Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 13: Bản Chất, Giá Trị Và Sự Chọn Lựa Niềm Tin Tôn Giáo

Sunday, January 16, 201100:00(View: 9415)
Chương 13: Bản Chất, Giá Trị Và Sự Chọn Lựa Niềm Tin Tôn Giáo


VÌ SAO TIN PHẬT 

Hòa thượng K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch Việt - California, Hoa Kỳ, 1997
Nguyên tác: What Buddhists believe, Malaysia, 1987

PHẦN V
MỘT TÔN GIÁO CHO SỰ TIẾN BỘ THỰC SỰ 

CỦA NHÂN LOẠI

Chương 13
BẢN CHẤT, GIÁ TRỊ VÀ SỰ CHỌN LỰA 

NIỀM TIN TÔN GIÁO

-ooOoo-

CON NGƯỜITÔN GIÁO

Con ngườichúng sinh duy nhất trong thế giới này đã khám phá ra tôn giáo, biết thờ phụngcầu nguyện.

Con người phát huy tôn giáo hầu thỏa mãn lòng mong muốn biết đời sống bên trong chính mình và thế giới bên ngoài mình. Những nền tôn giáo sơ khai khởi nguyên thuyết vật linh, khiến con người sợ hãi về những cái họ không biết và mong xoa dịu những sức mạnh mà họ nghĩ rằng đang ẩn tàng trong các vật vô tri vô giác. Thời gian trôi qua, những tôn giáo này dần biến đổi theo môi trường địa lý, lịch sử, kinh tế xã hội, chính trị, và tinh thần hiện hữu trong thời gian ấy.

Nhiều tôn giáo trở thành có tổ chức và hưng thịnh cho đến ngày nay do các tín đồ hậu thuẫn mạnh mẽ. Nhiều người bị lôi cuốn vào các tôn giáo có tổ chức do hình thức long trọngnghi lễ, trong khi một số người lại thích tu tập theo tôn giáo riêng của họ, trong thâm tâm sùng kính các vị đạo sư của họ và áp dụng nguyên tắc đạo đức trong đời sống hàng ngày. Vì sự quan trọng của việc tu tập, tôn giáo nào cũng tự cho là một cách sống chứ không phải chỉ thuần túy đức tin mà thôi. Nhìn lại nguồn gốc và con đường phát triển của nhiều tôn giáo đã trải qua, điều đáng ngạc nhiên là các tôn giáo của loài người đã khác biệt nhau về phương pháp giải quyết, về sự hiểu biếtgiải thích của các tín đồ, về mục tiêuphương cách đạt được, và về khái niệm thưởng phạt đối với những hành vi đã làm.

Trong phương diện giải quyết, các lối hành trì có thể căn cứ trên đức tin, lòng sợ hãi, sự lý luận và tính vô hại: Đức tin hình thành căn bản của nhiều cách thức tu tập được khai triển để con người khỏi bị sợ hãiđáp ứng được những nhu cầu của họ. Một tôn giáo của những quyền năng thần thông, hay huyền bí thì khai thác lòng sợ hãi phát xuất từ vô minhhứa khả các lợi lạc vật chất căn cứ vào tâm tham ái. Một tôn giáo của sùng bái thì căn cứ trên cảm xúcsợ hãi đối với siêu nhiên và do tin như vậy, có thể được trấn an bằng nghi thứcnghi lễ. Một tôn giáo của đức tin thì căn cứ trên lòng mong muốn đạt được sự tự tin khi phải đương đầu với đời sốngthân phận mong manh của con người.

Một số cách thức tu tập nẩy nở do kết quả của sự phát triển kiến thức, kinh nghiệmtrí tuệ của con người. Phương pháp giải quyết hữu lý về tâm linh đã được áp dụng trong trường hợp này, kết hợp những nguyên tắc về giá trị con người và các định luật của thiên nhiên hay vũ trụ. Phương pháp này căn cứ vào tinh thần nhân đạo và tập trung vào sự trau dồi nhân phẩm. Một tôn giáo của luật nhân quả hay nghiệp báo căn cứ trên nguyên tắc tự lực cánh sinh và cho rằng cá nhân tự mình chịu trách nhiệm về hạnh phúc cũng như đau khổ và về sự giải thoát của chính mình. Một tôn giáo của trí tuệ căn cứ trên sự vận dụng lý trítìm hiểu đời sống cùng thực chất của những điều kiện thế gian qua kiến thứctính cách phân tích.

Tính vô hạithiện chí là những yếu tố thông thường hay thấy trong tôn giáo. Một tôn giáo của hòa bình căn cứ vào nguyên tắc không hại mình và hại người, các tín đồ phải trau dồi một đời sống hài hòa, phóng khoángan lạc. Một tôn giáo của thiện chí hay từ-ái căn cứ vào sự hy sinhphục vụ cho lợi lạchạnh phúc của người khác.

Đạo giáo khác nhau theo khả năng hiểu biết của tín đồ và theo những sự giải thích của các chức sắc giảng dạy qua giáo lý và cách thức tu tập. Trong một số tôn giáo, giới chức có uy quyền ban hành luật lệ tôn giáotiêu chuẩn đạo đức, trong khi một số tôn giáo khác họ chỉ có thể khuyên giảng về nhu cầu và phương cách để hành theo các tiêu chuẩn ấy. Mỗi tôn giáo đều đưa ra những lý do về những khó khăn của con người, những bất bình đẳngphương cách đối trị. Bằng cách giải thích, một số tôn giáo cho rằng con người phải đương đầu với những khó khăn ấy vì con người đang bị xét xử trên thế giới này. Khi cách giải thích như vậy được đưa ra, người khác có thể hỏi: "Để làm gì?" Làm sao con người có thể bị xét xử trên căn bản chỉ một kiếp sống khi mà mỗi người đều khác nhau về kinh nghiệm, thể chất, tinh thần, xã hội, kinh tế, các yếu tốđiều kiện về môi sinh?

Mỗi tôn giáo đều có quan niệm riêng của mình về những gì được coi là mục tiêu của đời sống tâm linh. Đối với vài tôn giáo thì đời sống bất diệt nơi cõi trời hay thiên đường với vị Thượng Đếcứu cánh cuối cùng. Đối với một số khác, mục tiêu chủ yếu của đời sống là sự hội tụ của một tâm thức bao quát tất cả (đại ngã) vì tin tưởng rằng mỗi kiếp sống là một đơn vị của tâm thức (tiểu ngã) và nó phải quay trở về với tâm thức nguyên thủy. Một số tôn giáo tin rằng chấm dứt khổ đau hay chấm dứt vòng sanh tửmục đích tối hậu. Đối với tôn giáo khác, cả đến hạnh phúc thiên đường hay sự hòa nhập với Phạm Thiên (Đấng Tạo Hóa) chỉ là phụ thuộc trước cái mong manh của cuộc sống dù đuới bất cứ hình thức nào. Và cũng có một số tin là đời sống hiện tại chính nó thừa đủ để chứng nghiệm chủ đích của cuộc đời.

Muốn đạt được mục tiêu cứu cánh, mỗi tôn giáo đưa ra một phương pháp. Một số tôn giáo bắt các tín đồ phục tùng Thượng Đế hay tùy thuộc mọi thứ vào Thượng Đế. Một số khác chủ trương khổ hạnh tuyệt đối là những phương tiện để tự mình thanh lọc tất cả tội lỗi bằng cách tự hành xác. Một số khác nữa chủ trương giết thú vật, và nhiều loại nghi thứcnghi lễ cũng như tụng đọc các loại thần chú để thanh lọc hầu đạt mục tiêu cuối cùng. Cũng có tôn giáo hành trì nhiều loại khác nhau về phương pháptâm thành tín, cách chứng nghiệm chân lý, và tập trung tâm ý bằng con đường thiền định.

Mỗi tôn giáoý niệm khác nhau về hình phạt các hành vi tội lỗi. Theo một số tôn giáo, con người bị Thượng Đế đầy đọa vĩnh viễn vì sự phạm tội của mình trong kiếp sống này. Một số khác nói rằng nhân và quả tác động do định luật thiên nhiênhậu quả của hành vi chỉ sẽ chứng nghiệm trong một thời gian nào đó. Một số tôn giáo xác nhận kiếp sống này chỉ là một trong nhiều kiếp sống, và ai ai lúc nào cũng có cơ hội để tu sửa qua nhiều giai đoạn tiến triển cho đến khi đạt được mục đíchHạnh Phúc Tối Thượng.

Trên đây cho thấy một loạt rộng lớn các phuơng pháp giải quyết, lập luậnmục tiêu khác nhau của các tôn giáocon người đã áp dụng. Điều rất hữu ích để ta không nên khư khư giữ chặt quan điểm giáo điều về tôn giáo của mình mà nên rộng mở và khoan dung với những quan điểm tôn giáo khác.

Đức Phật dạy: "Không nên chấp nhận giáo lý của Như Lai chỉ vì lòng tôn kính Như Lai, mà trước nhất hãy trắc nghiệm giáo lý ấy giống như đem vàng thử vào lửa."

Sau khi nhấn mạnh sự quan trọng của việc luôn luôn mở rộng tâm ý đối với tất cả các học thuyết tôn giáo, phải nên nhớ rằng một tôn giáo phải được thực thi cho phúc lợi, tự dohạnh phúc của tất cả chúng sinh. Đó là nguyên tắc đạo giáo phải được sử dụng tích cực để cải tiến phẩm chất đời sống của tất cả chúng sinh. Tuy nhiên ngày nay nhân loại đang suy sụp và đã đi lạc khỏi những nguyên tắc đạo lý căn bản. Những hành động vô luântội lỗi trở nên càng ngày càng nhiều, và những người có tâm đạo gập nhiều khó khăn khi muốn duy trì một số nguyên tắc đạo lý trong đời sống hiện đại. Đồng thời tiêu chuẩn về nguyên tắc đạo lý căn bản cũng bị hạ thấp để thỏa mãn đòi hỏi của những đầu óc ô nhiễmích kỷ. Con người không nên vi phạm tiêu chuẩn đạo đức tổng quát cho hợp với lòng tham ái hay ham mê của riêng mình. Tốt hơn con người nên tự điều chỉnh theo những giới luậttôn giáo đã chỉ dạy. Giới luật được tuyên giảng do các bậc đạo sư giác ngộ đã nhận thức con đường cao thượng của đời sống dẫn đến an lạchạnh phúc. Những ai vi phạm những giới luật ấy là vi phạm định luật vũ trụ, mà theo Phật Giáo, sẽ đem lại hậu qủa xấu do hành hoạt của nguyên nhân tinh thần.

Mặt khác, việc này không có nghĩa là ta phải mù quáng tuân hành theo mọi điều trong tôn giáo của mình, bất chấp có nên áp dụng vào thời đại tiên tiến hay không. Luật lệ tôn giáogiới luật giúp cho con người sống một cuộc đờiý nghĩa chứ không phải là để trói buộc con người vào lối hành trì cổ lỗ hay những nghi lễmê tín dị đoan. Một người giữ vững những nguyên tắc đạo lý căn bản phải tán dương trí thông minh của nhân loại và phải sống đứng đắn với nhân phẩm. Có một vài thay đổi trong hoạt động tôn giáo của chúng ta cho phù hợp với giáo dụcbản chất thay đổi của xã hộiđồng thời không phải hy sinh những nguyên tắc cao thượng chung nhất. Nhưng phải nhận định rằng thay đổi bất cứ cách thức tu tập nào của tôn giáo bao giờ cũng khó khăn vì một số người bảo thủ chống đối lại sự thay đổi, dù rằng những sự thay đổi này mang lợi ích hơn. Quan điểm bảo thủ này giống như một vững nước tù hãm, trong khi những ý kiến trong sạch giống như thác nước và nước tại thác luôn luôn đổi mới nên khả dụng.

XUYÊN TẠC TÔN GIÁO

Mặc dù giá trị của tôn giáo trong việc nâng cao đạo đức, nhưng cũng không sai khi nói rằng tôn giáo là mảnh đất phì nhiêu cho sự phát triển dị đoangiả đạo đức thành tín, được che đậy trong lớp áo choàng tín ngưỡng (đội lốt tôn giáo). Nhiều người dùng tôn giáo để trốn tránh những thực tế của đời sống, khoác áo tôn giáo và các biểu tượng đạo pháp. Tuy những người này cũng hay thường cầu nguyện tại các nơi thờ phượng nhưng thực ra họ không có đạo tâm và không hiểu được ý nghĩa tôn giáo là gì. Khi một tôn giáo bị mất phẩm cách vì ngu si, tham quyền lực và ích kỷ, dân chúng sẽ chỉ thẳng ngay vào tôn giáo này và nói đó không phải là chánh đạo. Nhưng "Tôn Giáo" (chỉ sự thực hành nghi lễ bên ngoài của bất cứ giáo lý nào) phải được phân biệt từ chính giáo lý của đạo ấy. Trước khi phê bình, ta phải nghiên cứu giáo lý nguyên thủy của người khai sáng và xem có điều gì sai quấy trong đó không.

Tôn giáo khuyên người làm thiện và sống thiện, nhưng con người không quan tâm hành động như thế. Thay vì vậy họ thích bám víu vào những hình thức hành trì khác chẳng có giá trị đạo lý thực sự gì. Nếu họ cố gắng trau dồi tâm trí bằng cách diệt trừ ganh tị, ngã mạn, độc ác, ích kỷ, thì ít ra họ cũng tìm thấy đường lối đứng đắn để thực hành tôn giáo. Bất hạnh thay, họ lại làm tăng trưởng lòng ganh tị, ngã mạn, độc ácích kỷ thay vì đoạn trừ chúng. Nhiều kẻ tu cho rằng mình là người tu hành, nhưng lại phạm tội ác lớn nhất dưới danh nghĩa tôn giáo. Nhân danh đạo pháp họ chiến đấu, kỳ thị, và tạo bất ổn làm lạc mất mục đích cao đẹp của tôn giáo. Từ sự gia tăng nhiều cái được gọi là hoạt động tôn giáo, chúng tacảm tưởngtôn giáo đang tiến triển nhưng thực sự là trái lại bởi vì ngày nay chỉ có một số rất ít tính chất thanh tịnhhiểu biết là còn được đem hành tập đúng nghĩa.

Tu hành không có gì hơn là mở mang sự tỉnh thức nội tâm, từ bihiểu biết. Những khó khăn sẽ phải đối mặt trước tiên nhờ vào sức mạnh tinh thần của chính ta. Trốn chạy khó khăn dưới danh nghĩa duy tâm là thiếu can đảm. Trong những hoàn cảnh đầy dao động ngày nay, cả nam lẫn nữ giới đang nhanh chóng tuột giốc rơi vào sự tự hủy hoại. Trớ trêu là họ lại tưởng tượng mình đang xúc tiến thực hiện một nền văn minh thật huy hoàng.

Trong cảnh rối loạn này, nhiều quan niệm đạo lý sáng tạo linh hoạt đã được quảng bá để tạo thêm cám dỗxáo trộn trong tâm con người. Tôn giáo hiện đang bị lạm dụng để tranh đạt lợi lộcquyền lực riêng tư. Một số pháp môn trái đạo đức như tự do nhục dục, đã được khuyến khích bởi một nhóm tôn giáotrách nhiệm mong đem đạo của họ đến giới trẻ. Bằng cách khơi dậy những cảm giác dục vọng, những nhóm này hy vọng quyến rữ được trai gái theo tôn giáo của họ. Ngày nay trong thị trường đạo giáo, có tôn giáo thoái hóa thành một loại hàng rẻ tiền không mấy quan tâm gì đến giá trị đạo đức và những gì mà mình đại diện. Một số nhà truyền giáo lập luận rằng những hình thức thực hành về luân lý, đạo đứcgiới luật không quan trọng bằng một người có đức tincầu nguyện Thượng Đế mà người đó tin rằng sẽ đủ sức cứu rỗi mình. Mục kích một số chức quyền tôn giáo đã lừa dối bịt mắt tín đồ ra sao tại Âu Châu, Karl Max đưa ra một nhận xét châm biếm: "Tôn Giáo là tiếng thở dài của sinh vật bi áp bức, là những cảm nghĩ của một thế giới vô tâm, chẳng khác gì là linh hồn của những vật thể không linh hồn. Tôn Giáo là thuốc phiện của con người".

Con người cần đạo không phải vì đạo cho mình một giấc mơ về kiếp sau hay ban cho mình một số giáo điều để hành trì, theo cách như vậy thì con người phải từ bỏ trí thông minh của mình và trở nên mối ưu phiền cho đồng loại. Một tôn giáo phải là một phương pháp đáng tin cẩn và hợp lý dạy cho con người biết sống "tại đây và ngay bây giờ" như một chúng sinh trí thứchiểu biết, trong khi nêu gương tốt cho người khác theo. Nhiều tôn giáo đã làm cho con người chuyển tư tưởng của mình ra khỏi mình để hướng về một một đấng tối thượng. Nhưng Phật Giáo hướng dẫn con người tìm an lạc nội tâm bên trong những tiềm năng ẩn nấp trong chính con người. "Pháp" (có nghĩa là giữ) không phải là điều mà ta tìm kiếm bên ngoài mình, vì trong lý giải cuối cùng thì con người là Pháp, và Pháp là con người. Cho nên, một tôn giáo thực sự tức là Pháp vốn không phải điều gì chúng ta đạt được từ bên ngoài nhưng là sự trau dồi và chứng ngộ được trí tuệ, từ bithanh tịnh được phát triển chính trong chúng ta.

TÔN GIÁO NÀO ĐÍCH THỰC?

Nếu tôn giáo nào có Tứ Diệu ĐếBát Chánh Đạo thì có thể coi là một tôn giáo đích thực .

Con người thật rất khó tìm ra tại sao lại có quá nhiều tôn giáo khác nhau và tôn giáo nào là một tôn giáo đúng nghĩa. Tín đồ của mỗi tôn giáo cố gắng trình bầy sự siêu việt của tôn giáo mình. Tính đa dạng thường tạo ra một số tính đồng dạng, nhưng trong vấn đề tôn giáo, con người lại nhìn nhau bằng ganh tị, sân hận và khinh khi. Những pháp môn được kính trọng nhất của một tôn giáo lại bị một tôn giáo khác cho là lố lăng. Để giới thiệu những thông điệp thiêng liêng và hòa bình của mình, một số người lại dùng đến vũ khí và chiến tranh. Họ có làm ô nhiễm danh từ đẹp đẽ của tôn giáo không? Hình như có một số tôn giáo chịu trách nhiệm về sự chia rẽ thay vì đoàn kết nhân loại.

Muốn đi tìm một tôn giáo chân chính và đích thực, chúng ta phải cân nhắc bằng một đầu óc vô tư xem cái gì đúng là một tôn giáo giả hiệu. Tôn giáo hay triết lý giả hiệu gồm có: duy vật chủ nghĩa phủ nhận sự sống còn sau khi chết; chủ nghĩa phi luân lý chối bỏ thiện và ác; tôn giáo nào khẳng định con người được cứu rỗi hay bị đọa đầy bằng thần thông, thuyết tiến hóa hữu thần chủ trương là mọi thứ đều do tiền địnhmọi người có thể được cứu rỗi nhờ đức tin đơn thuần mà thôi.

Phật Giáo không xây dựng trên những nền tảng bất toàn và bất ổn. Phật Giáo rất thực tế và có thể xác minh được. Chân lý của Phật Giáo đã được kiểm chứng bởi Đức Phật, kiểm chứng bởi các đệ tử của Ngài, và lúc nào cũng mở rộng cho bất cứ ai muốn kiểm chứng. Và ngày nay, Giáo lý của Đức Phật, đang được xác minh bởi những phương pháp nghiên cứu khoa học khắt khe nhất.

Đức Phật dạy rằng bất cứ hình thức tôn giáo nào cũng chân chính nếu chứa đựng Tứ Diệu ĐếBát Chánh Đạo. Việc này cho thấy rõ ràng Đức Phật không muốn thiết lập một tôn giáo đặc biệt. Cái mà Ngài muốn là làm hiển lộ Chân Lý Tuyệt Đối của đời sống con ngườithế giới. Mặc dù Đức Phật giảng dạy Tứ Diệu ĐếBát Chánh Đạo, những phương pháp này không phải tài sản độc quyền của người Phật Tử. Đó là Chân Lý chung của tất cả.

Haàu heát hoï thấy cần phải đưa ra các lập luận để "chứng minh" giá trị tôn giáo mà họ đang theo. Một số cho rằng đạo giáo của họ lâu đời nhất cho nên tích lữy chân lý. Số khác cho rằng đạo giáo của họ là tôn giáo cuối cùng hoặc mới nhất cho nên tóm thâu chân lý. Một số cho rằng tôn giáo của họ có nhiều tín đồ nhất cho nên bao gồm chân lý. Tuy nhiên không một lập luận nào trên đây có giá trị xác đáng để thiết lập chân lý cho một tôn giáo. Chỉ cần sử dụng lương trihiểu biết, ta cũng có thể đánh giá được một đạo giáo.

Một số truyền thống tôn giáo bắt con người phải phục tùng một quyền lực cao hơn họ, có khả năng kiểm soát sự sáng tạo, hành động và sự giải thoát cuối cùng của họ. Đức Phật không chấp nhận quyền năng ấy. Ngài cho rằng quyền năng ở chính nơi con ngườixác nhận mỗi người là vị sáng tạo của chính mình, và chịu trách nhiệm về sự giải thoát của chính mình. Cho nên tại sao người ta nói: "Không có gì vô thần và không có gì hữu thần bằng Đức Phật". Tôn giáo của người Phật Tử cho con người ý nghĩa to lớn về phẩm giá, và cũng đồng thời cho con người trách nhiệm to lớn. Người Phật Tử không thể đổ lỗi cho sức mạnh bên ngoài khi tội lỗi xẩy ra cho mình. Người Phật Tử có thể đương đầu với bất hạnh trong trầm tĩnh vì hiểu rằng mình có sức mạnh để thoát ra khỏi tất cả thống khổ.

Một trong những lý do tại sao Đạo Phật lôi cuốn được những người trí thức và có giáo dụcĐức Phật thường khuyên tín đồ của Ngài là không nên chấp nhận điều được nghe thấy (ngay cả điều do chính Ngài nói) mà chưa trắc nghiệm qua giá trị của nó. Giáo pháp của Đức Phật được duy trìtồn tại chính xác vì nhiều nhà trí thức đã thử nghiệm mọi khía cạnh của giáo pháp ấy và đã kết luận rằng Đức Phật lúc nào cũng nói lên Chân Lý không thể phủ nhận được. Trong khi những nhà tôn giáo khác cố gắng " bảo đảm lại" giáo lý của vị khai sáng ra tôn giáo của họ dưới ánh sáng của kiến thức hiện đại về Vũ Trụ thì Giáo lý của Đức Phật đã được chính các khoa học gia xác chứng.

PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨCTINH THẦN

Không được giáo dục về tinh thần con người sẽ không có trách nhiệm đạo đức: Con người không có trách nhiệm đạo đức là mối nguy cơ cho xã hội.

Đạo Phật là một ngọn hải đăng tuyệt vời hướng dẫn nhiều người thuần thành đến hạnh phúc trường cửu. Nhất là hiện nay Phật Giáo rất cần thiết cho thế giới đang bị phân hóa bởi các ngộ nhận về chủng tộc, kinh tế và ý thức hệ. Những sự hiểu lầm đó không bao giờ có thể xóa tan được trừ phi tinh thần từ-ái khoan dung được rộng mở đối với nhau. Tinh thần này chỉ có thể được trau dồi tốt nhất dưới sự hưóng dẫn của Đạo Phật, một đạo luôn nhấn mạnh vào tinh thần cộng tác trong luân lý-đạo đức cho sự tốt đẹp của toàn thể vũ trụ. Chúng ta biết rằng rất dễ dàng học điều xấu mà không cần đến thầy dạy, nhưng trái lại học điều tốt cần phải có gia sư. Cho nên hết sứccần thiết cho việc dạy đức hạnh bằng các giới luậtgương mẫu.

Không đưọc giáo dục về tinh thần, con người sẽ không có trách nhiệm đạo đức : con người không trách nhiệm đạo đức là mối nguy cơ cho xã hội.

Trong giáo lý của Đức Phật, sự phát triển tinh thần của con người quan trọng hơn sự phát triển phúc lợi vật chất. Lịch sử đã dạy chúng ta là không thể nào mong đạt cả hai cùng một lúc Hạnh Phúc thế gianHạnh Phúc vĩnh cửu . Đời sống của hầu hết mọi người thường được điều hòa bởi các giá trị tinh thần và nguyên tắc đạo đức mà chỉ tôn giáo cống hiến mới có hiệu quả. Sự can thiệp của chính quyền vào đời sống của người dân tương đối sẽ không cần thiết nếu mọi người, nam cũng như nữ, có thể hiểu được giá trị của tâm thành tín, và có thể thực hành được những lý tưởng cho chân lý, công bằngphục vụ.

Giới đức cần thiết để đạt giải thoát, nhưng giới đức không thôi chưa đủ. Giới đức phải được kết hợp với trí tuệ. Giới đứctrí tuệ giống như đôi cánh của con chim. Trí tuệ cũng có thể so sánh với đôi mắt của con người; còn giới đức như đôi chân. Giới đức giống như một chiếc xe mang con người đến cổng giải thoát. Nhưng trí tuệ là cái chìa khóa thật sự mở cổng ấy. Giới đức là một phần về phương cách sống tinh tế và cao thượng. Không có một kỷ luật giới đức nào thì không thể thanh lọc được những ô nhiễm của kiếp sống hữu tình.

Phật Giáo không phải chỉ là nghi lễ lố lăng hay một huyền thoại được kể lại để giải trí hay để thoả mãn cảm xúc của con người, nhưng là một phương pháp phóng khoáng và cao thượng cho những ai thực tình muốn hiểu và chứng nghiệm thực chất của cuộc sống.

Ý NIỆM THƯỢNG ĐẾ

Thực chất hay giá trị của niềm tin vào Thượng Đế được căn cứ vào năng lực hiểu biết và mức trưởng thành về tâm ý của con người.

SỰ PHÁT TRIỂN Ý NIỆM THƯỢNG ĐẾ

Truy cứu về nguồn gốc và phát triển ý niệm Thượng Đế, ta phải quay trở về thời gian khi mà nền văn minh còn phôi thai và khoa học hiện đại còn chưa được biết đến. Người thượng cổ do lòng sợ hãi và ngưỡng mộ đối với hiện tượng thiên nhiên nên tin tưởng vào những loại ma quỷthần linh khác nhau. Họ sử dụng niềm tin vào ma quỷthần linh để tạo thành tôn giáo của họ. Tùy theo những hoàn cảnh tương ứng và khả năng hiểu biết, mỗi dân tộc sùng bái thần linh khác nhau và hình thành những đức tin khác nhau.

Vào lúc khởi thủy của ý niệm Thượng Đế con người sùng bái nhiều thần linh - thần cây, thần suối, thần sét, thần bão, thần gió, thần mặt trời, và tất cả các hiện tượng trên trái đất. Những thần linh này liên quan đến mỗi một hành động của thiên nhiên. Dần dà con người bắt đầu quy hợp cho các thần linh này giới tính và hình dạng cũng như các đặc tính thể chất hay tinh thần của nhân loại. Những thuộc tính con người quy cho thần linh như thương yêu, hận thù, ganh ghét, sợ hãi, cao ngạo, ham muốn và tất cả các cảm xúc khác đều được thấy nơi con người. Từ tất cả các vị thần này, dần dà nẩy nở một hiểu biết là không có nhiều thần mà chỉ có Một. Sự hiểu biết này nẩy sanh thuyết độc thần của thời đại gần đây.

Trong tiến trình phát triển, ý niệm Thượng Đế đã trải qua một loạt sự thay đổi môi trường xã hộitrí thức. Ý niệm này được nhận định trong nhiều đường lối khác nhau bởi nhiều người khác nhau. Một số lý tưởng hóa Thượng Đế như Vua trên Thiên Đường và Trái Đất; họ có ý niệm Thượng Đế là một con người. Một số khác nghĩ rằng Thượng Đế chỉ là nguyên tắc trừu tượng. Một số tôn vinh Thượng Đế là Vua Trời trên thiên đường cao nhất, trong khi một số lại mang Thượng Đế xuống những tầng sâu thấp nhất của trái đất. Một số hình dung Thuợng Đế trên thiên đường, trong khi một số làm thành thần tượng để thờ phượng. Một số còn đi xa hơn nữa nói rằng không có Thượng Đế thì không có giải thoát - dù cho bạn đã làm tốt đến đâu đi nữa, bạn cũng sẽ không hưởng được quả tốt do hành động của mình trừ khi bạn hành động do niềm tin nơi Thượng Đế. Kẻ Vô Thần tuyên bố: "Không" và xác nhận không có Thượng Đế nào cả. Kẻ Hoài Nghi và Kẻ theo thuyết "không thể biết" nói: "Chúng tôi không biết hay không thể biết". Những người theo chủ nghĩa thực chứng lại nói rằng ý niệm Thượng Đế là một vấn đề vô nghĩaý niệm của ngôn từ Thượng Đế " không rõ ràng". Trên đây cho thấy một loạt các quan niệm, niềm tin và danh xưng cho ý niệm Thượng Đế: đạo phiếm thần, đạo sùng bái thần tượng, niềm tin vào một vị thần, và niềm tin vào nhiều nam và nữ thần.

Cả đến vị Độc Thần trong thời đại gần đây cũng phải trải qua hàng loạt thay đổi khi thông qua các quốc gia và dân tộc khác nhau. Thượng Đế của người Ấn Độ Giáo khác hẳn Thượng Đế của người Cơ Đốc Giáo. Thượng Đế của nguời Cơ Đốc Giáo lại cũng khác hẳn các Thượng Đế của các đức tin khác. Do đó nhiều đạo giáo xuất hiện như trên; vào lúc cuối mỗi tôn giáo đều khác biệt hẳn nhau và đều nói "Thượng Đế là Một".

Ý NIỆM THƯỢNG ĐẾ VÀ SỰ SÁNG TẠO

Do xuất hiện và phát triển trên ý niệm Thượng Đế, mỗi tôn giáo triển khai cách giải thích riêng của mình về sự sáng tạo. Vậy nên ý niệm Thượng Đế liên kết với nhiều thần thoại khác nhau. Người ta sử dụng ý niệm Thượng Đế như một phương tiện để giải thích sự hiện hữu của con ngườibản chất của vũ trụ.

Ngày nay, những người thông minh sau khi thận trọng kiểm điểm tất cả dữ kiệngiá trị để đi đến kết luận: giống như ý niệm Thượng Đế, sự sáng tạo các thần thoại phải được coi như sự tiến hóa của trí tưởng tượng con người khởi nguyên do hiểu lầm hiện tượng thiên nhiên. Những hiểu lầm này bắt nguồn gốc từ sự sợ hãi và ngu dốt của người nguyên thủy. Cả đến ngày nay, con người vẫn còn giữ những sự giải thích cổ sơ về sự sáng tạo. Dưới ánh sáng của tư duy khoa học mới đây thì sự định nghĩa theo thần học về Thượng Đế rất mơ hồ, và vì lý do đó nên không thể có chỗ đứng nào trong học thuyết hiện đại về sự sáng tạo hay thần thoại.

Nếu con người được sáng tạo bởi một nguồn gốc bên ngoài, thì con người phải thuộc về nguồn gốc ấy chứ không phải thuộc chính mình. Theo Phật Giáo, con người chịu trách nhiệm mọi thứ mà con người làm. Vì vậy người Phật Tử không có lý do gì tin tưởngcon người hiện hữu là do nguồn gốc bên ngoài. Người Phật Tử tin là sở dĩ con người có hiện nay vì chính do hành động của chính mình. Con người chẳng bị phạt hay được thưởng bởi ai cả mà do chính mình theo hành động thiện ác của chính mình. Theo quá trình tiến hóa, loài người hiện hữu. Tuy nhiên, không thấy Đức Phật có một lời nào tán thành niềm tin thế giới được sáng tạo bởi một người nào đó. Khám phá của khoa học về sự phát triển dần dần của hệ thống thế giới phù hợp với giáo lý của Đức Phật.

NHƯỢC ĐIỂM CỦA LOÀI NGƯỜIQUAN NIỆM VỀ THƯỢNG ĐẾ

Cả hai quan niệm về Thượng Đế và những thần thoại liên quan đến sự sáng tạo đã được bảo vệbiện hộ bởi những tín đồ cần có những ý kiến để chứng minh sự hiện hữu và sự ích lợi của họ trong xã hội loài người. Tất cả những người tin tưởng này cho rằng họ đã nhận được kinh điển tương ứng như Sách Khải Huyền; nói một cách khác họ đều công nhận là đã đi trực tiếp từ Một Thượng Đế. Mỗi tôn giáo tin Thượng Đế đều cho rằng đạo của mình có nghĩa là Hòa Bình toàn vũ trụ, tình huynh đệ bao quát khắp thế gian cùng những lý tưởng cao như vậy.

Tuy nhiênlý tưởng của tôn giáo tiếp tay vĩ đại như thế nào, lịch sử thế giới đã nêu rõ cho đến ngày nay tôn giáo đã hỗ trợ cho việc gieo rắc mê tín dị đoan. Một số tôn giáo chống lại khoa học và sự tiến bộ của khoa học, dẫn đến ác cảm, tàn sát, và chiến tranh. Trên phương diện này, những tôn giáo tin Thượng Đế đã thất bại trong việc giác ngộ nhân loại. Thí dụ, tại một vài quốc gia khi dân chúng cầu nguyện lòng bi mẫn, thì chính những bàn tay của họ lại dấy máu những con vật vô tội bị hy sinh, và đôi khi của những người đồng chủng. Những sinh vật khổ sở bơ vơ ấy bị giết để dâng lên những bàn thờ của các thần linh tưởng tượng và vô hình. Phải mất một thời gian dài để người ta hiểu được cái vô ích của những nghi thức độc ác này dưới danh nghĩa tôn giáo. Bây giờ là lúc họ nên nhận định con đường thanh tịnh thực sự là do tình thươnghiểu biết.

Tiến Sĩ G. Dharmasiri trong cuốn sách của ông " Phê Bình của Phật Giáo về Quan Niệm Thượng Đế của Cơ Đốc Giáo" có ghi: "Tôi nhìn thấy dù khái niệm về Thượng Đế chứa đựng những thành phần luân lý cao siêu, nhưng khái niệm ấy cũng có ngụ ý rất nguy hiểm cho con người cũng như cho các chúng sinh trên hành tinh này.

"Một đe dọa chính cho nhân loại là cái bình phong được gọi là "quyền lực" đặt lên con người bởi ý niệm Thượng Đế. Tất cả những tôn giáo hữu thần đều coi quyền lựctối hậuthiêng liêng. Nó là sự nguy hiểm mà Đức Phật vạch rõ trong Kinh Kalama. Vào thời đó, cá nhântự do con người bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều hình thức khác nhau của quyền lực. Nhiều nhân vật có quyền đã nỗ lực bắt Bạn trở thành tín đồ của họ. Trên đỉnh tất cả những quyền năng "truyền thống" một hình thức mới của quyền lực đã nổi bật lên với danh nghĩa "khoa học". Và mới đây các tôn giáo mới đó đã mọc lên như nấm, và mối đe dọa của các Trưởng Giáo (Guru) (điển hình bởi Jim Jones ở Hoa Kỳ) đã trở thành mối đe dọa sống thực cho tự do và phẩm giá của mỗi cá nhân con người. Lời yêu cầu bất diệt của Đức Phật là để Bạn có thể trở nên một Vị Phật. Ngài trình bày bằng một phương cách hữư lý rõ ràng là mỗi người và mọi người chúng ta có tiềm năng và khả năng toàn hảo để đạt được lý tưởng ấy.

Những tôn giáo tin Thượng Đế không cống hiến được giải thoát một cách nào mà không có Thượng Đế. Vì vậy, có thể một người tuy được nhận là đã tiến đến đỉnh cao nhất của đức hạnh, và đã sống một cuộc đời chính đáng, và ngay cả đã đạt đến mức cao nhất của thánh thiện, nhưng cũng vẫn bị đọa xuống địa ngục vĩnh viễn vì người đó không tin sự hiện hữu của Thượng Đế. Mặt khác, một người nhiều tội lỗi, nhưng cuối cùng biết sám hối, cũng có thể được tha thứ, và được "cứu rỗi". Theo quan điểm của Phật Giáo, loại học thuyết này không thể biện giải được.

Mặc dù những mâu thuẫn hiển hiện của các tôn giáo tin Thượng Đế, ta đừng nên nghĩ rằng nên khuyến khích rao giảng chủ nghĩa Vô Thượng Đế vì niềm tin vào Thượng Đế thực hiện được những công trình phục vụ vĩ đại cho nhân loại, nhất là tại những nơi mà quan niệm Thượng Đế được ưa chuộng. Niềm tin Thượng Đế này đã giúp nhân loại kiểm soát được thú tính của mình. Và rất nhiều sự giúp đỡ cho người khác đã được thể hiện dưới danh nghĩa Thượng Đế. Cũng trong lúc đó, con người cảm thấy không an toàn nếu khôngniềm tin vào Thượng Đế. Họ tìm được sự che chởcảm hứng khi có niềm tin đó trong tâm. Thực chất hay giá trị của niềm tin như vậy được căn cứ trên năng lực hiểu biết và mức trưởng thành về tâm ý con người.

Dù sao, tôn giáo cũng phải quan tâm đến đời sống thực tiễn. Tôn giáo được sử dụng như một cương lĩnh để chỉ đạo nếp sống đạo đức của con người trên thế gian này. Tôn giáo bảo chúng ta điều gì nên làm, điều gì không nên làm. Nếu ta không thành thật hành theo một đạo giáo, thì nhãn hiệu tôn giáo hay tin tưởng suông vào Thượng Đế sẽ không giúp gì cho chúng ta trong đời sống hàng ngày.

Mặt khác, tín đồ của các giáo phái tranh chấp nhau và kết án đức tinpháp môn khác - nhất là để chứng tỏ hay bác bỏ sự hiện diện của Thượng Đế - và nếu họ nuôi dưỡng tâm sân hận đối với những tôn giáo khác do quan điểm dị biệt, thì chính họ đang tạo sự bất hòa to lớn giữa những cộng đồng tôn giáo. Dù những dị biệt tôn giáo thế nào đi nữa, bổn phận của chúng ta là phải thể hiện khoan dung, kiên nhẫn, và hiểu biết. Bổn phận của chúng ta là phải kính trọng tín ngưỡng của kẻ khác cả đến khi chúng ta không thể phù hợp với tín ngưỡng ấy. Lòng khoan dung rất cần thiết để đời sống được hòa hợpbình an .

Tuy nhiên, không có lợi cho mục đích nào cả để giới thiệu ý niệm Thượng Đế cho những người chưa sẵn sàng tán đồng ý niệm ấy. Đối với một số người, niềm tin này không quan trọng để sống một cuộc đời chánh đáng. Có biết bao người sống một cuộc đời cao thượng không cần phải tin như vậy trong khi có những kẻ giữ vững đức tin ấy lại vi phạm hòa bình và hạnh phúc của người dân vô tội.

Phật Tử cũng có thể cộng tác với những người giữ quan niệm về Thượng Đế, nếu họ sử dụng quan niệm này cho hòa bình, hạnh phúc, và lợi lạc của nhân loại nhưng không cộng tác với những ai lợi dụng quan niệm này bằng cách đe dọa để giới thiệu niềm tin này chỉ vì quyền lợi riêng tư và các động lực thầm kín. Trên 2500 năm qua, trên khắp thế giới, người Phật Tử hành trìgiới thiệu Đạo Phật một cách rất hòa bình không cần thiết phải chứng minh quan niệm của một Đấng Tối Cao sáng tạo. Và họ sẽ tiếp tục duy trì tôn giáo này cũng bằng đường lối đó mà không phiền nhiễu gì cho những tín đồ tôn giáo khác.

Cho nên, với lòng tôn trọng các người của tôn giáo khác, cần phải ghi nhận là không cần thiết phải tiến dẫn quan niệm này vào Phật Giáo. Hãy để người Phật Tử giữ niềm tin của họ vì niềm tin của họ vô hại với người khác, và hãy để Giáo Lý căn bản của Đức Phật được duy trì.

Từ ngàn xưa, người Phật Tử đã có một cuộc sống đạo lý hòa bình không cần phải sát nhập quan niệm đặc biệt về Thượng Đế. Họ vẫn có khả năng gìn giữ tôn giáo riêng của họ mà không cần thiết vào lúc thời cơ này, một số người nào đó cố gắng đem một thứ gì đó tống mạnh xuống cuống họng họ trái với nguyện vọng của họ. Tin tưởng hoàn toàn vào Pháp Phật, người Phật Tử có quyền làm việc và tìm sự giải thoát cho chính mình không cần đến sự can thiệp quá mức nào từ những nguồn gốc khác. Những người khác có thể giữ niềm tinquan niệm của họ, thì người Phật Tử cũng gìn giữ những điều đó của mình không một ác ý.

Chúng tôi không thách thức những người khác về mặt tín ngưỡng, chúng tôi mong mỏi sự đối xử tương đồng lẫn nhau về niềm tin và sự tu tập của chúng tôi.

ÐỔI ĐẠO TRƯỚC KHI CHẾT

Chỉ tin là có người sẽ rửa sạch được hết tội lỗi cho ta mà không cần phải ngăn chận các tâm sở bất thiện trong ta, điều đó không phù hợp với Giáo Lý của Đức Phật.

Chúng ta rất thường gặp các truờng hợp của những người thay đổi đạo lúc cuối cùng khi gần chết. Do đi theo tôn giáo khác, một số người đã tin tưởng lầm rằng họ có thể "rửa sạch hết tội lỗi", và dễ dàng tiến bước trên con đường dẫn đến thiên đàng. Họ cũng hy vọng được bảo đảm có một tang lễ đơn giảntốt đẹp hơn. Đối với người đã sống gần trọn đời với một đạo giáo đặc biệt nào đó, đột nhiên theo một tôn giáo hoàn toàn mới lạ, không quen thuộchy vọngsự giải thoát ngay tức khắc nhờ vào đức tin mới đương nhiên quả thậtgượng gạo. Đó chỉ là một giấc mơ mà thôi. Có một số người đổi đạo khi đang ở trong tình trạng hôn mê, và một số trường hợp sau khi chết. Những ai quá hăng háicuồng tín về việc muốn đổi đạo giùm người khác vào đạo mình, đã hướng dẫn sai lầm những người kém hiểu biết tin tưởng rằng đạo của họ là tín ngưỡng duy nhất với phương pháp dễ dàng hay là ngõ tắt tới thiên đàng. Nếu ta được dẫn dắt để tin là có một người nào đó, đang ngồi nơi nào đó có thể rửa sạch hết tội lỗi ta đã gây ra trong cả cuộc đời, thì niềm tin này chỉ khuyến khích người khác phạm tội lỗi mà thôi.

Trong Giáo lý của Đức Phật, không có lòng tin vào một người nào đó có thể rửa sạch được hết tội lỗi cho mình. Chỉ khi nào thành thực nhận định mình đã hành động sai lầm và sau khi hiểu rõ được điều này, ta nỗ lực sửa đổi lại và làm việc lành thì mới có thể chặn đứng hay làm mất tác dụng những nghiệp bất thiện tích lữy do tội lỗi mà họ gây ra.

Trong nhiều bệnh viện thường hay có cảnh các nhà thầu tôn giáo nào đó lảng vảng bên bệnh nhân và hứa hẹn với họ một " đời sống sau khi chết". Điều này nhằm khai thác cái vô minh căn bảntâm lý sợ hãi của các bệnh nhân. Nếu thực tình họ muốn giúp đỡ, thì họ có thể làm những "phép lạ" mà họ hãnh diện cho là nằm trong thánh kinh. Nếu quả họ có thể làm phép lạ, chúng ta khỏi cần đến bệnh viện. Người Phật Tử không nên trở thành nạn nhân của những người ấy. Phật Tử phải học căn bản giáo lý của tôn giáo cao thượng đã dạy mình rằng khổ đau là số phận căn bản của loài người. Chỉ có một phương cách để chấm dứt khổ đau là thanh lọc tâm trí. Cá nhân tạo đau khổ cho chính mình, thì chỉ có cá nhân đó mới chấm dứt khổ đau được. Ta không thể mong nhổ được hậu quả các hành động tội lỗi của mình đơn giản chỉ bằng cách đổi đạo trước ngưỡng cửa của tử thần.

Vận mệnh của một người sắp chết trong kiếp tới tùy thuộc vào những chập tư tưởng cuối cùng xuất hiện nơi người đó tùy theo nghiệp thiện ác đã tích lữy trong cuộc đời hiện tại, bất chấp loại nhãn hiệu tôn giáo nào mà người đó tự khoác lên mình vào giây phút cuối cùng.

CON ĐƯỜNG TẮT TỚI THIÊN DÀNG

Thiên Đàng không phải chỉ dành riêng cho tín đồ một tôn giáo đặc biệt nào nhưng rộng mở cho mỗi và mọi người đã sống một cuộc đời chính đáng và cao thượng.

Nếu người Phật tử thực tình muốn lên Thiên Đàng, điều ấy không khó khăn gì. Nhưng có một số người đi đến từng nhà cố gắng thuyết phục các nguời đạo khác đổi đạo theo đạo mình và hứa khả thiên đàng họ mang theo trong bị của họ. Họ tuyên bố là chỉ họ mới là người có phước lành có thể lên thiên đàng; họ cũng tuyên bố là họ có độc quyền gửi người khác lên thiên đàng. Họ giới thiệu tôn giáo của họ như một món thuốc đặc quyền chế tạo, và việc này đã trở nên mối phiền toái cho dân chúng ngày nay. Nhiều người chất phác thiếu hiểu biết đạo của mình, đã trở thành nạn nhân của những người bán thiên đàng ấy.

Nếu người Phật Tử có thể hiểu được giá trị Giáo Lý Cao Quí của Đức Phật, họ sẽ không bị lầm đường lạc lối bởi những người như thế. Những kẻ bán thiên đàng này cũng cố gắng lừa gạt người dân bằng cách nói rằng thế giới này do Thượng Đế tạo ra, và ngày tận thế sắp đến. Những ai muốn đời sống trường cửu tuyệt vời trên thiên đàng phải nên chấp nhận tôn giáo đặc biệt của họ trước ngày tận thế, nếu không bỏ mất cơ hội bằng vàng này và phải bị đau khổ vĩnh viễn dưới địa ngục.

Sự đe dọa ngày tận thế này đã được lưu truyền hàng bao trăm năm nay. Điều ngạc nhiên là ngày nay vẫn có những người tin vào sự đe dọa không hợp lý và tưởng tượng ấy. Một số người đổi đạo sau khi nghe họ thuyết giảng mà không sử dụng đến lương tri.

Trong Phật Giáo không có quan tòa riêng tư nào để phạt hay thưởng mà chỉ có sự hành hoạt của nguyên nhân tinh thần vô tưđịnh luật thiên nhiên.

TẠI SAO KẺ ÁC LẠI VUI HƯỞNG TRONG KHI NGƯỜI TỐT LẠI ĐAU KHỔ?

Một số người hỏi: - "Nếu ở hiền gặp lành, ở ác gặp xấu" tại sao trên đời này có nhiều người tốt lại bị khổ trong khi những kẻ xấu lại được sung sướng?" Trả lời cho câu hỏi này: theo quan điểm Phật Giáo có người dù tốt do bản chất, nhưng vì không tích lũy đủ công đứctiền kiếp để bù trừ hậu quả xấu của nghiệp bất thiện trong kiếp này; ở một nơi nào đó trong quá khứ họ đã phạm lỗi lầm. Mặt khác, có người xấu do bản chất nhưng được hưởng phước ở kiếp này trong một thời gian ngắn do thiện nghiệp mạnh mẽ mà họ tích lữy được trong tiền kiếp.

Thí dụ có một số người bởi bản chất được di hưởng một thể chất cường tráng nên họ hưởng được một sức khỏe rất tốt. Sức chịu đựng về thể lực của họ rất mạnh nên họ không hay bị đau yếu. Mặc dù họ không áp dụng biện pháp phòng ngừa cẩn thận, sống hợp vệ sinh, họ vẫn mạnh và khỏe trong khi có những người khác uống nhiều loại thuốc bổ và sinh tố, dùng thực phẩm giàu dinh dưỡng khỏe để tăng thể lực, nhưng dù cố gắng để được mạnh khỏe, sức khoẻ của họ vẫn không thấy khá hơn.

Bất cứ hành vi nào tốt hay xấu tạo ra trong hiện kiếp, nhất định sẽ có phản ứng ngay trong đời này hoặc kiếp sau. Không thể nào chạy trốn khỏi hậu quả như chỉ đơn giản bằng cầu nguyện, nhưng phải bằng cách trau dồi tâm ý, và sống một cuộc đời cao thượng.

Người Phật Tử được khuyến khích làm điều thiện không phải để đạt một chỗ trên thiên đàng. Họ tạo thiện nghiệp để mong nhổ tận gốc rễ lòng vị kỷ và để chứng nghiệm bình anhạnh phúc.



Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 4442)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(View: 3583)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(View: 8473)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 6077)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(View: 4584)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(View: 3496)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(View: 13377)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(View: 5530)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(View: 4319)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 10319)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(View: 8484)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(View: 27649)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(View: 6372)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(View: 6123)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(View: 6732)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(View: 6745)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(View: 6040)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(View: 8582)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(View: 5119)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(View: 12965)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(View: 22407)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(View: 6884)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(View: 7948)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(View: 7245)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(View: 6718)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(View: 9073)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(View: 6556)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(View: 6067)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(View: 14995)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(View: 21355)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(View: 7475)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(View: 7201)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(View: 6790)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 6858)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(View: 6392)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 7973)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(View: 7904)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(View: 9083)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(View: 6916)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(View: 7301)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(View: 11005)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(View: 21027)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(View: 30805)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(View: 16739)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(View: 20469)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(View: 11477)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(View: 15124)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(View: 8128)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(View: 10857)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(View: 8266)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant