng đỉnh đầu này làm Tòa Sư Tử. Hãy để ổng từ bi ở đó mà thuyết pháp.
Sư nói:
- Đạo chỉ là một, không hai, không ba.
Ni cô nói:
- Do căn cơ mà chúng sinh khác nhau vạn nẻo. Làm sao hòa thượng có thể gắn họ vào một đường?
Sư nói:
- Một tướng dẫn đầu vạn quân vào kinh đô.
(Thiền và Đạo Thuật)
267. BỨC TRANH NGƯỜI ĐẸP
Vào năm 1299, khi lãnh chúa Fukuda Sadatomo đến chùa Kiến Trường để dự lễ. Ông gặp sư Saikan trong một căn phòng, bất ngờ trong phòng ấy có một bức tranh vẽ Rei Shojo, một người đẹp đương thời của triều đại nhà Tống. Lãnh chúa hỏi sư:
- Đó là ai?
Sư đáp:
- Người ta nói không ngờ đó là Rei Shojo.
Sadatomo ngắm bức tranh một cách ngưỡng mộ và nói:
- Tranh đó được vẽ như có thần lực và còn cực kỳ hiến dâng. Người đàn bà đó có phải hiện giờ ở nước Tống không?
Sư đáp:
- Ở Tống, ngài muốn nói gì? Hiện giờ ở đây, tại Nhật này.
Nhà quí tộc hỏi:
- Ở đâu thế?
Sư hét to:
- Lãnh chúa Sadatomo!
Nhà quí tộc nhìn lên.
Sư nói:
- Ở đâu thế ?
Sadatomo
lãnh hội được yếu chỉ, bái tạ.
(Thiền và Đạo
Thuật)
268. TIẾNG HÉT CỦA TODEN
Yoriyasu là một samurai tự phụ và hiếu chiến. Vào mùa xuân năm 1314, anh ta được thuyên chuyển từ Kofu đến Kamakura, ở đây anh ta đến viếng Toden, vị sư thứ 45 ở chùa Kiến Trường, để hỏi Thiền.
Sư Toden nói:
- Ấy là trực tiếp biểu hiện Hành Động Vĩ Đại trong trăm mối quan tâm về cuộc sống. Khi nó trung như một samurai, ấy là trung của Thiền. Trung viết theo chữ Hán là kết hợp chữ “trung” và chữ “tâm”, vậy nó có nghĩa ông chủ ở giữa con người. Phải là không phiền não sai lầm. Nhưng hôm nay lão tăng đây nhìn chiến sĩ, có kẻ trung tâm nghiêng về danh và tiền, có kẻ nghiêng về rượu và sắc dục, và có kẻ nghiêng về quyền lực và can đảm. Tất cả bọn họ đều ở trên những cái dốc đó, và không thể có tâm trung. Làm sao họ có thể trung đối với quốc gia? Nếu ông, thưa Ngài, muốn tu Thiền, trước hết hãy tu trung, và đừng trượt chân vào dục vọng sai lầm.
Chiến sĩ nói:
- Trung của chúng tôi là Hành Động Vĩ Đại trực tiếp trên chiến trường. Chúng tôi cần sự thuyết pháp của nhà sư để làm gì?
Sư đáp:
- Ngài là một anh hùng trong tranh biện, tôi là kẻ thanh nhã hòa bình--chúng ta có thể không có gì để nói với nhau.
Lúc ấy chiến sĩ rút kiếm ra, nói:
- Trung ở trong lưỡi kiếm của anh hùng, nếu thầy không biết điều này thì chẳng nên nói đến trung.
Sư đáp:
- Lão tăng đây có kiếm báu Vua Kim Cương, nếu ông không biết nó, chớ nên nói đến trung.
Chiến sĩ nói:
- Trung của Kiếm Kim Cương -- thứ đó dùng làm gì trong chiến đấu thật sự?
Sư liền nhảy tới hét lên một tiếng Katsu!, khiến chiến sĩ hoảng hốt đến độ mất hết ý thức. Sau đó một chút, sư lại hét nữa và chiến sĩ liền bình phục.
Sư nói:
- Trung trong lưỡi kiếm của anh hùng, ở đâu rồi? Nói!
Kinh hãi quá, chiến sĩ xin lỗi rồi rút lui.
(Thiền và Đạo Thuật)
269. THANH KIẾM GIẤY
Vào năm 1331, khi Nitta Yoshisada đang đánh Hojo Sadatoki, một viên chức hộ vệ chính của dòng họ Bắc Điều tên là Sakurada, bị giết. Vợ của ông ta là Wasa muốn cầu nguyện cho người quá cố, bà cắt tóc vào chùa Đông Khánh làm ni cô pháp danh là Shotaku. Bà đã nhiều năm hiến mình cho Thiền dưới sự chỉ dạy của vị sư thứ 17 của chùa Viên Giác, và cuối cùng đã trở thành ni sư thứ ba của chùa Đông Khánh. Vào tuần nhiếp tâm Lạp Bát (mồng 8 tháng 12) năm 1339, sau cuộc tham vấn chiều với sư chùa Viên Giác, khi bà đang trên đường về nhà thì một người đàn ông cầm kiếm thấy bà, bị sắc đẹp của bà quyến rũ. Hắn dùng kiếm đe dọa và đến cưỡng hiếp bà. Ni sư liền lấy một tờ giấy ra, cuộn lại và đâm vào mắt người đàn ông như một lưỡi kiếm. Hắn không còn đánh được và hoảng sợ quá đỗi vì sức mạnh tinh thần của ni sư. Hắn quay đầu bỏ chạy và ni sư bồi thêm một tiếng hét Yaa!, đánh hắn bằng thanh kiếm giấy. Hắn té, rồi chạy trốn.
(Thiền và Đạo Thuật)
270. ĐẤT TRỜI TAN VỠ
Tadamasa, một viên chức hộ vệ lâu năm của quan nhiếp chính Bắc Điều Cao Thời, có pháp danh là An Sơn. Ông ta là một tín đồ mẫn nhuệ của Thiền, đã tới lui thiền đường dành cho nam cư sĩ ở chùa Kiến Trường trong hai mươi ba năm. Vào năm 1331, khi đánh nhau xảy ra khắp nơi, ông ta bị thương và chạy như bay đến chùa Kiến Trường để gặp Sosan, vị sư thứ 27 của chùa. Lúc đó chùa đang có Trà thang (Cha no yu). Sosan thấy người đàn ông mặc áo giáp đến, liền để một tách trà phía trước ông ta, nói:
- Cái này thế nào?
Chiến sĩ lập tức giẫm nát cái tách trà dưới chân và nói:
- Trời đất cùng tan vỡ.
Sư nói:
- Khi trời đất tan vỡ thì ông thế nào?
An Sơn đứng thẳng hai tay khoanh trước ngực. Sư đánh ông ta và ông ta miễn cưỡng kêu lên vì các vết thương bị đau.
Sư nói:
- Trời đất vẫn chưa hoàn toàn tan vỡ.
Tiếng trống vang lên từ trại lính phía núi bên kia và Tadamasa chạy thật nhanh về trại. Sáng hôm sau, ông ta trở lại chùa, mình dính đầy máu, để gặp sư. Sư bước ra, lại nói:
- Khi trời đất tan vỡ thì ông thế nào?
An Sơn nương mình lên thanh kiếm đẫm máu, hét một tiếng Yaa! lớn rồi chết đứng trước mặt sư.
(Thiền và Đạo Thuật)