Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Pháp - Tính Của Các Sự Vật

Tuesday, February 2, 201610:16(View: 8835)
Pháp - Tính Của Các Sự Vật

Nguyệt Xứng
PHÁP - TÍNH CỦA CÁC SỰ VẬT

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc


Bản dịch Anh: Candrakirti. Lucid Exposition of the Middle Way. The Essential Chapters from the Prasannapada of Candrakirti. Translated from the Sanskrit by Mervyn Sprung in collaboration with T.R.V. Murti and U.S. Vyas. Routledge, 1979. ( pp 182-184)

*

Nhưng, ông hỏi, bản chất của thật tướng của các sự vật mà các giáo pháp của chư Phật trực nhập là gì ? Điều này được giải thích trong kệ tụng XVIII. 7 “Khi chẳng có đối tượng của tâm, thì chẳng có gì để ngôn ngữ quy chỉ tới”. Khi chấp thuận điều này, có thể có thêm các câu hỏi không? Dù điều này là như vậy, tuy thế, vẫn phải nói về thật tướng của các sự vật. Điều này được thực hiện bằng cách nói với ý niệm thứ nhì [= ý niệm thiết lập lí thuyết để nói về chân lí] (samaropatah). Mọi người chấp thuận thuật ngữ thế tục “thật” và “không thật” và v.v.,  chúng đến từ các diễn từ nói viết theo chân lí quy ước thế tục (vyavaharasatya).

Ngài Long Thọ diễn tả nó theo cách này.

XVIII. 9  Không tùy thuộc vào bất kì cái gì, tịch tĩnh, không hiển lộ trong vai trò các sự vật được đặt tên, vượt ngoài cấu trúc của tưởng, không có các hình dáng biến đổi, như vậy là nói về thật tướng của các sự vật. [Bản dịch của Mervyn Sprung]

XVIII.9  Không quan liên tùy thuộc tới bất kì sự vật, tịch tĩnh, không bị ý niệm phân biệt hoá bởi trình diễn ý niệm phân biệt, không đối xử sai biệt, và không tạo thành sai biệt. Đây là các tướng trạng của pháp tính [= bản miêu tả về kẻ đạt chân lí Phật giáo] (tat tattvasya laksanam) [ Bản dịch của Kenneth K. Inada]

Không tùy thuộc vào bất kì cái gì (aparapratyaya) có nghĩa rằng trong thật tướng của các sự vật thì nó không tùy thuộc vào bất kì cái gì; nó thì được thành tựu không do sự trung gian, và không bởi sự chỉ dạy của một kẻ khác. Những kẻ với khiếm khuyết về thị giác nhìn thấy [trong tâm] các sợi tóc, muỗi độc, con ong, và v.v., mà chúng vốn không hiện hữu. Ngay dù được chỉ dạy bởi các kẻ có thị giác tốt thì các kẻ thị giác khiếm khuyết vẫn không có khả năng nhận thức thật tại tính / pháp tính của các sợi tóc hư huyễn, nghĩa là chúng không có khả năng không nhìn thấy nó ngay dù các kẻ có thị giác tốt không nhìn thấy nó. Nói chính xác hơn chúng thông hiểu một cách lí thuyết, từ chỉ dạy của các kẻ có thị giác tốt, đơn giản rằng các sự vật như thế đều là các huyễn tượng do thị giác. Tuy nhiên, khi các kẻ chịu khổ vì có khiếm khuyết trở thành các cá nhân có con mắt trí tuệ, được chữa lành bệnh bởi các ngôn từ của sự nhìn thấy phi trung gian các sự vật là vô tự tính, một cách bất khả luận bác, lúc đó chúng thật chứng một cách trực tiếp và để chúng nhận rằng [khi chưa thật chứng] thật tại tính /pháp tính của các sự vật như thế hoàn toàn không được nhìn ra. Nói vậy là đủ cho câu “ Không tùy thuộc bất kì cái gì ’’. Pháp tính của các sự vật là chân lí của các sự vật.

Pháp tính của ‘tịch tĩnh’(santa; at peace) là hoàn toàn vô tự tính tương tợ như các sợi tóc hư huyễn [cũng vô tự tính] mà các kẻ có thị giác tốt không nhìn thấy.

kế tiếp biểu từ ‘không xuất hiện trong vai trò sự vật được đặt tên’. ‘Sự vật được đặt tên’ nghĩa là ngôn ngữ tạo ra các sự vật với các ý nghĩa. ‘Không xuất hiện trong vai trò sự vật được đặt tên’ nghĩa là không thể diễn tả bằng cách dùng lời nói.

‘Vượt ngoài cấu trúc của tưởng’ (nirvikalpa; vô phân biệt). Cấu trúc của tưởng là hoạt động bẩm sinh/ câu sinh của tâm. Thoát khỏi cấu trúc của tưởng là thật tướng của các sự vật thì vượt ngoài cấu trúc của tưởng.

Như kinh văn có nói: Bởi vì tâm niệm phân biệt là sự lang thang của tâm, pháp tính của sự vật là, không có tâm niệm phân biệt, là không bị tâm niệm phân biệt hoá.[1]. Kinh nói ‘Gì là chân lí tối hậu? Nơi mà không có sự lang thang của tâm, làm cách nào có thể thốt ra ngôn từ?  Đây là ý nghĩa của cái ‘vượt ngoài cấu trúc của tưởng’.

Một sự vật được nói là ‘có hình dáng biến đổi’ có các hình dáng khác nhau. Điều này nghĩa là cái gì không có hình dáng khác nhau (anarnatha) là bất biến, không có các hình dáng bội thù, sai biệt.

Như có nói trong Nhập nhị đế kinh/ Nhập niết bàn kinh (Satyaadvayavatara Sutra): ‘Văn thù sư lợi giải thích cho Thiên tử: trong chân lí tối hậu tất cả các nguyên tố / giới [sáu đại: đất, nước, gió, lửa, không, thức] đều có cùng một bản chất bởi vì chẳng được tạo ra, chẳng được sinh ra trong bất kì ý nghĩa nào, chúng có cùng một bản chất. Đó là tại sao ? Bởi vì, trong chân lí tối hậu, tất cả các nguyên tố / giới chẳng bị tạo thành sai biệt trong niết bàn do từ chẳng sinh khởi từ phương diện tự tính theo bất kì ý nghĩa nào. Này, Thiên tử, ngay cả hư không trong một cái bình đất sét cũng giống như hư không trong một cái bình trang trí bằng ngọc, cả hai trong trạng thái của hư không, trong chân lí tối hậu chẳng bị tạo thành sai biệt, này Thiên tử, một cách tương tợ, hiện hữu bị phiền não, trong chân lí tối hậu, chẳng sinh khởi trong bất kì ý nghĩa nào; sự tịnh hoá cũng chẳng sinh khởi trong bất kì ý nghĩa nào. Chu kì sinh tử tự nó là, trong chân lí tối hậu, cái chẳng sinh khởi. Ngay cả niết bàn trong chân lí tối hậu hoàn toàn đồng nhất với chẳng sinh khởi / vô sinh; trong nó trong chân lí tối hậu, chẳng có yếu tố có thể tạo thành sai biệt. Đó là tại sao ? Bởi vì trong chân lí tối hậu, tất cả các nguyên tố của hiện hữu / giới (sáu đại) là tuyệt đối bất khả dị biệt’.

Trong ý niệm này là sự bất biến thiên được hiểu như là một sự tướng trạng hoá của thật tướng của các sự vật. Nó là bởi vì vô tự tính là sự đồng nhất về bản chất trên phương diện tự tính trong tất cả các sự vật. Sự minh giải chi tiết như thế có thể có từ cùng một nguồn. Như vậy là đầy đủ về con đường mà các thánh trí, những kẻ đã đánh bại chu kì sinh, già và chết, nói về thật tướng của các sự vật.   

