- Mục Lục
- Lời Tựa Của Thượng Tọa Chaokhun
- Lời Giới Thiệu Của Giáo Sư Paul Demie’ville
- Lời Nói Đầu Của Tác Giả Hòa Thượng Tiến Sĩ W. Rahula
- Lời Của Người Dịch
- Bảng Viết Tắt
- Chương I Thái Độ Tinh Thần Của Phật Giáo
- Chương Ii Tứ Diệu Đế
- Chương Iii Diệu Đế Thứ Hai
- Chương Iv Diệu Đế Thứ Ba
- Chương V Diệu Đế Thứ Tư
- Chương Vi Học Thuyết Về Vô Ngã
- Chương Vii Thiền: Sự Tu Dưỡng Tâm
- Chương Viii Những Điều Phật Đã Dạy & Thế Giới Ngày Nay
- Chương Ix Một Số Kinh Quan Trọng
- Chương X Tam Tạng Kinh Nguyên Thủy
Nguyên tác: What The Buddha Taught
H.T Tiến Sĩ Walpola Rahula
Người dịch: Lê Kim Kha
Nhà xuất bản: Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh 2011
A: Anguttara-Nikàya: “Tăng Chi Bộ Kinh”, (bản in của Devamitta Thera, nxb Colombo, 1929 và bản in Hội Kinh Điển Pàli - PTS).
Abhisamuc: Abhidharma-Samuccaya: “A-tì-đạt-ma Tập Luận” (của ngài Asanga Vô Trước).
D: Dìgha-Nikàya: “Trường Bộ Kinh”, (bản in Nàràvàsa Thera, nxb Colombo, 1929).
DA: Dìgha-Nikàyatthakathà: “Chú Giải Trường Bộ Kinh”, (bản in Sinmon Hewavitarne Bequest Series, nxb Colombo).
Dhp: Dhammapada: “Kinh Pháp Cú”, (bản in K. Dhammaratana Thera, nxb Colombo, 1926).
DhpA: Dhammapada Atthakathà: “Luận Giảng Kinh Pháp Cú”, (bản in Hội Kinh Điển Pàli - PTS).
Dhs: Dhammasangani: “Bộ Pháp Tụ”, (bản in Hội Kinh Điển Pàli - PTS)
Lanka: Lankàvatàra: “Kinh Lăng Già”, (bản in Nanjio, Kyoto, 1923).
M: Majjihima-Nikàya: “Trung Bộ Kinh”, (bản in Hội Kinh Điển Pàli PTS)
MA: Majjihima-Nikàyatthakathà, Papãncasùdanì: “Sớ Giải Trung Bộ Kinh”, (bản in Hội Kinh Điển Pàli- PTS)
Madhyakàri: Màdhiamyka-Kàrikà: “Trung Quán Luận” (của ngài Long Thọ), (bản in L.de la Valle’e Poussin (Bib. Budd. IV)
Mh-Sùtràlankàra:
Mahàyàna-sùtràlankàra: “Đại Thừa Nhập Lăng Già” (của ngài Vô Trước), (nxb Paris, 1907)
Mhvg: Mahàvagga: “Đại Phẩm” (thuộc Luận Tạng), (bản in của Saddhàtissa Thera, nxb Alugama, 1922)
PTS: Pàli Text Society: “Hội Kinh Điển Pàli” (ở London, Anh Quốc).
Prmj: Paramatthajotikà, (bản in Hội Kinh Điển Pali - PTS).
S: Samyutta-Nikàya: “Tương Ưng Bộ Kinh”, (bản in Hội Kinh Điển Pàli - PTS).
Sàrattha: Sàratthappakàsinì: “Hiển Dương Tâm Nghĩa Luận”, (bản in Hội Kinh Điển Pali - PTS).
Sn: Suttanipàta: “Tiểu Bộ Kinh”, (bản in Hội Kinh Điển Pàli - PTS).
Ud: Udàna: “Kinh Phật Tự Thuyết”, (nxb Colombo, 1929).
Vibh: Vibhanga: “Bộ Phân Tích” (bộ thứ hai trong 7 bộ của Vi Diệu Pháp Tạng – Abhiddamma), (bản in Hội Kinh Điển Pàli - PTS).
ĐỨC PHẬT
Đức Phật, tên Người là Siddhatha (Tất-Đạt-Đa, tiếng Phạn: Siddhartha) và họ là Gotama (Cồ-Đàm, tiếng Phạn: Gautama) sinh trưởng ở vùng Bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Cha của người là vua Suddhodana (vua Tịnh Phạn) là người trị vì vương quốc của dòng họ Thích Ca (Sakyas, thuộc nước Nepal ngày nay). Mẹ của Người là Hoàng Hậu Maya. Theo phong tục truyền thống thời bấy giờ, người kết hôn lúc còn rất trẻ, năm 16 tuổi, với công chúa Yasodhara (Da Du Đà La) xinh đẹp và tiết hạnh. Chàng thái tử sống trong cung điện khuôn vàng, thước ngọc. Nhưng bỗng một ngày, sau khi chứng kiến sự thật của cuộc sống và sự đau khổ của con người, người quyết định đi tìm giải pháp - con đường giải thoát khỏi sự khổ đau của thế gian. Vào tuổi 29, ngay sau khi người con trai Rahula (La-Hầu-La) ra đời, người rời khỏi hoàng cung và trở thành một tu sĩ khổ hạnh với hy vọng tìm ra con đường giải thoát.
Sáu năm trời, tu sĩ khổ hạnh Cồ-Đàm (Gotama) lang thang khắp các thung lũng sông Hằng, gặp gỡ tất cả các vị đạo sư, học tập và tu tập theo phương pháp hành xác khổ hạnh của họ. Nhưng những sự tu khổ hạnh đó không làm hài lòng mục đích của Người. Vì vậy, người từ bỏ tất cả tôn giáo và những cách tu tập truyền thống đó và tự đi tìm con đường riêng cho mình.
Vào một buổi tối, ngồi dưới một gốc cây (từ đó, cây này được gọi là cây Bồ-Đề hay ‘cây Trí Tuệ’) bên bờ sông Niranjarà (Ni-liên-kiền) ở gần Buddha-Gaya (tức Bồ-Đề Đạo Tràng, gần Gaya, bang Bihar ngày nay, Ấn Độ), năm ấy được 35 tuổi, Người giác ngộ thành đạo. Kể từ sau đó, người được gọi là Phật, có nghĩa là ‘Người Giác Ngộ’.
Sau khi giác ngộ, Đức Phật Cồ-Đàm nói bài thuyết giảng đầu tiên cho nhóm 5 anh em người bạn tu khổ hạnh xưa kia ở Vườn Nai ở Isipatana (thuộc Sarnath ngày nay), gần Benares (Ba-la-nại). Từ lúc đó cho đến 45 năm sau, Đức Phật đã thuyết giảng cho tất cả mọi người, nam nữ, từ các vua chúa cho đến bần nông, từ các Bà-la-môn cho đến kẻ vô loại, từ những tài phiệt giàu có cho đến kẻ ăn mày, từ thánh nhân cho đến bọn cướp bóc - mà không hề có một chút phân biệt nào đối với bất cứ ai. Người nhận ra rằng không có bất kì sự khác nhau giữa tầng lớp hoặc những nhóm người nào, và Con Đường Chánh Đạo Người mở ra cho tất cả mọi người, bất kỳ ai muốn tìm hiểu và tu tập theo con đường đó.
Đến năm 80 tuổi, Đức Phật từ giã trần gian tại Kusinàgà, thuộc tỉnh Utta Pradesh, Ấn Độ ngày nay.
Ngày nay, đạo Phật có mặt ở các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Mông Cổ, Đài Loan và một số vùng thuộc Ấn Độ, Pakistan và Nepal, và một số vùng thuộc Liên-Xô cũ. Dân số theo Phật Giáo khoảng hơn 500 triệu người (vào năm 1958 khi tác giả viết quyển sách này - ND).