Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 16: Nhật Bản

09 Tháng Hai 201100:00(Xem: 8764)
Chương 16: Nhật Bản

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT
Peter Harvey - Mỹ Thanh dịch - Nhà Xuất Bản Hải Phòng 2008

Chương 16
NHẬT BẢN

Lịch sử trước đó

Truyền thống tôn giáo bản xứ của Nhật BảnThần Đạo (Shintō), “Con đường của các vị Trời”, dựa vào sự thờ cúng một hàng sinh vật thần thánh, mỗi vị được biết đến như là một nữ thần (Kami). Vài vị được xem là những sức mạnh tái tạo được nhân cách hóa, vô số sức mạnh không liên quan đến riêng ai, có mặt nơi các vật tự nhiên đáng chú ý và thú vật, và các siêu nhân: bất cứ vật gì gây kinh hoàng hoặc thần bí đều được xem là một Kami. Truyền thống không có phương diện đạo đức mạnh mẽ, nhưng nó đã phát triển cách đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và sự trong sạch về lễ nghi.

Phật giáo đầu tiên đến Nhật Bản vào năm 538 trước Công nguyên một cách chính thức, khi một vị vua Đại Hàn gửi đến các sứ giả với một hình ảnh của Đức Phật, các kinh điển, và một nhóm tu sĩ. Sau đó, Phật giáo đến với Nhật Bản với ít nhiều văn minh Trung Hoa, gồm có Khổng giáoLão giáo, trong thời kỳ đất nước đang trên đà phát triển một chế độ quân chủ tập trung. Phật giáo trước tiên được chấp nhận qua các lễ nghi và nghệ thuật, và năng lực của đạo Đức Phật giáo đã khuyến khích sự thống nhất giữa các phe đối nghịch. Vị quan nhiếp chánh học thứcmộ đạo, hoàng tử Shōtokun (573-622), đặt Phật giáo làm tôn giáo của cả nước, với trách nhiệm về sự anh lành của Nhật Bản, và dùng Khổng giáo làm triết lý cho đất nước. Bắt đầu từ lúc ấy, Phật giáo có những liên hệ với quyền uy của đất nước.

Dưới triều đại Nara (710-84), vị hoàng đế Shōmu mộ đạo ra lệnh xây dựng các chùa chiền toàn cõi đất nước. Các tu sĩ được nhiệm vụ là chép kinh, như vậy chính các tu sĩ đã khởi đầu việc viết văn, và giúp đỡ mở rộng hệ thống đường xá trong nước. Sáu trường Phật giáo Trung Hoa được giới thiệu, trường có ảnh hưởng lớn là Kegon (Tr.h. Hua-yen). Ở Nara, trung tâm thành phố, Shōmu xây dựng một thiền viện cất giữ hình ảnh Đức Phật Vairocana cao mười sáu thước: trung tâm Pháp thân Phật theo trường Kegon. Hình ảnh nầy tượng trưng cho trung tâm của năng lực tâm linhnăng lực thời gian trong thế giới. Như trường Kegon đã thấy được thực tại tối hậu như là một thực tại hiện tượngtính cách thâm nhập nhau mà không ngăn ngại lẫn nhau, như vậy quyền lực của hoàng đế được xem là nhập sâu vào trong xã hội Nhật Bản. Khái niệm nầy thích hợp với sự trộn lẫn giữa chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa Nhật Bản. Một Kami Nhật Bản cũng được xem là một vị Bồ Tát và biến họ thành người bảo vệ chánh điện. Phật giáo Nara thường dành cho một số người chọn lọc. Nó hấp dẫn các tu sĩtham vọng chính trị, và ham thích sự giàu sang, họ được thọ giới là do “công đức” của vị lãnh tụ. Sau đó, Phật giáo Nara trở nên thối nátlộn xộn về phương diện chính trị. Thành phố được dời đến Kyoto vào buổi đầu của triều đại Heian (794-1185). Phật giáo Nhật Bản bấy giờ là đến tuổi trưởng thành.

Vị tu sĩ Nhật Bản Saichō (767-822) giới thiệu Trường Tendai (Tr.h.T’ien T’ai) đến từ Trung Quốc vào năm 805. Tu viện chánh nằm trên ngọn núi Hiei, gần Kyoto, nơi đó Saichō thiết lập chương trình học tập trong vòng mười hai năm, học về thiền định và kỷ luật tu viện. Nơi đây trở thành tu viện quan trọng nhất trong nước, và là nơi trú ngụ của 30.000 tăng sĩ trong thời cực thịnh. Vị tu sĩ Nhật Bản Kūkai (774-835) mang về trường Mật tông Shingon từ Trung Quốc vào năm 816, và thiết lập một trung tâm thiền viện trên đỉnh Kōya, cách thành phố năm mươi dặm. 

Ngài Kūkai giúp phát triển chữ viết của Nhật Bản hiện giờ, có tác động mạnh trứ danh về nghệ thuật, và phổ biến những lễ cầu annghi thức tế lễ. Những nghi lễ đầy màu sắc và rắc rối của Shingon bắt đầu thay thế ảnh hưởng của Tendai nơi triều đình, và trường cũng có vài ảnh hưởng đối với trường Tendai. Những người thực tập theo Shingon nhắm vào việc thiết lập những liên hệ tiếp xúc với các năng lực thánh thiện khác nhau, và để đạt được tính đồng nhất của họ với Đức Phật Vairocana.

Trong khi trường Tendai và Shingon hưng thịnh nơi triều đình, sự kính ngưỡng Đức Phật Amitābha và Bồ tát Avalokiteśvara được truyền bá đến tầng lớp dân chúng. Thần Đạo (Shintō) vẫn mạnh mẽ ở nông thôn, dù nó bắt đầu được kết hợp với Phật giáo dưới dạng Ryōbu, hoặc “nhận thức đối lập”. Ở đây, Thần Đạo (Shintō), các trường Tendai và Shingon dạy rằng những kamis chánh là những hiện thân của các Đức Phật và các Bồ Tát, vị nữ thần mặt trời Amaterasu là một dạng của Đức Phật Vairocana. Ở những đền thờ của Thần Đạo (Shintō), các hình ảnh của các vị Thánh Thiện của Phật giáo được sắp xếp một cách thích hợp, và Thần Đạo vay mượn rất nhiều ở Phật giáo, cũng như Khổng giáoLão giáo, đã vay mượn ở Phật giáo để hệ thống hóa và củng cố lại tôn giáo của họ.
Sau nầy vào thời Heian, trường Tendai và Shingon trở nên suy thoái, đồng thời những nổi loạn tôn giáo, chính trị và xã hội xuất hiện, như trong thời “Mạt Pháp” (mappō) được ghi lại vào năm 1052. Trong thời Kamura (1192-1333) là thời khủng hoảng, luật lệ nằm trong tay lực lượng binh lính của các tướng quân (Shōguns), các quân nhân (samurais), hoặc giới chiến sĩ. Tuy nhiên, các quân nhân (samurais) đã giúp truyền bá Phật giáo đến quần chúng, và từ đấy Phật giáo bắt rễ sâu ở đây. Năm trường học mới bắt đầu, như là một chuyển hướng về những dạng Phật giáo đơn sơ hơn, thiết thực hơn là con đường Tendai dài và rắc rối, và cởi mở hơn cho những nghi lễ Thần Đạo (Shintō) thần bí.
Những trường mới được thành lập bởi các vị tu sĩ đã từng tu tập ở Tendai trên đỉnh Hiei, nhưng cảm thấy trường nầy bắt đầu suy đồi. Với những phương cách khác nhau, tất cả đều coi trọng phẩm chất của niềm tin. Những trường Phật giáo Nhật Bản có những khía cạnh gắt gao hơn các trường ở những mảnh đất Phật giáo khác, và trở thành những giáo phái riêng rẽ, với những đệ tử cư sĩ của riêng họ. Và theo thời gian, những giáo phái nầy cho ra thêm những giáo phái nhỏ nữa (sub-sects).

Trường Tịnh Độ

Các khía cạnh thực tập của Tịnh độ hiện hữu ở sự tổng hợp của trường Tendai, và trong khoảng thời gian vào thế kỷ thứ mười, nhiều tu sĩ Tendai không chính thống bắt đầu truyền bá sự sùng bái Đức Phật Amida (Skt. Amitābha) đến dân chúng. Trường bắt đầu thành công vào thời đại Kamakura, dưới sự lãnh đạo của Hōnen (1133-1212) và Shiran (1173-1263). 

Hōnen là một tu sĩ học thức, vào lúc ông được bốn mươi ba tuổi, ông nhận thấy con đường của Tendai rất khó khăn cho việc đạt đến sự tỉnh thức trong thời mạt pháp (mappō). Vì vậy, ông khiêm cung nghiêng về “con đường dễ”, nương tựa vào Đức Phật Amida và “những lời nguyện” của Ngài là cứu rỗi tất cả. Rời đỉnh Hiei, Ngài phổ biến sự thực tập niệm Phật (nembutsu) ở Kyoto trong vòng mấy năm, và viết một tác phẩm nhấn mạnh về lòng tin đơn sơ thành tâm nơi Đức Phật Amida. 

Tuy nhiên, ngài bị lột áo tu sĩ và bị trục xuất khỏi Kyoto, vì nhà cầm quyền trường Tendai không thích ngài đi ngược lại truyền thống. Tuy vậy, vị tu sĩ có tuổi Hōnen đã dùng dịp nầy như một cơ hội để truyền bá ở vùng nông thôn, ngài cảm thấy không lo lắng vì tin rằng những năng lực thiêng liêng sẽ bảo vệ ngài và trừng trị những kẻ chống đối thông điệp nầy. Ngài không thành lập một trường (Shū) mới nào, nhưng các môn đồ theo ngài thì thiết lập một ngôi trường. Những đệ tử của ngài gồm có nhóm Phật giáo Nhật Bản đầu tiên độc lập, không lệ thuộc vào quyền lực nhà nước, thống nhất dân chúng từ những giai cấp khác nhau. Sự quấy rối củng cố sự đoàn kết của họ, vì thế sau nầy những người nầy tách ra khỏi trường Tendai và trở nên Jōdoshū, hoặc “Trường Tịnh Độ”.

Shinran rời đỉnh Hiei để đi theo Hōnen, xa quê hương và du hành cùng với Hōnen để phổ biến rộng rãi niềm kính ngưỡng Đức Phật Amida đến những người nghèo và các quân nhân (samurais). Shinran cảm thấy mình không có khả năng để đạt được sự tỉnh thức bằng những cố gắng cá nhân, vì thế phương sách cuối cùngniềm tin nơi Đức Phật Amida – dù ông không biết là niệm Phật (nembutsu) sẽ đưa ông đến cõi Tịnh độ hay địa ngục.

Ông cảm thấy con người là những kẻ tội lỗi, không tự lo được, tràn đầy đam mêxấu xa, si mê không biết đâu thật sự là tốt hay xấu. Sự giải thích của ông về thông điệp của Hōnen rất là đơn sơ và quá cực đoan. Con người cần phải loại bỏ những cố gắng vô vọng về “tự lực” và cần phải coi chừng sự trau dồi về phẩm hạnh và trí tuệ có thể đưa đến niềm tự hào và thiếu niềm tin nơi Đức Phật Amida. Hōnen dạy rằng, cho dù kể cả người xấu ác cũng có thể tái sinh ở cõi Cực lạc (sukhāvati), như vậy những người tốt lành dĩ nhiên là sẽ được tái sinh ở đây; Shinran dạy rằng, người tốt lành có thể tái sinh ở đây, người “xấu ác” còn có cơ hội tốt hơn nữa : ý tưởng song song với nhận thức của Thiên Chúa giáo về “sự cứu rỗi các kẻ phạm tội”. Sự cứu rỗi đến từ việc chấp nhận một cách hoan hỷ là nhờ vào nguyện lực của Đức Phật Amida, không phải do những việc tốt lành đã thực hiện. Kể cả niềm tin của một người cũng đến từ ơn huệ, năng lực tràn khắp của Đức Phật Amida, thúc đẩy Phật tánh để khắc phục tội lỗi và sự kiêu mạn

Đối với Hōnen, việc niệm Phật (nembutsu) là một hành động chánh trong tôn giáo, nhưng tôn thờ các vị Phật và các vị Bồ Tát khác vẫn được chấp nhận. Một người cần phải tìm cách cải tiến bản thânthực tập sự niệm Phật thường xuyên để chắc chắn cho việc được cứu rỗi. Chỉ với phương thức nầy một người có thể gọi là “tự lực”, không phải con số niệm Phật được bao nhiêu. 

Tuy vậy, Shiran dạy rằng một người niệm Phật không cũng chưa đủ; sau đó, sự niệm Phật phải được hướng về Đức Phật Amida và cảm ơn Đức Phật đã cứu rỗi. Niệm Phật để được cứu rỗi là một dạng của “tự lực”. Vì như vậy phương cách “tha lực” dễ dàng được ứng dụng, Shinran cho rằng “tự lực” là một con đường khó khăn, không phải “con đường dễ dàng” (xem tr.153). 

Trong khi sự cứu rỗi bằng ơn huệ trong sạch không phải là tầm quan trọng của Phật giáo ở buổi ban đầudựa vào bản thân, nhưng nó cũng chia xẻ một lý tưởng là “buông bỏ”. Phật giáo ở buổi ban đầu truyền bá sự buông bỏ nơi những hiện tượng bị điều kiện hóa, để có thể làm tiêu hủy sự kiêu mạn về “cái tôi là”, trong khi Shinran truyền bá sự buông bỏ của “tự lực” để dựa vào quyền lực cứu rỗi của Đức Phật Amida. Cả hai đều nhắm vào việc khắc phục tự ngã, nhưng Phật giáo buổi đầu thấy rằng điều nầy có thể thực hiện được bằng cách sử dụng và phát triển những phương cách nội tại qua việc thực tập Pháp (Dharma) đã được Đức Phật Gotama chỉ dạy, trong khi Shinran thấy rằng những phương cách đều đến từ Đức Phật Amida. Trong khi những người tu sĩ theo Hōnen sống độc thân, Shinran từ bỏ đời sống độc thân khi ông mơ thấy Bồ Tát Avilokiteśvara bảo ông nên lập gia đình. Ông xem đời sống tu sĩ là không cần thiết cho việc được cứu rỗi, và hôn nhân là một sự chấp nhận thực tế về yếu điểm của con người. Vì thế, ông bắt đầu thành lập một loại tu sĩ lập gia đình di truyềntuyên bốgia đìnhtrung tâm của đời sống tôn giáo. Sanh ra từ một gia đình quý tộc, ông miêu tả mình một cách khiêm nhường là “người đầu trọc ngu si”, gọi các tín đồ là “người cùng niềm tin”. Theo thời gian, những tín đồ hợp thành trường Jōdo-shin hoặc “Trường Tịnh Độ Chân Thật”, cũng được gọi là Trường Shin (Shin-shū).

Những Trường Thiền (Zen)

Sự thực tập thiền (zen) được bao gồm trong trường Tendai, và các vị Thầy Ch’an đã từng thăm viếng Trung Quốc, nhưng Zen không bao giờ là một trường riêng biệt cho đến triều đại Kamakura. Vị tu sĩ Eisai (1141-1215) giới thiệu về thiền đầu tiên đến từ Trung Quốc, trong dạng Rinzai (Tr.h. Lin-Chi). Eisai trải qua sự chống đối của các tu sĩ trường Tendai khi ông nói thiền (Zen) là cách thực tập hay nhất, nhưng khả năng thích ứng của ông đã cho Zen bắt rễ, vì ông cũng giảng về Tendai, Shingon và Ritsu (Tr.h.Lu). Khi nói rằng Zen cốt ý có ảnh hưởng đến mọi người, ông tranh luận rằng Zen giúp cho con người mạnh thêm và để bảo vệ đất nước. Thật vậy, kỷ luật về đạo đức, và thực tập Zen cũng như việc không sợ chết lôi cuốn các quân nhân (samurais), vì nhờ vậy mà họ đã chống được quân Mông Cổ xâm lăng vào năm 1274 và 1281. Eisai được sự bảo vệ của một tướng quân (shōgun) ở thành phố Kamakura, và thiết lập một liên minh lâu dài giữa Rinzai và các quân nhân (samurais). Đây có thể được xem là một thí dụ của “phương tiện thiện xảo”, Phật giáo trong dạng thích nghi đối với cách sống của một nhóm người đặc biệt.

Trong khi Zen, Rinzai thành công phần lớn với các quân nhân (samurais), Sōtō (Tr.h.Ts’ao-Tung) rất phổ biến và được biết dưới tên “Zen của nông dân”. Thiền Sōtō được ngài Dōgen (1200-1253) giới thiệu, có lẽ ông là nhân vật vĩ đại nhất của Phật giáo Nhật Bản. Vị tu sĩ xuất chúng nầy được tất cả người Nhật ngưỡng mộ, đã cho ra một dạng Thiền Nhật Bản, một đặc tính hoàn toàn riêng biệt so với Tendai. Là một tu sĩ Tendai, vấn đề làm ông phiền muộn là: nếu tất cả mọi người đều có Phật tánh, vì sao họ phải cần năng nỗ thực tập để đạt quả vị Phật? Sự tìm kiếm đưa ông đến tu viện Rinzai, và rồi Trung Quốc. Nơi đây, ông gặp một vị thầy khai ngộ cho ông. Năm 1227, ông trở lại Nhật Bản, và dù ông không muốn thành lập ra một trường mới, một trường mới cũng được thành lập vì ông chỉ chuyên tâm truyền bá thiền. Ông thu hút rất nhiều học trò, tu sĩcư sĩ, nam cũng như nữ, và rất nhiều lần phải dời đến một tu viện lớn hơn để thích ứng với đại chúng của ông. Ông nhấn mạnh một đời sống giản dị và nghiêm khắc và kỷ luật tăng đoàn cũng như việc tọa thiền (zazen), hay “ngồi thiền”; và thích có ít học trò giỏi hơn là một tu viện lớn giàu có với những học trò giả hiệu. 

Dōgen để lại vô số sáng tác, như Eisai và Chinul, ông khó tính đối với thiền (Tr.h.Ch’an) sau nầy vì sao lãng kinh điển (Sūtras), ông xem kinh điển hòa hợp với việc tâm truyền tâm chân thật. Ông đọc rất nhiều kinh Thanh Văn Thừa (Śrāvakayāna) và Đại thừa (Mahāyāna), và cảm nhận rằng sự học tập kinh điểncần thiết để ủng hộ sự thực tập: “Chỉ có con người mới lạc trong kinh điển (Sūtras), không phải kinh điển (Sūtras) làm cho con người lạc đường.”

Dōgen rất cảm phục Đức Phật lịch sử khi ngài đọc kinh điển, ngài nhận thấy Đức Phật sống đời sống một ẩn sĩ giản dị, và luôn làm lợi ích cho những người khác. Đối với thiền, Đức Phật Śakyamuni không còn là một vị trời huy hoàng, mà trở nên một con người, một người thầy và là một gương sáng. Song song với việc nầy, Ch’an và Zen rất mến mộ các vị A-la-hán, những đệ tử của Đức Phật. Đối với Dōgen, đọc kinh điển (Sūtras) là một cách hướng niềm tin về Đức Phậtthực tại tối hậu. Niềm tin như thế được khơi dậy bởi kinh nghiệm về sự vô thường và đau khổ- Cha mẹ của Dōgen mất khi ngài còn nhỏ - và như vậy Pháp (Dharma) là một nơi nương tựa để tiến xa hơn. Niềm tin phải đưa đến sự kính trọng cho bất cứ vật gì hay sự thực tậptính cách Phật giáo, và phải đưa đến sự tin tưởng nơi người thầy dạy thiền của mình. 

Dōgen truyền bá zazen, hoặc “tọa thiền”, như là sự trở lại Phật giáo chân chính của Đức Phật, một phương cách dễ dàng tự nhiên, rộng mở cho tất cả và bao gồm tất cả các sự thực tập khác. Ngài Dōgen phê bình trường Rinzai quá nghiêng về công án (kōan) của phần tinh thần một cách chênh lệch, và nhấn mạnh sự quan trọng về luyện tập thân thể bằng cách ngồi thiền theo kiểu kiết già “hoa sen”. Tọa thiền (Zazen) không phải là “phương cách” để “đạt đến” sự tỉnh thức, nhưng mà chính nó là sự tỉnh thức. đây là một cách làm cho Phật tính biểu lộ. Như vậy đây là giải pháp của Dōgen cho vấn đề tìm kiếm tâm linh. Một người cần phải thực tập việc tọa thiền (Zazen) với sự nhận biết không thay đổi, và với niềm tinh là chính mình đã là một vị Phật. Quá trình là quên đi bản ngã thì Phật tính sẽ từ từ biểu lộ tiềm năng vô hạn trong tiến trình của cuộc sống. Để giúp cho tiến trình được trôi chảy, một người học trò cần phảihọc thức, đạo đức, khỏe mạnh từ thể chất đến tinh thần, và đây là một khuôn mẫu thích hợp cho một cuộc sống vị tha.

Trường Nichiren

Trường Nichiren được đặt tên theo một vị tu sĩ Nichiren (1222-82). Vị tu sĩ nầy nguyên là con của một người đánh cá, ông muốn canh tân trường Tendai bằng việc truyền bá sự chuyên tâm, với bài kinh chánh, Kinh Pháp Hoa (Lotus Sūtra), mà ông cho là thể hiện tinh hoa của Phật giáo. Ông tự xem mình là người nối nghiệp trường T’ien T’ai, và là hiện thân của Bồ Tát mà trong kinh Liên Hoa đã nói đến, để bảo vệ những bài giảng trong thời mạt pháp (mappō). Có lẽ ông bị một dạng thiền của trường Tendai ảnh hưởng, một loại thiền chuyên kính ngưỡng, trì tụng Kinh Pháp Hoa, và việc nhiễu vòng quanh bản sao của kinh nầy .
Vào năm 1253, ông bắt đầu cuộc vận động để cải đạo Nhật Bản thành niềm tin Kinh Pháp Hoa. Ông xem một số thiên tai xảy ra là kết quả của quốc gia suy đồi, và tiên đoán sự xâm lăng của Mông Cổ vào năm 1274. Ông là một người yêu nước có nhiệm vụ cứu vớt Nhật Bản, ông nói rằng đất nước sẽ giàu mạnh khi người dân biết tôn kính Phật giáo chân chánh, và từ nơi đây sẽ bắt nguồn cho việc truyền bá đến khắp thế giới, đem lại một thời đại hoàng kim. Ông truyền bá sự “tự lực” dễ dàng cho mọi người cùng thực tập. Đó là tụng niệm câu “Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” (Na-mu myō-hō ren-ge-kyō), “Kính lễ Kinh Pháp Hoa của Pháp chân thật”, và chiêm nghiệm câu thần chú nầy được ghi lại trên cuộn giấy hay thẻ cây. Việc nầy sẽ hoạt hóa Phật tính, dẫn đến việc thăng hoa cá nhânxã hội, cuối cùng là đưa đến quả vị Phật. Trường Nichiren khiển trách tất cả các trường khác là những người xấu ác làm hư hoại đất nước, và nói rằng chính phủ cần dẹp sạch những trường nầy. 

Vì những trường nầy đã quên Đức Phật Śakyamuni của Kinh Pháp Hoa bằng cách nầy hay cách khác. Những trường Tịnh độ tôn sùng Đức Phật Amida tưởng tượng, những trường Zen thì ngưỡng mộ Đức Phật Śakyamuni trần tục, không phải Đức Phật Śakyamuni siêu phàm, và trường Shingon tôn thờ Đức Phật Vairocana. Nếu Shinran hỏi rằng niệm Phật (nembutsu) có đưa đến địa ngục không, thì Nichiren chắc chắn rằng có! Sự vạch mặt có hại như vậy thật là không có tính chất Phật giáo chút nào, và Nichiren là hình ảnh một nhà tiên tri của Kinh Cựu Ước hơn là một hiền triết của Phật giáo truyền thống. Lời tuyên bố chính thức của ông làm cho ông gần bị xử tử, và hai lần bị trục xuất. Ông nhận lãnh những khổ đau nầy trong tinh thần của một liệt sĩ, coi như đây là những kết quả nghiệp của ông và giúp ông thanh lọc bản thân mình. Hơn nữa, sự rao truyền giáo lý mạnh mẽ với kiểu cách lôi cuốn của ông, cũng như sự can đảm cá nhân đã thu hút rất nhiều người và họ đã thiết lập ra trường Nichiren.

Lịch sử sau nầy

Triều đại Ashikaga (1333-1573) là thời kỳ hỗn loạn với luật lệ của hai vị hoàng đế, và luật của các tướng quân (Shōguns) đối nghịch. Trong thời điểm nầy, trường Rinzai Zen có ảnh hưởng rất lớn. Các tu viện Zen là nơi trú ngụ của hòa bình, văn hóa, giáo dục và nghệ thuật, với trường Rinzai đỡ đầu cho những phát triển về hội hoạ, thuật viết chữ đẹp, điêu khắc, ấn bản, làm vườn, kiến trúc, văn chương, kịch nghệ và y học. 

Ryōyo (1341-1420), ở trường Tịnh độ (Jōdo-shū), phát triển ý tưởng rằng, Tịnh độ thật ra ở khắp mọi nơi, và ta chỉ có thể vào Tịnh độ bằng cách thay đổi quan điểm tinh thần ngay trong cuộc sống hơn là đợi đến lúc chết. Người sáng lập thứ hai của trường Tịnh độ chân tông (Jōdo-shin-shū), là Rennyo (1415-99), ông chống lại quan niệm hạnh kiểm đạo đức không liên quan gì đến những người có niềm tin nơi Đức Phật Amida. Ông nhấn mạnh rằng niềm tin chân thành với tâm trong sạch, và một đời sống đạo đức thể hiện sự biết ơn đối với Đức Phật Amida. Ông dạy rằng không nên chỉ trích các trường khác, nhưng chỉ Đức Phật Amida mới được tôn kính như là “Đức Phật đầu tiên” bao gồm tất cả các vị Phật khác. Nghĩa là Đức Phật Amida là biểu hiện của Pháp thân (Dharma body).

Jōdo-shin-shū trở nên những trung tâm tu viện vững chắc, với những tín đồ có vũ khí sẵn sàng hành động để bảo vệ niềm tin. Vào cuối thế kỷ của triều đại Ashikaga, trường phái nầy sắp xếp và dẫn đầu một số nông dân nổi loạn, và dành lấy quyền lực trong một vùng ở Nhật Bản

Trường Tendai và Shingon cũng có binh lính, vài người là tăng sĩ, và vào thế kỷ thứ mười sáu, Phật tử Nichiren tấn công cơ sở trung ương của trường Shin và Tendai. Hành động phi Phật tử như thế nầy có thể được xem là sản phẩm của thời kỳ bạo động, nơi mà quyền lực chính trị có đủ cho mọi ngườitham vọng xuất hiện bằng hành động.

Hai vị tướng quân (Shōguns) quyền uy đã chấm dứt việc các tu viện có binh lính, và dẫn đến kỷ nguyên của Tokugawa (1603-1867), khi đất nước được thống nhất dưới sự lãnh đạo độc tài của quân đội. Vào lúc nầy, Nhật Bản đóng cửa thông thương với thế giới bên ngoài, trừ vài người thương buôn. Vào thế kỷ thứ mười sáu, dân Bồ Đào Nha đã đem Thiên Chúa giáo đến Nhật Bản. Vài lãnh tụ ưa chuộng Thiên Chúa giáo như là vật ngăn trở đối với quyền hành của các tu viện Phật giáo, và đã truyền bá Thiên Chúa giáo bằng bạo lực. Bấy giờ, Thiên Chúa giáo bị ngược đãi một cách tàn nhẫn, bị xem là phương tiện của ảnh hưởng ngoại lai, và Thiên Chúa giáo trở nên một tôn giáo bí mật chỉ dành cho một số ít người.

Vào năm 1614, Phật giáo trở thành nhà thờ được chính thức hóa và là sức mạnh của chính quyền, với tất cả mọi người được ghi danh và theo thời khóa biểu để tham dự lễ ở tu viện gần nhất. Phật giáo không thiếu sự ủng hộ tài chánh, nhưng đã trở nên quá tiện nghilỗi thờiẢnh hưởng luật lệ của đẳng cấp quân nhân (samurai) chứa đựng những yếu tố phi Phật giáo, chẳng hạn như bắt buộc phải trả thù và không quý trọng mạng sống. Chủ nghĩa thế tục gia tăng khi người ta dọn đến những thành phố đang phát triển. Tuy nhiên, sự uyên bác của Phật giáo vẫn tiếp tục, các trường Nguyên Thủyvẫn hoạt động, và vị thầy của trường Rinzai, Hakuin (1685-1768) đã làm sống lại việc sử dụng công án (kōan) và đã giảng vô số bài phổ biếnVị cư sĩ Zen, Bashō (1644-94) cũng phổ biến hóa thơ Bài cú (Haiku) mười bảy âm tiết như là một hình thức nghệ thuật tôn giáo.

Lịch sử sau nầy và sự truyền bá Phật giáo

Ảnh hưởng của Khổng giáo canh tân gia tăng và được xem là lý tưởng chung cho cả đất nước, tuy vậy, từ thế kỷ thứ mười tám, một dạng mới của Thần Đạo (Shintō) bắt đầu phát triển như là “tôn giáo chân chánh” của người Nhật, một biểu hiện của sự tự nhiêntrong sạch của tín ngưỡng không giống “tính chất giả tạo” của ngoại đạo như Phật giáoKhổng giáo. Sự phát triển Thần đạo lên đến cực điểm và một cuộc đảo chính đã làm chấm dứt triều đại Tokugawa Shōgunate đã ủng hộ những truyền thống ngoại đạo. Quyền hành trở lại trong tay của hoàng đế, được xem là một Kami đến từ vị nữ thần mặt trời. Sau đó không lâu, Nhật Bản mở cửa cho ảnh hưởng Tây phương.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22992)
Trong quyển sách này, ngài Dhammika giải đáp những thắc mắc về giáo huấn của Đức Phật mà người ta thường nêu lên để hỏi ngài. Lối trả lời của ngài thật là chính xác, rõ ràngminh bạch.
(Xem: 22503)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
(Xem: 21777)
Khi từ bỏ những nơi chốn không thuận lợi, những cảm xúc hỗn loạn dần dần phai nhạt; Khi không có những phóng dật, các hoạt động tích cực phát triển một cách tự nhiên...
(Xem: 23359)
Tinh tấn có ba phương diện. Phương diện thứ nhất được gọi là “tinh tấn giống như áo giáp,” là để phát triển một dũng khíchịu đựng đầy hoan hỉ...
(Xem: 21203)
“Phật” không phải là một tên riêng, mà là một danh hiệu chỉ định “một người tỉnh thức” hay “một người giác ngộ.” Về tâm linh, điều này ngụ ý rằng phần đông chúng ta được xem như là “đang ngủ”...
(Xem: 21794)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22261)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23642)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20467)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 20072)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21960)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24780)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 19017)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 31013)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 24014)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27792)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26558)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 38181)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18817)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18450)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 20010)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 19066)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23207)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 22956)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 18737)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15865)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18878)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19708)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20186)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19973)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18146)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 16444)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16946)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 39299)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 26119)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 20131)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18880)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 24099)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 29176)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22926)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30992)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 21044)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26885)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20702)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26288)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23356)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19840)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 15849)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 19883)
Chân lý tự chứng (bản thân của Thực Tại) thì không phải một, không phải hai (bất nhị). Do năng lực tự chứng này mà (Thực Tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ khác...
(Xem: 29003)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 20719)
Chính tínniềm tin chân chính, chính xác, là sự tin hiểu chính thống, là sự tin tưởnghành trì ngay thẳng, là sự tin tưởng và nương tựa đúng đắn.
(Xem: 19470)
Để phát Tâm Bồ đề (The spirit of enlightenment; bodhicitta-sanskrit), bạn trước nhất phải phát triển tâm bình đẳng ( equanimity: tâm bình đẳng, tâm xả) đối với tất cả hữu - tình...
(Xem: 30551)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứutu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
(Xem: 36476)
Hòa Thượng Tịnh Không, chủ giảng những bài pháp thoại của tập sách này, hiện nay là một danh tăng của Phật giáo thế giới, người có công làm phát triển Phật giáo phương Tây...
(Xem: 33276)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
(Xem: 35612)
Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Ðại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Ðề tâm và tu tập Bồ Tát hạnh.
(Xem: 21014)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết họcthi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nởẤn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
(Xem: 21947)
Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo.
(Xem: 25287)
Các Phật tử, Bồ Tát ban sơ phát Bồ Đề tâm, ví như biển lớn lúc ban đầu từ từ sinh khởi, phải hiểu đó là chỗ chứa cho các châu báu như ý giá trị từ hạ trung thượng cho đến vô giá...
(Xem: 25820)
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, là một trong số rất nhiều tác phẩm của Bồ Tát THẾ THÂN thuyết minh, được các Thánh giả kết tập thành Tạng Luận trong Tam tạng Thánh giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant