Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

02. Điều Giới Tránh Xa Sự Trộm Cắp

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 7126)
02. Điều Giới Tránh Xa Sự Trộm Cắp

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển III:
Hành Giới

PHẦN I: GIỚI CỦA NGƯỜI TẠI GIA


Ngũ Giới Là Thường Giới (Pañcasīla Niccasīla)

2- Điều Giới Tránh Xa Sự Trộm Cắp

Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

* Nghĩa phân tích chữ:

─ Adinnādānā = A + dinna + ādānā

A: Không, không được phép.

Dinna: Của cải, tài sản mà chủ nhân cho phép.

Ādānā: Lấy, chiếm đoạt.

─ Veramaṇisikkhāpadaṃ = Veramaṇī + sikkhāpadaṃ

Veramaṇī: Tác ý tránh xa.

Sikkhāpadaṃ: Điều giới, giới.

─ Samādiyāmi: Con xin thọ trì.

Adinnādānā: Lấy, chiếm đoạt của cải, tài sản mà chủ nhân không cho phép hoặc chủ nhân đang giữ gìn.

Người lấy, chiếm đoạt của cải, tài sản mà người chủ không cho, bằng cách trộm cắp, cướp giật, lường gạt, đánh tráo, v.v… đều bị phạm điều giới trộm cắp.

* Nghĩa tổng hợp:

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp.

Chi Pháp Phạm Điều Giới Trộm Cắp

Người phạm điều giới trộm cắp cần phải hợp đủ 5 chi pháp:

1- Của cải có chủ giữ gìn (parapariggahitaṃ).

2- Biết rõ của cải có chủ giữ gìn (parapariggahitasaññitā).

3- Tâm nghĩ trộm cắp (theyyacittaṃ).

4- Cố gắng trộm cắp (payogo).

5- Lấy được của cải ấy do sự cố gắng (avahāro).

Nếu hội đủ 5 chi pháp này, thì gọi là phạm điều giới trộm cắp. Nếu thiếu 1 trong 5 chi, thì không thể gọi là phạm điều giới trộm cắp.

Giảng Giải Về Sự Trộm Cắp

Của cải: Đó là các thứ tài sản tiền của, vàng bạc châu báu,…; các thú vật như voi, ngựa, trâu, bò,…; các thứ sở hữu trí tuệ,… là những thứ của cải giá trị có chủ.

Tâm nghĩ trộm cắp có 2 cách:

1- Bằng thân, tự mình chiếm đoạt của cải người khác.

2- Bằng khẩu, dùng lời nói lường gạt, hoặc sai khiến người chiếm đoạt của cải người khác.

Cố gắng trộm cắp có 6 cách:

1- Do chính mình trộm cắp của cải người khác.

2- Sai khiến người trộm cắp của cải người khác.

3- Ném hàng hóa, đồ đạc qua các trạm thu thuế, cửa khẩu… để trốn thuế.

4- Sai khiến người rằng: “Chờ có cơ hội hãy trộm cắp của cải ấy” không hạn định thời gian.

5- Dùng bùa chú, thuốc mê làm cho người chủ mê muội, rồi chiếm đoạt của cải.

6- Dùng thần thông lấy nước hồ để uống (trường hợp vị Sadi xin nước hồ để uống, Long Vương giữ hồ không cho; vị Sadi này dùng thần thông để lấy nước hồ uống. Trường hợp này không gọi là trộm cắp, vì người chủ là Long Vương giữ hồ, và lượng nước hao tốn không đáng kể).

Tội Nặng - Tội Nhẹ Của Sự Trộm Cắp

Tội nặng - tội nhẹ của sự trộm cắp được căn cứ vào giá trị của cải, tài sản nhiều hoặc ít; và căn cứ vào chủ nhân có giới đức hoặc không có giới đức.

Trộm cắp của cải, tài sảngiá trị nhiều, thì tội nặng.

Trộm cắp của cải, tài sảngiá trị ít, thì tội nhẹ.

Trộm cắp của cải, tài sản của bậc xuất gia Sadi, Tỳ khưu, thì tội nặng.

Trộm cắp của cải, tài sản của người tại gia cư sĩ, thì tội nhẹ.

Trộm cắp của cải, tài sản của cá nhân, thì tội nhẹ.

Trộm cắp của cải, tài sản của chung, của nhà nước, thì tội nặng.

Trộm cắp của cải, tài sản của bậc Thánh Nhân, thì tội nặng.

Trộm cắp của cải, tài sản của hạng phàm nhân, thì tội nhẹ.

Trộm cắp của cải, tài sản của chư Đại đức Tăng, thì tội nặng hơn cả.

25 Cách Trộm Cắp

25 cách trộm cắp được chia ra làm 5 phần, mỗi phần có 5 cách.

1- Nānābhaṇḍa pañcaka: Trộm cắp của cải nhiều loại và các thứ tài sản, có 5 cách.

1. 1 Ādiyana adinnādāna: Một người muốn chiếm đoạt của cải, tài sản như đất đai, nhà cửa,… của người khác, bằng cách thưa kiện ra tòa. Trường hợp này người có mưu đồ chiếm đoạt tài sản của người chủ mà không liên quan đến nợ nần, tài sản thế chấp, mà đó chỉ là mưu đồ muốn làm chủ (chiếm đoạt) đất đai tài sản hoặc nhà cửa người khác.

Việc ra tòa xét xử lâu ngày, khiến cho người chủ nản lòng, có ý nghĩ buông bỏ tài sản ấy rằng: “Tài sản của ta, chắc chắn sẽ thuộc về của người khác rồi.

Như vậy, người có mưu đồ chiếm đoạt của cải, tài sản (đất đai, nhà cửa,…) của người khác hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp.

1. 2 Haraṇa adinnādāna: Một người làm thuê mang của cải người khác đến một nơi đã định. Trong khi đang mang của cải đi trên đường, người ấy phát sinh tâm tham, muốn chiếm đoạt làm của mình. Khi tâm nghĩ trộm cắp phát sinh, người ấy chỉ cần di chuyển của cải ấy rời khỏi chỗ cũ chút đỉnh, ví dụ như từ vai phải sang vai trái, hoặc từ tay phải sang tay trái.

Như vậy, người làm thuê mang của cải ấy hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp.

1. 3 Avaharaṇa adinnādāna: Ông A nhận giữ hộ của cải của ông B; về sau, ông B đến gặp ông A xin lấy lại những thứ của cải mà trước đây ông B đã gửi gắm nhờ ông A giữ hộ. Ông A có tâm tham muốn chiếm đoạt của cải của ông B, nên ông A đã phủ nhận rằng:

─ Tôi chưa bao giờ nhận giữ hộ của cải của ông.

Khi ông B, người chủ của cải không còn hy vọng lấy lại của cải của mình, và nghĩ rằng: “Của cải mà ta đem gởi cho ông A giữ hộ trước kia, bây giờ xem như đã mất rồi.

Như vậy, ông A nhận giữ hộ của cải của ông B, rồi chiếm đoạt của cải ấy, ông A hội đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp.

1. 4 Iriyāpatha vikopana adinnādāna: Chủ nhân đang ngồi hoặc đang nằm, hoặc đang đứng,… tại nơi của cải, tài sản của mình. Người trộm cướp muốn chiếm đoạt số của cải, tài sản ấy, nên đã hăm dọa người chủ nhân phải rời khỏi nơi ấy, để y chiếm đoạt của cải ấy. Khi bắt buộc chủ nhân phải rời khỏi nơi ấy, dù 1-2 bước, thì người trộm cướp ấy hội đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp.

1. 5 Ṭhānācāvana adinnādāna: Các báu vật mà chủ nhân đặt để một nơi, kẻ trộm cướp nhìn thấy, phát sinh tâm tham, muốn trộm cắp báu vật ấy; kẻ ấy chỉ cần di chuyển báu vật ấy rời khỏi vị trí chỗ cũ chút ít, thì kẻ ấy hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp.

2- Ekabhanda pañcaka: Trộm cắp những sinh vật có sinh mạng, có 5 cách.

2. 1 Ādiyana adinnādāna: Người muốn chiếm đoạt những sinh vật có sinh mạng như các loài gia súc của người khác, bằng cách thưa kiện. Đến khi chủ nhân của các loài gia súc kia nản lòng buông bỏ và nghĩ rằng: “Đàn gia súc của ta chắc chắn sẽ thuộc về người khác rồi.

Như vậy, người chiếm đoạt hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp.

2. 2 Haraṇa adinnādāna: Một người làm thuê dắt con bò đi đến một nơi đã định. Trên đường đi, người ấy phát sinh tâm tham, muốn chiếm đoạt con bò ấy trở thành của mình.

Sau khi suy nghĩ xong, người ấy chỉ cần dắt bò đi theo con đường khác hoặc có ý trao từ tay này sang tay khác.

Như vậy, người làm thuê ấy đã hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp.

2. 3 Avaharaṇa adinnādāna: Ông A nhận giữ hộ con bò của ông B. Về sau, ông B đến gặp ông A xin nhận lại con bò mà trước đây ông đã nhờ ông A giữ hộ. Nhưng ông A có tâm tham, muốn chiếm đoạt con bò của ông B, nên ông A đã phủ nhận rằng:

─ Tôi chưa bao giờ nhận giữ hộ con bò của ông.

Khi ông B không còn hy vọng nhận lại con bò của mình được nữa, thì nghĩ rằng: “Chắc chắn ta không thể lấy lại con bò được rồi”.

Như vậy, ông A đã nhận giữ hộ con bò mà không chịu trả lại, hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp.

2. 4 Iriyāpatha vikopana adinnādāna: Người, hoặc trâu, bò,… đang đi, đứng, nằm, tại một địa điểm nào đó; người có tâm tham muốn bắt cóc người để vụ lợi, hoặc bắt trộm trâu, bò dắt đi bán,… Khi người, hoặc trâu, bò chỉ cần bị di chuyển 1-2 bước khỏi nơi ấy mà thôi, là người ấy đã hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp.

2. 5 Ṭhānācāvana adinnādāna: Chủ nhân đang nhốt trâu, bò ở trong chuồng. Người có tâm tham, muốn dắt trộm trâu, bò ra khỏi chuồng. Khi trâu, bò bị dắt ra khỏi chuồng 1-2 bước mà thôi, là người ấy đã hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp.

3- Sahatthika pañcaka: Chính tự mình trộm cắp, có 5 cách.

3. 1 Sahatthika adinnādāna: Chính tự mình trộm cắp của cải, tài sản của người khác.

Như vậy, người ấy hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp.

3. 2 Āṇattika adinnādāna: Sai khiến người khác đi trộm cắp của cải, tài sản của người khác. Và người bị sai đi đã trộm cắp của cải, tài sản ấy.

Như vậy, người sai khiến hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp, và người bị sai cũng phạm điều giới trộm cắp.

3. 3 Nissaggiya adinnādāna: Giấu hàng hóa để trốn thuế.

Như vậy, người giấu hàng hóa ấy hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp.

3. 4 Atthasādhaka adinnādāna: Người ra lệnh cho nhóm bộ hạ tay sai đi trộm cắp của cải của người khác, nếu khi có cơ hội, không hạn định thời gian. Và nhóm bộ hạ đã đi trộm cắp của cải ấy.

Như vậy, người ra lệnh phạm điều giới trộm cắp, và nhóm bộ hạ cũng phạm điều giới trộm cắp.

3. 5 Dhuranikkhepa adinnādāna: Người vay mượn tiền của người khác; hoặc nhận lãnh cất giữ tài sản của cải của người khác. Khi người chủ nhân đến đòi nợ; hoặc xin nhận lại tài sản của cải đã gửi gắm. Người vay mượn (con nợ) hoặc người nhận lãnh cất giữ của cải từ chối rằng:

Tôi không hề vay mượn tiền của của ông, hoặc tôi không hề nhận lãnh cất giữ tài sản của cải cho ông.

Người chủ nhân quyết định buông bỏ rằng: “Tiền của, hoặc tài sản của cải của ta chắc chắn đã bị người ấy chiếm đoạt rồi”.

Ngay khi ấy, người vay mượn tiền của, hoặc người nhận lãnh cất giữ của cải mà không trả lại, hợp đủ 5 chi pháp phạm điều giới trộm cắp.

4- Pubbapayoya pañcaka: Phạm điều giới trộm cắp trước khi lấy trộm tài sản, của cải của người khác, có 5 cách.

4. 1 Pubbapayoya adinnādāna: Người ra lệnh cho người khác đi trộm cắp rằng: Bằng mọi cách ngươi phải trộm cắp cho được của cải ấy. Khi ra lệnh xong, người ấy phạm điều giới trộm cắp ngay khi ấy.

4. 2 Sahapayoya adinnādāna: Người nào phát sinh tâm trộm cắp tài sản, của cải của người khác, đồng thời cố gắng di chuyển tài sản, của cải ra khỏi chỗ cũ; người ấy phạm điều giới trộm cắp. Người nào phát sinh tâm gian lận, lấn chiếm đất đai của người khác, đồng thời cố gắng dời cột mốc ranh giới sang phần đất của người bên cạnh. Người ấy phạm điều giới trộm cắp.

4. 3 Saṃvidāvahāra adinnādāna: Một nhóm người (từ 2 người trở lên) hợp thành nhóm cùng nhau đi trộm cướp. Trong nhóm người ấy, nếu có một người nào trộm cướp được của cải, tài sản của người khác, thì cả nhóm người ấy đều phạm điều giới trộm cắp.

4. 4 Saṅketakamma adinnādāna: Người sai khiến bọn tay sai đi trộm cắp, có quy định thời gian rõ ràng, ví dụ vào lúc nửa đêm 24 giờ chẳng hạn.

- Nếu bọn tay sai thực hiện hành động trộm cắp đúng theo giờ quy định (24 giờ), thì người sai khiến phạm điều giới trộm cắp, và bọn tay sai cũng phạm điều giới trộm cắp.

- Nếu bọn tay sai thực hiện hành động trộm cắp vào lúc thời gian sớm hoặc muộn hơn thời gian quy định (trước hoặc sau 24 giờ), thì người sai khiến không phạm điều giới trộm cắp; chỉ có bọn tay sai phạm điều giới trộm cắp mà thôi.

4. 5 Nimittakamma adinnādāna: Người sai khiến bọn tay sai đi trộm cắp, theo hiệu lệnh như vỗ tay, huýt sáo (huýt gió)… để thực hiện hành động trộm cắp.

- Nếu bọn tay sai thực hiện hành động trộm cắp đúng theo hiệu lệnh, thì người sai khiến phạm điều giới trộm cắp, và bọn tay sai cũng phạm điều giới trộm cắp.

- Nếu bọn tay sai thực hiện hành động trộm cắp mà không theo hiệu lệnh đã quy định, thì người sai khiến không phạm điều giới trộm cắp; chỉ có bọn tay sai phạm điều giới trộm cắp mà thôi.

5- Theyyāvahāra pañcaka: Trộm cắp bằng cách lừa bịp, có 5 cách.

5. 1 Theyyāvahāra adinnādāna: Người bán hàng cân hàng hóa thiếu, bán đồ giả, buôn bán hàng lậu, trốn thuế,… người ấy phạm điều giới trộm cắp.

5. 2 Pasayhāra adinnādāna: Người dùng vũ khí (súng, dao,…) để hăm dọa người khác, bắt buộc người khác phải trao của cải, vàng bạc,… Người ấy phạm điều giới trộm cắp.

5. 3 Parikappāvahāra adinnādāna: Người muốn trộm cắp một thứ nào đó, dù đã được thứ ấy, hoặc được một thứ nào khác, mà vẫn hài lòng, thì người ấy phạm điều giới trộm cắp.

5. 4 Paṭicchannāvahāra adinnādāna: Một người vào nhà người khác nhìn thấy món đồ quý giá (nhẫn kim cương, hột xoàn, v.v…) mà người chủ để trên bàn. Người ấy phát sinh tâm tham, muốn chiếm đoạt món đồ ấy trở thành của mình, nên đã lấy món đồ ấy đem giấu kín một nơi khác, chờ cơ hội người chủ đi khỏi nơi đó, mới lấy món đồ ấy đem đi. Trong khi lấy món đồ ấy đem giấu kín một nơi, người ấy chưa phạm điều giới trộm cắp. Đến khi người chủ tìm không thấy món đồ của mình, do công việc gấp phải đi khỏi nơi đó và có ý định sau khi xong công việc sẽ trở lại tìm kỹ hơn.

Khi người chủ rời khỏi nơi đó rồi, người trộm cắp lấy món đồ ấy, người ấy phạm điều giới trộm cắp.

5. 5 Kusāvahāra adinnādāna: Trộm cắp lấy món đồ quý giá của người khác rồi thay thế vào đó món đồ không giá trị của mình.

Ví dụ: Một người lấy chiếc đồng hồ đắt giá của người khác, rồi thay thế vào đó một chiếc đồng hồ xấu, rẻ tiền của mình; hoặc có hai gói đồ, một gói có tên của mình và một gói là tên của người khác. Người ấy nhìn thấy gói đồ có tên của người khác gồm các món đồ quý giá, còn gói đồ có tên của mình gồm các món đồ tầm thường; người ấy liền bóc cái nhãn ghi tên của mình gắn vào gói đồ dùng của người khác, và bóc cái nhãn có ghi tên của người khác gắn vào gói đồ dùng của mình, v.v…

Người có tâm tham thay đổi món đồ xấu lấy đồ tốt, hoặc thay đổi tên của mình thế vào chỗ tên của người khác,… người ấy phạm điều giới trộm cắp.

Phạm Điều Giới - Không Phạm Điều Giới Trộm Cắp

Để nhận định có phạm điều giới hay không phạm điều giới trộm cắp đều căn cứ vào tác ý (cetanā). Nếu có tác ý bất thiện (tác ý ác) cộng với hợp đủ chi của giới, thì bị phạm điều giới; còn nếu có tác ý bất thiện mà không đủ chi của giới, thì không phạm điều giới.

Ví dụ: Nhìn thấy con mèo bắt cắn cổ con gà chết của người khác, rồi người ấy bắt buộc con mèo thả con gà ra để cho y ăn thịt, mà không cho con mèo ăn thịt con gà. Vậy, người ấy đã phạm điều giới trộm cắp.

Nhưng khi nhìn thấy con mèo bắt con gà còn sống, người ấy bắt buộc con mèo thả con gà, để cứu mạng con gà, không cho con mèo ăn thịt con gà. Vậy, người ấy không phạm điều giới trộm cắp, mà còn tạo được phước thiện cứu mạng.

Trường hợp ông Bàlamôn Doṇa là người đứng ra làm trung gian phân chia Xá lợi của Đức Phật Gotama cho các nước lớn; Đức vua mỗi nước thỉnh Xá lợi Phật đem về, rồi tạo ngôi Tháp Bảo để tôn thờ Xá lợi Đức Phật. Trong khi phân chia Xá lợi Phật, ông Bàlamôn Doṇa thỉnh ‘Xá lợi Răng Nhọn’ giấu kín trên đầu tóc của mình, để tôn thờ.

Đức vua Sakka([3]) trên cõi trời Tam Thập Tam Thiên nhìn thấy, suy xét rằng: “Ông Bàlamôn Doṇa không thể có một ngôi Tháp Bảo xứng đáng để tôn thờ Xá lợi Răng Nhọn của Đức Phật. Ta nên hiện xuống thỉnh Xá lợi Răng Nhọn về cõi trời này”.

Suy nghĩ xong, Đức vua trời Sakka hiện xuống cõi người, thỉnh ‘Xá lợi Răng Nhọn’ từ trên đầu tóc của ông Bàlamôn Doṇa, mà ông chẳng hề hay biết. Đức vua trời Sakka thỉnh về tôn thờ trong ngôi Bảo Tháp Cūḷāmaṇī tại cõi trời Tam Thập Tam Thiên, để cho toàn thể chư thiên lễ bái cúng dường.

Như vậy, Đức vua trời Sakka không thể phạm điều giới trộm cắp, bởi vì Đức vua trời (là bậc Thánh Nhập Lưu) có tác ý thiện, có giới hoàn toàn trong sạchtrọn vẹn, nên không có tội, chỉ có nhiều phước thiện cao thượng mà thôi.

Cho nên phạm điều giới hay không phạm điều giới được căn cứ vào tác ý (cetanā) là chính. Nếu có tác ý bất thiện (tác ý ác) rồi tạo nên ác nghiệp do thân hoặc khẩu, thì gọi là phạm điều giới; ngược lại, nếu có tác ý thiện rồi tạo nên thiện nghiệp do thân hoặc khẩu, thì không phạm điều giới, không có tội, chỉ có phước thiện mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3497)
Có những bài tán nghe qua là hiểu liền nội dung; nhưng cũng có những bài tán rất khó hiểu, không biết lý do vì sao? Trong đó có bài tán “Chiên Đàn” là một.
(Xem: 7355)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên.
(Xem: 4525)
Nhà nghiên cứu phật học K.SCHMIDT1 đã có lần nêu lên những điểm tương đồng giữa tri thức luận của Kant và của Phật học,
(Xem: 4579)
Theo đức Phật, vũ trụ không có khởi nguyên, không có tận cùng và khoảng không vũ trụ vốn vô tận, gồm vô số thế giới như cát sông Hằng (Gangânadivâlukopama).
(Xem: 7352)
Phàm tất cả vạn pháp, vạn hữu trong vũ trụ được sanh ra và có mặt trên thế gian này đều có nguyên nhân, nguyên do đầu mối của nó.
(Xem: 2970)
Chữ khám phá ở đây rất chính xác. Không có sự truyền giáo của đạo Phật đến người Tây phương. Và, tuy người Âu châu khám phá đạo Phật rất trễ, nhưng đó là sự khám phá vô cùng lý thú.
(Xem: 12221)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 4000)
“Nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa” là một đề tài có phạm trù không rộng lắm, nên ít có người khảo sát và nguồn tư liệu về nó cũng rất hạn chế.
(Xem: 3814)
Những gợi ý dưới đây có thể giúp chúng ta lĩnh hội được ý nghĩa thâm sâu, khó hiểu của kinh một cách hiệu quả, đồng thời giữ gìn sự trung thực với nội dung của ý kinh.
(Xem: 4229)
Giải thoát nghĩa là cởi mở những dây ràng buộc mình vào một hoàn cảnh đau khổ nghịch ý.
(Xem: 3691)
Trong hệ thống kinh tạng Đại thừa, Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng và phổ biến nhất.
(Xem: 5071)
Niết-bàn (Nirvana, Nibbana) là khái niệm của Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhậnThượng Đế, có thần, có linh hồn trường cửu.
(Xem: 6695)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 4013)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay. Ví như ngài Huyền Trang ngày xưa tuyển dịch nhiều bài Tâm kinh như thế này để ...
(Xem: 4130)
Như Lai ngài đã du hành Đạo lộ tối thắng vượt trên các ca tụng Nhưng với tâm tôn kínhhoan hỷ Tôi sẽ ca tụng Đấng vượt trên ca tụng.
(Xem: 5345)
Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 3792)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả
(Xem: 4539)
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia.
(Xem: 3561)
Sống chếtvấn đề lớn nhất của đời người. Trong đạo Phật, chữ sanh tử (sống chết) là một từ được nhắc đến thuộc loại nhiều nhất
(Xem: 3935)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương.
(Xem: 4397)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian như mặt trời phá tan màn đêm u tối. Giáo pháp của Ngài đã mang lại những giá trị phổ quát cho...
(Xem: 5396)
Khái niệm Niết-Bàn không phải là sản phẩm bắt nguồn từ Phật Giáo, mà nó đã xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch.
(Xem: 3847)
Quán Thế Âm tiếng Sanskrit là Avalokitésvara. Thuật ngữ Avalokitésvara vốn bắt nguồn từ hai chữ Avalokita và isvara
(Xem: 3942)
Trong khi thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, chiến tranh, khủng bố, thù hận diễn ra khắp nơi, mâu thuẩn chính trị, kinh tế, và văn hóa luôn là vấn đề nan giải.
(Xem: 3880)
Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
(Xem: 4832)
Thiên Trúc (天竺) là tên mà người Trung Quốc thường gọi cho Ấn Độ cổ đại. Nó cũng được dịch “Trung tâm của cõi trời”, (nghĩa là trung tâm tinh thần);
(Xem: 4531)
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
(Xem: 4272)
Đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Hiện tại chúng ta sống trong thời đại gọi là “Mạt Pháp”, trong đó ta không thể nào thấy Đức Phật thực sự được nữa.
(Xem: 3844)
Pháp thân của chư Phật, là muốn nhấn mạnh đến loại pháp thân không còn ẩn tàng trong thân ngũ uẩn như pháp thân của chúng sinh.
(Xem: 4647)
Giáo lý Tam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừaTrung QuốcNhật Bản chấp nhận hiện nay
(Xem: 4214)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau.
(Xem: 6119)
Ngày nay, chúng ta thấy hầu hết các ảnh, tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều được tạo hình có tóc, điều này khiến
(Xem: 4611)
“Chiếc đồng hồ của tôi không đánh số 1 đến 12 mà chỉ có ‘now’, ‘now’, ‘now’ để nhắc nhở rằng ta đang sống”,
(Xem: 4957)
Trong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ).
(Xem: 4197)
Về tiểu sửcông nghiệp của Huyền Trang (602-664) chúng ta đã có phần viết riêng trong phần phụ lục của sách Kinh Phật
(Xem: 4830)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới...
(Xem: 5673)
Khi Bồ-tát Long Thọ nói “bất sanh bất diệt” thì hẳn nhiên trước đó phải có cái gì đó có sanh và diệt.
(Xem: 3656)
Trong nghĩa đơn giản nhất, tu Hạnh Bồ Tát là những người ra sức hoằng pháp và không muốn Chánh pháp bị đoạn đứt, bất kể người này có thọ giới Bồ Tát hay không.
(Xem: 4051)
Bài viết này sẽ khảo sát về Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay.
(Xem: 4594)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa.
(Xem: 5289)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta.
(Xem: 3151)
Thiền học là một môn học nhằm mục đích đào luyện trí tuệ để được giác ngộgiải thoát sanh tử mong đạt đến niết bàn tịch tịnh
(Xem: 4768)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài
(Xem: 4564)
Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen
(Xem: 4303)
Phật giáo Đại thừa có cách nhìn nhận mới về đức Phật và lời dạy của ngài.
(Xem: 4751)
Đức Phật Thích Ca là một đức Phật lịch sử xuất hiện giữa thế gian để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc giải thoát.
(Xem: 4499)
Con người được sanh ra từ đâu là một nghi vấn vô cùng nan giải cho tất cả mọi giới và mãi cho đến thế kỷ 21 này vấn đề con người vẫn còn phức tạp chưa được ai minh chứng cụ thể.
(Xem: 4608)
Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia.
(Xem: 7231)
Cuộc sống biến đổi không ngừng, mỗi một thời gian, mỗi một thế hệ có cách sống và nghĩ suy ứng xử có khác nhau.
(Xem: 5216)
Trước hết, thời gian vật lý là khách quan và tồn tại bên ngoài tâm trí con người và là một phần của thế giới tự nhiên, thứ hai, thời gian tâm lý chủ quan và có sự tồn tại phụ thuộc vào ý thức.
(Xem: 5011)
Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình.
(Xem: 4600)
Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.
(Xem: 5621)
Ngạ quỷ nghe kinh là một trong những đề tài khá quen thuộc trong kinh Phật. Người phàm thì không ai thấy loài ngạ quỷ, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
(Xem: 5282)
Từ thế kỷ trước, người ta đã tìm được rải rác các thủ cảo (manuscripts) kinh Phật cổ xưa nhất viết bằng văn tự Kharosthi chôn ở các di tích Phật giáo ở Gandhāra, Bắc Afghanistan.
(Xem: 4164)
Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm trước của Phật Giáo và văn bản cổ này đã giúp cho chúng ta ...
(Xem: 6024)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 4722)
Trước hết xin giới thiệu sơ lược những nét chính của hai bộ kinh Đại thừa lớn ở Ấn Độ mà chúng đã trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo Đông Á.
(Xem: 4885)
Từ khi Đức Như Lai Thế Tôn thị hiện cho đến hiện tại là 2019, theo dòng thời gian tính đếm của thế nhân thì cũng đã gần 2600 năm.
(Xem: 5495)
Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva) là con của vua Surastra, sinh vào khoảng thế kỷ thứ VII ở Sri Nagara thuộc miền Nam nước Ấn.
(Xem: 5625)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant