- Phẩm 1 - Tựa
- Phẩm 2 - Phương tiện
- Phẩm 3 - Thí dụ
- Phẩm 4 - Tín giải
- Phẩm 5 - Dược thảo dụ
- Phẩm 6 - Thọ ký
- Phẩm 7 - Hóa thành dụ
- Phẩm 8 - Ngũ bách đệ tử thọ ký
- Phẩm 9 - Thọ học vô học nhơn ký
- Phẩm 10 - Pháp sư
- Phẩm 11 - Hiện bảo tháp
- Phẩm 12 - Đề bà đạt đa
- Phẩm 13 - Khuyến trì
- Phẩm 14 - An lạc hạnh
- Phẩm 15 - Tùng địa dũng xuất
- Phẩm 16 - Như Lai thọ lượng
- Phẩm 17 - Phân biệt công đức
- Phẩm 18 - Tùy hỉ công đức
- Phẩm 19 - Pháp sư công đức
- Phẩm 20 - Thường Bất Khinh Bồ tát
- Phẩm 21 - Như Lai thần lực
- Phẩm 22 - Chúc lụy
- Phẩm 23 - Dược Vương Bồ tát bổn sự
- Phẩm 24 - Diệu Âm Bồ tát vãng lai
- Phẩm 25 - Quán Thế Âm Bồ tát phổ môn
- Phẩm 26 - Đà la ni
- Phẩm 27 - Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn sự
- Phẩm 28 - Phổ Hiền Bồ tát khuyến phát
Hoà thượng Thích Từ Thông
Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001
Lúc bấy giờ Bồ-tát Dược Vương và Bồ-tát Đại Nhạo Thuyết cùng hai muôn Bồ-tát quyến thuộc, ở trước Phật nói lên lời thề rằng:
Cúi xin Thế-Tôn chớ lo, sau Phật diệt độ chúng sanh tôi sẽ tuân giữ, đọc tụng kinh điển nầy. Chúng sanh trong đời ác về sau, căn lành lần lần ít, kiêu ngạo nhiều thêm tham lợi háo danh, trồng sâu nghiệp bất thiện, xa lìa giải thoát. Tuy khó giáo hoá như vậy, chúng con sẽ dùng sức nhẩn lớn, trì tụng biên chép diễn nói, hy sinh mọi cách thậm chí không tiếc thân mạng để giáo hoá cho họ.
Bấy giờ trong đại chúng 500 A-la-hán đã được thọ ký, bạch Phật rằng: Thế Tôn ! Chúng con cũng tự thệ nguyện truyền bá rộng kinh nầy ở những nước khác.
Lại có 8.000 vị hữu học, vô học cũng đã được thọ ký rồi, lập lời thề trước Phật: Chúng con cũng ở nơi nước khác giảng nói rộng kinh nầy. Tại vì cõi nước Ta-Bà phần lớn con người hay che giấu điều ác, ôm lòng tăng-thượng-mạn, công đức cạn mỏng, hận thù, nịnh hót vì tâm không thành Phật.
Lúc bấy giờ bà Dì của Phật là Tỳ kheo ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề cùng với 6.000 Tỳ kheo ni của hai hạng hữu học và vô học, đổng đứng dậy, chấp tay chiêm ngưỡng tôn nhan Phật, mắt không tạm rời. Thế Tôn mới hỏi: Kiều-đàm-di! Vì cớ nào mà ngó Như Lai với vẻ lo âu như vậy? Phải chăng vì ta không kêu tên thọ ký cho chúng ngươi? Này Kiều-đàm-di, ta trước thọ ký tổng quát cho tất cả Thanh-Văn, nay ngươi đã muốn thì ta nói trước cho biết, đời sau, ngươi sẽ làm Đại Pháp Sư của 68.000 Phật pháp còn 6.000 Tỳ kheo ni trong hàng hữu học và vô học, cũng sẽ làm Pháp Sư. Lần hồi ngươi sẽ đầy đủ đạo Bồ tát và sẽ được thành Phật, hiệu Nhất-thiết-chúng-sanh-hỉ-kiến Như Lai. Này Kiều-đàm-di, Phật Hỉ Kiến và 6.000 Bồ tát sẽ tuần tự thọ ký được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Bấy giờ, mẹ của La-hầu-la là Tỳ-kheo-ni Gia-du-đà-la thầm nghĩ: Thế Tôn thọ ký cho mọi người sao riêng mình chẳng nói tới tên? Phật kêu Gia-du-đà-la nói: Đời sau, trong năm ngàn vạn nước pháp môn của Phật, ngươi sẽ tu hạnh Bồ-tát, làm Đại Pháp Sư, lần hồi đầy đủ Phật đạo, rồi ở nơi nước Thiện, sẽ thành Phật hiệu Cụ-túc-thiên-vạn-quang-tướng Như Lai.
Kiều-đàm-di, Gia-du-đà-la và tất cả Tỳ kheo ni đều vui mừng hớn hở, cho là được của quí giá chưa từng có.
Sau khi đọc một bài kệ, các Tỳ-kheo-ni bạch Phật: Thế Tôn, chúng con có thể rộng nói kinh nầy ở các nước phương khác không?
Phật bèn ngó 80.000 muôn vạn ức na-do-tha Bồ-tát. Các Bồ-tát này toàn là bậc bất-thối-chuyển và đã được các “tổng trì”, bèn từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Phật, chấp tay nghĩ nói trong lòng rằng: “Nếu Thế Tôn dạy, chúng con sẽ như lời Phật mà rộng nói kinh nầy”. Rồi lại nghĩ: “ Phật nay làm thinh không dạy, bây giờ chúng ta sẽ nói gì đây?”
Khi
ấy, vừa để thuận theo ý Phật, vừa để thoả mãn sở
nguyện của mình, các Bồ-tát bèn thề lớn trước Phật:
“ Thế Tôn, sau Như Lai diệt độ, chúng con sẽ đi khắp
mười phương thế giới, khiến chúng sanh biên chép kinh này,
lãnh giữ, đọc tụng, giải nói ý nghĩa, theo pháp tu
hành, sửa điều nghĩ nhớ cho chân chánh được như thế là
toàn nhờ uy lực của Phật. Cúi xin Thế Tôn ở phương khác,
xa thấy mà hộ trì cho!”
THÂM NGHĨA
Là đệ tử Phật vấn đề Văn-tư-tu phải là một tiến trình liên tục không thể thiếu. Các vạc ba chân, thiếu một không đứng vững. Văn-tư-tu thiếu một, sẽ không có quả giải thoát giác ngộ.
Nguyện trì Kinh Pháp Hoa đồng nghĩa với nguyện tu theo Kinh Pháp Hoa, chấp thọ hành trì theo giáo lý Pháp Hoa. Đó là ý nghĩa trì kinh ở mặt tiêu cực. Về mặc tích cực, trì có nghĩa là xiển dương, là truyền bá, là biên chép, giảng nói cho nhiều người nhập Tri Kiến Phật. Chữ trì ở phẩm nầy gồm ý nghĩa của cả hai mặt đó.
Từ các phẩm trước được Khai Thị về Tri Kiến Phật. Đại chúng trong hội Pháp Hoa đã nhận thức rõ về “ Chánh nhơn thành Phật” của mình: Rằng Tri Kiến Phật hay là Phật tánh là cái mà tất cả chúng sanh bình đẳng có. Còn thành Phật hay sẽ thành Phật chỉ là vấn đề thời gian, cũng như sự phát triển sớm muộn của những hoa sen trong cánh đồng sen vậy. Điều kiện đất nước, thời tiết thuận lợi thì sen ở đây mọc sớm, trổ hoa sớm, hoa to và đẹp. Đất xấu, điều kiện trợ duyên kém thì hoa nở muộn… Dù muộn, nhưng tánh chất trong nhân có sẵn quả: quả ở chính trong nhân của tất cả hoa sen thì không có một mảy may sai khác.
Trì kinh là Duyên nhơn Phật tánh là điều kiện kích phát sức nảy nở làm cho hoa Tri Kiến nở nhanh, cũng như đất nước, thời tiết cần cho sự nảy nở hoa sen vậy.
Nhưng ai là người có khả năng trì kinh tốt nhất? Có gì khó khăn trở ngại trong việc trì kinh?
Có bốn hạng người có khả năng làm việc đó:
1. Hàng Đại Bồ Tát (những người giàu đức tánh vô ngã vị tha)
2. Bậc A-la-hán (những người trừ sạch nhân hữu lậu trong ba cõi)
3. Hàng hữu học vô học (những bậc nhập lưu, đi theo chiều hướng giác ngộ giải thoát)
4. Hàng Tỳ Kheo Ni (những người quyết tâm tu giải thoát)
Trì kinh với nghĩa tiêu cực thì tất cả giống nhau, bốn hạng người có cùng ý chí ham tu hiếu học đối với Kinh Pháp Hoa.
Nhưng về mặc tích cực, phát nguyện trì kinh phải có điều kiện:
- Phải có nhiệt tình, vô ngã vị tha
- Phải có khả năng nghị lực
- Phải có trình độ kiến thức nội minh
- Phải có biện tài chinh phục vv…
Bởi lẻ địa bàn hoạt động truyền bá Kinh Pháp Hoa không phải ở lãnh vực nào cũng thuận lợi, ở quốc độ nào cũng dễ dàng.
Ta hã nghe về tinh thầ bất khuất chuẩn bị chịu đựng sự khó khăn của những Bồ tát tự nguyện trì Kinh Pháp Hoa ở cõi Ta Bà, qua bài kệ dưới đây:
Cúi mong Phật chớ lo
Sau Phật diệt độ rồi,
Trong đời ác ghê sợ
Chúng con sẽ rộng nói
Dầu có người không trí
Dùng lời ác mắng rủa…
Cùng gậy dao đập chém
Chúng con đều sẽ nhẫn
Dầu Tỳ Kheo đời ác
Trí tà-dâm vạy méo,
Chưa chứng, xưng đã chứng
Kiêu căng đầy trong lòng,
Hoặc có hạng “A-nhã”
Y, nạp xem ra phết,
Tự cho hành nhân đạo,
Xem nhẹ người thế gian:
Vì lòng tham lợi dưỡng,
Thuyết pháp cho bạch y
Với ý được cung kính
Như lục thông La Hán
Lòng hạng ấy chứa ác
Thương nghĩ việc thế tục
Giả danh A-luyện-nhã
Bới sai lầm chúng con
Mà nói những lời này:
Các thầy Tỳ kheo ấy
Vì lòng tham lợi dưỡng,
Luận giả theo ngoại đạo
Tự tạo kinh điển này,
Láo dối người thế gian.
Hoặc vì cầu danh tiếng
Mà phân biệt kinh nầy.
Hoặc thường trong đại chúng,
Muốn nói xấu chúng con;
Hướng nhà vua, quan lớn
Bà-la-môn, nhà giàu
Cùng các Tỳ kheo khác
Mà phỉ báng chúng con:
Bảo chúng con tà kiến
Luận giải theo ngoại đạo.
Vì lòng kính tin Phật,
Chúng con đều sẽ nhẫn.
Dầu họ có khinh khi,
Tự xưng là Phật sống,
Trước lời kiêu ngạo ấy,
Chúng con cũng sẽ nhẫn.
Trong đời ác kiếp trược,
Có nhiều sự sợ hãi,
Các quỉ nhập thân người
Mắng rủa nhục chúng con,
Chúng con kính tin Phật,
Sẽ mang giáp nhẫn nhục.
Để giảng nói kinh nầy,
Chúng con sẽ nhẫn mọi khó.
Thân mạng không hề tiếc
Chỉ tiếc vô thượng đạo.
Chúng con trong đời sau,
Sẽ giữ gìn lời Phật.
Thế Tôn sẽ tự biết:
Tỳ kheo đời ác trược
Không biết Phật phương tiện
Tuỳ nghi mà thuyết pháp,
Châu mày dùng miệng ác,
Lúc lúc đuổi chúng con.
Xa lìa nơi chùa tháp.
Các việc ác như thế
Nhớ lời Phật dạy bảo,
Chúng con sẽ nhẫn hết
Nơi thành ấp, tụ lạc
Nếu có người cầu pháp
Chúng con đều đến nơi
Nói pháp của Phật truyền
Chúng con là sứ Phật
Ở trong chúng không sợ
Vì thiện sẽ nói pháp,
Xin Phật hãy an lòng.
Nay đứng trước Thế Tôn
Cùng mười phương chư Phật
Chúng con có lời thệ này,
Phật
ắt tự rõ lòng con
Sự khó khăn của Bồ-tát trì kinh Pháp Hoa ở cõi Ta Bà như thế đấy. Tìm hiểu nguyên nhân ta thấy:
Phát xuất từ hàng Tỳ Kheo được mệnh danh là Tăng-Thượng-Mạn. Họ tự bảo thủ quả vị La-Hán cho là cứu cánh Niết Bàn, không có ý mong cầu thành Phật. Từ mặc cảm tự ti nầy họ chống đối phỉ báng Kinh Pháp Hoa.
Xuất phát từ lòng Tỳ Kheo mưu cầu lợi dưỡng; hạng người nầy cố chấp tự tôn, cho rằng mình, chỉ có mình là người tu chơn đạo khả kính trên thế gian nầy. Còn tất cả người thế gian không ai có thể đạt đến cái chơn đạo của họ tu chứng.
Trong khi nền giáo lý Pháp Hoa chủ trương Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến; tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành. Quả là một tạc đạn bắn ra sụp đổ một lúc hai toà thành bảo thủ tự ti và cố chấp tự tôn của hai hạng người tiêu nha bại chủng ấy. Do đó, bằng mọi cách họ công kích, phỉ báng những Bồ Tát Trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở cõi Ta Bà. Vì thế, phát nguyện trì kinh ở cõi Ta Bà chỉ có Bồ Tát Đại Dược Vương, vua của y-dược-sĩ, có khả năng trị bệnh tà kiến tự tôn, tự ti của thế nhân và Bồ Tát Đại Nhạo Thuyết, nhà biện tài vô ngại, có khả năng tồi tà phụ chánh, cầm đầu thì việc làm mới thành tựu tốt đẹp. Nói rõ ra là muốn xiển dương truyền bá Kinh Pháp Hoa ở vào đời ngũ trược nầy phải là người có những đức tánh của một Bồ-tát vô ngã, vị tha, cương nghị, quả cảm, thông minh, trong đó nội minh phải vững vàng, có biện tài, có khả năng thuyết phục, giải đáp được những chấp mắc sai lầm… thì mới đủ điều kiện triển khai truyền bá Kinh Pháp Hoa; nếu không có những yếu tố cần thiết đó thì khó mà trì kinh ở cõi đời lắm người “tự ti”, lắm người “ tự tôn” vì mưu cầu hư danh huyễn lợi nầy.
Hàng Đại A-La-Hán, những người hữu học vô học, các hàng Tỳ kheo ni, trước Phật có phát tâm nguyện trì kinh; nhưng không ở trong hàng ngũ của Bồ-tát Đại Dược Vương và Đại Nhạo Thuyết thì xin đi nước khác mà trì, vì ở nước khác sẽ được an lành hơn, không có đối lập nguy hiểm như ở cõi Ta Bà. Biện tài không giải đáp nổi nghĩa lý thậm thâm; trí lực và pháp lực không đủ khả năng trị liệu các bệnh tà kiến, biên kiến, kiến thủ của người đời thì nê đi “ cõi khác” mà truyền bá Kinh Pháp Hoa vậy.