---------

The true way of things

*

But, you ask, what is the nature of ‘the way things really are’ which the teachings of the revered ones are intended to penetrate to? This is explained in the verse ‘When the object of thought is no more, there is nothing for language to refer to’. When this obtains what further questions can there be? Though this is so, none the less the way things are really must be spoken of. This is done by speaking in a second sense (samaropatah).  One accepts the everyday (laulika) terms ‘real’, ‘not real’ and so on which are drawn from the world of transactional discourse (vyavaharasatya).

Nagarjuna expresses it this way.

XVIII.9  Not dependent on anything other than itself, at peace, not manifested as named things, beyond thought construction, not of varying form -- thus the way things are really is spoken of (tat tattvasya laksanam).

Not dependent on anything other than itself (aparapratyaya) means that in the way things really are one is not dependent on anything, it is to be attained without mediation and not by the instruction of another.  Those with an optical defect see hairs, gnats, bees and so on which do not exist. Even though instructed by those of sound vision they are incapable of realizing the true nature of illusory hair as it is, that is, they are not capable of not seeing it even as those of sound vision do not see it. Rather they understand theoretically, from the instruction with sound vision, merely that such things are optical illusions. When, however, those suffering from the defect become people with the eye of wisdom, cured by the balm of unmediated seeing are irrefragably without substance, then they realize directly and for themselves that it is the true nature of such things not to be seen at all. So much for the phrase ‘Not dependent on anything other than itself.’ The true nature of things (svarupa) is the way things are truly (tattvam).

The true nature of ‘at peace’ is to be entirely without self-existence like the illusory hairs not seen by those of sound vision.

And then expression ‘not manifested as named things’ (prapancair aprapancita; ‘Inexpressible in verbal language’ would be an alternative translation) means inexpressible by verbal utterance). ‘Named things’ means that language gives rise to things with meanings. ‘Not manifested  as named thing’ means inexpressible in verbal utterance.

‘Beyond thought construction’ (nirvikalpa). Thought construction is the innate activity of  mind. To be free of that is the way things are beyond thought construction. As the sutra says: ‘What id the higher truth? Where nothing is happening, not even knowledge, how could there be any utterance of words? This is what ‘beyond thought construction’ means.

Something which is said to be ‘of varying form’ has different forms. This means that what is not of varying form (ananartha) is invariable, does not have multiple, differing forms.

As it is said in the Satyadvayavatara Sutra: ‘Manjusri explained to Devaputra: In higher truth, all the putative elements of existence are of the same nature because it in not being produced, in not being born in any sense at all, they are the same nature. Why is that? Because, in higher truth, all the element of existence become undifferentiated in nirvana from not really arising in any sense at all. Even as, Devaputra, the space in a clay jar is the same as the space in a bejewelled jar, both being of the nature of space, in higher truth undifferentiated, similarly, Devaputra, afflicted existence, in higher truth, does not arise in any sense; nor does purification arise in  any sense. The birth - death cycle itself is, in higher truth, one with non-arising. Even nirvana is in higher truth absolutely the same as non-arising; in it higher truth, there is no differentiable factor. Why is that?  Because, in higher truth, all element of existence are absolutely undifferentiable.’

In this sense is invariableness to be understood as a characterization of the way things really are. It is because the absence of a self-existent nature is essentially one in all things. Further such exposition can be had from the same source. So much for the way those wise ones, who have vanquished the cycle of birth, old age and death, speak of the way things really are.

----------- 

Chú thích

Nagarjuna / Long Thọ  (c.150 - 250) ; Aryadeva / Thánh Thiên  (c.170 - 270) ; Buddhapalita / Phật Hộ (c. 470 - 540); Bhavaviveka / Thanh Biện (c. 500.570) ; Candrakirti / Nguyệt Xứng (c. 570 - c.650);  Santideva / Tịch Thiên (c.700) ; Santaraksita / Tịch Hộ  (725-788) ; Atisa ( 982- 1054) ; Prajnakaramati ( c.950-1000) ; Tsongkhapa (1357-1419)

Vô Trước / Asanga  (310 - 390) Thế Thân / Vasubandhu (320 - 400) . Cưu ma la thập ( 344 - 413)  Tăng Triệu / Seng-chao  (383 - 414) ; Huyền Trang / Hsuan - tsang (600 -664)

*

XVIII.9 . Non-conditionally related to any entity, quiescent, non-conceptualized by conceptual play, non - discriminative, and non - differentiated. These are the characteristics of reality  (i.e., descriptive onf one  who has gained the Buddhist truth).

(translated by Kenneth K. Inada)

XVIII.9  Không quan liên tùy thuộc tới bất kì sự vật, tịch tĩnh, không bị ý niệm phân biệt hoá bởi trình diễn ý niệm phân biệt, không đối xử sai biệt, và không tạo thành sai biệt. Đây là các tướng trạng của pháp tính [= bản miêu tả về kẻ đạt chân lí Phật giáo] (tat tattvasya laksanam) [Bản dịch của Kenneth K. Inada]

-------

the true nature of things: dharmata : pháp tính

reality: dharmata : pháp tính ; thật tại tính; thật tại

the everyday : laulika; thế tục

the world of transactional discourses ( vyavaharasatya) : chân lí thế tục

the absence of  a self-existent  nature: vô tự tính ; tự tính không

all the element of existence”:  các nguyên tố; các giới (dhatu) : đất, nước, gió , lửa , không , thức ; sáu đại

give rise to something (formal) cause something (to happen)

Samaropa: ý niệm thiết lập theo lí thuyết = ý niệm thứ nhì = cái không hiện hữuhiện hữu

samaropa: what does not really exist to be existent;

apavada is to hold what in reality exists to be non-existent

Therefore the concepts of  samaropa and apavada are used in order to reveal that both realism and nihilism are illusory

Satyadvayavatara sutra: Nhập nhị đế kinh ; Nhập niết bàn kinh; Nhị đế liễu đạt kinh; cũng được biết đến dưới tên :Thế tục đệ nhất nghĩa sớ kinh (Samvrtiparamarthanirdesa-sutra)

chú thích [1]

Bản dịch Việt căn cứ trên bản dịch Sanskrit- English của Mervyn Sprung. Trong bài này, có một số đoạn dịch giả Mervyn Sprung không dịch, nên độc giả không thấy được toàn thể ngữ cảnh pháp thoại của ngài Nguyệt Xứng.

Bản Việt thêm vào một đoạn trong Minh cú luận “Như kinh văn có nói: Bởi vì tâm niệm phân biệt là sự lang thang của tâm, pháp tính của sự vật là, không có tâm niệm phân biệt, là không bị tâm niệm phân biệt hoá.[1]. Câu này trích từ bài: Tsong Khapa. Giải thích Trung luận. Bài tụng kính lễ mở đầu Trung luận  (Bài 2)

Minh cú luận, giải thích về “tịch tĩnh -- tự do cách tuyệt cấu trúc của tưởng” nói:

< Khi bạn tri nhận thật tướng của duyên khởi, không có sự tham dự của tâm hoặc các tiến trình tinh thần/tâm ý.>

Sự tham dự trong ngữ cảnh này, theo Nhập Trung Đạo Giải Thích của Nguyệt Xứng (Madhyamakavatara-bhasya) là sự lang thang vì nó được nói rằng sự lang thang của tâm và các các biến cố tinh thần (mental episodes) thì bị chấm dứt. Minh Cú luận nói trong lãnh vực này:

< Bởi vì tâm niệm phân biệt (conceptual thought) là sự lang thang của tâm, thật tướng của các sự vật, là tự do cách tuyệt điều đó (= lang thang của tâm), thì không bị tâm niệm phân biệt hoá (conceptualized). Kinh nói rằng,  “Chân lí tối hậu là gì? Nơi không có sự lang thang của tâm không có nhu cầu nói về các lời” (Bồ tát tạng kinh; Bodhisattvapitaka-sutra).>

< Since conceptual thought is the wandering of mind, the way things really are, being free from that , is not conceptualized. Sutra says, “What is the ultimate truth? Where there is no wandering of mind there is no need to talk about words.>

----------

Phụ Bản 1: Lược trích từ -- Trung Đạo. Chính tín căn cứ trong Suy lí . Bài 3 . Phân tích về Ngã và Vô ngã 

Chống lạihội thông hiểu sai lầm

Từ tụng 9 trở đi, Ngài Long Thọ cung cấp những cách thức để chống lại sự hiểu sai tính không, hoặc chân lí tối hậu.

Tụng 9

Không thể nhận biết từ cái khác, tịch tĩnh,

Không sinh bởi cấu trúc của tưởng,

Không bị hữu niệm hoá, không bị phân biệt,

Đó là đặc tính của pháp tính/thực tại tính.

Bài tụng này trình bày năm đặc hữu chính của chân lí tối hậu. Về căn bản, tụng khẳng định rằng như thị tính vượt ngoài tầm nhìn của ngôn ngữtâm niệm (Basically, the stanza is stating that suchness lies beyond the purview of language and thought). Không giống như các đối tượng hàng ngày—nơi chúng ta có thể phân biệt giữa một sự vật và các thuộc tính của nó – tính không chỉ là thuần phủ định về hiện hữutự tính là cách tuyệt với bất cứ một sự phân biệt nào như thế. Nó hiện hữu trong tính cách của một pháp vị đơn biệt (single taste). Điều này không có nghĩa là như thị tính của tất cả các hiện tượng hiện hữunhất như (one). Mặc dù mỗi một và mỗi mỗi hiện tượng đơn biệt đều có như thị tính, điều đó chỉ có nghĩa là tất cả các hiện tượng đều có chung bản chất chẳng có hiện hữutự tính [=vô tự tính]. Đó là ý nghĩa của bài tụng này.

(It exists in the manner of a single taste. This does not mean that the suchness of all phenomena exists as one. Although each and every individual phenomenon has suchness, that thus means all phenomena share the nature of being empty of intrinsic existence. That is the meaning of this stanza)

------------------

Phụ Bản   Bổn Vô / Chân Như
Xin nhớ đến lời Đại sư Tăng Triệu (374 - 414) (tịch lúc 31) trong Triệu luận, phần Tông Bản Nghĩa:
“Bổn vô / Chân như, Thật tướng, Pháp tánh, Tánh không, Duyên hội, năm danh từ trên vốn chỉ có một nghĩa.
Để vạch ra tông chỉ chánh phápcăn bản của bổn Luận, hai chữ Bổn Vô / Chân Như chỉ ngay tâm tịch diệt vốn không một pháp, lià tất cả tướng, dứt bặt Thánh phàm, nên gọi là Bổn Vô /Chân Như, chẳng phải có ý làm thành vô (có nghĩa là chẳng phải từ hữu lần biến thành vô, vì Bổn Vô / Chân Như này nó vượt ngoài cái có và không tương đối).
Vì tất cả pháp đều do vọng tâm tùy duyên biến hiện mà có, tâm vốn vô sanh, chỉ do nhân duyên hội hợp mà sanh nên gọi là DUYÊN HỘI.
duyên sanh ra các pháp, vốn không có thật thể, do nhân duyên sanh ra nên nói không, nên gọi là TÁNH KHÔNG, vì pháp thểchơn như biến hiện nên gọi là PHÁP TÁNH.
Do chơn như pháp tánh mà thành các pháp, chơn như không có tướng, nên bản thể các pháp tịch diệt, nên gọi là THẬT TƯỚNG.
Vì bổn vô / chân như là thể của tâm, duyên hội là dụng của tâm, thật tướng , pháp tánh , tánh không, đều là cái nghĩa do tâm tạo thành vạn pháp nên nói là một nghĩa vậy …
Tại sao vậy? Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà sanh, duyên hội mà sanh thì khi chưa sanh không có, duyên lìa thì diệt, nếu mà thật có, có thì chẳng diệt. Theo đó mà suy ra thì biết, dù nay hiện ra có, cái có ấy tánh thường tự không, vì tánh thường tự không, nên gọi là TÁNH KHÔNG, bởi vì tánh không nên gọi PHÁP TÁNH, pháp tánh chân thực như thế nên gọi là THẬT TƯỚNG, thật tướng vốn không có tự thể, chẳng phải do suy lường mà cho đó là không, nên gọi là Bổn  Vô / Chân như.”

(Trích từ Triệu Luận Lược giải. Thích Duy Lực dịch, trong CHƯ KINH TẬP YẾU, trang 470 - 471) ..

*Bổn vô : thời ngài La thập dịch là bổn vô ; về sau dịch là Chân như

-----------

Giới hạn của ngôn ngữ  ( Nguyệt Xứng. Minh cú luận.p.179)

Và từ Chính định vương kinh / Nguyệt đăng tam muội kinh (Samadhirajasutra):

“Khi Đức Phật, thánh giả, quốc vương của chân lí, vị khai hiển của tất cả các chân lí xuất hiện, điệp khúc thì được vang lên từ cây cỏ, cây con và cây lớn và cây nhỏ, từ sỏi đá và các núi non: tất cả các tập hợp của đời sống đều là tính không / tính chân không diệu hữu”

“Bất kì xa xôi cách nào chỉ thuần các đơn vị chữ viết, lời nói vươn tới cõi thế tục, tất cả đều là tính không/ tính chân không diệu hữu, chẳng có cái chi là thật [ thật = chẳng biến dịch]; và  vang xa là tiếng gọi của đức Phật, vị hướng dẫn và vị thầy của tất cả loài người”.

*  

And from the Samadhirajasutra:

‘When Buddha, the sage, the king of truth, the revealer of all truths appears, the refrain is sounded from grass and bush and tree and plants, from the rocks and the mountains: all element of existence are without being’.

“Howsoever far mere words reach in the world realm, all are without being, none is real; and so far resounds the call of the realized one, the guide and teacher of all men.’

------

Niết bàn

Khi chư Phật nhập niết bàn, đại lạc tối hậu, đó là sự an tĩnh của các cấu trúc của tưởng, chư Phật tương tợ như các thiên nga huy hoàng trong bầu trời, tự thong dong trong hư không hoặc trong chân không diệu hữu của hư không trên đôi cánh của tích tập phúc đứctrí tuệ; kết quả nên biết đó là bởi vì chư Phật không tri nhận các đối tượng là các tướng trạng, không có ‘Chân Lý’ gắt gao bất kỳ là cái gì quan liên đến sự nô lệ hoặc sự tịnh hoá đã được giảng dạy giữa hoặc cho cõi trời hoặc cõi người dù là bất kỳ cái gì. 
*
When the illustrious Buddhas are in nirvana, the ultimate beatitude, which is the coming to rest of named things as such, they are like kingly swans in the sky, self-soaring in space or in the nothingness of space on the twin wings of accumulated merit and insight; then it should be known , that, because they do not perceive objects as signs, no rigid ‘Truth’ whatsoever either concerning bondage or purification has been taught either among or for any gods or men whatsoever.

*Candrakirti. Lucid Exposition of the Middle Way. Prasannapada of Candrakirti . Translated by Mervyn Sprung -- p. 262. (Nguyệt Xứng. Minh Cú luận
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 60)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 214)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 259)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 214)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 318)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 412)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 332)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 450)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệ và đức hạnh,
(View: 427)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 690)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 483)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 547)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 470)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 621)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 573)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 929)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 586)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 593)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 670)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 814)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 752)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 631)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 646)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 673)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 775)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 906)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 863)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 636)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 754)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 836)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 994)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 820)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 919)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1112)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 996)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1008)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1129)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1317)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1469)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1456)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1323)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1208)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1200)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1187)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1336)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1308)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1518)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1196)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1102)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(View: 1225)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(View: 1396)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(View: 1222)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(View: 1235)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(View: 1355)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(View: 1349)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(View: 1359)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(View: 1404)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(View: 1436)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1420)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant