- 1. Phẩm Vấn Ðáp
- 2. Phẩm Tư Duy
- 3. Phẩm Tam Muội Hành
- 4. Phẩm Thấy Phật
- 5. Phẩm Chánh Tín
- 6. Phẩm Quán Sát
- 7. Phẩm Giới Hạnh Ðầy Ðủ
- 8. Phẩm Thọ Ký
- 9. Phẩm Công Ðức Thọ Trì
- 10. Phẩm Mau Chứng Bồ Ðề
- 11. Phẩm Ðầy Ðủ Năm Pháp
- 12. Phẩm Xa Lìa Phân Biệt
- 13. Phẩm Vô Tránh Hạnh
- 14. Phẩm Pháp Bất Cộng
- 15. Phẩm Công Ðức Tùy Hỷ
- 16. Phẩm Phụng Sự Pháp Sư
- 17. Phẩm Chúc Lụy
- Đôi Lời Sau Kinh Văn Thù Sở Thuyết Bát Nhã
- Vài Hàng Sau Kinh Bát Chu Tam Muội
Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða
Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
Lời Nói Ðầu
Phẩm
Vấn
Ðáp
Phẩm
Tư
Duy
Phẩm
Tam
Muội Hành
Phẩm
Thấy
Phật
Phẩm
Chánh
Tín
Phẩm
Quán
Sát
Phẩm
Giới
Hạnh
Ðầy Ðủ
Phẩm
Thọ
Ký
Phẩm
Công
Ðức Thọ Trì
Phẩm
Mau
Chứng Bồ Ðề
Phẩm
Ðầy
Ðủ Năm Pháp
Phẩm
Xa
Lìa Phân Biệt
Phẩm
Vô
Tránh Hạnh
Phẩm
Pháp
Bất Cộng
Phẩm
Công
Ðức Tùy Hỷ
Phẩm
Phụng
Sự Pháp Sư
Phẩm
Chúc
Lụy
Đôi
Lời
Sau Kinh Văn Thù Sở Thuyết
Đôi
Lời
Sau Kinh Bát Chu Tam Muội
Tôi vừa in xong ba bộ kinh tịnh độ đã đặt thế giới Cực lạc làm nơi gia hương, nhưng có người y cứ theo các kinh đại thừa thuần nói thật tướng: tức tâm tức Phật, đâu phải hạn cuộc đông tây mới cho là pháp môn niệm Phật nầy là giả thi thiết Phật dùng để dẫn dắt kẻ tri thức thông thường, hạng bình dân kém hiểu, thật không liên quan gì đến bực đại trí thiên tài. Họ nghĩ như vậy thật là giữa hư không bỗng dưng vạch chia thành ranh giới, trên đầu mảy lông lại tự ngăn rào, oan chịu luân hồi không ai cứu vớt, hà không đau xót sao! Vì vậy tôi lại in thêm các kinh đại thừa dạy về pháp môn niệm Phật tức là hướng thượng chỉ quy, để cho các hàng học giả đi sâu vào một cửa chẳng rời nơi đương xứ tận mặt thấy đấng Pháp vương, đâu có chờ đời khác hằng dạo chơi nơi cõi tịnh đây quả là phương pháp vượt trần chơn chánh lời dạy diệu mầu vô thượng.
Bộ kinh thứ nhứt nằm trong phạm vi Bát nhã, ngài Văn Thù dạy về tam muội Nhứt Hạnh chú tâm nơi một Phật chuyên xưng danh hiệu ngài do đó trong niệm thấy được chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Thế gian có kẻ chấp trí huệ, lại bài báng niệm Phật xin hãy xem đây để tự răn mình.
Kinh thứ hai thuộc vào bộ loại Hoa Nghiêm. Ngài Phổ Hiền nhơn đức Như Lai thể nhập tam muội bất tư nghị cảnh giới mới dạy kẻ phát tâm cầu chứng tam muội nầy điều kiện trước tiên hết nên quán tượng Phật, chuyên niệm không quên trải qua ba tuần nhật (21 ngày) sẽ chứng nhập duy Tâm đắc nhẫn tùy thuận. Ở đời có kẻ tôn sùng Hoa Nghiêm lại phỉ báng niệm Phật cần nghĩ đến việc nầy mà tự cảnh giác.
Kinh thứ ba nằm vào hệ thống Phương Đẳng. Phật vì Hiền Hộ dạy về môn tam muội Niệm chư Phật hiện tiền, pháp quán tượng có phần đồng như kinh trước, nhưng khác chăng là chuyên tưởng Tây phương Cực lạc không rời chỗ ngồi chứng KHÔNG tam muội thấy hết mười phương vô lượng chư Phật nhờ đó mới thấu rõ các pháp thật tướng.... cho đến không có một pháp nào có thể được. Thế gian có kẻ chê niệm Phật là trước tướng bồ đề nên cần cảnh tỉnh.
Hành giả thật như đủ khả năng đối với ba bộ kinh nầy quyết định tin nhận thực hành như lời dạy: một câu hồng danh trùm hết mười phương, vô biên hào tướng khắp cả hư không, liền đó rổng rang không còn nghi hoặc gì nữa. Hoa nở thấy Phật bồ đề bất thối, giống như lên núi mà đặng liên thành, xuống bể để thâu trăng sáng lại còn bồi hồi quyến luyến khóc chỉ tơ mà xót ngả rẽ hay sao?
Đời Thanh, vua Càn Long năm thứ 57 tháng mạnh thuBồ tát giới cư sĩ Bành Tế Thanh cẩn tự
Source: thuvienhoasen