Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

18. Heruka Vajrasattva Tsok: Bài giảng thứ hai

Friday, January 7, 201100:00(View: 10698)
18. Heruka Vajrasattva Tsok: Bài giảng thứ hai

CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA

LAMA THUBTEN YESHE.
Bản dịch Việt : Kiến Không
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 1999
blank
blank
PHẦN 4 
HERUKA VAJRASATTVA TSOK
18 
HERUKA VAJRASATTVA TSOK: 

BÀI GIẢNG THỨ HAI

Tôi đã viết một bản văn ngắn có đầu đề : “Một bữa tiệc của vòng đại lạc với những lễ vật tinh khiết dâng cúng : Thuốc giải độc cho Địa ngục Vajra,” bởi vì tôi đã nghĩ rằng chúng ta cần một phương pháp mãnh liệt để tịnh hóa các điều bất thiện tiêu cực của chúng ta, và tôi cũng nghĩ rằng đây là phương pháp tốt để tịnh hóa. Cho dù bản văn ngắn nhưng nó bao gồm toàn bộ con đường có thứ bậc (lam-rim – tiệm đạo), bắt đầu với phần buông bỏ cho đến phần kinh nghiệm Kim Cương thừa về giác ngộ.

Trong các giáo lý như Guru Puja phần cúng dường được thực hiện trước nhất và phần tóm lược con đường thứ bậc đưa đến giác ngộ tiếp theo đến lúc chót. Ở đây tôi đã cố bao gồm các chủ đề của con đường có thứ bậc vào trong các đoạn dâng lễ Tsok. Mỗi đoạn chứa đựng một chủ đề “lam-rim” bởi vì tôi cho rằng cách này là cách trực tiếp hơn để giao tiếp thông tin những gì mà cuộc sống chúng ta bị thiếu, những gì làm hủy hoại cuộc sống và bằng cách nào để chúng ta có thể làm cho cuộc sống tốt hơn. Chúng ta bắt đầu với “guru goya” rồi tiếp tới chủ đề sự tái sanh thân người quý báu, đến chủ đề tính vô thường và sự chết, sự buông bỏ, phát Bồ đề tâm, tánh KhôngKim Cương thừa.

Các đệ tử phương Tây đang tu tập Pháp cũng đã thực hành rất nhiều lễ Puja như Guru Puja, Tara puja, Jor-choš, và vân vân, cho nên tôi nghĩ rằng tôi sẽ viết về một Puja mới mẻ để họ thực hiện khi họ thấy nhàm chán với các puja khác, nhưng không phải chỉ có thế. Bởi vì các Puja thường lệ khá dài và trong thế giới ngày nay chúng ta luôn thiếu thời giờ nên tôi giữ cho Puja này được ngắn gọn. Việc ấy cũng dễ làm, và nó hoàn tất nhanh chóng. Dù sao nó là một sản phẩm của sáng tạo ngoại lệ của riêng tôi.

Bây giờ, thuật ngữ “Địa ngục Kim Cương” (Vajra Hells) có nghĩa gì ? “Vajra – Kim Cương” có nghĩa tương đối hoặc tuyệt đối, ở đây tôi đề cập tới Vajra tương đối như trong chày Kim Cương và chuông – các đạo cụ Kim Cương thừachúng ta sử dụng. Từ “Kim Cương” có nghĩa không bị hủy diệt, giống như chất kim cương. Kim cương cứng chắc hơn hầu hết các vật liệu khác ; nên rất khó đập bể kim cương. Đó là nghĩa bao hàm của từ Varja. Rất có thể có một thế giới bất hạnh tồn tại mãi, không hủy diệt được ? Ồ ! Điều đó là một kiểu nói phóng túng thơ văn, một sự phóng đại chút đỉnh. Không có một cái gì như thế được coi là một hiện tượng thường hằng không thể thay đổi. Tuy nhiên khi bạn bị cực khổ bất hạnh trong một thời gian lâu bạn có thể cảm thấy : “Tôi không bao giờ có thể vượt qua được sự cực khổ này.” Đối với đa số trong chúng ta, sự tuyệt vọngsuy sụp tinh thần – chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ, nhưng có người chịu đựng sự suy sụp này suốt cả cuộc đời. Họ chắc chắn cảm thấy sự bất hạnh của họ không thể kết thúc được. Đó là một kinh nghiệm : “địa ngục kim cương.” Dù gì thì “địa ngục kim cương” chỉ là một cách nói mà thôi, bạn không thể hiểu theo nghĩa đen của từ ngữ này.

Phước điền

Thông thưòng khi chúng ta dâng lễ vật cúng dường, chúng ta quán tưởng đối tượng mà chúng ta dâng lễ, trong phép thực hành này đối tượng dâng lễ là ngài Guru Vajrasattva. Chúng ta cũng quán tưởngthiền định về mạn đà la Vajrasttva, ở đó Guru Vajrasattva trú ngụ.

Hai dòng đầu của đoạn này nói về phẩm chất của sự quán tưởng bạn thực hành. (Xin trích ra từ phần phụ lục : De-tong nyi-su me-paši nam-rošl-laš, Jung-waši Dor-je Sem-paši zhašl-yaš-Kang). Đó là sự chuyển hóa của ánh sáng. De có nghĩa là niềm phúc lạc, tong có nghĩa thực tại tánh Không của vũ trụ ; nyi-su là không có thực thể nhị nguyên. Mạn đà la Vajrasattva thể hiện từ một hình tướng có những phẩm chất như vậy. Điều này thực sự hoàn toàn thâm diệu. Các đệ tửhọc đạo lâu có thể hiểu điều này, nhưng các đệ tử mới mẻ, đông đảo tham gia rất có thể sẽ thấy nó như một giấc mơ thoáng qua, một loại ý niệm mới và trống rỗng.

Về cơ bản, tất cả chúng ta có một quan niệm hạn hẹp về bản tánh của chính mình và bản tánh thế giớichúng ta đang sống. Thêm vào dó chúng ta đặt để một phóng chiếu phóng đại lên trên mặt quan niệm hạn hẹp sẵn có của chúng ta về thực tại. Chúng ta không thâm nhập vào trong tâm của thực tại và thậm chí chúng ta cũng không chạm được vào thực tại của mặt đất mà chúng ta đang đứng. Đó là vấn đề của con người. Chúng ta không có được cái thấy hiểu sâu sắc thực tại bên trong lẫn bên ngoài của mình.

Chúng ta luôn nói rằng chúng ta muốn cải thiện phẩm chất của cuộc sống, muốn có một cuộc sống có ý nghĩa, hạnh phúc, sâu sắc và hoan hỷ. Chúng ta dùng tất cả những loại từ ngữ để mô tả một cuộc sống hoàn chỉnh mà chúng ta muốn có. Để dẫn tới một cuộc sống hoàn chỉnh, toàn thiện, bạn phải hiểu được bằng cách nào bạn sẽ thấy được cả hai : bản tánh của riêng bạn và bản tánh của hiện tượng bên ngoài. Việc bạn có thể làm được như vậy hay không sẽ quyết định cuộc sống của bạn sẽ hạnh phúc hay không.

Một mạn đà la là một cái thấy về một thế giới toàn diện hoàn chỉnh trong đó bạn nhận ra bản tánh nền tảng mà không có sự phóng chiếu nhân tạo, không có ảo tưởng. Rồi, bạn có sự linh hoạt, sống động, một sự lựa chọn tự do nào đó. Những thành kiến và sự ôm giữ quan điểm khái niệm có tính nhị nguyên về sự tự hiện hữu nội tại, đã làm cho cuộc sống của bạn vô vọng, không chịu đựng nổi. Khi bạn quán tưởng một mạn đà la, bạn thấy mọi thứ – bản thân mình và môi trường, mọi thứ chung quanh – trong bản tánh phúc lạc ; bạn chạm đến thực tại căn bản của tất cả mọi cái hiện hữu. Với loại nhận thức này, sự thấu biết này – bạn có thể loại bỏ sự thất vọng và những bất hạnh khác và do đó bạn hưởng thụ cuộc sống.

Rồi thì có thể nổi lên câu hỏi : “Làm sao thầy có thể nói rằng mọi thứ đều phúc lạc.” Tôi được phúc lạc, hoa lá phúc lạc, bạn bè tôi phúc lạc ? Có những việc rất bất hạnh, làm sao thầy nói những việc đó có thể được chuyển hóa thành ra các đối tượng phúc lạc ?”

Khi bạn chạm đến bản tánh căn bản, thực tại tối thượng của bất kỳ hiện tượng nào, thì có lạc thú. Mọi thứ hiện hữu đều có khả năng mang lạc thú vào tâm bạn. Nhưng tự bạn quá chật hẹp. Tâm bạn có những mối ám ảnh tâm thần như là : “Tôi chỉ thích những thứ có màu tím than.” Đối với bạn chỉ có những thứ gì màu tím than là đẹp. Kiểu suy nghĩ này kém thực tế, nhị nguyên, tâm thần, chỉ làm cho bạn gặp khốn khổ. Nhưng đó là những gì chúng ta làm suốt cả đời người, phải không ? Hãy rà soát lại những gì mà tâm của bạn cho là đẹp. Cái đẹp chân thật thì ở khắp mọi nơi. California không phải là nơi duy nhất có sự vui thú và môi trường hấp dẫn. Mọi nơi đều có cái đẹp riêng nó.

Bạn có thể thấy rằng khả năng ban tặêng phúc lạc của một đối tượng không tùy thuộc vào chính bản thân đối tượng đó. Theo quan điểm khoa học, mọi đối tượng có một thứ thực tại chung, một bản chất căn bản được san sẻ. Cái bản chất chân thật này là cái thực sự đẹp. Đây là cái thực sự ban tặng cho bạn sự thỏa mãn.

Cách chúng ta giải thích cái đẹp của một đối tượng bằng hình dạng, màu sắc, vân vân – thì quá ư tương đối, quá ước lệ. Cái đẹp như vậy giống như một thứ ba phải, cơ hội : buổi sáng tôi thấy một đối tượng đặc biệt nào đó, tôi cho là đẹp, buổi chiều hôm đó nó có vẻ xấu đi. Tự mình thất thường, lên xuống. Đó là rắc rối chính. Chúng ta cần có một cái nhìn rộng rãi về cái gì đã tạo nên một đối tượng phúc lạc.

Về phương diện triết họctâm lý học của Kim Cương thừa, khi bạn có được trí huệ phúc lạc hiểu thấu được bản tánh căn bản hay thực tại chân thật của tất cả những gì hiện hữu thì mọi sự sẽ biểu hiện thành ra đối tượng phúc lạc. Nhưng nếu bạn không có trí huệ đó, thì riêng bản thân đối tượng không thể làm cho bạn có được phúc lạc. Kinh nghiệm loài người đã cho thấy điều này đúng. Khi bạn đang đau khổ, thất vọng, bất cứ cái gì bạn trông thấy đều không thể làm bạn hạnh phúc. Khi bạn đang bị suy sụp tinh thần kinh khủng nếu tôi đưa bạn xem một món đồ đẹp thì liệu nó có làm cho bạn vui sướng được không ? Không. Không có một năng lực từ tính nào như vậy. Thông thường thì đối tượng và chủ thể thu hút với nhau để phát sanh ra một bầu không khí lạc thú hay khổ đau. Các phẩm chất của cuộc sống không đến từ bên ngoài mà đến từ mức độ thỏa mãn của bạn. Nếu bạn có phẩm tính giàu có sung mãn ở trong bạn thì mọi thứ bên ngoài sẽ làm bạn hài lòng.

Một cuộc sống gia đình hạnh phúc, hài lòng sẽ đến từ tâm của con người chứ không từ những sở hữu vật chất. Bạn có thể thấy được làm sao mà cuộc sống nhiều gia đình giàu có ở Mỹ lại bất hạnh hơn những người nghèo. Có lẽ các bạn sẽ không công nhận điều này bởi vì bạn ở bên nước Mỹ. Nhưng tôi không có ý định thảo luận công chuyện ở Mỹ vì tôi là người nước ngoài. Tôi không có công việc gì đặc biệt ở đây. Tôi chỉ đến tham quan. Có lẽ tôi hơi khắt khe vì tôi không có gì liên hệ với lối sống của Mỹ. Nếu tôi đã sống lối Mỹ, ắt hẳn tôi không để ý thấy được những gì mà giờ đây tôi thấy.

Nếu bạn sanh ra trong xã hội này (xã hội Mỹ) thì rất khó nhận ra rằng các sở hữu vật chất không mang lại hạnh phúc bởi vì sự quan tâm nổi bật nhất của dân Mỹ là bằng cách thức nào để sự giàu có mang lại hạnh phúc. Tuy nhiên, thái độ này hoàn toàn đi ngược lại sự thật. Rủi thay, xã hội Mỹ xây dựng trên tiền đề sai lầm này nên các bạn phải giải quyết việc đó.

Sự thỏa mãn chân thật đến từ bên trong bạn. Điều này không có nghĩa rằng bạn phải từ bỏ những lạc thú của người Mỹ. Nhưng những lạc thú kiểu Mỹ đó có làm cho bạn lạc thú hay không là tùy thuộc vào tâm bạn. Những lạc thú đó có thể làm cho bạn khổ đau, bất hạnh, nếu có như vậy là do lỗi của chính bạn chứ không phải do xã hội Mỹ.

Thái độ của Phật tử là : “Tôi có trách nhiệm với phẩm chất của cuộc sống của tôi. Tôi có trách nhiệm với sự thỏa mãn của riêng tôi.” Bạn không thể đổ tội cho cha mẹ bạn, cho chồng hay vợ. Cái kiểu đổ lỗi như vậy, không bao giờ chấm dứt. Nó không có chỗ dứt bởi vì nó không hợp luận lý và không thể giải quyết được vấn đề. Các người chủ trương duy vật hay tư bản đã có những tư tưởng sai lầm không thể ngờ được. Theo quan điểm Phật giáo, những tư tưởng sai lầmnguyên nhân chính của khổ đau.

Tư tưởng sai tạo ra nghiệp bất thiện, nó đưa tới khổ đau. Về cơ bản, tư tưởng sai lệch là gì ? Chẳng hạn, cách suy nghĩ : “sự vui thích và sự thành công của tôi tùy thuộc vào những người khác” hay “một mức-sống-cao-hơn và các sở hữu vật chất nhiều hơn sẽ mang lại sự thỏa mãn cho tôi” hay “các đối tượng vật chất là tất cả những gì tôi cần có cho sự hạnh phúc của tôi.” Những ý tưởng như vậy hoàn toàn sai lệch. Nếu bạn biết cách suy nghĩ, bạn sẽ biết cách để tự mình hưởng thụ cuộc sống cho dù mức sống của bạn là cao hay trung bình hay thấp đi nữa cũng không thành vấn đề. Đây là điều quan trọng nhất.

Hãy quán tưởng rằng ở trước mặt của mạn đà la Vajra-sattva, toàn khắp không gian tràn ngập các đối tượng tuyệt vời của năm giác quan, các đối tượng đại lạc của các lễ vật cúng dường (của Samantabhadra : Phổ Hiền) như có nói trong câu số bốn của đoạn đầu. Trong sự tu hành của người Phật tử, các lễ vật được dâng để cúng dường không chỉ cho chư Phật, các chư Thánh, mà cũng cho tất cả chúng hữu tình nữa. Bạn phải nên nhận ra tính cách thiêng liêng bên trong những người khác như là : khả năng giác ngộ tiềm tàng hay “Phật-sẽ-thành” của họ. Trong Kim Cương thừa chúng ta chuyển hóa tất cả chúng sanh hữu tình thành ra các daka và dakini có hình tướng đại hoan hỷđẹp tuyệt trần. Trong không gian đại lạc bất nhị, các chúng hữu tình xuất hiện như là các daka và dakini trong nhiều hình tướng khác nhau : hoan hỷ, an bình, mãnh liệt, hung nộ ; một tổng thể đa dạng của các sự biểu lộ khác biệt nhưng hoàn toàn thống nhất. Chúng ta coi họ như là hiện thân của phương tiệntrí huệ được hợp nhất chứ không phải như là ngạ quỷ hay hình tướng thể hiện khổ đau. Nếu bạn quán tưởng những hình tướng trông vẻ đau khổ bạn sẽ tự mình cũng cảm thấy đau khổ – và như vậy dù gì cũng không thuận lợi.

Do đó, điều quan trọng là chuyển hóa bản chất đối tượng mà bạn quán tưởng thành ra đại lạcnhận ra thực tại căn bản của đối tượng đó, và bằng cách đó bạn loại bỏ được tất cả các khởi niệm nhị nguyên. Bạn cũng quán tưởng và dâng cúng bất kỳ đối tượng giác quan nào. Về phương diện tâm lý, đa số chúng ta bị “câu móc” với những ý nghĩ hạn hẹp và đau khổ như là : “Ồ ! Tôi không đủ tiền để thực hiện chuyến đi nghỉ.” Chúng nghĩ như vậy ngay cả khi chúng ta có đủ tiền. Khi bạn đang thực hành pháp cúng dường lễ Tsok này, bạn nên quán tưởng các đối tượng nhiều vô hạn của các giác quan, quán tưởng chúng càng đẹp càng hỷ lạc càng tốt và không hề cạn kiệt, rồi dâng các lễ vật đó cho tất cả – chư Phật và chúng sanh hữu tình – mà không hề có sự phân biệt. Chúng ta cần loại u hành này.

Thông thường chúng ta chỉ cho cái gì đấy cho người mà ta ưa thích và không cho người mà ta không ưa. Đấy là cách Tây phương. Ít ra thì ở Đông phương chúng tôi có nhiều, có thừa người ăn xin để giữ cho chúng tôi luôn có xu hướng bố thí cho người lạ. Những người dư tiền cho hàng ngàn “rupi” cho người nghèo. Họ không phải là bạn bè của người giàu, phải vậy không ? Chính môi trường hoàn cảnh khiến xui tạo ra việc bố thí như vầy. Nên có thể nói ở phương Đông chúng tôi có những điều tốt. Vài người nghĩ rằng ở thế giới thứ ba chúng tôi chẳng có gì để cho đi. Thậm chí họ cũng không có não trạng để làm giàu và được sung sướng.

Dĩ nhiên, nước Mỹ cũng có người nghèo nữa. Có nhiều người đói khổ suốt ngày lục lọi thùng rác của người khác và ăn những thứ mà người khác đã ném bỏ. Bạn có thể thấy việc này trên truyền hình và ở các thành phố lớn. Người giàu không cho người nghèo không phải vì họ không có gì để cho nhưng vì họ không thích người nghèo. Họ để cho người nghèo bị đói. Như vậy đấy, rõ ràng không phải tôi đang bàn tới chính trị hay tôn giáo ở đây. Thái độ này thật là tệ. Tâm ích kỷ chỉ bố thí cho người mà tâm đó thích chứ không cho những người mà nó không thích, bất chấp đến nhu cầu của người khác. Sự cần thiết cho riêng mình là điều quan trọng nhất, sau khi lo cho mình xong, chúng ta mới cho người khác. Đó là luân hồi sanh tử.

Chúng ta phải rèn luyện tâm ta trong việc bố thí vô tư và hào phóng. Nhưng bố thí không có nghĩa là chỉ việc trao tay một số tiền hay một cái gì. Đừng nghĩ rằng : “Bản thân tôi rất nghèo, làm sao tôi cho ai được ?” Sự bố thí chân thật là sự có được một thái độ bố thí. Và thái độ tiêu cực như “tôi không muốn bố thí” chính là sự không bố thí. Và đó là ích kỷ. Việc dâng lễ Tsok là một sự rèn luyện tuyệt vời để vượt qua được những thái độ như vậy. Trong việc dâng lễ Tsok, tất cả chúng sanh hữu tình đều là khách mời ở bữa tiệc dâng lễ của bạn, và bạn thực hiện buổi lễ cúng dường rộng khắp đến tất cả hữu tình. Việc rèn luyện tâm chúng ta theo cách này rất quan trọng nếu chúng ta muốn thành đạt trong con đường thực hành pháp và cả trong đời sống nữa.

Chú.nguyện những lễ vật dâng cúng ở bên trong

Bạn hãy nhớ rằng phương pháp cúng dường những lễ vật là để nhận ra bản tánh hay cách thức hiện hữu căn bản của bất cứ cái gì bạn đang cúng dường. Điều này áp dụng cho những lễ vật thực tế mà bạn đã đặt trên bàn thờ và cũng áp dụng cho những lễ vật đẹp lộng lẫy mà bạn quán tưởng và đầy ắp không gian.

Chủ đề rộng lớn về sự dâng cúng ở bên trong đã được giảng giải ở bài khác nên tôi không có ý bỏ nhiều thời giờ đề cập ở đây. Tuy nhiên, hãy lấy ví dụ, bạn đang dâng một chén trà. Hãy quán tưởng trong cùng không gian ở trên chén trà, các mẫu tự từ dưới lên trên : OM, AH, HUM. Ánh sáng trắng rực rỡ tỏa ra từ mẫu tự OM, chiếu ra mười phương không gian thu hút mãnh liệt các phẩm tính tối thượng của sắc thân của tất cả các đấng giác ngộ, những đấng đó có đại huệ, đại từ, đại bi và có đời sống hoan hỷ tuyệt trần. Các phẩm tính này quay trở lại chữ OM ở dạng ánh sáng và rồi chìm vào trong chữ OM đó. Chữ OM tan thành ra năng lực phúc lạc và tan vào trong trà.

Tia sáng đỏ phát ra từ chữ AH cầu gọi lời nói tinh sạch của các đấng Vô thượngmười phương. Tia sáng quay trở lại và chìm vào trong chữ AH rồi chữ AH tan thành ra năng lực ánh sáng phúc lạc và cũng hòa tan vào trong trà. Tương tự, tia sáng xanh tỏa ra từ chữ HUM mời gọi trí huệ, từ và bi thiêng liêng của các đấng Vô thượngmười phương. Các phẩm chất giác ngộ này quay trở lại chữ HUM trong dạng ánh sáng. Chữ HUM cũng tan vào trà.

Bạn có thể chú nguyện bất cứ cái gì bạn ăn, uống theo cách này. Với những thức ăn, thức uống mà bạn đã đặt tư tưởng chú nguyện tập trung vào trong các thức đó, thì năng lực sẽ giao tiếp và hòa hợp với hệ thần kinh của bạn. Có một kiểu hài hòa đồng bộ giữa hệ thần kinh vật lý của bạn và tâm thức của bạn.

Tây phương chúng ta dùng (ăn uống) hầu như mọi thứ, cho dù có cái chúng ta chẳng hề quen. Chúng ta không tương giao được với những gì chúng ta ăn uống. Những thức ăn, uống đó khi vào hệ thần kinh chúng ta, có thể trở nên mang tính phá hoại. Nó có thể gây ra ung thư. Đó là chuyện thường xảy ra khi chúng ta chẳng để ý tới những gì chúng ta ăn, uống. Các bạn có thể khó tin điều này, nhưng thân thể chúng ta giống như một cái hoa, chứ không giống hòn đá hay bê tông. Bạn có tin rằng thân thể con ngườiđặc tính hữu cơ nhạy cảm như cái hoa không ? Khi bạn bón phân quá liều cho một cái hoa chuyện gì xảy ra ? Nó bị cháy, úa tàn ngay. Những sự vật hữu cơ cần sự quân bình, cân bằng. Tôi thật sự tin rằng ở phương Tây, ngoài sự suy hoại mối quan hệ giữa con người với nhau còn có sự suy hoại mối quan hệ giữa người với thực phẩm họ dùng và môi trường.

Có lẽ tôi không biết mình đang nói cái gì. Hẳn các bạn cho rằng một tăng sĩ “bạo phổi” như tôi rõ ràng là đang ngủ mơ khi cố gắng mô tả cuộc sống ở Mỹ. Vâng, tôi chỉ đùa chơi một ít, nhưng trong một chừng mực nào đó tôi cảm thấy rằng trong những quốc gia phát triển kỹ nghệ hiện đại, người ta không đánh giá cao sự quan trọng bản chất của thực phẩm. Họ chỉ việc ăn nhanh những gì để trước mặt họ. Nếu họ không thích một món nào đó họ sẽ lấy một món khác. “Không, tôi không thích cái này, mang đến cho tôi coca cola. Không mang đến cho tôi seven-up.” Mọi thứ loạn xạ lên. Điều này có thể làm cho cơ thể bị sốc ; hệ thần kinh của bạn không thích nghi được và sẽ la hét lên phản đối. Bạn phải để ý tới bản chất hữu cơ của cơ thể bạn. Hãy có ý thức tới những gì bạn ăn và uống. Với sự nhận biết sâu sắc bạn có thể phát triển một mối quan hệ giao tiếp, hiểu biết lẫn nhau với những gì nuôi sống bạn với bạn.

Bây giờ, hãy trở lại (chủ đề) các lễ vật cúng. Các đối tượng của năm giác quan phải được nhìn nhận như là năm trí huệ có các màu sắc tương ứng và trong bản tánh chân thật bất nhị, hỷ lạc. Chúng kích thích đại lạcthỏa mãn ở bên trong bạn. Việc nhận ra được điều này rất có ích lợi để bạn phát triển được đại lạc.

Sự dâng cúng các lễ vậttrì chú

Kế tiếp là một loại yêu cầu được thực hiện cho vị guru, người mà bạn dâng lễ vật này. Trong đoạn này, cam lồ phúc lạc, năng lực toàn thiện căn bản cho sự đạt được tất cả các chứng ngộ. Đó cũng là cái thấy thanh tịnh của các bậc Du già (yogi và yogini) và do đó vượt khỏi cái thấy của các chúng hữu tình thông thường. Lễ vật dâng cúng để vị guru hưởng thụ với trí huệ đại lạc không mê tín của ngài. Có một ý ẩn cần nói ở đây : Khi thưởng thức các lạc thú giác quan, lúc đó ở chúng ta toàn là sự mê tín lầm lạc, hay còn gọi là những quan niệm sai lầm. Khi các chúng sanh ở cấp cao hơn hưởng thụ lạc thú, các vị không phản ứng với các lạc thú đó với sự mê tín.

Ý tôi muốn ám chỉ “mê tín” là gì ? Nó như thế này : chẳng hạn tôi nhìn một cái hoa và dần dần, tôi phát triển mối liên hệ với cái hoa đó. Tôi rờ nó, nhìn rất kỹ vào màu sắc của nó. Tôi nghĩ cái hoa tuyệt vời làm sao, rất dễ thương làm sao ! Nó đem đến cho tôi sự thú vị lớn lao biết bao ! Không có gì khác làm cho tôi vui thú như vậy. Cái hoa đó trở thành người bạn thân thiết nhất của tôi. Sự đóng góp những tính chất tốt đẹp này cho cái hoa là sự mê tín. Tôi áp đặt thêm lên mối tương quan nhiều phẩm chất, nhiều tính cách mà chúng thực ra không có ở đó. Sự đặt chồng lên đó đã tạo sức ép lớn đối với mối quan hệ ; ngay khi bạn mô tả cái hoa như thế này, thế nọ, như một cái nào khác, bạn đang tạo sức ép trên mối quan hệ. Mỗi khi bạn thấy hoa đẹp đẽ, xinh tươi, tuyệt vời biết bao tức là bạn tự trói buộc mình càng lúc càng chặt lại hơn. Toàn bộ sự việc trở thành một sự tưởng tượng ; sự tiếp xúc tương quan này không hiện thực. Nó quá ư phiếm diện, và bề ngoài. Nó tạo ra sự căng thẳng, nên thay vì được thư giãn, được cởi mở thì bạn lại bị cột trong những cái gút. Đó là sự mê tín. Sự thiết lập mối quan hệ có tính tưởng tượng với người và vật theo kiểu này chỉ có thể đưa tới rối loạn, phiền não.

Ngược lại chư Phật và chư Bồ tát hưởng thụ lạc thú theo một cách hợp lý hơn nhiều. Chư vị không có cách liên hệ với các lạc thú như kiểu phóng đại, quy ước và phiếm diện của chúng ta. Họ rất hiện thực (thực tế) hơn ; họ đạt tới được bản tánh nền tảng của thực tại. Những lạc thú của họ ổn định hơn, được điều phục hơn, và mang lại tình thươngbình an vĩ đại. Đó là lý do tại sao ở dòng cuối của đoạn này chúng ta khẩn cầu Guru Varjasattva hưởng thụ cam lồ vô thượng với trí huệ không mê tínđại lạc.

Nên giờ đây bạn có thể thấy rằng “mê tín” là tâm thức nó đã dẫn dắt bạn đi lầm đường bằng sự phóng đại các phẩm chất của các đối tượng, bằng sự nhìn thấy các sự vật mà chúng thực ra không có ở đó. Mê tín là không thực tế và làm cho cuộc sống của bạn thành ra một sự tưởng tượng điên đảo. Nhưng nếu bạn hiểu rõ ràng về mối quan hệ của bạn với những cái khác, y đích thực nó như vậy, thì sẽ không có quá nhiều căng thẳng giữa các bạn. Nếu bạn vượt qua được sự mê tín, bạn sẽ luôn hạnh phúc. Đó là lý do tại sao chúng ta có những thiền định để loại bỏ mê tín : Để làm cho bạn khỏe mạnh và mang lại sự tỉnh giác trong sạch sáng suốt, sao cho bạn không bị ô nhiễm hay mê lầm.

Bất kỳ mối quan hệ nào cho dù đem lại vui sướng hay khổ đau cũng đều vô thường và tạm bợ. Bản thân chúng ta cũng đã tạm bợ, cho nên các mối quan hệ của chúng ta nhất thiết phải tạm bợ. Chúng ta phải chấp nhận điều này. Tôi cho rằng việc hiểu được bản chất của các mối quan hệ – đối với người Mỹ – là đặc biệt quan trọng. Các mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà, giữa bạn bè, giữa bất kỳ ai đều luôn luôn thay đổi bất kỳ lúc nào. Trong thời gian đó, người ta đau khổ. Chính sự thay đổi gây ra đau khổ. Tôi hy vọng bạn hiểu được điều này. Mọi sự đều thay đổi, nên dĩ nhiên tình bạn của bạn cũng sẽ thay đổi. Nếu bạn hiểu được rằng các mối quan hệ có bản chất là tạm thời thì bạn sẽ không cảm thấy một sức ép nào ; bạn sẽ có một chỗ trống để giao tiếp, để cho sự việc diễn tiến. Bạn sẽ thấy được bằng cách nào mà các mối quan hệ luôn thay đổi đó làm cho bạn không hạnh phúc. Nhưng đừng nghĩ rằng chính đối tượng luôn thay đổi làm bạn đau khổ. Không ! Chính sự tương giao không hợp lý của bạn bên trong mối quan hệ là nguồn gốc của sự mê lầm, ảo tưởng.

Khi người gần gũi nhất thân thuộc nhất của bạn bị chết bạn than khóc và cảm thấy tuyệt vọng kinh khủng. Thậm chí bạn có thể tuyệt vọng trong thời gian rất lâu. Điều đó chẳng ích lợi gì. Chết là chết. Chết là tự nhiên, chết cũng được thôi, bạn phải chấp nhận nó. Dĩ nhiên, tôi chỉ đang đề cập tới khía cạnh lý trí ở đây.

Hưởng thụ mà không mê tín thì thật khó. Đạo Phật dạy rằng bạn phải có sự hưởng thụ lớn lao và một cuộc sống phúc lạc. Điều gì ngăn không cho bạn có được kinh nghiệm này ? Chính là sự mê tín. Vì mê tín, bạn không tiếp xúc được với thực tại nền tảng.

Đoạn một

Thân cầu vòng của Vajrasattva ở trong không gian. Sắc thân nầy ở trong bản tính của người hướng dẫn tâm linh cho bạn, vị hóa thần, daka và dakini của bạn, vị hộ pháp của bạn. Có một sự tương tự giữa phương cách người Kitô giáo thừa nhận Chúa là Chúa duy nhấtchúng ta, người Phật tử, công nhận bản tánh tinh túy của Vasjrasattva như là bậc giải phóng chân thật. Trong đoạn này, chúng ta khẩn cầu Vajrasattva tịnh hóa nhận định lầm lạc, mê tín, ảo tưởng của chúng ta cho rằng Vajrasattva không phải là thể tánh của vị thầy (guru), vị deity (hóa thần), daka và dakini và vị hộ pháp. Trušl-nang có nghĩa là ảo tưởng, bị lừa dối. Dù gì đi nữa, nhận định lầm lạc này là một sự mê tín, không hiểu được cũng là một sự mê tín. Chúng ta đang ảo tưởng, chúng ta phải tịnh hóa ảo tưởng này. Dâng cúng tất cả đối tượng tuyệt vời của các giác quan cho Guru Vajrasattva, chúng ta khẩn cầu các ban phước, hay sự cảm ứng rằng trí huệ đại lạc phát sanh đồng thời sẽ nẩy nở trong lòng chúng ta.

Trong khi dâng lễ cúng dường, hãy thiền định tịnh hóa cái thấy hay ý niệm nhị nguyên ảo tưởng. Nó không nhận ra được tính nhất thể của các đấng thiêng liêng đó, mà thấy họ là khác biệt riêng rẽ. Rồi thì, hãy trì chú Vajrasattva – dùng một trong ba kỹ thuật thiền định thông thường (yašn-de, mašn-de, phung-de) để tịnh hóa các điều bất thiện. Việc làm này sẽ trừ tận gốc tất cả sự mê tín và các biểu hiện tiêu cực nói chung cũng như cái thấy nhị nguyên ảo tưởng đã đề cập đặc biệt trong đoạn này.

Pháp thực hành này rất mãnh liệt bởi vì bạn thiền định trong khi dâng lễ cúng dường, cầu nguyệntrì chú. Điều này có một tác động mạnh đến tâm bạn : “Tôi đang ảo tưởng khi tôi không nhận ra được sự nhất thể của Vajrasattva với thầy tôi (guru) với vị Hóa thần của tôi (deity) các vị daka, dakini, và vị hộ pháp của tôi. Họ đều là một thể, nhưng tôi đã coi họ khác nhau – là hai. Đây là một ảo tưởng, một biểu hiện được phóng chiếu bởi các quan niệm nhị nguyên của tôi. Đây là điều mà tôi phải tịnh hóa.”

Đoạn hai

Kiếp người của chúng ta thật quý hóa và có ý nghĩa nhất, nhưng chúng ta hủy hoại kiếp làm người, khiến cho nó trở nên vô ích, nguyên nhân là vì chúng ta khao khát ôm giữ các đối tượng lạc thú và làm ô nhiễm năm thức giác quan. Do đó chúng ta khẩn cầu Vajrasattva tịnh hóa các hình tướng nhị nguyên ảo tưởng đã xui khiến chúng ta bám chặt các đối tượng của các giác quanchúng ta dâng lễ cúng dường để khẩn cầu được các sự gia hộcảm ứng để buông bỏ sự mắc dính với các lạc thú phàm tục của cuộc sống kiếp người này.

Tôi cho rằng điều quan trọng là phải mô tả cách thức chúng ta hủy hoại kiếp người hoàn hảo của chúng ta. Ngay lúc này đây, về phương diện vật chất, thân thể chúng ta không có gì trục trặc, sai sót ; thậm chí trong lúc đau ốm chúng ta cũng vẫn sử dụng được, vẫn thực hiện các hoạt động với thân, khẩu, ý của mình. Nhưng đa số thời gian của cuộc sống của chúng ta bị trôi qua đi bởi những hành động vô ích, làm những chuyện chẳng có ý nghĩa. Ăn, ngủ, bài tiết chưa đủ. Cái gì khiến cho kiếp người vô nghĩa ? Cái gì phá hủy kiếp người ? – Chính là năm tri giác giác quan của chúng ta. Chúng nóvấn đề chính. Không có một trí huệ mãnh liệt sáng suốt ở đằng sau chúng, cho nên chúng đến để khống chế và điều khiển cuộc đời chúng ta.

Chúng ta đi theo đuôi các thức giác quan một cách mù quáng. Chúng nó bảo chúng ta : “Kem đá ngon tuyệt !” Nên chúng ta ăn kem để tìm thấy thoả mãn. Rồi thì chuyện gì xảy ra ? Đa số nhiều người ăn quá nhiều kem và bị bất hạnh. Họ mập phì và họ nghĩ rằng các người khác không ưa thích họ. Điều đó chưa chắc trúng nhưng đó là thứ mộng tưởngchúng ta phóng chiếu.

Năm thức giác quan của chúng ta khao khát và ôm giữ các đối tượng cảm giác. Chúng nó phá hoại cuộc sống chúng ta bằng cách làm cho chúng ta hẹp hòi, bủn xỉn. Chúng ta không sống phục vụ những người khác và cuộc đời chúng ta trở nên không có ý nghĩa, mất hẳn sự hài lòng, và thiếu hạnh phúc. Nguyên nhân của toàn bộ sự bất hạnh khổ đau này chính là chỗ chúng ta bận bịu nghĩ đến các lạc thú của các giác quan của đời này. Sự ám ảnh này cần phải được tịnh hóa.

Chẳng hạn, nhiều người trong chúng ta thiền định và tất cả đã có một số kinh nghiệm thiền định nhưng những kinh nghiệm đó đã luôn luôn biến mất, phải không ? Bạn có một số kinh nghiệm lớn trong kỳ nhập thất nhưng khi bạn trở về nhà thì thói quen cũ lại nổi lên trên mặt và các kinh nghiệm từ thiền định biến mất. Tôi biết những người họ đã có được những kinh nghiệm thiền định lớn lao nhưng các kinh nghiệm đó chỉ là những tia chớp lóe lên và như ánh chớp sáng chúng nó không kéo dài được. Tất cả những gì còn lại là một con ma đói !

Tôi tin bạn cũng đã có những kinh nghiệm trong thiền định nhưng tại sao bạn lại rơi trở lại vào trong đau khổ khi bạn ngừng thiền định ? Tại sao khi bạn không thiền định thì kiếp người quý báu của bạn trở nên vô ích, không có ý nghĩa ? Tại sao bạn rơi trở lại vào đống rác cũ trước đây ? Bởi vì bạn thất bại, không hiểu được rằng tất cả các hiện tượng vui thú của thế giới này đều là như huyễn. Bao lâu bạn cho rằng các hiện tượng lạc thú đó là chân thật thì theo cách này, bạn sẽ tiếp tục làm tàn lụi cuộc đời của bạn. Bạn cho các sự vật là có thật bởi vì bạn có thể dùng tay chạm vào chúng được : bạn có thể cảm giác được một cái gì đó, thế nhưng đấy không phải là thực tại.

Tất cả chúng ta đều đã thoáng thấy một cái gì đó có giá trị trong khi thiền định, nhưng rồi sau đó chúng ta đã rơi vào các thói quen cũ của chúng ta và rồi các kinh nghiệmgiá trị đó đã biến mất. Đó là bởi vì chúng ta không nhận ra rằng tất cả các kinh nghiệm từ các giác quan đều là như huyễn. Chúng nó thuần túy là các phóng chiếu của tâm, nhưng chúng ta thiết lập một mối quan hệ tưởng tượng xung quanh các kinh nghiệm đó. Chúng ta tưởng tượng hóa. Hãy lấy cái hoa làm ví dụ. Tôi nhắm mắt lại và chộp lấy cái hoa, giữ chặt nó không để cho nó tự là nó. Nếu tôi để nó ở một mình, nó sẽ vẫn đẹp đẽ, nhưng khi chạm vào nó càng lúc càng sát vào hơn thì tôi phá hủy nó. Chúng ta không nên như vậy. Chúng ta có thể xem, thưởng thức cái hoa nhưng đồng thời nhận ra nó như là một sự tưởng tượng, một ảo ảnh thị giác, không thực sự hiện hữu y hệt như nó xuất hiện trước mắt chúng ta. Thị giác của chúng ta hoàn toàn bị lừa dối. Theo quan điểm của một người Phật tử, bạn chớ nên tin cậy vào cái gì mà các thức giác quan nói cho bạn biết, không tin cậy rằng các sự vật thực sự hiện hữu y như chúng nó xuất hiện cho các giác quan của bạn.

Làm sao để bạn loại bỏ được sự khát khao ôm giữ những lạc thú của các thức giác quan của bạn ? Bằng cách nhận ra rằng các đối tượng xuất hiện cho các giác quanảo tưởng. Bạn phải nhận thức rằng bạn đang ảo tưởng hóa, cho dù bạn có uống thuốc xì-ke hay không. Đây là sự thật. Bạn không hiểu được đích xác cái gì xuất hiện trước các căn của bạn. Chính việc cho rằng sự tưởng tượng là thật đã làm nhiễm độc tri giác giác quan của bạn và làm tàn lụi đời bạn. Đó là mấu chốt.

Lúc nào cuộc sống của bạn cũng chao đảo. Bạn không thể chỉ việc đổ thừa cho nghiệp lực của bạn. Chính thức giác quan đóng vai trò quyết định, “Tốt, xấu ; tôi thích cái này ; tôi không thích cái kia.” Các quyết định này không xuất phát từ một cái gì đó trong nền tảng sâu xa của bạn, mà giống như nghiệp lực. Thực ra, thị giác của bạn có lỗi trong việc này. Nó làm hiện lên một ảo ảnh thị giácquyết định bạn đưa ra dựa trên ảo ảnh đó. Bạn có thực sự nghĩ rằng trong cuộc đời bạn đã làm những quyết định dựa trên những gì mà mắt đã bảo cho bạn biết, những gì các tri giác giác quan vật chất đã bảo cho bạn biết ?

Do đó, từ quan điểm một người Phật tử, bạn không thể có được sự tin cậy hay lòng tin chân thật vào những gì mà các giác quan của bạn tri giác. Bạn cho rằng chính bởi vì bạn có thể chạm hay ngửi được một cái gì đó, nên cái đó nhất định có thật, ngược lại nếu bạn không thể chạm vào hay ngửi được mùi của nó nên nó không có thật – bởi vì “Tôi không cảm giác được nó.” Như vậy thì cũng y như những người đã đến một trung tâm học Pháp để tham dự một khóa thiền. Khi họ còn đang ở trung tâm học Pháp, họ cảm thấy rằng họ đang có được một điều gì đó có giá trị, họ đang đạt được sự điều khiển đối với cuộc sống họ, nhưng khi họ quay về nhà họ mất tất cả những thứ đó. Tại sao như thế ? Tại sao khi đang thiền địnhtrung tâm bạn cảm thấy bạn đạt được một điều gì, bạn cảm thấy bạn đang ở trên con đường đưa tới giải thoát, nhưng chỉ sau một đêm trở lại với môi trường bình thường của bạn, tâm bạn hoàn toàn thay đổi. Hãy kiểm tra việc này ! Tôi cho rằng điều này có nghĩa rằng bạn thật sự không hiểu Pháp.

Cũng vậy, khi bạn đến một trung tâm tham dự khóa thiền, bạn có một loại tưởng tượng về môi trường nơi đó và bạn ôm giữ nó coi như có thật. Khi bạn rời môi trường đó thì sự “có thật” đó biến mất và được thay thế bằng cái “có thật” của nơi ở mới. Do đó, những điều có giá trị mà bạn đạt đượctrung tâm thiền, biến mất và bạn kết thúc với sự khổ đau, sự không hạnh phúc của các thói quen cũ của bạn. Điều bạn không hiểu được là : Không cần biết bạn đang ở đâu, ở trung tâm học Pháp, ở thành phố, ở nhà, v.v… bất cứ điều gì bạn nhận thức được đều như huyễn, cái phóng chiếu của tâm riêng của bạn. Chẳng hạn, cả hai người bạn gái : bạn cũ và bạn mới đều huyễn hóa. Bạn đã không nhận thức được rằng hình tướng dung mạo của người bạn gái cũ đã là huyễn hóa, và dĩ nhiên, giờ đây bạn không thấy được rằng hình tướng của người bạn gái mới cũng huyễn hóa nữa.

Nếu bạn có thể ngộ được – thực sự thấu hiểu – rằng môi trường trung tâm học Pháp là huyễn với sự thấy biết tỉnh táo mãnh liệt, bạn hãy giữ sự nhận biết này với bạn khi bạn ở nơi nào bất kỳ, thì các kinh nghiệm của bạn sẽ rất khác biệt với những kinh nghiệm thông thường. Dù ở thành phố lớn, hay đang ở bãi biển, hay ở trong núi Himalaya thì bạn cũng duy trì được cùng một năng lực, đều ở trong cùng một không gian.

Đạo Phật rất thực tế trong sự mô tả bản chất con người. Tôi bảo đảm tất cả các bạn đã nghe được rằng bạn đừng nên phán xét, đừng phân biệt giữa tốt và xấu, vân vân. Chúng ta thường hay nói : “Ồ ! Niết bàn ! Tuyệt diệu” và chúng ta ôm giữ nó, hay “Ê, sanh tử thật kinh khủng !” và chúng ta cố đẩy nó ra khỏi tâm bạn, Chúng ta nói : “Guru của tôi tuyệt diệu. Pháp thật tuyệt diệu !” và “người đàn ông đó quá kỳ cục !” Tất cả các luận điệu phán xét này đều dựa trên sự diễn giải của tâm mê tín của riêng chúng ta đối với các tri giác bị lừa dối của riêng chúng ta. Chúng ta phải nhận ra điều đó.

Nhưng bằng tri thức thôi thì cũng không đủ tin tất cả điều đó đâu. Cần phải kinh nghiệm nó. Thực ra, bạn đã có sẵn và đủ kinh nghiệm – đủ để làm vỡ tim bạn ! Cho nên đạo Phật lúc nào cũng đi vào cuộc sống, kinh nghiệm, và đó là cách mà đạo Phật chỉ cho bạn thấy làm sao để được khỏe mạnh, làm sao để có được một tâm thức khỏe mạnh. Bạn biết cách để nói với chính mình khi bạn bắt đầu đến chỗ cực đoan.

Có lẽ đạo Phật chỉ đúng ở đây, tu viện Vajrapani này, và bạn khi về đến San Francisco, thì đạo Phật sẽ trở nên không đúng nữa. Dù gì các kinh nghiệm thiền định ngắn ngủi ở các trung tâm học Pháp thì không đủ. Chúng ta phải duy trì sự tỉnh giác liên tục với cái thấy đúng, ở bất kỳ nơi đâu.

Đoạn này nói về cách thức chúng ta đã để cho đời sống trở nên vô ích. Đa số chúng ta muốn cuộc sống có ích lợi cho mình và cho người khác. Tất cả chúng ta tìm kiếm sự thỏa mãn từ trong cuộc sống. Điều khiến cho cuộc sống chúng ta không có ý nghĩa và không thỏa mãn, chính là tâm muốn bám níu vào các lạc thú giác quan và vào các hình tướng cụ thể, thường hằng của các dục lạc đó. Chúng ta phải từ bỏ trọn vẹn hai lỗi lầm này. Nếu chúng ta muốn cuộc sống hạnh phúcthỏa mãn chúng ta phải cương quyết loại trừ mãi mãi các lỗi lầm này. Để làm được như vậy, chúng ta cần hiểu một cách thấu đáo rõ ràng rằng cái cách mà các lạc thú xuất hiệnhuyễn hóa, hư dối. Không có gì thường hằng và cố định. Đó là lý do tại sao nhiều kinh điển Phật giáo nhấn mạnh việc buông bỏ tất cả các đối tượng ôm giữ. Chúng ta không biết cách có được sự thỏa mãn từ mối quan hệ của chúng ta với các đối tượng thích thú của giác quan. Thông thường, chúng ta phóng đại các phẩm chất tốt của các đối tượng dục lạc. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng chúng ta đang ảo tưởng, đang mê lầm. Các nhận định phán xét của chúng ta không thực tế tí nào cả.

Khi bạn hiểu được bản tánh – tức thực tại – của các lạc thú giác quan, bạn có không gian cho chúng diễn tiến. Các dục lạc đến và đi. Nó như vậy đấy, và bạn chấp nhận sự việc đó. Bởi vì chúng ta ôm giữ lạc thú với các quan niệm bị ảo tưởng hóa mỗi khi khoái lạc biến đi thì chúng ta bị sốc và cảm thấy bất hạnh. Như vậy là không hợp lý. Nên nói là chúng ta đang tạo ảo tưởng.

Bao lâu tâm ảo tưởng của bạn vẫn tiếp tục phóng đại các phẩm chất tốt của một đối tượng dục lạc thì sẽ không có cách nào để bạn được thực sự thỏa mãn mãi mãi. Do đó, đạo Phật nhấn mạnh rằng dục lạc cần được thấu hiểu như bản thân nó vậy, bằng cách hiểu được phẩm chất của cái hiện tượng của nó. Rồi thì, bạn có khoảng trống. Như vậy sẽ làm cho bạn bớt bị xúc động : Khi bạn có lạc thú, như vậy cũng được thôi ; bạn nhận biết điều vui thú đó là huyễn. Khi bạn không có lạc thú, như vậy cũng tốt thôi. Chỉ có sự bám víu của những ý niệm chấp thực vào lạc thú của bạn làm cho bạn bị lừa, nhầm lẫn, không được thỏa mãn và bị xáo trộnphiền não.

Hãy đọc chú Vajrasattva, giữ trong đầu ý nghĩa của đoạn này. Đồng thời hãy thực hiện ba kỹ thuật thiền định thông thường để tịnh hóa các quan niệm chấp tướng cụ thể của bạn, các hình tướng của tưởng, và bất kỳ năng lực bất tịnh nào đã kết hợp với hệ thống thần kinh vật chất của bạn, và sự vô minh – nó chính là nền tảng, là gốc của tất cả các vấn đề này. Sâu ở bên trong tâm linh của mình, bạn có thể cảm thấy : “Không thể nào tịnh hóa được tất cả các khuyết điểm lỗi lầm của mình, sự tham luyến bám níu, thái độ ích kỷ. Làm sao tôi thoát khỏi được tất cả những chướng ngại đó ?” Cho dù về mặt lý trí, lý luận, bạn có thể công nhận rằng việc tịnh hóa có tác dụng hiệu quả, rằng giáo lý đạo Phật là đúng, nhưng tận đáy lòng bạn có sự nghi ngờ. Sự tu tập theo thiền định Vajrasattva cũng có thể nhổ tận gốc tất cả các mối nghi ngờ bất tịnh đó bằng cách cho bạn thấy khả năng có thể nhổ tận gốc, trọn bộ tất cả năng lực bất thiệnmang đến cho bạn nguồn cảm hứng lớn lao để làm việc đó.

Đoạn ba

“Xin gia hộ cho tôi, để tôi phát sanh được sự buông bỏ hoàn toàn thanh tịnh.” Cuộc sống chúng ta bắt đầu trong bất hạnh, khổ đau, và xuyên suốt cuộc đời này, chúng ta tiếp tục mỗi ngày mỗi thêm vào cuộc sống sự mê lầm. Phải có lý do cho điều này, một nguyên nhân cho điều mà trong đạo Phật chúng ta gọi là nghiệp. Nguyên nhân đó là sự mê lầm, sự ảo tưởng. Với ảo tưởng, chúng ta tạo ra nghiệp, cứ thế lập đi lập lại, nó dẫn dắt chúng ta vào bất hạnhmê lầm. Chúng ta bị nhốt trong một cái bẫy sập gần như không thể hủy hoại, của các quan niệm và các xúc động thần kinh. Những gì đang xảy ra được giải thích bởi cụm từ tsušl-min-yi-je trong đoạn này. Cụm từ đó có nghĩa rằng bạn đang tưởng tượng một điều, một vật gì đó chẳng dính dấp, chẳng thuộc về sự thật của các đối tượng bạn nhận thức, cho dù sự thật tương đối hay sự thật tuyệt đối ; điều mà bạn đang tưởng tượng cũng chẳng quan hệ gì tới bản chất đặc trưng của hiện tượng. Điều mà bạn thấy chỉ là sự vọng tưởng của bạn thôi.

Trên cơ sở của vọng tưởng này, bạn phát triển các ý niệm chấp thực hư dối, tâm ôm giữ cái “tôi” và các ý niệm nhị nguyên. Đó là cách nó khởi sự. Bạn dựng lên một vọng tưởng không có thực của đối tượng trong trí tưởng tượng của bạn, rồi các ý niệm chấp thực cụ thể của bạn trở nên chắc chắn và bạn quyết định rằng : “Vâng. Cái này tốt, việc kia xấu.” Bạn giữ gìn một cách mãnh liệt những gì bạn gọi là tốt và tiếp tục phát triển thêm nữa. Bạn phát triển nó với cường độ mạnh. Nó có một quá trình diễn tiến lâu dài. Bạn dựng lên cái này, bạn tạo ra cái kia, bạn đưa ra quyết định về các sự việc, và theo cách này bạn tạo nên một chủ nghĩa riêng cho mình, một thế giới riêng, một núi Meru riêng. Rồi thì, người ta sẽ gặp khó khăn khi bảo cho bạn biết là bạn sai, bạn lầm lẫn. Bạn đã triển khai quá chắc chắn một vọng tưởng điên đảo. Ngay từ đầu tất cả những vọng tưởng này chỉ là kinh nghiệm riêng của bạn nhưng rồi đối với bạn, các vọng tưởng đó là thực tại. Theo quan điểm Phật giáo, tất cả chúng sanh hữu tình bị mắc bẫy bởi các quan niệm nhị nguyên, thường hằng và quy ngã của họ, các quan niệm đó đều dựa trên những vọng tưởng được tưởng tượng, không thực tế của chúng sanh. Đó là cái cách mà tất cả chúng sanh bị nhốt trong mạng lưới luân hồi sanh tử.

Trên mức độ thực tại thì tâm mê lầm này cực kỳ cạn cợt, bề ngoài. Nó có thể được pha trộn với một ít sự thật tương đối nhưng đa số các hình tướng là rất ảo tưởng rất ư hư dối. Tất cả các quan niệm mê tín và bị lừa dối đó đều là nhị nguyên – tất cả đều là các chướng ngại cần được tịnh hóa.

Mỗi khi bạn đọc lời cầu nguyện, bạn phải nghĩ – một cách hoàn toàn chính xác nghiêm túc – về hiện trạng của riêng bản thân bạn, về hoàn cảnh đời sống của chính bạn. Với một sự hiểu biết mãnh liệt về kinh nghiệm của riêng mình, như “Tôi thật là bị lừa dối biết bao ! Bằng cách nào tôi đã lừa dối mình một cách nhị nguyên như thế ! Mọi thứ tôi làm trong cuộc đời đều là phiến diện bề ngoài. Dù tôi làm công việc cho mình hay cho bạn bè, người khác, tất cả những sự việc như vậy luôn được làm với sự mê tín, hoàn toàn rời xa sự thật. Tôi luôn luôn tạo lập một vọng tưởng do tưởng tượng ra, rất không đúng với thực tế, tôi luôn phát triển vọng tưởng đó đối với trần cảnh mà tôi nhận thức qua các giác quan. Đây là cách thức mà tôi tự nhốt mình trong chốn sanh tử.” Với sự hiểu biết mạnh mẽ như vậy, bạn hãy đọc mật chú với ba kỹ thuật thiền định tịnh hóa. Bằng cách này sự tịnh hóa của bạn trở nên rất mãnh liệt.

Lý do mà sự tịnh hóa trở nên rất mãnh liệt ở chỗ bạn sẽ chọn riêng ra cái chướng ngại thật sự ngăn không cho bạn khám phá thực tại. Đích thực việc nhận ra điều này là một loại chứng ngộ ; thậm chí việc này cũng rất khó làm. Ngay khi bạn nhận ra kẻ phá rối thực sự, lúc ấy bạn bắt đầu thay đổi. Có một sự chuyển hóa tự nhiên. Rất nhiều lần, sự tịnh hóa của chúng ta hoàn toàn vô nghĩachúng ta không có ý niệm gì về vấn đề của chúng ta thực sự là thế nào. Khi bạn có một sự hiểu biết rõ ràng về vấn đề của bạn thì bạn có thể thực hiện sự thiền định tịnh hóa một cách đúng đắn thỏa đáng, và sự tịnh hóa trở nên rất mạnh. Bạn trở nên phù hợp thực tế hơn, trở nên thành thật hơn. Sự chân thành là một phần quan trọng trong tôn giáo và nó phải xuất phát từ sự hiểu biết về hoàn cảnh cuộc sống của riêng bạn, sự hiểu biết về cách thức mà vòng sanh tử của riêng bạn đã phát triển, cũng như cách thức bạn đạt tới niết bàn. Rồi thì bạn sẽ trở nên nghiêm túc trong tu tập, và sự cảm kích về Phật pháp của bạn lớn lên.

Bằng sự nhận biết các vấn đề chướng ngại của mình, biết cách tu tập tịnh hóa, bạn khẩn cầu những sự gia hộ để phát triển sự buông bỏ tinh sạch. Bạn phải phát triển sự buông bỏ trong sạch cho dù bạn xuất gia hay tại gia, Phật tử hay không phải Phật tử.

Việc từ bỏ thế gianý nghĩa gì ? Hãy lấy ví dụ về Đức Thích Ca Mâu Ni. Ngài rời vương quốc và đi vào rừng sâu. Chúng ta gọi đó là sự buông bỏ. Ngài có mặt trời, cây cối và mặt đất xung quanh Ngài và mặc dầu Ngài bỏ lại sau lưng Ngài vợ con gia đình, nhưng có lẽ Ngài đã có những lạc thú ở trong rừng. Bây giờ, bởi vì người Tây phương thường thiết tha dành trọn cuộc sống cho những thú vui, sung sướng, nên điều quan trọng là cần phải biết sự từ bỏ có nghĩa là gì. Theo quan điểm Phật giáo thì mọi người trên thế gian này cần sự buông bỏ. Nếu không có sự buông bỏ thì sẽ có quá nhiều đau khổ, người ta trở nên điên khùng, “tan nát cõi lòng,” phiền não. Buông bỏ là trở nên hợp lý hơn nhờ vào sự hiểu biết về bản chất đặc trưng của lạc thú và các đối tượng của lạc thú.

Trước khi Đức Phật Thích Ca từ bỏ cuộc sống vương triều, Ngài đi dạo ngoài thành, trông thấy nhiều biểu hiện khác nhau của khổ : tuổi già, tật bệnh, chết chóc. Ngài nhận thức rằng không có lý do gì để bám giữ cái uy tín làm vua hay những vui thú của đời sống vợ chồng. Ngài thích ứng được các hoàn cảnh khác nhau. Ngài biết rằng sống với vương quyền và đời sống gia đình cũng được, nhưng sống một cuộc sống không có những thứ đó cũng được. Ngài biết rằng Ngài có thể sống trong rừng sâu nhưng vẫn sung sướng khỏe mạnh như là sống trong lâu đài. Sự linh hoạt, tùy duyên là mấu chốt : nếu có sự vui thú cũng được nhưng nếu không có sự vui thú cũng được. Bằng cách này bạn trở nên ung dung thoải mái, “tùy ngộ nhi an.”

Chúng ta, những người Tây phương không được ung dung thoải mái. Khi chúng ta thiếu mất sự lạc thú chúng ta không thoải mái tí nào cả. Điều này có nghĩa rằng chúng ta không có sự buông bỏ. Buông bỏ không có nghĩa là bạn phải bỏ ăn kem nhưng nên có nghĩa là nếu bạn có kem, bạn thưởng thức kem theo một cách thức hợp lý và khi bạn không có kem thì bạn vẫn hài lòng, thỏa mãn. Chỉ việc nghĩ rằng “Được rồi, hôm nay tôi sẽ không có kem để ăn, nhưng tôi vẫn bằng lòng.” Như vậy được rồi. Dĩ nhiên tôi chỉ dùng việc ăn kem làm ví dụ nhưng bạn có thể áp dụng điều tôi nói đến mọi quan hệ với những đối tượng sự việc khác, những người khác.

Nếu bạn có cơ may thưởng thức một cái gì đó, thì hãy thưởng thức càng nhiều càng tốt nhưng với một cách thức hợp lý – có phẩm cách và một thái độ vượt khỏi phàm tụctinh tế. Hãy thưởng thức thú vui đó như bản thân thú vui đó, chứ đừng nên với hư vọng, mê tínđiên đảo. Khi bạn khám phá cái “nó là như vậy” (as it is) của sự vật thì mọi thứ sẽ mang lạc thú đến cho bạn. Đúng như vậy ! Tôi thực sự tin vào điều đó. Khi bạn chạm được sự thật, bạn sẽ thấy được và đánh giá cao cái đẹp ở khắp mọi nơi và bạn có được lạc thú từ bất kỳ đối tượng nào bạn gặp.

Khi chúng ta bị vọng tưởng ngự trị, chúng ta trở nên quá đặc thù và đặt những giới hạn cho cái đẹp : “Chỉ có cái này đẹp.” Đó là lúc mà các rắc rối xuất hiện. Bạn có một quan niệm hạn hẹp về cái đẹp, một quan niệm hạn hẹp về lạc thú nên bạn sẽ phóng đại cái đẹp của những đối tượng đã mang lạc thú đến cho bạn và bạn thiết lập một bản kiểm kê những “thứ ưa thích.” Bằng cách đó bạn bị mê lầmđau khổ. Bạn không mở ra với bản tánh chân thật của các sự vật, bạn bị đóng kín lại.

Hãy nhìn tất cả những chương trình quảng cáo trên ti vi. Người ta chỉ cho bạn xem những “đối tượng ám ảnh.” Những người làm những quảng cáo này chỉ cho xem một loại của cái đẹp. Họ không bao giờ cho bạn xem những thứ chẳng hạn như nụ hoa. Tại sao không ? Hãy kiểm tra điều đó. Đó là tâm lý con người. Các nhà quảng cáo biết cách thức mà tâm thức chúng ta hoạt động.

Cái đẹp có mặt ở khắp moị nơi. Điều quan trọng là bạn chạm được thực tại và đặt được một giá trị hợp lý vào mỗi đối tượng, đánh giá cái đẹp độc nhất cho mỗi đối tượng và đồng thời đánh giá mức độ năng lực, sự thật tương đối, và sự thật tuyệt đối của riêng từng đối tượng. Bạn cần hiểu những khái niệm này để linh động thích ứng với các đối tượng lạc thú.

Từ điều này, bạn có thể thấy được tại sao đạo Phật được coi là một tôn giáo thực tế, hay một triết học, học thuyết hiện thực – hay là bất kể cái gì mà bạn muốn gọi. Ai có thể chối bỏ hay không đồng ý sự kiện rằng điều bất hạnh của bạn, sự mê lầm, sự thất vọng chỉ xuất phát từ tâm bị lừa dối của riêng bạn. Các chướng ngại ở ngay trong bạn ; sự mê tín, điên đảo, các ý niệm, vọng tưởng… đều ở trong bạn. Các yếu tố đó là nguyên nhân của tất cả khổ đau, mê lầm của bạn. Ai có thể không đồng ý ? Đây là điều hết sức khoa học, hết sức đơn giản.

Nhiều người sợ đạo Phật. “Ồ ! Đạo Phật đồng nghĩa với việc phải từ bỏ. Đức Phật từ bỏ vợ, con, và đi vào rừng sâu. Ông ta thiếu trách nhiệm, đó là một gương xấu cho xã hội chúng ta.” Đó là điều hoàn toàn hiểu lầm. Buông bỏ không có nghĩa là quẳng ném một cái gì đó. Chẳng hạn, thân của bạn lúc nào cũng ở với bạn. Theo quan điểm luận A tỳ đàm ngay cả thân của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cũng có tính luân hồi sanh tử.

Hãy lấy ví dụ ngài Milarepa. Ngài buông bỏ mọi thứ, kể cả vị thầy của ngài, và đi vào trong núi. Chúng ta nói rằng ngài từ bỏ được luân hồi sanh tử, nhưng ngài vẫn mang tấm thân ngài đi theo. Thân của ngài cũng có tính luân hồi sanh tử, phải không ? Cây tầm ma mà ngài ăn để nuôi thân cũng là một hiện tượng luân hồi sanh tử. Nhưng ngài rất ung dung thoải mái, ngài chẳng có một chướng ngại nào cả. Trong khi đó, tất cả chúng ta bị trói buộc vào sự bám chặt các thú vui dục lạc. Điều quan trọng nhất là, chúng ta hiểu cho được bản chất của các lạc thú giác quan trên cả hai mặt chủ thể và khách thể. Hãy hợp lý.

Ngay cả trong giới luật Theravada có giải thích rằng một tăng hay ni được coi đã phạm giới nguyện là tùy thuộc chủ yếu vào tâm của họ, chứ không tùy thuộc vào hành vi hay đối tượng. Mỗi giới nguyện có một số điều kiện quy định thế nào là phạm giới : động cơ, đối tượng, hành động, và sự hoàn tất. Đương nhiên tất cả các phần đoạn của một hành động phải xuất hiện để cho hành động đó được hoàn tất. Việc chính là động cơ, tức là bạn đang bám dính bao nhiêu.

Một sự buông bỏ đúng đắn đòi hỏi bạn phải hiểu được bản tánh thực tại. Không có sự hiểu biết về sự thật, thì không có cách nào để cho bạn phát triển được sự buông bỏ và một khi bạn hiểu được sự thật thì sự buông bỏ đến ngay. Một sự thúc đẩy không thôi sẽ không có tác dụng. Sự buông bỏ đồng nghĩa với sự khám phá một thực tại mới, tận gốc, rốt ráo.

Lý luận của toàn bộ vấn đề này nằm ở trong lam-rim : Không có lý do gì để khao khát các thú vui dục lạc bởi vì chúng quá nhỏ nhoi, quá tạm bợ, quá vô thường ; đích thực bạn đang tự lừa lối mình bởi lòng khao khát ôm giữ các đối tượng mà bạn nhìn lầm chúng là thường hằng. Trong lam-rim, bạn tiếp xúc với thực tạithực tại nói với bạn. Điều đó sẽ giúp giải giới sức ép do tâm bám dính của bạn tạo ra. Tôi chỉ nói lý thuyết thôi ; nhưng nếu trong đời sống hàng ngày, bạn phân tích được cách nào mà óc tưởng tượng của bạn tạo ra vọng tưởng, bằng cách nào mà các vọng tưởng trở nên cụ thể, cứng ngắt, và bằng cách nào mà điều này dẫn dắt đến hành động bị lừa dối, như vậy, bạn sẽ hiểu được diển tiến của luân hồi sanh tử thông qua kinh nghiệm của riêng bạn.

Có thể bạn sẽ nhầm lẫn vì quá trình tu tập Varjasttva. Một mặt, chúng ta đang khẩn cầu Vajrasattva để được thấu hiểu về sự buông bỏ và mặt khác, chúng ta đang dâng cúng ngài các đối tượng phúc lạc của các căn.

Nếu bạn hỏi người ta về những gì mà họ đặc biệt quan tâm thì mỗi người sẽ nói những thứ khác nhau. Vài người thích âm nhạc, nghệ thuật, hay thiên văn học. Như vậy không đúng. Theo quan điểm của tôi thì mỗi người phải thích đủ thứ. Ai cũng đánh giá cao các hình tướng, màu sắc, vị, mùi, âm thanh ; bất kỳ đối tượng giác quan nào cũng có khả năng mang đến lạc thú.

Do đó, điều tốt đẹp là bạn dâng cúng tất cả các đối tượng của năm giác quan đến cho Ngài Vajrasattva, hãy sử dụng óc tưởng tượng của bạn càng nhiều càng tốt. Mỗi đối tượng có cái đẹp riêng của nó, cái đẹp là một hiện tượng vũ trụ phổ quát. Khi bạn thực hiện sự cúng dường được nhiều, đẹp đến mức tối đa thì bạn sẽ đánh thức được toàn bộ tâm thức của riêng bạn để thưởng thức lạc thú. Chúng ta bị hạn hẹp rất nhiều. Tâm chúng ta không thể ôm ấp bao trùm được toàn diện lạc thú. Tôi tin rằng, bản thân từng người đều có tiềm năng để kinh nghiệm được niềm lạc thú trọn vẹn, hạnh phúc trọn vẹn, nhưng chỉ là tiềm năng – nên chúng ta phải đánh thức nó.

Tại sao một số người chỉ thích một số đối tượng nhất định và không thích những cái khác ? Bạn có khả năng hưởng thụ tất cả. Đơn giản là bạn phải khám phá cái lạc thú và sự thỏa mãn toàn thể vốn sẵn có ở trong bạn. Bạn đừng than van : “Tôi có rất ít niềm vui như vậy đấy. Mọi người quanh tôi đều khốn khổ. Tôi cũng đang bất hạnh nữa.” Điều đó thật buồn cười. Hãy nhìn khắp nơi. Có rất nhiều điều kiện tình huống khác biệt, nhiều đất nước và nhiều người nghèo khổ. Nhưng mỗi người đều tìm thấy được một cái đẹp nào đấy, mục đích nào đấy trong cuộc sống. Hãy soát xét lại xem ! Đây là thể nghiệm của con người, một sự kiện khoa học, chứ không phải chỉ là giáo điều của tôn giáo. Theo quan điểm của tôi, cho dù bạn tuyệt vọng, bị rối trí, bất kể bạn đang ở đâu, bạn cũng luôn có được các đối tượng vui thú cùng với bạn.

Kim Cương thừa đề cập đến cái đẹp tuyệt đối, nhưng cho đến bây giờ tôi chỉ thảo luận về cái đẹp tương đối. Cái đẹp tuyệt đối là tánh Không, và Kim Cương thừa đồng hóa nó như phái nữ. Đây chỉ là một diễn đạttính tâm lý. Điều bạn phải hiểu là : cái đẹp không giới hạn.

Hãy cố gắng khám phá cái đẹp tương đối. Chúng ta chưa làm được điều này. Với tâm cục bộ, chúng ta quyết định rằng một con người, một sinh vật nhỏ bé, là đẹp nhất so với các sinh vật khác. Điều đó thật là hạn hẹp. Hãy cố gắng khám phá tổng thể của cái đẹp tuyệt đối và tương đối. Rồi thì, sự buông bỏ thật sự sẽ đến. Toàn bộ vấn đề này rõ ràng không ? Sự buông bỏ và sự cúng dường tất cả đối tượng giác quan được chuyển hóa thành hỷ lạc, hai sự việc này (buông bỏ và dâng cúng) cùng song hành với nhau. Đó là điều nhắn nhủ của tôi.

Đôi khi sự buông bỏ có nghĩa rằng – trong nghĩa đen – bạn phải từ bỏ một số sự việc nào đó. Nếu bạn sống trong thành phố lớn và bị gò bó trong một tình huống hết sức hỗn loạn và như vậy khó mà tìm ra được một khoảng trống. Trong trường hợp đó, tốt hơn hãy rời bỏ hoàn cảnh đó trong một thời gian cho đến khi tâm mê lầm của bạn đã có cơ may tự làm sạch chính nó. Điều đó rất quan trọng bởi vì hoàn cảnh ở đây tự nó đang tạo ra những sự việc gây khó khăn cho bạn. Bạn rời bỏ nơi này không phải bởi vì đã thực sự buông bỏ, nhưng bởi vì bạn bị quá tải, bị áp đảo và không có lấy được khoảng trống để giải quyết sự rối rắm lộn xộn. Khi bạn rời bỏ một hoàn cảnh như vậy trong một thời gian, bạn có thể xem xét nó một cách khách quan và quan sát biết được rõ hơn cái gì cần làm. Nếu bạn vẫn ở lại (không rời bỏ) thì ngày qua ngày sự mê lầm tăng lên cho đến khi nó hoàn toàn làm bạn chết ngạt. Không có cách nào để trí huệ có thể phát triển trong khi bạn bị con quỷ của các khởi niệm nhị nguyên bóp nghẹt bạn. Bởi thế, điều quan trọng là phải đi khỏi nơi đó một thời gian, nhưng hãy thiện xảo khi bạn thực hiện việc đó.

Sự buông bỏ thật sự phải xuất phát từ sự hiểu biết ; chỉ đơn giản bỏ đi không phải là sự buông bỏ chân thật. Nhiều người đã thực hiện rồi ; khi có việc rắc rối chướng ngại xảy ra thì họ đi một nơi khác. Đó là cách thức của chúng ta. Ngay cả một ngày nghỉ cũng có chứa ý tưởng hãy bỏ qua một bên các phiền phức thường ngày. Bạn hiểu rõ như vậy nhưng đó không phải sự buông bỏ thực sự. Ngược lại nhiều Thiền giả đạo Phật đã thực hiện cũng những việc như vậy, họ đi đến những nơi vắng người để tránh khỏi những hoàn cảnh của luân hồi sanh tử. Việc này tùy thuộc vào cách thức mà bạn thu xếp cuộc sống, làm thế nào để bạn thích nghi được với hoàn cảnh bình thường.

Hãy nhớ câu chuyện của Lama Je Tsong Khapa. Ngài nghiên cứuthuyết giảng nhiều năm, và Ngài có hàng ngàn đệ tử. Vào một ngày Ngài chọn ra tám vị đệ tử Bồ tát và đưa họ đến một nơi ẩn cư trong núi ở đó họ sống biệt lập trong một thời gian lâu. Làm như vậy không phải vì Ngài phải lo âu về sự luân hồi sanh diệt – Ngài đã buông bỏ rồi – nhưng qua hành động Ngài dạy chúng ta một điều : Nếu bạn muốn vượt khỏi mức độ tâm thức hiện tại để tới một mức cao hơn thì bạn phải cần một thời gian dài trong tĩnh lặng an lạc để thực hành sự tỉnh giác sâu xa.

Đó là lý do tại sao tôi luôn khuyến cáo mỗi năm các đệ tử nên bỏ ra ít nhất mười ngày vào ẩn tu nhập thất, buông bỏ tất cả mối quan hệ với thế gian để dành ra một khoảng thời gian thiền định mãnh liệt. Việc cắt đứt hoàn toàn trong mười ngày không phải là quá nhiều, nhưng ít nhất nó cũng mang đến cho bạn mùi vị của sự buông bỏ. Nếu bạn không kinh nghiệm được sự an tĩnh ít nhất ở vào mức độ buông bỏ này thì bạn không có được sự thật của buông bỏ và bạn không tin tưởng vào lợi lạc của nó. Buông bỏ sẽ đích thực là một điều gì hoàn toàn khác những gì bạn từng nghe nói tới.

Kinh nghiệm là điều quan trọng nhất. Đó là cách thức bạn tìm thấy được các giải pháp giải quyết các vấn đề của bạn. Các vấn đề của chúng ta – như đã lưu ý trong đoạn này – được bén rễ rất sâu trong tiềm thức của chúng ta đến nỗi chúng ta phải mất năng lực lớn lao mới nhổ tận gốc các vấn đề chướng ngại đó. Chắc chắn đây không phải là một công việc ngắn hạn.

Đoạn bốn

Ở đây chúng ta khẩn cầu sự cảm ứng để phát triển Bồ đề tâm trong sạch không có tí tì vết. “Bodhi” có nghĩa là toàn bộ, khắp hết cả. “Citta” có nghĩa là lòng. “Lòng bao trùm khắp nơi” ám chỉ rằng hiện nay lòng chúng ta chật hẹp, không phát triển đầy đủ. Điều mà chúng ta phải thay đổi chính là tình cảm của chúng tachúng ta thấy quyến luyến thương yêu bản thân mình hơn những người khác. Chúng ta phải tránh thứ tình cảm này để mở lòng mình một cách hoàn toàn.

Tại sao chúng ta buồn chán, cô đơn, lười biếng ? Bởi vì chúng ta không có mong muốn mở rộng toàn bộ lòng chúng ta đối với những người khác. Nếu bạn có nguyện vọng mãnh liệt mở rộng lòng bạn đối với những người khác bạn sẽ loại bỏ lười biếng, sự ích kỷ, và nỗi cô đơn. Thực ra lý do mà bạn thấy cô đơn là vì bạn đang không làm cái gì cả. Nếu bạn rất bận rộn bạn không có thời giờ để thấy cô đơn. Sự cô đơn chỉ có thể vào được một tâm không ưa hoạt động. Nếu tâm bạn thẫn thờ và thân thể không năng động thì bạn thấy cô đơn. Về cơ bản, sự thể này đến từ thái độ ích kỷ, chỉ quan tâm đến bạn mà thôi. Đó là nguyên nhân của sự cô đơn lười biếng và một trái tim khép kín.

Không có cách nào có được sự thỏa mãn tồn tại mãi mãi trừ phi bạn thay đổi thái độ, từ một thái độ chỉ biết thương xót ôm giữ bản thân mình, đến một thái độ ở đó bạn mở rộng lòng bạn và hồi hướng mình cho những người khác. Nếu bạn có thể làm được điều này, bạn được bảo đảm luôn có sự hài lòng và bạn sẽ không bao giờ lười biếng.

Tâm ích kỷ, thật khó tin là còn tệ hơn một con dao trong tim bạn. Sự ích kỷ sẽ giết bạn, phá hoại cuộc đời bạn. Tất cả rắc rối chính trị trên thế giới ngày nay xuất phát từ thái độ ích kỷ. Không cần biết cái gì là đối tượng của tâm ích kỷ của bạn – uy tín của bạn, quốc gia của bạn, nguồn tài nguyên của quả đất, tiền bạc – thái độ ích kỷnguyên nhân chủ yếu tạo ra các rắc rối. Chúng ta sát hại lẫn nhau bởi ý tưởng chỉ biết thương yêu chính bản thân mình, ôm ấp quý trọng mình và không lo lắng gì cho sự an sinh của những người khác. Tất cả những mối quan hệ xấu – giữa chồng với vợ, thầy với đệ tử – đến từ thái độ ích kỷ. Khi bạn nghĩ về việc đó, bạn có thể thấy rằng mọi trở ngại trên quả đất này đều xuất phát từ thái độ chỉ quan tâm riêng cho mình thay vì cho những người khác.

Sự ích kỷđau khổ, thật sự đau khổ. Nếu bạn muốn giải phóng sự đau khổ trong lòng bạn, bạn hãy mở rộng lòng bằng cách phát triển sự quan tâm toàn thể đối với những người khác, mang vào tim mình tất cả chúng hữu tình càng nhiều càng tốt. Đó là thuốc giải độc đối với thái độ ích kỷ, sự ích kỷ này chính là nỗi đau trong lòng bạn. Tôi thực sự tin rằng đây là phương pháp đưa tới giải thoát.

Chúng ta luôn lo nghĩ rằng chúng ta sẽ không được giải thoát. Chúng ta không muốn bất hạnh hay bị xáo trộn mãnh liệt ; chúng ta muốn những mối quan hệ tốt ; chúng ta lo lắng về sự an sinh của riêng mình. Chúng ta luôn luôn nói về những điều đó. Phương pháptính cách thực tiễn nhất để giải phóng mình khỏi nỗi đau, phiền não – là hãy hồi hướng bản thân mình cho những người khác càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ tự động loại bỏ được sự suy nghĩ vị kỷ và nỗi đau vì ích kỷ. Nếu bạn không thể thiết tha phục vụ những người khác, thì ngay cả việc coi người khác quan trọng như mình cũng đủ làm dừng lại nỗi đau trong lòng bạn. Hãy nghĩ rằng : “Tôi muốn được hạnh phúc càng nhiều càng tốt. Tôi không muốn có sự bất hạnh dù rất nhỏ. Những người khác cũng như thế. Nên trong việc này tất cả chúng ta đều giống nhau bất chấp giống nòi nào, màu da nào, hay bất cứ thứ gì khác. Do đó, tôi không cần phải tự làm khổ mình bằng sự phân biệt đối xử.

Việc cố gắng phát triển thái độ này sẽ dễ dàng hơn là việc cố gắng phát triển sự thiền định liên tục không gián đoạn. Thật rất dễ, rất hiệu quả khi muốn hiểu biết việc này bằng lý trí và bạn đã có sẵn “thái-độ-tận-tụy-hiến-dâng” trong người bạn ở một mức độ nhất định. Bạn chỉ cần phải phát triển nó lên. Những người tu thiền định có thể trở nên quá nhạy cảm, rất dễ hay giận dữ. Họ không muốn có bất kỳ sự xao lãng nào và có thể trở nên hoàn toàn ích kỷ. Có ai đó gây ra một tiếng động, thì người tu thiền bực mình ngay, nói : “Anh đã làm gián đoạn thiền định của tôi.” Còn ở đây là một sự thực hành mà bạn có thể hiểu được một cách triết lý, tâm lý, khoa học và có thể lại rất dễ dàng cho bạn khi bạn nghĩ rằng : “Những người khác là quý báu nhất ; tôi sẽ dễ dàng hiến mình cho lợi lạc của họ.” Giây phút mà bạn hành động hiến dâng bạn cho tha nhân, bạn sẽ có một khoảng trống – một khoảng trống để không nổi cơn giận khi có ai đó thóa mạ bạn.

Tôi cho rằng đa số con người nhất định có sẵn một tâm tốt và một sự hiến dâng nào đó cho người khác, nhưng đa số họ không phải là người tu thiền. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy rằng thái độ vì người khác rất ư đơn giản, rất hợp lô gích. Nó mang đến cho bạn một kiểu thỏa mãn hoàn toàn khác với kiểu thỏa mãn mà bạn thường ngày kinh nghiệm được, và nó loại bỏ tất cả những khởi niệm tiêu cực bất thiện. Nếu bạn có thể nuôi dưỡng nó, bạn có khả năng nói rằng thái độ hiến dâng vì người khác của bạn là sự thiền định của bạn, là cuộc sống của bạn ; sự tu tập cho giác ngộ của bạn chính là để loại bỏ thái độ ích kỷ của bạn và hiến dâng mình cho tha nhân. Nếu có ai nói điều này tôi nghĩ điều đó rất tuyệt vời. Thật là rất thực tế, rất thực dụng nếu bạn có thể hướng đời mình cho lợi lạc của tha nhân. Bạn có thể không nổi tiếng, nhưng chỉ việc thực hành điều đó theo cách của riêng bạn như vậy cũng đủ.

Cha mẹ tôi trước đây đã từng mâu thuẫn với nhau về cách thức giúp đỡ người khác. Mẹ tôi là một con người rất thực tế. Bất cứ khi nào có cơ hội giúp đỡ ai thì bà liền thực hiện ngay. Cha tôi đã bảo với mẹ rằng như vậy không đúng ; rằng bà phải chọn lựa người mà mình giúp. Mẹ tôi nói với ba tôi lô gích của bà như sau : “Giả sử ông đang đi đến một nơi nào xa và không có thức ăn, chỗ nghĩ trọ. Ông yêu cầu ai đó giúp ông, nhưng họ bảo với ông rằng chưa phải là đối tượng đáng được giúp đỡ. Ông cảm thấy thế nào ? Không cần biết người nào đến với mình tôi nghĩ mình phải nên giúp đỡ họ.” Trong một chừng mực nào đó cả hai người đều đúng, nhưng mẹ tôi khá thực tế hơn.

Tôi không cần đi vào chi tiết về cách thức thiền định Bồ đề tâm vì nó có đầy đủ trong các bài giảng lam-rim. Bạn hãy nhớ rằng chính cái nghiệp tham ái đã coi bản thân mình quý trọng yêu mến hơn tất cả, cái sự tham ái đó là nguyên nhân của mọi đau khổ bất hạnh. Tất cả những khó khăn vấn đề trên thế giớitranh giành quyền lực, theo đuổi giàu có, đói khát, đánh nhau – tất cả đều đến từ sự thương mến bản thân mình hơn tất cả. Đây là vấn đề, đã từng là vấn đề và còn tiếp tụcvấn đề. Do đó, bạn hãy hiến dâng mình cho tha nhân càng nhiều càng tốt. Đây là cách duy nhất để bạn được hạnh phúc – tôi cho rằng tôi có thể khẳng định như vậy – và không có gì khác thực sự làm bạn thỏa mãn được. Bạn không nhất thiết giàu có mới hiến dâng cho người khác. Ngay cả khi bạn không có gì cả, bạn cũng vẫn hiến dâng đời mình theo cách thức này.

Cho nên tôi hy vọng bạn đã thông suốt hoàn toàn về việc này. Đoạn này đề cập đến cánh cửa đưa tới mọi khổ đau, mê lầm, đó là sự tự thương yêu bản thân mình. Nó cũng đưa tới chỗ con quỷ của quan niệm nhị nguyên, tức là vua của sự độc ác, đó là cái tâm nó đặt bạn vào vị trí thứ nhất, còn những người khác là ở thứ hai. Chúng ta dâng các đối tượng của giác quan phúc lạc siêu việt lên ngài Guru Vajrasattva, khẩn cầu tịnh hóa các khởi niệm và các hình tướng nhị nguyên của chúng ta, và khẩn cầu ngài gia hộ cho chúng ta phát sanh Bồ đề tâm hết sức trong sạch, đó là cốt lõi, tinh chất của Bồ tát đạo. Tất cả chúng ta đang nỗ lực hết mình để tiến theo con đường này, nhưng không phải dễ dàng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn là một Bồ tát, hãy soi xét xem một Bồ tát thực sự là gì.

Đoạn năm

Đoạn này đề cập đến tánh Không, cái ấn vĩ đại của tánh Không (mahamudra : Đại Ấn). Theo lịch sử, cái ấn đã được dùng như cái dấu hiệu chính thức chấp thuận ; mỗi ấn giữ một loại sự thật. “Ấn của sự trống rỗng” có thể phần nào nghe rất lạ tai đối với bạn : “Cái ấn trống rỗng ; trống rỗng có nghĩa là không gì cả. Làm sao có việc đó được ? Tại sao gọi nó là một ấn ?” Theo quan điểm Phật giáo, thể bất nhịtối thượng. Nó chứa đựng cái gì ? Nó ôm lấy từng mỗi hiện tượng hiện hữu, không có một ngoại lệ nào ; tính bất nhị bao trùm toàn bộ sự hiện hữu, cả hai phương diện tương đốituyệt đối.

Tất cả chúng ta trông khác nhau : ông, cô ấy, bạn tôi, cái này, cái kia. Người nào mà hiểu thấu tính bất nhị sẽ thấy được sự thống nhất nằm ngay dưới những hiển lộ khác nhau, những hình tướng riêng biệt. Khi chúng ta nhìn ngắm lẫn nhau, dường như tất cả chúng ta rất ư có thật, riêng biệt, không liên quan với nhau. Người nào chứng ngộ được tánh Không sẽ thấy chúng ta một cách cá biệt nhưng cũng là một tổng thể, như thể chúng ta là những giọt nước li ti trong đám mây có hơi nước. Đó là cái ấn. Nó nắm giữ – chứa đựng – tổng thể của bản tánh tuyệt đối, đích thị như nó là. Chúng ta dâng kinh nghiệm hỷ lạc của những đối tượng của năm giác quan lên Ngài Guru Vajrasattva với lời khẩn cầu mong có được sự hiểu biết về đại ấn nẩy nở trong chúng ta.

Tất cả hiện tượng chỉ hiện hữu như là những hình ảnh của sự suy đoán của trí óc. Bạn tạo ra sự biểu lộ và rồi bạn xúc tiến việc gắn nhãn hiệu cho hình tướng biểu lộ đó, tức là đặt ra ngôn ngữ cho thực tại đó. Tok-paš-par-zhak có nghĩa là được sản xuất hay được phóng chiếu bằng sự mê tín dị đoan. Và tất cả những sự vật, sự việc này hiện hữu thuần chỉ bởi sự gán tên. Không hề có chút xíu dấu vết sự tự hiện hữu trong bất kỳ hiện tượng nào. Bất cứ cái gì mà bạn coi là đẹp, xấu, tuyệt vời, ngon miệng, thơm tho, hay gì gì đấy, đơn giản đó chỉ là cái phóng chiếu của tâm mê tín của bạn.

Chính bởi vì như vậy mà quảng cáo mới có tác dụng. Các sản phẩm được trình bày rất đẹp, rất thành công, nhất định làm cho chúng ta vui sướngvân vân ; quảng cáo làm cho chúng ta tin tưởng rằng một sản phẩm đặc biệtgiá trị. Do kết quả đó, chúng ta bám giữ cái ta coi như là một đối tượng tự hiện hữu, độc lập. Ban đầu nó chẳng là gì nhưng rồi các nhà quảng cáo hình dung, tưởng tượng ra, tưởng nó thành một cái gì là lạ đặc biệt, và cuối cùng họ quyết định bày ra cho mọi người xem. Dĩ nhiên, đối tượng đó nhất địnhchức năng riêng của nó ở trên hai mặt tương đốituyệt đối nhưng chúng ta ôm giữ nó như thể nó tự hiện hữu. Chúng ta không nhận thức được tiến trình của các phóng chiếu mê tín.

Không phải dễ gì hiểu được tiến trình này. Bạn cần suy nghĩ sâu về diễn tiến của phóng chiếu đó và nhờ vào sự sáng suốt do sự soi rọi đó mang lại, bạn hãy quán chiếu rà xét cuộc sống hàng ngày của bạn sao cho bạn có thể thâu lượm một số kinh nghiệm về cái cách mà tiến trình phóng chiếu xảy ra, tiến triển. Chỉ có đọc hay nghe nói không thôi thì không thể hiểu được. Bạn phải soi rọi sự kiện mà tất cả hiện tượng hiện hữu, như các sự vật mà bạn cho là có ích lợi hay rất vui thú, các sự vật đó không có lấy một giá trị nội tại nào cho đến khi bạn cho nó một cái tên. Sự mê tín gán một cái nhãn hiệu thuộc tâm thức vào đó và ngay đó giá trị của sự vật đó xuất hiện. Nhưng trước đó, các sự vật không có lấy một sự thật đối với bạn. Đó là lý do tại sao các nhà quảng cáo phải làm việc cật lực mới làm cho các sản phẩm trở thành thật – có sức mua – đối với bạn. Dù gì họ cũng tử tế. Nhưng bổn phận của bạn là phải nhận ra được rằng bất cứ cái gì mà họ bày ra trước mắt bạn đều là sự phóng chiếu nhị nguyên của tâm mê tín ; bạn cũng nhận ra rằng cố gắng đạt được sự vui sướng tuyệt đối nhờ vào các đối tượng như vậy thì thật là chuyện viễn vông mơ mộng. Loại hiểu biết này rất có hữu ích trong việc giải thoát cái áp lực của tâm ái-ngã, bám víu, ý niệm hóa của bạn.

Tóm lại, toàn bộ sự hiện hữu hoàn toàn được gắn nhãn hiệu, giá trị của nó là do sự mê tín mang lại. Cái ảo tưởng nhị nguyên, ô nhiễm, bốc mùi hôi thối (dri-ma ngan-pai) này cần được tịnh hóa.

Mỗi đoạn trong phép thực hành này hàm chứa một chủ đề khác biệt. Bạn cần phải suy nghĩ sâu sắc toàn diện về mỗi chủ đề đó để biết rõ ràng cái gì bạn cần dẹp bỏ và cái gì bạn cần hoàn tất. Từ sự hiểu biết rõ ràng này bạn sẽ phát triển được một động cơ mạnh để tịnh hóa các lỗi lầm được nêu trong đoạn. Rồi bạn trì chú Vajrasattva với ba kỹ thuật thiền định khác nhau. Nếu bạn có thể thực hành như cách này thì sự tịnh hóa của bạn sẽ có cơ sở lý luận và do đó sự tịnh hóa đó rất trung thực và có sức mạnh rất lớn lao.

Giờ đây, thay vì tôi nói nhiều hơn nữa, chúng ta hãy thực hiện một thiền định ngắn. Hãy nghĩ như sau : Cách đây hai, ba trăm năm không hề xuất hiện bất kỳ đối tượng nào, sự vật nào được người ta gắn nhãn hiệu thuộc tâm thức vào nó như chúng ta thấy ở các siêu thị ngày nay. Rồi thì, người ta bắt đầu vận dụng trí óc, tri thức hóa, và các sự tưởng tượng mê tín nẩy nở. Rồi thì, người ta sản xuất Coca côla và tất cả những thứ có mặt trong siêu thị và chúng ta đã quen với chúng. Tất cả những thứ nầy đều do tâm mê tín sản xuất và gắn nhãn hiệu. Nhưng về bản thân các đối tượng, chúng nó không hề có một dấu vết nhị nguyên hay tự-hiện hữu. Sự biểu hiện có tính nhị nguyên sẽ còn bao lâu mà chúng ta muốn nhìn chúng với tâm nhị nguyên. Khi chúng ta nhìn thấy được cái tổng thể thì những biểu hiện nhị nguyên đó sẽ biến mất. Các bạn và tôi là một tổng thể bất nhị. Hãy thấy được cái tổng thể (cái một) hãy cảm giác cho được cái tổng thể. Cái tổng thể khôngý tưởng tốt hay xấu, xinh đẹp hay khó coi. Giờ đây, các bạn hãy thiền định cái tổng thể với sự tỉnh giác cao độ.

Ở trước, chúng ta đề cập tới “đại ấn tánh Không.” Đạo Phật tin tưởng rằng tất cả con người có khả năng hiểu biết được bản tánh chân thật của chính bản thân chúng ta, rằng việc triển khai sự hiểu biết đó là điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm. Tất cả các chướng ngại, vấn đề, rối loạn, lẫn lộn, bất mãnchúng ta kinh nghiệm được đều là do việc chúng ta đã không phát triển sự hiểu biết này và như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ thoát được cảnh nô lệ cho đến khi nào chúng ta triển khai sự hiểu biết đó. Vấn đề chính yếu của con người là thiếu sự hiểu biết thực tại của chính chúng ta.

Do đó, bất kể bạn đang chọn lựa giáo lý nào, thì tất cả giáo lý của đức Phật đều hướng trực tiếp vào việc giúp đỡ chúng ta chứng nghiệm được cả hai : bản chất có tính quy ước của cuộc sống chúng ta và tổng thể bao trùm hết thảy hay là tánh Không. Cả hai đều là sự quan trọng lớn lao.

Cho nên đoạn thứ năm này đề cập đến lý thuyết có tính khoa học của đạo Phật về thực tại, trước hết mô tả mọi cách thức quy ước – có tính tương đối và tương thuộc (duyên sanh) – trong đó tâm và thân của chúng ta hiện hữu. Ngay khi tâm chúng ta thấy được các sự hiện hữu theo quy ước này, nó liền cố nhận diện thực tại của cái mà nó thấy để hiểu được thực tại của sự hiện hữu của chính mình, sự hiện hữu của những người khác, của vũ trụ, của tất cả các hiện tượng. Và rồi chúng ta kết thúc bằng cách nào ? – Bằng cách đặt tên những đối tượng tri giác đó trong ý định cung cấp cho chúng cái thực tại.

Đó là những gì mà thuật ngữ tok-paš par-zhak diễn đạt, tức là, một cái gì đó đang ở đó – chẳng hạn một quả đào – và điều chúng ta cố gắng làm là nhận diện thực tại của nó. Cho nên chúng ta cho nó cái tên “quả đào” để thể hiện thực tại của nó. Nhưng thực ra, thực tại chân thật của quả đào đích thực là một tập hợp của những phần tử chuyển động không ngừng của nó ; những thành phần chính xác đã tập hợp lại, trái cây đó đã phát triển theo tính hữu cơ, và trong chừng mực nào đó, cái quả ấy đã sẵn sàng để ăn được. Nếu không kể đến sự hỗ tương tùy thuộc bề ngoài này, không kể tới sự chuyển hóa từng sát na của những thành phần đã cấu thành quả đào, thì bạn không thể thêm vào sự hiện hữu của nó một chút đỉnh chiều kích nào hơn được nữa ; làm như vậy chẳng qua là phóng đại mà thôi, hay chẳng qua bạn đánh giá quá đáng chất lượng của nó.

Khi chúng ta hiểu được cách thức phối hợp, hỗ tương tùy thuộc của sự hiện hữu của quả đào, năng lực vô thường của nó, màu sắc và xung động của nó, cũng như mối quan hệ giữa chúng ta và quả đào, chúng ta mới bắt đầu hiểu được thực tại toàn bộ của quả đào đó – hay ít nhất, chúng ta mới có khả năng trong tương lai gần sẽ hiểu được thực tại của nó.

Việc đầu tiên chúng ta phải chứng nghiệm – và việc này rất quan trọng – đó là cách thức mà cái “tôi” quy ước – cái ngã này – hiện hữu, và nó hoạt động như thế nào. Nếu bạn nghiệm xét điều này cho kỹ, bạn sẽ thấy được rằng nó hiện hữu chỉ bởi một lẽ duy nhất là cái tâm của bạn gán ghép một nhãn hiệu tạm bợ vào một tập hợp bộ phận giống như bong bóng nước : “Nó là cái này – cái nọ” sự kết hợp cái tên cùng với cái mớ bong bóng đó tạo nên thực tại quy ước của đối tượng. Ngoài điều này thì không có lấy một thực tại độc lập nào cả : đó hoàn toàn chỉ là quy ước thôi.

Tương tự như vậy, bất cứ khi nào bạn trông thấy một thân thể đẹp đẽ ; bạn hãy nhớ rằng cái thân ấy đơn thuần chỉ là một sự kết hợp có tính duyên khởi của các rung động do tâm đặt tên mà có. Nếu bạn có thể hiểu được sự thật quy ước theo cách này, bạn sẽ loại bỏ được sự phóng đại hay sự giảm bớt theo thói quen của bạn đối với sự thật tương đối. Đó là con đường trung đạo của Phật giáo, con đường trung đạo này là cách loại bỏ sự mê lầm và làm cho bạn trở nên khỏe mạnh. Điều này làm được bằng cách chạm được vào thực tại, hiểu thấu đáo bản chất thật của cách thức hiện hữu của chính bạn. Đây là cánh cửa mở ra sự thỏa mãn. Theo quan điểm Phật giáo, nếu bạn không hiểu được bản chất thật của thực tại quy ước thì dù bạn có bàn tới sự hiểu biết về thực tại tuyệt đối cũng chỉ là chuyện viễn vông mơ mộng cho bạn mà thôi : bạn không có cách nào hiểu được thực tại tuyệt đối.

Đó là lý do tại sao các giáo lý Phật giáo luôn luôn bắt đầu với sự giải thích về vấn đề nan giải của con người : Con người là gì ? Con người sở hữu những phẩm tính gì ? Con người đương đầu các vấn đề gì ? Triết lý, tâm lý học, học thuyết nhà Phật… tất cả đều liên quan với sự thật về con người : Làm sao loại trừ tận gốc rễ tất cả các vấn đề của chúng ta ? Nói cách khác, làm sao chúng ta trở nên giác ngộ, hay, theo như thuật ngữ triết học, làm sao chúng ta nhập làm một với tổng thể của cái “đang là”, như được giảng giải trong giai đoạn hoàn tất của Kim Cương thừa ?

Mới gần đây tôi đã bắt đầu để ý tới mùi vị của các quả đào. Vào một ngày, Age, một đệ tử của tôi đưa tôi đi mua đào, chúng tôi thỏa thuận sẽ chọn mua những quả đào ngon. Cả hai chúng tôi chọn được một số. Đêm qua Age và tôi ăn đào và Age thấy được một quả bị thối rữa ở bên trong. Ông ta nói : “Tôi đã chọn quả này, tôi cho rằng quả này tốt, ngon, tươi, nhưng giờ đây nó đã thối”. Ông ta tự nhận sự việc đó mà không cần tôi nói điều gì cả !

Tôi kể ra câu chuyện này bởi vì đó là một ví dụ rất tốt về những gì chúng ta làm. Chúng ta cầm lên tay một cái gì đó, chạm được vào nó, xem xét kỹ lưỡng và cuối cùng tuyên bố : “Đây là món ăn tốt.” Nhưng khi chúng ta mang về nhà thì nó đã thối rữa. Giờ đây, vấn đề chính là – chúng ta đã gắn nhãn hiệu “quả đào” cho một chất đặc biệt – nhưng thực tại của cái chất đó là ? Có phải quả đào thối rữa là quả đào không ?

Trong một chừng mực nào đấy, chúng ta cứ cho là việc đặt tên quả đào cho một vật tức là chạm tới được thực tại của nó ; nhưng theo quan điểm Phật giáo đây là một việc hết sức phiếm diện, bề ngoài. Tâm nông cạn bề ngoài đó đặt tên một cái gì đó nhãn hiệu “quả đào”, và rồi một quả đào trở nên hiện hữu. Nhưng với sự mê lầm của chúng ta, chúng ta nghe được danh từ quả đào và một quả đào cụ thể đi vào trong nhận thức của chúng ta. Nhưng không có một sự vật gì đích thị là một quả đào cụ thểhiện hữu bẩm sinh, độc lập, thường hằng – như vậy. Xét về phương diện cơ bản, mối quan hệ giữa cái tên quả đào và thực tại của quả đào, đối với chúng ta, chỉ là một sản phẩm của vô minh, được nảy sanh do việc chúng ta không chạm vào được thực tại của quả đào.

Thay vì nghĩ quả đào là quả đào, hãy thử gọi nó là “John !” Hãy cho nó một cái tên của con người. Chúng ta có một ý tưởng cố định về cái tên John. Nếu tôi hỏi bạn tại sao ông ta được gọi là John, ông ta đã phải chắc chắn có những phẩm chất gì để được gọi là John v.v…, thì bạn trả lời cái gì đây ? Câu trả lời của bạn sẽ rất phiếm diện, hời hợt. Thậm chí, câu trả lời của bạn sẽ không nói tới hàm râu của ông ta nữa. Cái tên John đâu có bao gồm hàm râu ông ta ! Cái tên đó có thể chỉ kể tới một phần rất nhỏ thực tại của ông ta, nhưng ngay cả điều đó cũng đáng nghi ngờ.

Điều rất quan trọng mà đạo Phật quan tâm là bạn đừng vội vã phóng vào những kết luận cố định chấp chặt như “Anh là John, tôi biết anh nhất định là vậy.” Và thay vì vậy, bạn hãy xem xét lịch sử – quá trình tiến hóa – của cái phóng chiếu đó, tại sao ông ta được cho cái tên đó. Rồi thì bạn sẽ thấy sự việc “ông ta nhất định là ông John” thật không đúng tí nào cả. Các tên được gán cho những sự vật và những con người theo một cách thức rất giả dối và hầu như chẳng dính dấp gì cả với thực tại của những đối tượng đã được đặt tên. Bạn hãy xem xét lai lịch của những cái hiện hữu theo quy ước và bạn sẽ thấy tại sao đạo Phật nói tok-paš par-zhak có nghĩa là tâm mê tín, phiến diện làm nên một phóng chiếu cố định, đặt tên và quan sát một con người đang sống động. Đó là tất cả những gì mà tâm đảm nhận để buộc chúng ta vận hành. Chúng ta rất yên chí, chắc chắn rằng chúng ta biết chúng ta là gì. (Thế nhưng) làm sao chúng ta có thể chắc chắn khi chúng ta chọn những quả đào bị hư thối nhưng lại tin là những quả đào ấy rất ngon ?

Theo quan điểm Phật giáo, dạng hiện hữu thân người là một dạng đời sống sâu sắc nhất, tinh tế nhất – rất khó hiểu hơn nhiều so với dạng trái cây như quả đào. Rất ư khó khăn để hiểu thấu đáo được chúng ta là ai, chúng ta là gì, và cũng rất khó để hiểu được bản chất chân thật của cách thức hiện hữu của chúng ta trên hai mặt tuyệt đốitương đối. Nhưng việc triển khai sự hiểu biết này là có giá trị nhất, đáng làm nhất.

Chính đức Phật đã nói : “Ta nói với một số đệ tử này rằng sự vật thực sự hiện hữu, nhưng đối với một số đệ tử khác, Ta lại nói rằng sự vật không thực sự hiện hữu. Ta giải thích sự vật bằng những cách khác nhau như vậy là vì tùy theo các tình huống. Có vẻ như thể Ta mâu thuẫn chính mình, nhưng bất cứ cái gì Ta dạy đều chỉ để dẫn dắt các đệ tử cá biệt đó đến chỗ hiểu biết tốt hơn về thực tại. Do đó, không nhất thiết tin vào cái gì đó chỉ bởi vì Ta đã nói như vậy.” Mọi điều đức Phật đã dạy là để giúp chúng ta khám phá hai mức độ sự thật : sự thật tương đốisự thật tuyệt đối của cách thức hiện hữu của chính chúng ta. Tất cả giáo lý của Ngài là nhắm vào mục đích này.

Làm sao chấm dứt được mê lầm ? Trước hết hãy nhận biết rằng, trên thực tế, tâm bị lừa dối là đang bị lừa, rằng các ý niệm của tâm là sai lầm. Việc nhận biết những mê vọng đối với những gì hiện hữu là cách duy nhất để đập bể các ảo tưởng đó. Bởi thế bạn phải giải quyết tâm của bạn, bạn hãy phân tích nó, theo dõi quán sáttoàn diện để loại bỏ sự mê lầm, nhầm lẫn của bạn.

Mới đây tôi có nghe rằng một số nhà khoa học coi bộ óc tương tự như một máy chụp hình. Dĩ nhiên đối với họ, “bộ óc” là những gì mà chúng ta gọi là tâm thức. Nhưng họ đưa tới những kết luận như chúng ta. Họ nói bộ óc chụp hình một rung động nhất định, nhưng thực tại của thực thể hiện hữu đó là một cái gì khác hẳn. Tôi thấy điều đó rất lý thú. Sự mô tả của các nhà khoa học cũng y như của đức Phật : sự hiện hữu quy ước chẳng gì khác hơn là sự tập hợp các năng lực duyên sanh (phụ thuộc tương quan). Không có một cái gì hiện hữu cụ thể thường hằng ở đó, chờ đợi chúng ta. Chúng ta, và đặc biệt là các người Tây phương, luôn cảm thấy rằng một người bạn đường ở ngoài kia tuyệt vời nào đó đang chờ đợi chúng ta. Có lẽ đó là lý do tại sao chúng ta rất khó thấy được thực tại.

Một ví dụ ưa thích khác của tôi là máy gia tốc tuyến tính. Họ chụp hàng triệu bức hình của một hạt thể đang tăng tốc qua cùng một khoảng cách trong những điều kiện được kiểm soát hoàn toàn, họ cố có được những bức hình giống nhau, nhưng mỗi tấm hình hóa ra lại khác với nhau. Tại sao ? Bởi vì họ đã quay phim một hiện tượng tương đối, không thường hằng, phụ thuộc vào các điều kiện. Họ nghĩ rằng họ bị mất dấu vết cho dù họ có chụp được bao nhiêu bức hình đi nữa. Chúng ta quá thô sơ đến nỗi ngay cả một chuyển động quy ước của một quá trình thay đổi mà chúng ta cũng không thể thấy được. Ví dụ này chỉ cho thấy các ý niệm và các nhận thức bằng giác quan của chúng ta thực sự bị lừa dối biết bao.

Theo quan điểm của tôi, sự suy nghĩ về cách thức mà thân thể bạn hiện hữu, cách thức người bạn của bạn hiện hữu, đích thị là một trong những kiểu thiền định tốt nhất. Nó làm cho bạn phát sợ : thay vì gắn bó với người bạn của bạn thì bạn hóa ra sợ ông ta. Thậm chí bạn có thể thấy ông ta dưới hình thức một bộ xương. Đó là cách tốt nhất để loại bỏ sự lo lắng, sự gắn bó ôm giữ và sự tập trung vào cái tôi của bạn.

Đa số người ta hiểu sai nghĩa của sự thiền định. Họ nghĩ rằng thiền định là việc chỉ làm cho bạn tê cứng. Thiền định giúp bạn vượt qua được những sự phân tán của cái tâm bị ô nhiễm, gây ra ảo giác, và nó mang tâm đến gần hơn với thực tại. Tôi cho rằng thiền định phải nên như vậy. Lama Je Tsong Khapa đã nói, có hai cách thiền định : phân tích và tập trung vào một điểm. Có thể ngay bây giờ đây chúng ta đang thiền định. Chúng ta đang vận dụng tri thức, nhưng dù như vậy, thì tâm chúng ta đã vào được một loại vùng tâm linh nào đó.

Giờ đây tốt hơn tôi nên quay trở lại bài kinh. Tất cả những lời cầu nguyện này đều lưu ý đến sự nhị nguyên : phân biệt việc này, phân biệt việc khác. Tâm chúng ta không ngừng đối xử với các hiện tượng quy ước nên chúng ta luôn ở trong mâu thuẫn. Đừng nghĩ rằng khi nói “mâu thuẫn” là tôi ám chỉ đến sự xáo động ghê gớm. Có những mức độ mâu thuẫn, mức mâu thuẫn này lớn hơn mâu thuẫn kia. Khi tâm chúng ta khởi động trên cơ sở các hiện tượng quy ước, thuộc ý thức hay tiềm thức, lúc nào cũng có ít nhất hai sự việc đối nghịch nhau. Tâm ta luôn so sánh sự việc này với sự việc kia. Và như vậy toàn bộ trình tự này là hành vi nhị nguyên. Đối với chúng ta, không có sự vật nào có thể hiện hữu ngoài việc chúng ta đang so sánh hai sự việc với nhau. Bạn sẽ không có được cái gì, những sự vật gì như vậy vì mọi thứ đều nhị nguyên. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ có cái lưỡng cực tốt-xấu là nhị nguyên. Bản thân cái tốt có thể là nhị nguyên : cái mà bạn cho là tốt thường đích thị là một sự tưởng tượng. Tất cả các hiện tượng mà bạn cho là tốt và xấu đều manh động theo tính nhị nguyên bởi vì tất cả chúng nó đều có tính tương đối, và ngay cả những lúc bạn đang kinh nghiệm được lạc thú thì niềm vui đó cũng nhị nguyên bởi vì nó bị hạn chế. Lạc thú của bạn bị hạn chế bởi vì bạn nói năng, cử động, làm lụng trong cái khung, cái khuôn khổ nhị nguyên. Nếu bạn phá tan tành được cái khung nhị nguyên này bạn mới kinh qua được niềm vui vô hạn.

Đoạn sáu

Chủ đề của đoạn này là Kim Cương thừa. Tôi sẽ giả định rằng từ những nghiên cứu trước đây về Kim Cương thừa, bạn đã hiểu được thân thô đại, thân vi tế của bạn là gì, và tâm là gì.

Một trong những vấn đề lớn nhất của con người là : chúng ta có một quan niệm hạn hẹp về mình. Nói cách khác chúng ta tự hạ thấp mình. Chúng ta có một quan niệm thấp về chính mình và một quan niệm thấp về những người khác. “Ông ta đã làm điều này do vậy ông ta là xấu.” “Tôi đã làm điều này do đó tôi xấu.” Đại loại như vậy. Chúng ta thường trực nhìn thấy mình trong một cái nhìn rất tệ hại. Chúng ta phóng chiếu mình theo kiểu tầm thường. Đây là những vấn đềKim Cương thừa có thể giải quyết.

Ta-mašl nang-zhan có nghĩa là cái thường ngày, cái phóng chiếu tầm thường, sự phát sanh các quan niệm tầm thường. Cái cách mà chúng ta khởi ra tâm tầm thường này và những quan niệm rất tầm thường của chúng ta là rất nguy hiểm. Chúng nó làm nổi lên một hình ảnh tự thương tự xót và rất hạn chế. Toàn bộ hình ảnh này sẽ ngăn không cho chúng ta phát triển được tiềm năng của con người, phát sanh được đại biđại trí huệ, trưởng dưỡng được toàn thể trí huệtừ bi. Nếu bạn tự phóng chiếu mình như là một thực thể giới hạn, tự thương xót chính mình thôi, thì bạn trở thành người như vậy bởi vì bạn tin : “Tôi là người này.” Bạn sẽ biểu lộ như thế đấy. Và Kim Cương thừathuốc giải độc cho các ý niệm về cái tôi, chỉ thương xót mình, và tầm thường như vậy.

Để xóa sạch toàn bộ sự việc vô minh này, ngay hiện giờ bạn biểu lộ hình thể nguyên mẫu của vị thánh hóa thần, điều này sẽ cho bạn một hình ảnh chính mình với các phẩm tính thiêng liêng và một bản tánh trong sạch. Sự việc này phản ảnh cách thức hiện hữu chân thật của bạn. Như vậy, bạn sẽ đánh gục toàn bộ hình ảnh mê lầm, vô minh, chỉ thương xót mình mà cái tôi của bạn phóng chiếu ra.

Để thực hiện điều này một cách đúng, thích hợp, bạn cần một nội quán thấu suốt mạnh mẽ và sự tỉnh giác cao độ để tự tin rằng bạn có những phẩm tính toàn thiện của một vị Phật hay một hóa thần. Bạn phải tự nhận biết mình theo cách này. Việc thực hành theo Kim Cương thừa căn cứ trên việc quán tưởng chính mình là một hóa thần và tập trung tâm trên việc quán tưởng đó với sự kiêu hãnh, tự phụ thiêng liêng.

Phương tiện Kim Cương thừa đối với việc loại bỏ tâm thô đại là làm cho hiển lộ ra sự vận hành của tâm vi tế, tiềm thức bằng cách sử dụng các kỹ thuật thiền định như “tum-mo” hay “thiền định cái bình”. Các kỹ thuật này đã được thiết kế để kích thích hoạt động tâm thức nền tảng hiện trú ngụ ở tận sâu trong tiềm thức ; khiến cho nó vận hành ở giai tầng ý thức. Tâm thô đại phải bị loại bỏ bởi vì nó bị lừa dối đến nỗi nó là một chướng ngại chính ngăn không cho bạn chạm tới được thực tại. Đó là lý do tại sao bạn phải thiền định.

Nyi-dzin hung-shurk drak-poši. Tâm thô đại giống như cơn gió lốc vì nó làm loạn động cuộc sống của bạn. Tâm nhị nguyên làm lung lay và quấy rối cuộc đời bạn. Cuộc sống chúng ta bị cướp mất bởi tâm mê tín, nhị nguyên. Cho nên tâm mê tín, nhị nguyên của tôi mang tôi đến California, rồi đẩy tôi đến Châu Âu, tới Châu Á, và vân vân. Nó luôn lôi tôi đi đến nơi này nơi khác, nó lôi kéo tôi giống như một cơn gió lốc. Có lẽ tôi đang nói phóng đại, bạn hãy rà soát lại chính mình xem ! Tâm mê tín rất mãnh liệt : nó làm ra mọi quyết định cho cuộc sống bạn.

Có lẽ tôi có thể đặt việc này theo lối khác. Tôi có thể nói rằng tâm nguyên sơ của bạn ngủ say, tâm nền tảng của bạn đang ngủ, như thể nó đang đóng cửa tiệm, không hoạt động, không đảm đương trách nhiệm cho cuộc sống của bạn. Ai đang nhận trách nhiệm đó ? Chính là tâm “bề mặt” của bạn. Cái thằng hề thiếu nghiêm túc đó, cái tâm “phiếm diện”, “ngoài mặt” của bạn đã xâm chiếm bạn và đang tạo ra mọi quyết định cho cuộc sống bạn. Như vậy là hỏng bét. Nhưng nếu bạn có thể làm cho mình thanh tĩnh và an bình, tịch lặng và trong sáng, thông qua việc tu hành Kim Cương thừa, thì bạn có thể làm cho tâm nguyênvận hành. Khi nó đi vào kinh mạch trung ương của bạn thì bạn tự động tiếp xúc được với thực tại vũ trụ của bạn. Chúng tôi gọi đó là kinh nghiệm ánh sáng trong trẻo, tịnh quang, hay cái thấy được toàn thể.

Tại sao chúng ta cầu xin để có được bốn lễ quán đảnh thực sự ? Việc thọ lễ quán đảnh tác động tới mức độ phát triển riêng của bạn hơn là với một cái gì đó đặc biệt của vị Thầy (guru). Bạn không nên nhận lễ quán đảnh chỉ vì vị Thầy rất đặc biệt – thật ra đó chỉ là một cách lòng vòng khác ; nó phải vì những phẩm tính riêng của bạn. Bởi vì tâm của bạn có khả năng đạt được những trạng thái cao hơn cho nên trong một chừng mực nào đó, trong suốt lễ quán đảnh tâm của bạn có thể bắt gặp hay hội nhập với tâm của vị Thầy và như vậy bạn sẽ kinh nghiệm được hai tâm đó là một. Loại kinh nghiệm này thực ra có thể gọi là việc thọ nhận quán đảnh.

Nếu bạn tình cờ có mặt ở một nơi đang tổ chức buổi lễ quán đảnh, dĩ nhiên bạn nhận được một cái gì đó, nhưng ắt hẳn không phải là điều có thật. Nge-došn có nghĩa “sự việc có thể thực sự được xác định là một quán đảnh.” Đó có phải là cái mà bạn đã thọ nhận ? Bạn đã kinh qua được bản chất chân thật của sự quán đảnh tương đối hay không ? Toàn bộ vấn đề tùy thuộc vào đến mức độ của tâm thức bạn.

Vào thời xa xưa khi những vị Thầy (guru) có đạo hạnh cao ban lễ quán đảnh thì một vài người trong số đệ tử tức thời có đươc một số chứng ngộ ! Những điều đó nghe giống như những chứng ngộ của người Tây phương – giống như cà phê dùng liền. Nhưng, thật vậy, từ lịch sử chúng tôi biết rằng ngay giây phút mà các vị Thầy đạo hạnh cao ban lễ quán đảnh thì người đệ tử chín muồi sẵn sẽ được khai mở tự nhiên như sức hút nam châm, họ như thể bị kích hoạt bởi một hỏa tiễn nguyên tử. Sự quán đảnh sẽ đi thẳng vào lòng của đệ tử và ông ta sẽ được biến đổi hoàn toàn. Việc nhận biết những điều này rất có ích. Thông thường, hãy nói về những gì chúng ta đang làm ở đây. Tôi ngồi ở đây, nói chuyện tầm phào ; các bạn không chạm vào được thực tại trong khi tôi nói chuyện ; và dĩ nhiên ngay khi tôi ra đi, bạn lại quên hết những gì tôi nói. Nếu so sánh với người xưa chúng ta là những người thực hành có phẩm chất rất nghèo nàn. Lẽ ra tôi không nói như vậy về các bạn nhưng chắc chắn với tôi, quả thật như vậy.

Người ta thường hiểugiải thích một cách không đúng sự thật về các kinh nghiệm của những người khác. Tôi xin đưa ra một ví dụ. Chẳng hạn, tôi đã giảng giải một cách thực hành, và rồi lát sau một người học đạo đến gặp tôi, tường thuật rằng ông ta đã có được một kinh nghiệm đặc biệt. Tôi trả lời với ông ta : “Tôi không tin điều ông nói. Ông chỉ là một người học đạo mới gia nhập, ông chưa có được thời gian lâu là hai mươi năm nghiên cứu giáo lý Phật giáo. Làm sao ông có thể tuyên bố là đã có được kinh nghiệm như vậy ?” Dĩ nhiên, tôi có quyền tin rằng kinh nghiệm của ông ta không căn cứ trên thực tại, cũng như tin rằng nếu không có sự nghiên cứu kinh điển thì người ta không thể chạm đến được thực tại, nhưng tôi rất có thể bị nhầm lẫn. Làm sao tôi có thể xác quyết được mức độ tâm thức của một ai đó được ? Chúng ta không bao giờ biết.

Lý do trước hết là : Chúng ta không chỉ có một kiếp sống. Chúng ta mang theo kinh nghiệm của vô số kiếp trước, vào trong kiếp hiện tại này. Do đó làm sao tôi có thể đưa ra một xác quyết về một ai đó như thế này : “Anh đã không học giáo lý trong nhiều năm ; anh không phải một Phật tử, sinh sống trong một đất nước không có tín ngưỡng, anh không thể nào có được kinh nghiệm như vậy.” Tôi không thể biết những gì đang diễn ra trong tâm của người đó. Làm sao tôi phủ nhận kinh nghiệm của ông ta ? Tuy thế, chúng ta luôn luôn cứ phủ nhận kinh nghiệm của người khác, thực tại của những người khác. Như vậy, không đúng ; xin hãy thận trọng. Bạn có thể đánh giá thấp về họ.

Thực ra, tất cả các kinh nghiệm của con người đều tạm bợ, nhất thời, vô thường, không tự hiện hữu. Do đó, những gì bạn nhận được trong lễ quán đảnh tùy thuộc hoàn toàn vào mức độ phát triển của riêng bạn. Tuy nhiên đừng nghĩ rằng : “Ô ! Tôi đã tham dự một trăm lễ quán đảnh – nhưng có lẽ tôi chẳng nhận được gì. Tất cả việc đó đều là lãng phí thời gian.” Điều suy nghĩ đó không đúng. Đương nhiên bạn đã có một số kinh nghiệm nào đấy – nhiều hay ít hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ tâm linh của riêng bạn. Bốn lễ quán đảnh quan trọng có những giai đoạn khác nhau ; có những mức độ sẵn sàng chuẩn bị cho một sự quán đảnh. Không có vấn đề là những điều tốt phải xảy ra, nhưng vấn đề thực chất là : bạn đã nhận được sự quán đảnh thật sự hay chưa ?

Phải nên hợp lý ; hãy chấp nhận những phẩm chất tâm linh và thể xác riêng của bạn : “Tôi lắng lòng chính mình. Gương mặt tôi không ghê tởm đến nỗi tôi không thể chường mặt ra ở siêu thị gần nhà. Tôi chẳng có gì than phiền cả.” Ngay khi bạn chấp nhận chính mình như bạn đang là như vậy, thì bạn bắt đầu có chuyển biến. Bản thân sự việc cảm thấy tốt về chính mình cũng đã là một sự chuyển biến. Trong một cách thức hợp lý, hãy mang những phẩm chất tốt của bạn đến cho tâm và hãy cố gắng phát triển một thái độ tích cực đối với đời sống. Hãy lấy điều đó làm cơ sở cho mình, và bạn sẽ trở nên thành công hơn, tích cực hơn, và thực tế hơn. Điều này sẽ dẫn tới sự tăng trưởng tâm linh. Phương cách này rất hiệu dụng. Nếu bạn có một quan điểm không tốt đối với chính mình, thì đó không phải là một hình ảnh trung thực, và bạn chỉ làm khó khăn cuộc sống của chính mình mà thôi.

Đoạn bảy

Chúng ta có rất nhiều dấu vết bất thiện trên tâm thức của chúng ta. Chúng ta tạo ra các dấu vết đó từ ngày này qua ngày khác, từ tuần, từ tháng. Tại sao ? Bởi vì tâm ta không được kiểm soát. Tâm ta, các thói quen của chúng ta càng không được kiềm chế thì chúng ta càng ảo tưởng hơn và càng trở nên bị lừa dối hơn nữa. Chúng ta càng ảo tưởng thì bóng đen của vô minh trong tâm ta càng lớn lên. Bóng tối vô minh càng lớn thì trí huệ càng kém đi. Rồi thì nỗi sợ hãi và sự căng thẳngxu hướng nổi lên vì mọi thứ đều không thấy rõ. Chúng ta ở trong bóng tối : xung quanh đều đen tối, u ám. Về phương diện tinh thần, chúng ta phóng chiếu tất cả những nghi ngờ, lo lắng, sợ hãi, khó chịu của chúng ta vào trong bóng tối : “Việc này có thể xảy ra ; việc kia có thể xảy ra.” Chúng ta sống trong thế giới tưởng tượng ở đó chỉ có các phản ứng ảo tưởngthực tại, và đây là cách thức chúng ta đi đến địa ngục Kim cương – một ngục tù đen tối của vọng tưởng tự tạo. Thực vậy, đó là tại sao những địa ngục và các cõi giới bất hạnh khác có ra. Không có một nơi nào đau khổ đang chờ đợi bạn, đang ở đó chờ bạn như vùng Alaska – chờ để biến bạn thành kem đá. Nhưng cho dù bạn gọi nó bằng cái gì đi nữa – địa ngục hay các cõi giới đau khổ – thì nó cũng là một cảnh giới mà bạn vào đó bằng cách tạo ra một thế giới điên loạn thần kinh, rồi lại tin là nó có thật. Điều này xem chừng đơn giản nhưng đích xác đó là điều đã xảy ra.

Cho nên khi bạn tới chỗ bóng tối thực sự sâu, rất sâu, hoang tưởng, bị lừa lối, bị loạn thần, thì như vậy bạn sẽ rất khó giữ tâm tĩnh lặng, rất khó rời được, hay vượt khỏi được nơi đó. Bạn có thể phân tích điều này và tự mình thấy đúng như vậy. Chẳng hạn, trên tivi Mỹ có thể thấy được nhiều người chán nản, thất vọng, có thể giải thích được làm sao họ bị thất vọng trong nhiều năm như vậy. Bạn thấy đấy, tôi không cần đi đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu ; cái tivi của tôi nói cho tôi biết chính xác cái gì đang diễn ra trong tâm bạn. Địa ngục, hay bạn gọi nó bằng tên gì đi nữa, nhất địnhtác động lên tâm bạn, lên cái cách mà bạn hiểu và giải thích về thực tại. Bất cứ cái gì mà bạn diễn dịch cho là thực tại, sẽ hiển lộ trước bạn như là thực tại.

Do đó trong đoạn này, chúng ta khẩn cầu cõi tịnh độ vô biên xuất hiện : Dak-pa rap-jam ba- zhik char-war shok ! Về phương diện tâm lý việc này diễn ra như thế nào ? Nếu bạn có được một thái độ hoàn toàn tích cực (thiện) về chính mình và bạn chạm đến được bản tánh thanh tịnh của thực tại nền tảng của bạn, thì cái phóng chiếu tiêu cực (bất thiện) của bạn sẽ biến mất và thế giới được cải thiện. Những gì xung quanh – môi trường của bạn – trở nên tích cực (thiện), đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Cho nên, thay vì phóng chiếu ra một thế giới đầy nguy hiểm xung quanh đầy rẫy những nguồn nguyên liệu độc hại, tia bức xạ, bầu không khí ô nhiễm, bạn phóng chiếu một phong cảnh đẹp không thể ngờ được với cây cỏ, non nước và loài người dịu hiền giúp đỡ tương thân tương ái, điều này sẽ mang lạc thú vĩ đại đến cho bạn. Nếu bạn diễn giải thế giới theo kiểu này, nó thực sự trở nên một cõi tịnh độ cho bạn.

Cho nên tịnh độ hiện thực tùy thuộc rất nhiều vào tâm thức riêng của bạn. Nếu tâm bạn vui sướng, trong sạchrõ ràng, và tiếp cận được với thực tại căn bản thì bản tánh chân thật của quốc độ thanh tịnh đó xuất hiện xung quanh bạn. Khi bạn có được cái thấy thanh tịnh trong cuộc sống này, bạn chắc chắn sẽ có được nó như thế trong kiếp kế tiếp. Đó là phương cáchnghiệp báo tác động. Dĩ nhiên, sự đối ngược lại cũng đúng. Nếu bạn có tâm đau khổ, nghĩ tệ về chính mình và về những người khác, và luôn tỏa ra những rung động tiêu cực bất thiện, thì tác động nghiệp báo của kinh nghiệm này đưa bạn tái sanh vào nơi đau khổ. Kết quả của việc tái sanh không gì khác hơn là tác động nghiệp của kinh nghiệm của riêng bạn.

Dâng lễ cúng dường cho vị sư Kim Cương

Trong đoạn kế tiếp, lễ Tsok được cúng dường cho vị Thầy kim cương. Đồng thời cầu khẩn Ngài lắng nghe và hoan hỷ thưởng thức cam lồ phúc lạc hoàn toàn không nhiễm ô bởi sự mê lầm của các ý niệm nhị nguyêncam lồ này được các anh hùng nam và nữ, các daka và dakini dâng cúng.

Kim Cương thừa khẳng định rằng ở tận cốt lõi của hiện hữu con người có sự hiện diện năng lực nam và nữ hợp nhất, không thể tách rời. Khi thực hành Đạo pháp, chúng ta nhận ra sự hiện hữu đồng thời của những năng lực này. Khi chúng ta trở nên giác ngộ, chúng ta hiển lộ như ngài Vajrasattva tức là sự hợp nhất toàn diện của phái nam và phái nữ. Việc hiểu biết này rất quan trọng.

Trong chúng hội Kim Cương thừa toàn hảo, cả đàn ông và đàn bà đến để cùng dâng lễ cúng dường với nhau. Tsok-kyi Khor-lo có nghĩa là vòng tròn của những lễ cúng dường và những lễ vật. Người ta gọi nó là vòng tròn chính bởi vì ý nghĩa sự hợp nhất hay sự tròn vẹn của các năng lực khi đàn ông và đàn bà cùng dâng lễ cúng dường. Cái tổng thể của kinh nghiệm này rất có lợi lạc cho tâm linh của mỗi người.

Chúng ta thường hay thưởng thức mọi thứ với một tâm phân biệt, nhưng nhờ Kim Cương thừa, chúng ta có khả năng thưởng thức các đối tượng của các giác quan mà không mang tính chất nhị nguyên.

Trong đoạn kế tiếp, vị Thầy trả lời, nói một điều gì đó giống như là : “Ồ ! Đại Trí Huệ phúc lạc, sự tập hợp vĩ đại của năng lực hơi nóng “tum-mo.” Kinh nghiệm vượt lên lời chữ hay ý niệm. Hãy thọ hưởng đại lạc đó mãi mãi.” Tôi không cần nói gì thêm về điều này.

Những lễ vật cúng dường và sự tán thán Ngài Vajrasattva ; sự tán thán có tám chặng, bài hát về Vị Nữ hoàng mùa xuân

Tôi không cần nói gì về những đoạn này nữa. Tôi đã không viết về những đoạn đó. Những phần đó đến từ những cách thực hành khác. Tôi chắc chắn các bạn có thể thấy được những luận đề về chúng ở các chỗ khác.

Dâng cúng lễ Tsok còn lại

Trước đây, chúng ta cúng dường cho các chúng sanh cõi cao hơn. Bây giờ chúng ta cúng dường cho các chúng sanh ở cõi thấp hơn. Trong việc tu hành Đạo Phật, chúng ta cúng dường cho tất cả chúng sanh hữu tình khắp pháp giới. Đây là con đường tu hành tâm thức. Các đối tượng của việc bố thí cúng dường của bạn phải nên không chỉ là các chúng hữu tình ở cõi cao hơn. Bạn phải nên chia xẻ một cái gì đó cho tất cả mọi chúng hữu tình : cho chư Phật và chư Bồ tát, cho các súc sanh và các chúng hữu tình tầm thường khác. Tất cả đều là đối tượng cho sự cúng dường.

Hơn nữa, cho dù chúng tathiện ý nhưng các quan niệm của chúng ta thường rất hạn hẹp đến nỗi chẳng mấy khi chúng ta biết được đích xác sự cúng dường bố thí chân thật là gì. Sự cúng dường bố thí chân thật là cho đi mà không có “cái tôi”, là chân thật tới tận bản tánh cội nguồn của bạn. Hãy nhớ rằng, chúng ta là những phản chiếu của nhau.

Cho nên chúng ta dâng lễ Tsok còn dư lại trong một cái tách sọ người như là hình tướng huyễn của đại lạctánh Không hợp nhất, nhận ra năng lực đó là năm trí huệ thiêng liêng. Chúng ta dâng Tsok còn lại đó cho các chúng sanh trần thế thiện hạnh, những người đã giúp cho sự triển khai tâm linh của chúng ta trong bốn cách thức : hòa bình, hung nộ, phát triển, kiềm chế.

Lời kinh cầu nguyện sau cùng cho thiện sự

Những đoạn này cũng từ những bài luận thuyết khác. Tôi không cần luận bàn gì về những đoạn này.

Kết luận

Giờ đây, các bạn có thể thấy được Kim Cương thừa chú trọng, quan tâm rất nhiều đến sự hợp nhất của năng lực nam và năng lực nữ của riêng bạn đang triển khai bên trong bạn. Các kỹ thuật thiền định trong Kim Cương thừa xác quyết được rằng hai năng lực này nẩy nở bên trong hệ thần kinh của bạn và kích hoạt cho tâm thức của bạn.

Theo quan điểm của Phật giáo Tây Tạng, thì Kim Cương thừa là thừa sau cùng. Đức Phật đã giảng giải nhiều giáo lý khác nhau trên nhiều khía cạnh khác nhau của phương tiệntrí huệ nhưng cái cao nhất là Kim Cương thừa. Thừa này chỉ ra rằng đàn ông và đàn bà là bình đẳng ngang nhau khi đạt đến cái tổng thể ; họ có thể hội nhập những chứng ngộ y hệt nhau ở cùng một thời điểm trong cùng một nơi chốn ; họ có thể thọ lãnh ngang nhau sự thỏa mãn bất tận. Đó là những điều mà Phật giáo Kim Cương thừa giảng giải.

Chúng ta phải nhận ra được rằng cả hai – người đàn ông và đàn bà – phản chiếu ảnh mình trong người khác, lẫn nhau. Chúng tacùng chung trách nhiệm để nhằm đạt được cùng những chứng ngộ, đến cùng một mục đích, khai triển cùng sự tỉnh giác cao độ. Chúng ta có cùng khả năng như nhau để dẫn dắt lẫn nhau : những người đàn bà có khả năng dẫn dắt đàn ông đến mục đích tối thượng ; và những người đàn ông có khả năng dẫn dắt đàn bà đến cùng nơi đó. Đặc biệt là, lý thuyết của Kim Cương thừa chỉ rõ ra rằng nếu không có sự giúp đỡ của đàn bà thì người đàn ông không đạt tới được giác ngộ. Tất cả kinh điển đều nói như vậy.

Mọi người đều biết truyền thống của Geluk là rất nghiêm chỉnh. Truyền thống Geluk xuất phát từ Lama Je Tsong Khapa, Ngài là một vị Tăng. Có một lần Ngài nói rằng trong một kỳ nhập thất thiền định, trước tiên như là có nhiều người đàn bà tầm thường đi vào trong hang động của Ngài, nhưng một lát sau, khi Ngài liên tục thiền định thì những hóa thân thật sự của Vajrayogini đi vào. Điều này ám chỉ rằng bởi vì Ngài đã ban lễ quán đảnh cho những đệ tử chưa được chín muồi, sẵn sàng nên Ngài kinh nghiệm cái quả bất thiện là thấy những người đàn bà tầm thường thay vì các dakini nhưng sau đó trong khi Ngài thiền định một thời gian Ngài đã tịnh hóa được cái thấy đó.

Tất cả những gì mà câu chuyện này chỉ ra là mặc dầu truyền thống của Lama Tsong Khapa hết sức nghiêm ngặt – nhưng khi chúng ta đạt tới một mức độ nhất định nào đó, khi chúng ta buông bỏ, để mặc nó, thì mọi thứ đến với chúng ta đích thị tự nhiên. Tôi cho rằng đó là điều mà Lama Tsong Khapa nói tới. Khi Ngài đã hoàn toàn tịnh hóa được chính mình khỏi những dấu vết bất thiện tiêu cực thì người nữ trí huệ thiêng liêng luôn luôn ở sẵn đó.

Ngài Milarepa và nhiều vị Thánh thiền giả vĩ đại khác cũng có mối liên kết với các người nữ. Chẳng hạn, Ngài Long Thọ đã có mối quan hệ chặt chẽ với Tara (hóa thân đức Quán Thế Âm) như các vị khác cũng vậy. Các sắc thân nữ đó đã dẫn dắt các Ngài tới nhiều chứng ngộ. Tương tự như vậy, tất cả chúng ta cần sự giúp đỡ của các nữ hành giả hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, ở bên trong và bên ngoài. Cho nên chỉ vì những quan niệm sai lầm thô thiển mà nam phái hay nữ phái đánh giá thấp lẫn nhau.

Khi chúng ta đề cập tới tổng thể thì chúng ta không nói tới điều gì có tính nông cạn, bề ngoài như là : đàn bà có thể làm gì, không thể làm cái gì. Chúng ta đang đề cập tới tiềm năng đối với sự phát triển toàn bộ. Và trong tiềm năng này có sự ngang bằng nhau toàn diện giữa đàn ông và đàn bà. Và các daka và dakini của Kim Cương thừa cũng được nhận thức là ngang nhau, các ngài đã đạt tới mức độ tâm thức y như nhau và có được những chứng ngộ y như nhau nhằm để giúp đỡ lẫn nhau.

Kim Cương thừa không chỉ giảng dạy rất chi tiết về những phẩm tính tâm thức bên trong cần phải được chứng ngộ, nhưng cũng giải thích một số đặc tính thể xác thuộc nữ rất quan trọng trong việc tu tập Kim Cương thừa và bằng cách nào mà các cơ quan thuộc nữ này được kích hoạt. Bạn có thể nghiên cứu toàn bộ vấn đề này sau ; nếu tôi đi vào chi tiết chỉ làm cho các bạn nhàm chán.

Điều quan trọng bạn phải hiểu rõ là khi đàn ông đàn bà tụ hợp với nhau cho lễ Tsok, thì sự thể này cao hơn tính cách thể xác. Chúng ta tụ hợp để cho tiến bộ vô tận của tâm thức con người cuối cùng đưa tới sự thỏa mãn toàn diện. Động cơ thúc đẩy đó phải nên được ghi nhớ trong cuộc sống hàng ngày và nếu chúng ta luôn nhớ như vậy thì đàn ông, đàn bà sẽ không ngừng học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.

Nhiều các đại Thánh trong số các “guru” dòng truyền thừa Tây Tạng là đàn bà, và chúng ta quy y với các Ngài. Lần đầu tiên, khi tôi đến Châu Âu nơi có nhiều nhà thờ, tôi đã nhìn xem người ta đang làm gì. Tôi để ý thấy được một sự liên kết mạnh mẽ mà người Tây phương dường như đã có với trinh nữ Mary. Ở các nhà thờ Châu Âu sự sùng bái của họ với Đức Mẹ đồng trinh mạnh mẽ đến nỗi họ dường như cúng dường đèn cầy cho Đức Mẹ nhiều hơn cho chúa Jesus. Tôi đoán rằng khi họ cầu nguyện Đức Mẹ đồng trinh, họ cảm thấy được sự giao tiếp hữu cơ, tâm truyền tâm với Đức Mẹ nhờ vào hình tướng của Bà. Điều này đơn giản là một kinh nghiệm của con người

Sự sùng bái của Phật tử Tây Tạng đối với Tara (hiện thân đức Quán Thế Âm) xuất phát từ một sự thu hút tương tự như vậy. Không chỉ có những hành giả nghiêm túc mà ngay cả những thương gia cũng cảm thấy điều đó. Họ cúng dường lễ lửa Puja cho Tara là để cầu sự thành công trong kinh doanh. Chắc chắn có một điều gì đặc biệt về Tara.

Sự thành công của việc truyền bá đạo Phật vào Tây Tạng đã tùy thuộc phần lớn vào đàn bà. Vua Pháp đầu tiên của Tây Tạng Songtsen Gompo đã chuyển qua đạo Phật nhờ bà vợ người Trung Hoa và bà vợ người Nepal của Ngài, đó là những người mà chúng ta coi như là các hóa thân của Tara. Nhà Vua đã cho rằng nếu không có các bà thì Phật pháp đã không thể thiết lập một cách hoàn chỉnh được ở Tây Tạng.

Sự việc này không chỉ áp dụngTây Tạng. Bất cứ nơi nào trên thế giới và ngay cả trong giới chính trị, đàn ông không thể thành công nếu không có sự yểm trợ của đàn bà. Có rất nhiều bằng chứng hiển nhiên cho thấy như vậy – bạn có thể tự mình thấy được. Đàn ông và đàn bà có thể sống hòa hợp và giúp đỡ lẫn nhau, không chỉ trong ý nghĩa tạm bợ, thế tục, nhưng cũng trong sự đạt tới mãn nguyện tuyệt đối, trọn vẹn. Bạn phải biết điều này.

Điều cốt yếu là những điều bất tịnh của bạn là sự phóng chiếu riêng của bạn, các triệu chứng riêng của bạn. Chính bạn là người sáng tạo ra hình ảnh bản thân của bạn như là “Tôi là một người xấu.” Do vậy bạn có đủ khả năng khắc phục phóng chiếu này bằng cách thực hành sự tịnh hóa.

Bây giờ là buổi nói chuyện cuối cùng của tôi ở tại đây, và tôi có thể nói gì đây ?(22) Chắc chắn tôi rất thích cám ơn các bạn vì đã chia xẻ niềm vui với tôi ; tôi rất thích những ngày đã ở đây. Như các bạn thấy đấy, tôi rất khỏe mạnh, nên các bạn đừng lo. Tôi hạnh phúcham thích cuộc sống. Tôi rất muốn cám ơn những người đã bỏ ra rất nhiều năng lực công sức để phát triển các cơ sở ở đây nơi Vajrapani này vì lợi lạc cho tôi và những người khác, nhất là những ai đã tận tụy hết lòng chăm sóc tôi như chăm sóc một đứa bé. Tận đáy lòng, tôi cám ơn các bạn rất nhiều. Tôi nghĩ đó là tất cả những gì tôi có thể nói.

Có lẽ tôi có thể trả lời một số câu hỏi. Các bạn có những khó khăn nào không ? Đôi khi tôi làm phát sanh lầm lẫn hơn là sự minh bạch, vậy xin các bạn hãy hỏi.

Câu hỏi : Đôi khi đạo Phật nói rằng thiện và ác đều như nhau, và đôi khi lại nói thiện là tốt hơn là ác. Thế là thế nào ?

Trả lời : Đây là một câu hỏi hay. Theo quan điểm tuyệt đối, hay tối thượng, thì thiện và ác đều như nhau, tuyệt đối y như nhau : Khi bạn kinh nghiệm được thể thống nhất – cái tổng thể – thì chẳng có cái thiện cũng chẳng có cái ác trong tâm thức bạn. Nhưng tương đối mà nói thì bởi cái tâm quy ước của bạn giải nghĩa việc này là thiện việc kia là ác, cho nên thiện và ác hiện hữu. Tùy vào tầng mức tâm linh nào mà lời nói của bạn xuất phát. Nhưng tôi muốn có một lưu ý khác ở đây. Nếu bạn có những ý niệm chấp thực cụ thể về thiện và ác thì bạn bị phiền muộn, bị rắc rối. Đức Thế Tôn dạy rằng không có đối tượng xấu ác cụ thể, không có đối tượng thiện lành cụ thể ; cả hai đều bất nhị, cả hai đều không phải tự hiện hữu, không hiện hữu độc lập. Cả hai được biến thành thực chỉ vì thông qua tiến trình hoạt động của các ý niệm nhị nguyên.

Theo quan điểm về thực hành, việc thấu hiểu điều này có thể giúp bạn giải quyết các tình huống xảy ra hàng ngày. Khi điều tốt xảy đến cho bạn thì không nhất thiết thấy nó tuyệt vời một cách lạ thường. Khi điều tệ hại xảy ra thì nó cũng không phải là một thảm họa lớn lao. Cho nên bạn có thể thấy được cách thức mà tính lưỡng phân tốt xấu phô bày thực trạng của tâm bề ngoài của chúng ta. Thiện ác, tốt xấu đều giống như một giấc mộng, không có gì phải quá xúc động về nó. Không biết các bạn có nhận ra được không ? Về phương diện thực hành, sự nhận biết này rất quan trọng. Sau này nếu bạn cảm thấy : “Cái này rất tuyệt vời, rất xác thực, rất lạ lùng” khi tâm bạn phóng chiếu rất nhiều phẩm chất tột bực, cực điểm trên một đối tượng, một người nào đấy, thì bạn hãy kiểm lại, hãy rà xét lại đối tượng đó kỹ lưỡng hơn. Hãy cố nhận ra được rằng sự đáp ứng quá đáng đối với một đối tượng đẹp tốt xuất phát từ cái thấy loạn thần về thực tại. Một cái thấy không phóng đại giúp bạn ổn định về mặt tâm lý và giữ cho con người của bạn ổn định. Nếu bạn phóng đại những phẩm chất tốt đẹp của một sự vật thì tâm bạn luôn chao đảo, lúc thì bay vút lên lúc thì tuột xuống lẹ, gây cho bạn rất nhiều thất vọng. Hãy thực tế, hãy áp dụng con đường trung đạo : đừng mong chờ quá đáng đừng bài bác quá đáng. Hãy thụ hưởng những mối tương quan của bạn trong một cách thức hợp lý.

Câu hỏi : Người ta nói rằng Kim Cương thừacon đường nhanh nhất đưa tới giác ngộ, nhưng tôi cũng được nghe nói rằng con đường đó rất nguy hiểm, nguy hiểm nhất. Thầy thấy như thế nào khi thầy sẵn sàng liều lĩnh cử hành lễ quán đảnh ?

Trả lời : Bạn và tôi, tất cả chúng ta luôn có những xét đoán thiếu cơ sở hiểu biết, thiếu bằng chứng như là : “Nếu tôi làm việc này có thể có điều tốt đẹp xảy ra ; nếu tôi làm điều kia có thể có điều xấu xảy ra.” Dĩ nhiên sự thậtchúng ta không bao giờ biết được cái gì sắp xảy ra ; chúng ta không biết cái gì xảy ra ngày mai. Không có một bảo đảm nào cả. Nhưng vì là con người, chúng ta luôn lạc quan, tự xét đoán rằng một điều tốt nào đó đích thực ngay ở góc đường phía trước.

Hãy lấy ví dụ là chúng ta lập kế hoạch đi bơi ở bờ biển. Chúng ta mong đợi điều vui sướng : mặt trời, bãi cát, biển khơi – một ngày bình yên ngoài trời. Nhưng chúng ta cũng biết rằng có thể có điều nguy hiểm – chẳng hạn, cơn bão biển. Đó cũng là sự xét đoán thiếu cơ sở. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đi đến bờ biển và mong chờ điều tốt nhất.

Một quá trình tư tưởng tương tự như vậy xảy ra từ đầu tới cuối cho chúng ta khi chúng ta dự tính tham dự một lễ quán đảnh. Về mặt tiêu cực, chúng ta biết là có sự mạo hiểm lớn nếu chúng ta không khả năng giữ được giới mà chúng ta đã thệ nguyện. Nhưng chúng ta cũng biết rằng những lợi lạc thì vô tậnchúng ta sẽ nhận được năng lựcsức mạnh lớn lao. Tôi nhớ lại Đức Tôn Quý Song Rinpoche có một lần nói rằng bởi vì cách nào thì bạn cũng đang đi đến địa ngục, nên tốt hơn bạn hãy nhận lễ quán đảnh. Ngài luôn rất thẳng thừng, nói toạc ra ! Việc tu tập Kim Cương thừa rất ư quan trọng cho nên ngay cả khi bạn sắp phải phá giới thì có thọ nhận lễ quán đảnh cũng còn tốt hơn là không. Ngay cả nếu bạn tái sanh vào một nơi bất hạnh nào đó, nhưng vì các dấu ấn Kim Cương thừa có trong tâm thức của bạn nên cuối cùng bạn sẽ tái sanh lại ở nơi bạn có thể tu tập nó (Kim Cương thừa) một lần nữa. Các vị Lama khác đã nói điều tương tự như vậy.

Hơn nữa, đối với sự phá giới, tôi coi nó – phần rủi ro đó – không phải là một kinh nghiệm đau đớn, nhưng là một kiểu chứng ngộ. Thông thường, chúng ta không bao giờ thử thách mình, chúng ta không bao giờ tự đặt mình vào trong tình huống thử thách. Chúng ta chỉ trôi nổi quanh quẩn trong điều kiện rất tiện nghi. Do đó, chúng ta phải tuân theo những luật lệ ràng buộc, những hướng dẫn chỉ dạy cho đến khi nào chúng ta thực sự không bị ràng buộc về phương diện tâm lý mới thôi. Nhưng một khi mà bạn đạt được sự giải thoát thì bạn hết bị ràng buộc, bạn lúc đó không cần những luật lệ hướng dẫn nào nữa. Khi bạn đã vượt qua biên giới phân cách giữa hành vi phá hoại với hành vi xây dựng thì bạn sẽ rõ được những đường rầy giới hạn bằng tâm lý bạn có. Nếu bạn tới điểm khó khăn, bạn có thể tự hỏi mình là tại sao ? Có phải tại vì lỗ mũi của bạn, bàn tay hay tại vì thân thể bạn ? Hay đó là tại vì tâm bạn ? Bằng cách này bạn có thể thấy được rằng chính tâm bạn đã ép buộc bạn trượt ra khỏi đường rầy (giới hạn).

Khi bạn có những đường biên giới đó, chúng nó sẽ giúp bạn ước tính được khối lượng năng lực bất thiện đã ép buộc bạn phá giới. Điều này rất có lợi bởi vì nó cho phép bạn suy tính cần phát sanh bao nhiêu năng lực thiện hạnh, tích cực để trung hòa khả năng bất thiện đó. Kim Cương thừa dạy rằng bạn có khả năng tịnh hóa bất kỳ nghiệp bất thiện lớn cỡ nào cũng được. Nếu bạn trì chú Vajrasattva hai mươi mốt biến trong một ngày và trong suốt đời thì tâm bạn sẽ trong sạch sáng suốt tới mức tối đa. Không có bất thiện nghiệp nào mà mật chú Vajrasattva không thể tịnh hóa được. Kỹ thuật – tính khoa học – của sự việc này rất đơn giản. Khi bạn phá giới, bạn phát sanh một số năng lực bất thiện ; và để đối trả nó bạn cần phải phát sanh một số năng lực thiện hạnh tương đương trong tâm bạn.

Cho nên, khi bạn phá giới nguyện bạn hãy tự khích lệ mình rằng “Tôi phải có trách nhiệm về việc đó. Tôi cũng có thể tịnh hoá điều bất thiện đó được.” Đây là cách để giải thoát cho mình. Việc khắc phục những khó khăn riêng của bạn bằng thiện xảo riêng của bạn sẽ làm cho bạn được tự do, được cởi trói. Điều chính yếu là cần nhớ các bất thiện nghiệp là những hiện tượng có tính phụ thuộc tương tác (không độc lậpduyên sanh), quy ước và tạm bợ. Đừng nghĩ ngợi theo kiểu không thực tế như “Lỗi tất cả do tôi. Tôi tiêu cực bất thiện hoàn toàn, tôi không bao giờ được cởi trói, tự do”, mà bạn có thể nghĩ rằng “Tôi có khả năng tạo ra bất thiện nghiệp thì tôi phải có khả năng tịnh hóa nó.”

Câu hỏi : Khi Thầy nói về sự cúng dường ở bên trong, Thầy đã nói rằng việc ăn uống bừa bãi sẽ gây sốc cho hệ thần kinh của chúng ta. Xin Thầy giảng thêm về điều này ?

Trả lời : Sự đau khổ mà cơ thể chịu phải, như ung thư, là kết quả do chúng ta quản lý tồi – đó là sự thiếu ý thức về những gì cơ thể cần và về những gì chúng ta nạp vào cơ thể. Chúng ta không thực tế. Chúng ta không thấu hiểu hệ thống thần kinh hữu cơ của riêng chúng ta : chúng ta đánh giá thấp về nó, cư xử nó rất ư ngược đãi và lại mong đợi từ nó những điều không hợp lý. Chúng ta ăn đủ loại, nhiều thức ăn không thể tiêu hóa một cách thỏa đáng. Tôi tin rằng toàn bộ sự thiệt hại này đối với hệ thần kinh chúng ta sẽ gây nên ung thư.

Chúng ta phải phát triển sự hiểu biết hợp lý về bản chất hữu cơ của con người vật chất của chúng tachúng ta hãy cư xử bản thân mình với sự kính trọng. Chúng ta nên biết cái gì thích hợp cho nó tùy theo thời gian và nơi chốn và chúng ta phải thực hiện con đường trung đạo : không đưa quá tải thức ăn vào cơ thể nhỏ nhoi của chúng ta nhưng cũng không sống theo lối khổ hạnh. Nói một cách đơn giản : những rối loạn vật chất xuất phát từ một tâm thức rối loạn. Chúng ta không cho phép cơ thể chúng ta có được thời giankhông gian để nó thực hiện chức năng của nó được thỏa đáng tức là tiêu hóahấp thụ chất dinh dưỡng theo cách có lợi cho sức khỏe. Và chúng ta cũng không hô hấp thỏa đáng nữa. Khi chúng ta buồn bực đau khổ chúng ta nín thở quá lâu. Chúng ta không thở ra hết mức và cơ thể buộc giữ lại không khí dư do đó hệ thần kinh không thể hoạt độngtâm thức của chúng ta loạn động một cách không kiểm soát được. Toàn bộ các vấn đề này đưa tới việc cơ thể không khỏe mạnh. Hãy nhớ lại bốn cơ sở của sự quan tâm (bốn niệm xứ) mà đức Phật đã dạy. Một trong số đó là sự quan tâm đến cơ thể. Chúng ta không để ý đến cơ thể nên chúng ta bị đau ốm.

Tôi có thể nói không quá đáng rằng thức ăn càng được sản xuất tinh xảo (không tự nhiên) bởi các phương tiện của xã hội hiện đại, thì chúng ta càng bị ốm đau nhiều hơn. Dĩ nhiên có ung thư ở Ấn Độ, Nepal nhưng tôi cho rằng có nhiều ung thư ở Tây phương hơn. Có một lần tôi thấy một chuyên viên sức khỏe, một bác sĩ – tường thuật rằng có nhiều bệnh thấy có ở các xứ kỹ nghệ Tây phương nhưng các bệnh đó ít thấy ở Thế giới thứ ba, nơi mà cuộc sống con người đơn giản hơn, tự nhiên hơn. Cho nên rõ ràng chúng ta đang quá mong đợi, quá ép buộc hệ thống thần kinh nhạy cảm của chúng ta khi bảo với nó rằng : “Tôi muốn ăn món ăn này, ông (hệ thần kinh) hãy nhận nó, tiêu hóa nó, không có sự chọn lựa nào nữa đâu.” Chúng ta không thể sống còn theo kiểu như vậy. Cơ thể chúng tahiện tượng hữu cơ, tự nhiên – nên việc phát triển các thói quen ăn uống tốt sẽ rất quan trọng. Thực phẩm là thuốc, nó tốt hơn nhiều cho sức khỏe chúng ta so với các viên thuốc hóa học mà chúng ta thường cho là thuốc.

 





Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 36391)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(View: 7199)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(View: 12406)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(View: 31035)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(View: 31062)
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
(View: 8507)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(View: 13094)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(View: 12794)
Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali.
(View: 12194)
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
(View: 14282)
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
(View: 37026)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(View: 10450)
Kinh này khởi đầu bằng lời người Bà La Môn hỏi rằng làm thế nào người ta có thể tự thanh tịnh hóa khi nhìn thấy một vị Thượng nhân đã Thanh tịnh,
(View: 53260)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(View: 11422)
Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành phố Śrāvastī (Xá-vệ), nơi rừng cây Jeta (Kì-đà), vườn của Ông Anāthapiṇḍada (Cấp-cô-độc),
(View: 11061)
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng ...
(View: 11322)
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3] hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:
(View: 11138)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(View: 13718)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(View: 17063)
Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết.
(View: 22944)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(View: 10056)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(View: 7601)
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
(View: 10926)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(View: 13863)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(View: 13482)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(View: 16952)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(View: 17208)
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy".
(View: 14435)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
(View: 17561)
Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và ...
(View: 12875)
"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến...
(View: 14577)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(View: 14885)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(View: 9748)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(View: 12269)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(View: 11952)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(View: 17216)
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo...
(View: 14948)
No. 699; Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu
(View: 16797)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
(View: 13197)
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập
(View: 12716)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã...
(View: 12352)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây,,,
(View: 16301)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(View: 12158)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(View: 14648)
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên ...
(View: 12658)
Trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Dược Sư là một bản kinh thường được trì tụng nhằm mục đích giải trừ tật bệnh, cầu nguyện bình an...
(View: 13422)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(View: 15752)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo.
(View: 12414)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(View: 13788)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(View: 15106)
Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana...
(View: 21771)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung QuốcViệt Nam từ xưa đến nay.
(View: 13824)
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
(View: 11473)
Dịch từ Phạn sang Tạng: Kluḥi dbaṅ-po, Lhaḥi zla-ba; Dịch Tạng sang Việt: Phước Nguyên
(View: 21415)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(View: 14997)
Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy.
(View: 21483)
Xin dâng hết lên Tam Bảo chứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
(View: 18552)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(View: 14704)
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.
(View: 32496)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(View: 12566)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant