Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

13. Mười Căn Bản Của Hành Động Công Đức: Nhóm Giới Hạnh

08 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 10137)
13. Mười Căn Bản Của Hành Động Công Đức: Nhóm Giới Hạnh

GIÁO TRÌNH PHẬT HỌC
(BUDDHISM COURSE)
Chan Khoon San
Biên dịch: Lê Kim Kha
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2011

XIII

MƯỜI CĂN BẢN CỦA

HÀNH ĐỘNG CÔNG ĐỨC

 

PHẦN HAI: NHÓM GIỚI HẠNH (SILA)

NỘI DUNG

  1. Định Nghĩa Về Giới Hạnh (Sila)
  2. Tính Chất, Chức Năng, Sự Thể Hiện & Nguyên Nhân Kề Cận Của Đức Hạnh
  3. Giới Hạnh Đối Với Phật Tử Tại Gia
  4. Năm Giới Hạnh & Những Giới Hạnh Của Bát Chánh Đạo
  5. Tám Giới Hạnh
  6. Mười Giới Hạnh
  7. Những Phẩm Cấp & Những Loại Giới Hạnh
  8. Những Ích Lợi Của Giới Hạnh Đạo Đức
  9. Sự Tôn Kính (Apacayana)
10. Sự Lễ Phép & Phụng Sự Người Khác (Veyyavacca)
11. Sách & Tài Liệu Tham Khảo

 

 

  1. 1. Định Nghĩa Giới Hạnh Đạo Đức (Sila)

 

Giới hạnh đạo đức (Sila)nền tảng của tất cả mọi hành động công đức. Điều này là do khi hành vi cố ý hay ý hành làm việc gì mà không có đức hạnh thì sẽ thiếu đi những yếu tố Không Tham, Không Sân, Không Si, là 3 căn gốc cần thiết để tạo nên công đức. Ngay cả hành động bố thí, nếu cả hai người cho và người nhận đều thiếu đức hạnh, thì kết quả sẽ chẳng được lợi ích gì nhiều. Đức Hạnh hay đạo đức được định nghĩa như sau:

 

 

(a) Đức Hạnh về Ý Hành, về Kiêng Cử & về Thực Hiện

 

Theo như Bát Chánh Đạo, có 3 phần tạo nên những chuẩn mực về Đức Hạnh, đó là:

 

  • Chánh Nghiệp, là hành động đúng đắn, kiêng cử những hành động sai trái như sát sinh, ăn cắp, tà dâm.
  • Chánh Ngữ, lời nói đúng đắn, kiêng cử những lời nói sai trái, tà ngôn, tà ngữ, như là không nói dối, không nói lời vu khống, không nói lời lăng mạ, sỉ nhục, không nói chuyện tầm phào, vô ích.
  • Chánh Mạng, là nghề nghiệp, công việc làm ăn chân chính đúng đắn; kiêng cử những công việc, nghề nghiệp sai trái, thất đức, trái đạo lý, như là không buôn bán vũ khí giết chóc, không buôn bán thịt động vật, rượu hay những chất độc hại, thuốc chất độc hay làm bất cứ nghề nghiệp, công việc gì mà phải dùng những hành động sai trái, lời ăn tiếng nói sai trái.

 

Ba (3) yếu tố tinh thần Chánh Nghiệp, Chánh Ngữ, Chánh Mạng được gọi là Ba Đức Hạnh về Kiêng Cử. Những tâm ý, ý định hay ý hành đi theo thì được gọi là Đức Hạnh về Ý Hành, tức Giới Hạnh về tâm ý trong hành vi. Ý hành giúp cho một người thực hiện bổn phận đối với những người lớn tuổi, những người thầy bằng cách Tôn KínhPhục vụ hay Phụng sự, thì được gọi là Đức Hạnh về Thực Hiện.

 

 

(b) Đức Hạnh Không Tham, Không Sân, Không Si

 

  • Lòng tham khiến con người muốn có được thêm nhiều tài sản, khoái lạc, muốn chiếm hữu thêm nhiều. Khi một người dẹp bỏ tâm tham dục bằng nỗ lực tinh tấn, thì sẽ khởi sinh ý hành dẹp bỏ không tham hay vô tham. Những yếu tố này được gọi là Đức Hạnh.
  • Sân hận, thù ghét khiến con người muốn hãm hại người khác, làm khởi sinh ra những tư tưởng sai trái hay ác ý. Khi một người dẹp bỏ những tâm sân hận bằng nỗ lực tinh tấn, thì sẽ khởi sinh ý hành dẹp bỏkhông sân hay vô sân. Những yếu tố này được gọi là Đức Hạnh.
  • Si mê, mù quáng khiến con người tin rằng có một linh hồn bất diệt, thường hằng, hoặc không tin vào Quy Luật về Nghiệp (Kamma), làm khởi sinh những tư tưởng sai lầm, hay tà kiến. Khi một người dẹp bỏ những niềm tin sai lạc đó bằng nỗ lực tinh tấn, thì sẽ khởi sinh ý hành dẹp bỏ không si hay vô si. Những yếu tố này được gọi là Đức Hạnh.

 

 

Những loại Đức Hạnh được mô tả ở (a) và (b) trên đây thì được áp dụng, thực hànhtu tập bởi cả Tăng, Ni và những Phật tử tại gia. Ngoài ra, những Tăng Ni phải tuân giữ, quán sát Đức Hạnh về Kiềm Chế để ngăn không cho khởi sinh những ô nhiễm và tránh xa việc vi phạm giới hạnh.

 

 

(c) Đức Hạnh về Kiềm Chế (được thực hành bởi những Tăng, Ni xuất gia)

 

Có năm (5) loại Đức Hạnh kiềm chế mà những Tăng, Ni phải thường xuyên tuân giữ:

 

i) Sự Kiềm Chế bằng Giới Luật Tỳ Kheo (Patimokkha), hay 227 Giới Luật Cơ bản đối với Tỳ kheoTỳ kheo Ni.

ii) Sự Kiềm Chế bằng Chánh Niệm, để phòng hộ sáu cửa giác quan. Chế ngự giác quan.

iii) Sự Kiềm Chế bằng Trí Tuệ, để phòng hộ tâm, bằng trí tuệ nhìn thấu suốt hay trí tuệ minh sát do hành thiền minh sát mang lại.

iv) Sự Kiềm Chế bằng Kiên Nhẫn, bằng sự nhẫn nhục chịu đựng, đặc biệt trong đối mặt với những âu lo và phiền não hàng ngày, như nóng bức, lạnh giá, ruồi, muỗi, côn trùng, hoặc những điều kiện, hoàn cảnh khó chịu khác.

v) Sự Kiềm Chế bằng Năng Lực Tinh Tấn, cố gắng né tránh mọi công việc, hành động sai trái, những điều bị cấm bởi Giới Luật.

 

 

 

  1. 2. Tính Chất, Chức Năng, Sự Thể Hiện & Nguyên Nhân Cận Kề Của Giới Hạnh

 

  • Đức Hạnh hay Giới Hạnh[1]tính chất giàn xếp, giới hạn (silana) những hành động của thân và lời nói của một người. Một người tuân giữ giới hạnh luôn luôn quan sát rất chặt chẽ và cẩn thận những hành động của thân và lời nói của mình, để hướng những hành động đó xảy ra một cách đúng đắn dưới sự kiểm soát của mình. Một người thiếu Đức Hạnh hay không tuân giữ giới hạnh thì những hành động, lời nói cứ xảy ra một cách tùy tiện, không có kiểm soát, không cần biết đúng sai. Đức Hạnh hay Giới Hạnh đạo đứctính chất nâng đỡ, duy trì như là một căn bản, nền tảng cho mọi hành động công đức, bởi vì không thể nào có một hành động công đức nào mà không dựa vào đức hạnh để viên thành hết.

 

  • Chức năng của đức hạnh hay giới hạnh gồm hai phần, một công đôi việc: (i) ngăn ngừa, phòng hộ một người để không làm những hành động, lời nói sai trái, vô đạo đức, (ii) giúp một người có được những phẩm chất cao đẹp, đức hạnh, đáng khen.

 

  • Đức Hạnh hay Giới Hạnh được thể hiện, bộc lộ bằng sự thanh tịnh, trong sạch trong hành động, trong lời nói và trong tâm hành hay ý hành.

 

  • Nguyên nhân cận kề của việc giữ Giới Hạnh chính là sự xấu hổ về mặt đạo đức (hiri) sự sợ hãi về mặt đạo đức (ottappa) khi làm những hành động trái đạo đức. Mặc dù nghe học giáo pháp (Dhamma) sẽ làm khởi sinh đức hạnh nhưng điều đó chỉ là nguyên nhân ban đầu, nguyên nhân từ xa. Chỉ có sự xấu hổ, sự sợ hãi là 2 nguyên nhân trực diện liên tục, thì việc giữ giới mới được ý thứcduy trì.

 

 

Sự xấu hổ về mặt đạo đức khởi sinh từ bên trong sự sợ hãi mặt đạo đức thì khởi sinh từ bên ngoài. Những người thường được gọi là người tốt, người có lòng trắc ẩn thường xuyên tự nguyện làm những việc tốt, phúc đức vì tự mình cảm thấy xấu hổ nếu không làm, chứ không phải từ bên ngoài bị thúc ép phải làm. Tuy vậy, họ cũng luôn luôn làm việc đúng đạo lý, vì những lý do sợ hãi mọi người nhìn thấy, mọi người chê trách nếu không làm, hoặc sợ quy luật nghiệp báoquả báo từ bên ngoài đưa đến khi một hành động đạo lý đã không được thực hiện.

 

Giống như có một thanh sắt, một đầu bị dính chất dơ bẩn, gớm ghiếc, một đầu thì đang bị đun đỏ. Người không dám chạm vào đầu dơ bẩncảm thấy bẩn thỉu, còn không dám chạm vào đầu lửa đỏ kia là sợ bị cháy tay. Sự xấu hổ, ngượng nghịu giống như trường hợp thứ nhất và sự sợ hãi thì giống trường hợp thứ hai vậy.

 

 

 

 

  1. 3. Giới Hạnh Đối Với Những Phật Tử Tại Gia

 

Đối với những Phật tử tại gia, giới hạnh cơ bản là việc tuân giữ Năm Giới. Năm Giới Hạnh này là điều kiện tối cần thiết, bởi vì nếu không giữ giới, thì những hành động sát sinh, ăn cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu hay dùng những chất độc hại… đã là trái đạo đức, và chắc chắn dẫn con người kiếp sau tái sinh vào những cảnh giới thấp hèn, đau khổ.

 

Nhóm Năm Giới Hạnh này bao gồm Chánh Nghiệp, Chánh NgữChánh Mạng tạo thành một khuôn khổ Tám (8) Giới Hạnh, trong đó lấy giới hạnh Chánh Mạng làm giới thứ tám, tức là thêm 3 điều nữa vào trong Năm Giới. Giới Hạnh Tám Giới (hay Bát Giới) này, theo con đường Bát Chánh Đạo, được gọi là Chánh Mạng Giới (Ajivatthamaka Sila), bao gồm các giới:

 

1. Không sát sinh

2. Không ăn cắp

3. Không tà dâm

4. Không nói dối

5. Không nói lời vu khống, hãm hại

6. Không nói lời lăng mạ, không chửi bới, sỉ nhục

7. Không nói chuyện tầm phào, vô nghĩa, vô ích; Và

8. Không làm nghề nghiệp, công việc bất chính, sai trái (tức giữ chánh Mạng).

 

Đây là những giới hạnh cần phải được thực hành ở giai đoạn ban đầu của Bát Chánh Đạo.

 

Khi Đức Phật xuất hiện trên trái đất này, loài người còn đang sống trong màn đêm của Tham, Sân, Si và không hiểu biết về giá trị về giới hạnh nào. Để bắt đầu khắc chữ “Giới Hạnh đạo đức”, Đức Phật đã dạy về việc kiêng cử, tránh làm những việc sai trái, tránh nói những lời nói sai trái và tránh những công việc, nghề nghiệp sai trái, không chân chính trong lúc tâm của loài người còn quá thô thiểnphàm tục. Sau đó, mọi người bắt đầu tránh được một số những điều sai trái đó, Đức Phật mới bắt đầu giảng dạy về Năm Giới, rồi Tám Giới như chúng ta vừa nói trên, để làm cho tâm trí con người thêm trong sạch thêm một bước nữa.

 

 

 

 

  1. 4. Năm Giới Hạnh & Những Giới Hạnh Trong Bát Chánh Đạo

 

Nếu mới nhìn, thì Năm Giới có vẻ “ít” hơn, là “nhỏ hơn” hay là nằm trong Những Giới Hạnh của Bát Chánh Đạo, vì trong Bát Chánh Đạo có thể thêm những giới cấm khác về vấn đề lời nói (chánh ngữ), trong khi đó trong Năm Giới chỉ có một Giới cấm về lời nói đó là “không nói dối” dùng cho giới Chánh Ngữ. Tuy nhiên trong 4 loại “tà ngữ”, thì sự “nói dối” là nghiêm trọng nhất, “nói dối” là nền tảng dẫn đến việc vi phạm những giới cấm về ‘chánh ngữ” khác. Nói ngắn gọn, khi một người đã nói vu khống, nói lăng mạ, nói chuyện tầm phào… thì cũng thuộc dạng nói dối, vì 3 kiểu nói đó cũng không đúng sự thật, không chính xác với sự thật. Đức Phật cho rằng, một người nếu giữ đúng giới hạnhkhông nói dối” thì thường có khả năng giữ được cả giới hạnh khác về Chánh Ngữ.

 

Còn vấn đề là tại sao Chánh Mạng không có mặt trong nhóm Năm Giới? câu trả lời là nằm ở chỗ nếu ai đã thực hành tuân giữ Năm Giới, thì đã không còn vấn đề về việc giữ giới Chánh Mạng. Vì đã giữ gìn năm giới, thì vô tình hay mặc nhiên người đó đã sống hay làm những công việc đúng theo giới hạnh trong “chánh mạng”, vì người đó đã không làm những việc sát sinh, không ăn cắp, không tà dâm, không nói dối…trong nghề nghiệp và trong việc mưu sinh của mình rồi. Nếu một người tuân thủ ‘chính xác’ theo Năm Giới, thì tự động họ đã tránh xa những việc làm, nghề nghiệp sai trái! Nên không có vấn đềnăm Giới là nhỏ bé hay thấp kém về mức độ hơn là những giới hạnh trong Bát Chánh Đạo

 

Nói cách khác, việc tuân thủ, thực hành Bát Chánh Đạocần thiết cho những Phật tử tại gia có mức độ đức hạnh thấp, chưa hiểu đạo lý, để giúp cho họ tránh khỏi những thói quen thấp hèn, vô đạo đức.

 

Nhưng đối với Phật tử tại gia nhiều đức hạnh, đã tuân giữ Năm Giới cẩn thận, đã quy y nương tựa vào Tam Bảo (và Năm Giới), thì không còn cần thiết đặc biệt để họ phải tuân giữ theo Những Giới Hạnh Trong Bát Chánh Đạo. Tương tự như trong ví dụ như một con thú dữ cần phải được giam trong chuồng để nó khỏi gây ra tai nạn, trong khi đó một con thú đã thuần chủng, biết vâng theo lời, thì được thả đi rong xung quanh.

 

 

 

 

5. Tám Giới

 

Tám Giới Hạnh trong tiếng Pali là “Atthanga Uposatha Sila”, trong đó “Atthanga” có nghĩa là Tám, “Uposatha là lễ Bố-tát, trong dịp lễ này những Phật tử thường tuân thủ Tám Giới Hạnh bằng việc trai giới rất nghiêm túc. Có thể dịch là ngày lễ “Trai Giới” hay “Bát Quan Trai Giới” (HV).

 

Ngày nay, những Phật tử thường tuân thủ 4 ngày Trai Giới (Uposatha) trong một tháng, tức bốn ngày chay tịnh, đó là: Ngày Mồng 1, Ngày Mồng 8, Ngày Rằm 15 và Ngày 23.

(Ngày Mồng 8 AL là ngày thứ 8 trăng khuyết trước Rằm, và Ngày 23 AL là ngày thứ 8 trăng khuyết sau Rằm -ND).

 

Ở những nước Phật giáo, những Phật tử đức hạnh thì tự chọn nơi nào thuận tiện để tu tập Tám Giới, thăm viếng Chùa, tu viện để thực hiện bố thí (dana), nghe học Giáo Pháp (Dhamma) và tham gia vào những lớp Thiền trong một ngày lễ Trai GiớiUposatha”. Tám giới hạnh cần phải tuân giữ trong những ngày đó là:

 

(1) Không sát sanh,

(2) Không ăn cắp,

(3) Không nói dối; và

(4) Không uống rượu hay dùng chất độc hại.

 

Bốn Giới hạnh đầu này là những sự kiêng cử, được gọi là “Những Giới Phải Kiêng Cử” (Varitta Sila).

 

(5) Không dâm dục (tức cũng không quan hệ tình dục, ngay cả là vợ chồng, chính dâm),

(6) Không ăn sau giờ Ngọ,

(7) Không ngồi ghế cao sang, nằm giường êm đẹp.

(8) Không nhảy múa, ca hát, không trình diễn này nọ, không trang điểm, đeo vòng hoa, trang sức, không thoa dầu thơm… để làm đẹp.

 

 

─ Bốn giới đầu được gọi là “Giới Phải Kiêng Cử” (Varitta Sila) bởi vì nếu vi phạm những giới này hiển nhiên sẽ dẫn đến tái sinh vào những cảnh giới thấp xấu, đau khổ.

 

Tuy nhiên, bốn giới sau nếu vi phạm thì có thể, hoặc có thể không, dẫn đến tái sinhnhững cảnh giới thấp xấu, đau khổ, vì điều đó còn tùy thuộc vào việc phạm giới có đi kèm hay không đi kèm với những quan điểm sai trái hay tà kiến. Những Phật tử Thánh thiện (Ariyas) như bà Visakha và ông Cấp-Cô-Độc (Anathapindika), là những người chưa diệt sạch Tham dục, vẫn còn quan hệ tình dục, chính dâm với chồng, vợ của mình, ăn sau giờ ngọ, nhảy múa, đàn ca, xem nghe múa nhạc, trang sức làm đẹp, ngủ trên giường êm ấm xa hoa, nhưng họ những hành động không giữ 4 giới sau này không đi kèm với những quan điểm sai trái hay tà kiến, nên họ không bị tái sinh vào những cõi xấu ác, đau khổ.

 

Thái độ tinh thần của những Phật tử Thánh thiện (Ariya) đối với những khoái lạc giác quan thì khác với thái độ của những kẻ phàm phu, tục tử. Như Kinh Điển có ví dụ so sánh rằng, những Bà-la-môn thanh tịnh bị voi dữ đuổi chạy thì thường không nhảy vào những chỗ ẩn núp dơ bẩn như hầm phân. Cũng như vậy, đối với những khoái lạc trần tục những thánh Phật tử chưa diệt sạch những ô nhiễm này, thì “trải qua” chúng mà không có những tà kiến trong tâm. Ngược lại, những kẻ phàm phu tục tử thì ngập đầu vào khoái lạc với những tư tưởng, quan điểm sai lạc khác.

 

Khi một người đã quy y Tam bảo và tuân giữ theo Năm Giới Hạnh, thì người đó đã trở thành một đệ tử đức hạnh của Đức Phật. Nếu người đó cố gắng tuân giữ Tám Giới, thì có nghĩa người đó muốn thực hành việc giữ giới tâm linh ở mức độ cao hơn. Trong ý nghĩa này, bốn (4) giới sau (của Tám Giới) là những giới tự nguyện và được gọi là Những Giới Cần Thực Hành (Caritta Sila).

 

Đối với những Tỳ kheo hay Sa-di, Đức Phật đã nghiêm cấm tất cả, hay tất cả các giới đều là những Giới Phải Kiêng Cử, Phải Tránh (Varitta Sila).

 

 

 

 

6. Mười Giới

“Mười Giới” là sự mở rộng ra từ “Tám Giới” vừa nói trên, trong đó giới thứ (8) được phân chia ra thành 2 giới riêng biệt, khác nhau. Đó là:

 

(8) Không nhảy múa, ca hát, không trình diễn này nọ.

(9) Không trang điểm, đeo vòng hoa, trang sức, không thoa dầu thơm… để làm đẹp.

 

Vậy đã có 9 giới, và bây giờ thêm một giới nữa đó là:

(10) Kiêng cử, không nhận vàng bạc (Jatarupa rajata patiggahana).

 

Như vậy, tổng cộng là “Mười Giới”.

 

Theo Luận Giảng Kinh Tiểu Tụng (Khuddakapath): "Bạc là những đồng tiền kahapana, hoặc có thể là đồng tiền xu kim loại masaka, hoặc có thể là đồng tiền gỗ masaka, hoặc đồng tiền bằng đất sét masaka, và tương tự, được dùng để trao đổi, mua bán thương mại. Trong bối cảnh hiện đại, nghĩa “vàng, bạc” là bao gồm cả “tiền mặt”.

 

Mười Giới” là tiên quyết, là “Những Giới Phải Kiêng Cử” (Varitta Sila) đối với Tỳ kheo và Sa-di, nhưng đối với Phật tử tại gia thì 6 giới sau là “Những Giới Cần (nên) Thực Hành” (Caritta Sila).

 

 

 

 

7. Những Phẩm Cấp & Những Loại Giới Hạnh

 

Cũng giống như những hành động công đức, Phẩm Cấp Giới Hạnh được quyết định bởi mức độ của Bốn (4) Yếu Tố Tiềm Năng (Iddhipadas), đó là:

 

Ước Muốn,

Nỗ Lực,

Tâm, Ý Chí, và

Kiến Thức Trạch Pháp.

 

Khi những yếu tố này yếu kém, trung bình hay mạnh mẽ, thì Đức Hạnh hay Giới Hạnh tương ứng sẽ là Thấp Kém, Trung Bình hoặc Ưu Việt.

 

Giới Hạnh được thực hành vì danh là loại giới hạnh Thấp Kém.

Giới Hạnh được thực hành vì mong muốn có được quả hay công quả tốt của một hành động công đứcgiới hạnh Trung Bình.

Giới Hạnh được thực hành để đạt được trạng thái cao thượng, thông qua sự hiểu biết là một người nên thực hành với tâm ý hay ý hành lành thiện là để đạt được sự thánh thiện cho tâm linh của mình, thì đó là giới hạnh Ưu Việt, cao thượng.

 

Giữa hai loại giới hạnh, Giới Hạnh Cần (nên) Thực Hành (Caritta Sila) chỉ có thể thực hiện được khi một người có đầy đủ lòng tin và sự nỗ lực.

 

Lòng tin là sự tin vào Quy Luật của Nghiệp (Kamma), chẳng hạn như Nghiệp quả tốt sẽ đi theo những nghiệp tốt do thực hành tốt việc giữ giới hạnh.

Nỗ lực có nghĩa là năng lực luôn luôn có để dùng vào việc thực hành giới hạnh, cùng với lòng tin. Đó gọi là Chánh Tinh Tấn.

 

Đối với Giới Hạnh (phải) Kiêng Cử (Varitta Sila), Lòng Tinyếu tố đã đủ giúp cho người ta tránh không làm những điều trái đạo đức, thất đức mà Đức Phật đã khuyến cấm.

 

Giới Hạnh hay Đức Hạnh được những Phật tử tại gia tuân giữ thì được gọi là Giới Hạnh Tại Gia (Gahattha Sila). Về điểm này, trong quyển Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga) có ghi như sau:

 

“ ‘Năm Giới’ tuân giữ thường xuyên,

‘Mười Giới’ (tuân giữ) những khi có thể, và

‘Tám Giới’ vào ngày Trai Giới (Uposatha Day),

giới hạnh mà những Phật tử tại gia tuân theo.”

 

 

 

 

8. Những Ích Lợi Của Giới Hạnh

 

Bằng cách kiêng cử, không phạm vào những hành động, lời nói và nghề nghiệp không đúng đắn, một người có được phẩm hạnh tốt đẹp, “không có gì phải ân hận”, đó là một ích lợi của việc giữ giới hạnh. Một người tuân giữ giới hạnh thì luôn được những người xung quanh, bạn bè yêu mến và tôn trọng.

 

Sự “không ân hận” hay sự vô ngại sẽ dẫn đến niềm vui, niềm hoan hỉ (piti) và hạnh phúc (sukha), theo sau là sự tĩnh lặng (passadhi), là nguyên nhân cận kề để đạt đến Chánh Định (samadhi). Khi tâm đã được định, một người có thể thâm nhập thấu suốt vào bản chất đích thực của mọi sự vật “như nó là” (yathabhuta-nana) thông qua trí tuệ Minh Sát (vipassana) và chứng đạt được Trí Tuệ con đường Đạo và Thánh Quả (magga-phala nana). Vì vậy, Giới Hạnh có rất nhiều ích lợi, bắt đầu từ việc an tâm, không ân hận hay vô ngại cho đến lúc kết cục là Niết-bàn (Nibbana).

 

Đức Phật cũng đã đề cao đến năm (5) ích lợi có được khi một người tuân giữ Giới Hạnh và được xác lập trong Giới Hạnh, đó là:

 

i) Có được nhiều vận may giàu có vì đã nỗ lực giữ giới.

ii) Có được thanh danhnổi tiếng.

iii) Có thể tiếp cận hay bước vào những hàng thánh nhân, Bà-la-môn, gia chủ hay tu sĩ với một sự tự tin hoàn toàn, không sợ sệt hay do dự.

iv) Sống hết tuổi thọ của kiếp sống và chết một cách tự tại, không sợ hãi hay ăn năn, hối hận.

v) Sau khi chết, được tái sinh trong một cảnh giới phúc lành của cõi người hay cõi trời.

 

 

 

 

9. Sự Tôn Kính (Apacayana)

 

Theo định nghĩa về Giới (Sila), sự tôn kính (apacayana) nằm trong Giới Hạnh Cần (nên) Thực Hành. Trong Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasalini), thì định nghĩa về sự tôn kính được ghi như sau:

 

“Sự tôn kính là một căn bản của hành động công đức nên được biết là hành động đến gặp một người lớn tuổi, mang bát và y cho người ấy, đảnh lễ người ấy và nhường chỉ lối đi cho người ấy”.

 

Cách giảng giải này hàm ý nói về một thái độ khiêm nhường, lễ phép, không cao ngạo, cùng thể hiện bằng những thái độ thân tình, lời nói và hành động cung kính với những người lớn tuổi.

 

Không phải chỉ vậy, mà phải thật sự tôn kính người lớn tuổi ở trong lòng, xưng hô đúng mực phép tắc, dùng lời lẽ lễ phép, cúi chào họ, đứng dậy khi họ bước vào và nhường chỗ ngồi cho họ, phục vụ họ trước tiên và đối xử họ như những bậc đáng tôn kính nhất.

 

Trong Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta I, 177), Đức Phật đã giảng dạy cặn kẽ hơn về vấn đề đức hạnh này, khi Người hàng phục tính cao ngạo của một Bà-la-môn ngạo mạng ở Savatthi (thành Xá Vệ). Người đàn ông trẻ này không cung kính cha mẹ, thầy giáo và cả người anh cả của mình. Khi Đức Phật đang thuyết giảng giáo pháp cho một hội chúng, người này tỏ ra rất cao ngạo, và Đức Phật đã đọc được những ý nghĩ của anh ta, lúc đó, Đức Phật đọc một câu kệ, chỉ cho Bà-la-môn tên ‘Cao Ngạo’ này thấy được tâm của anh ta giống như một quyển sách đang được mở ra.

 

Ngay lúc bị người khác đọc được tâm mình, anh ta trở nên khiêm nhường và trước sự ngạc nhiên của đám đông, anh ta cuối xuống quỳ lạy Đức Phật. Sau khi Đức Phật yêu cầu anh ta quay về chỗ ngồi của mình, anh ta bèn đặt những câu hỏi như sau:

 

“Đối với ai một người phải tỏ ra lễ phép? Ai thì một người phải tỏ ra tôn kính? Ai thì một người phải nhường bước và tôn trọng? Phải tôn thờ ai là tốt?

 

Đức Phật đã trả lời những câu hỏi này như sau:

 

“Đối với mẹ cha mình, một người phải lễ phép; đối với anh trai cả và thứ tư là đối với người thầy. Những người này, một người phải tôn kính. Đối với những người này, một người phải nhường bước và tôn trọng. Tôn thờ họ là điều tốt. Những bậc A-la-hán, hết ô nhiễm, điềm tĩnh, đã hoàn thành những việc cần phải làm, những bậc vô đẳng hiền hậu, miễn nhiễm và biết phải trái. Hãy dập tắt tính cao ngạo của mình và tôn kính họ”.

 

 

 

(a) Sự Tôn Kính Giữa Những Người Phật Tử Tại Gia

 

Giữa những người trong họ hàng Phật tử tại gia, thì bậc Cha, Mẹ là được tôn kính đầu tiên, vì họ có công sinh đẻ, đưa chúng ta vào cuộc đời, nuôi chúng ta lớn lên và luôn luôn cầu ước, mong muốn cho chúng ta được hạnh phúcthành đạt. Trong Kinh Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara i, 62), Đức Phật đã nói rằng, nếu một người đặt mẹ lên một vai và cha lên một vai để hầu hạ 100 năm, thì cũng không bao giờ trả hết ơn cha mẹ được. Nhưng nếu một người khuyến khích, tạo điều kiện giúp cha mẹ thực hành bố thí giới hạnh thiết lập lòng tin vào Tam Bảo và có được sự hiểu biết, trí tuệ, thì người đó có thể đền đáp được công ơn cha mẹ.

 

Trong Mười vấn Đề Của Chánh Tri Kiến, sự hiểu biết về việc: “Có nghiệp quả trong hành động hay Nghiệp của một người đối với cha mẹ” góp phần tạo nên Chánh Tri Kiến. Vì vậy, mọi người cần luôn luôn tâm niệm sự tôn kính cha mẹ trong mọi lời nói, ý nghĩ và hành động của mình.

Anh, Chị, Họ Hàng cũng là những người xứng đáng được kính trọng, bởi vì họ là những người cùng chăm lo, bảo vệ và giúp đỡ chúng ta cùng với cha mẹ hay những khi cha mẹ bận rộn hay vắng mặt. Những người thầy, người cô dạy chúng ta cũng xứng đáng được tôn kính, bởi vì họ đã dạy cho chúng ta biết đọc, biết viết, dạy nghề nghiệp và khoa học cho chúng ta.

 

Ở những nước Phương Đông, việc kính trọng người lớn tuổi (kính lão đắc thọ) là cử chỉ thể hiện sự trưởng thành của một người. Bằng cách kính trọng người lớn tuổi, một người sẽ được nhiều ích lợi vì người lớn tuổi khi được kính trọng, thường bỏ công ra khuyên dạy, chỉ dẫn những kinh nghiệm của mình cho người trẻ, vì thông thường người lớn tuổi không chỉ dạy những kinh nghiệm cho những kẻ vô lễ và ít gần gũi với mình. Khi tôn trọng và giúp đỡ người lớn tuổi, một người sẽ được bốn ích lợi như là nghiệp quả sau: tuổi thọ càng cao, vẻ đẹp, sự sung sướng sức mạnh.

 

Đối với những Phật tử, sự tôn kính lớn lao nhất được dành cho Tam Bảo, đó là nơi nương tựa tối cao bao gồm Đức Phật, Giáo PhápTăng Đoàn, vì đó là những đối tượng cao quý nhất, đáng tôn thờ nhất, nơi nương tựa cao quý nhất của một người (Xem thêm Chương Quy Y Tam Bảo). Vì lý do này, mà những thành viên hay thánh tăng trong Tăng Đoàn luôn được kính trọng bởi những Phật tử, khi gặp Tăng Ni những Phật tử luôn luôn đảnh lễ và cúi đầu xá lạy để biểu thị lòng tôn kính. Khi tôn kínhđảnh lễ Tăng, Ni, những Phật tử sẽ được ích lợibuông bỏ, xả bỏ hết niềm cao ngạo hay tự mãn. Tăng Ni cũng luôn luôn vui mừng truyền dạy giáo pháp cho những Phật tử kính tăng, được xem là đối tượng (hay hành xử xứ) thích hợp (gocara) để Tăng Ni thực hiện những việc đối với chúng sinh.

 

 

(b) Lòng Kính Trọng Giữa Những Thành Viên Tăng Đoàn

 

Khi một người trở thành Tỳ kheo (Tăng, Ni), người đó đã rời bỏ cuộc sống gia đìnhtrở thành người xuất gia. Giáo PhápGiới Luật được xem như là người Cha, và người học trò được coi là người con. Người học trò phải tuân thủ theo những giới luật nghiêm ngặt đối với người thầy, và trong đó có việc tôn kính phụng sự đã được quy định rõ trong Luật Tạng, nếu không thực hiện đúng có thể phạm tội dukkata (tác ác, những tội làm điều sai quấy).

 

Giới Luật cũng quy địnhthái độ lễ phép của một Tỳ kheo nhỏ tuổi đối với Tỳ kheo lớn tuổi, phải xưng hô bằng “ngài”, “thầy” (Bhante), trong khi những Tỳ kheo lớn tuổi có thể gọi người nhỏ tuổi bằng “đạo hữu” hay “bạn” (Avuso). Một Tỳ kheo phải nhớ rõ ngày, giờ được thọ giới vào Tăng Đoàn để biết được tuổi hạ của mình mà biết cách xưng hô với những Tỳ kheo hay Tăng Ni khác.

 

Tương tự vậy, những Sa di cũng phải hết mực kính trọng những Tỳ kheo, Tăng Ni, cho dù những Tăng Ni có thể vừa mới thọ giới vào Tăng Đoàn. Bằng cách này, sự hòa hợp trong Tăng Đoàn luôn luôn được gìn giữ.

 

Thông thường, một Tỳ kheo không được phép làm người thầy để thọ giới cho một Tỳ kheo mới nếu người thầy Tỳ kheo không được hơn 10 tuổi Hạ và phải được biết là thông thuộc Kinh, Luật. Ở Miến Điện, những Tỳ kheo đã qua 10 tuổi hạ thì được gọi là “Sayadaw”, có nghĩa là “Sư’, “Thầy” được xưng hô một cách đáng kính.

 

 

 

 

10.  Sự Lễ Phép & Phụng Sự (Veyyavacca)

 

Tự Điển “Childers' Pali Dictionary” dịch chữ “veyyacacca” là sự phục vụ, phụng sự của một người ở vị trí, vai vế thấp kém hơn đối với một người cao thượng hơn. Nó cũng hàm ý về thái độ lễ phép, nhún nhường có trong tâm, không còn cao ngạo, khi thực hiện việc phục vụ cho người khác. Quyển “Chú Giải Bộ Pháp Tụ” (Atthasalini) thì định nghĩa như sau:

 

“Phụng sự là căn bản của hành động công đức nên được biết trong những hành động qua đó chúng ta thực hiện bổn phận lớn và nhỏ đối với những bậc trưởng lão, chẳng hạn, như khi chúng ta tiếp nhận bình bát của một vị Tỳ Kheochúng ta thấy vừa bước vào làng để khất thự và để đầy thức ăn, và mang dâng cho vị ấy, hoặc đi nhanh đến và tiếp nhận bình bát,…, khi nghe lời kêu gọi “Đến tiếp nhận bình bát của vị Tỳ kheo”.

 

 

(a) Sự Lễ Phép & Phụng Sự Giữa Những Phật Tử Tại Gia

 

Đối với những Phật tử tại gia, việc phục vụ hay phụng sự có nghĩa là phụng sự cha mẹ mình và những bậc trưởng lãohoàn thành những công việc theo ý muốn của họ. Những dạng phụng sự khác bao gồm việc chăm sóc người bệnh, người già neo đơn, những người ở viện dưỡng lão, trại tế bần, lo lắng cho những nhu cầu của họ. Sự phụng sự lễ phép như việc chăm sóc người bệnh, người già yếu đã được Đức Phật đề cao. Những hành động lễ phép như làm ‘công quả’ đối với cộng đồng, chùa chiềng, đền tháp, như giúp quét dọn, lau chùi sạch sẽ ở Chùa, Tu Viện, nấu ăn, phục vụ thức ăn, rửa chén bát,… cũng là những sự phụng sự đầy công đức. Nghiệp quả tốt cho những hành động công đức này là sẽ được giúp đỡ khi cần, sẽ được toại nguyện mong ước của mình sau này và sẽ có người giúp đỡ, người giúp việc sau này giúp đỡ mình.

 

 

(b) Bổn Phận Phục Vụ Giữa Những Tỳ Kheo, Tăng Ni

Đối với những Tỳ kheo, một số bổn phận phải phục vụ cho thầy, sư của mình như là: giúp làm những việc họ cần, rửa bình bát giùm họ, chăm sóc y phục của họ, mời họ uống nước trong hay sau bữa ăn, chuẩn bị khăn nước cho thầy tắm, quét dọn, lau chùi thất của thầy sạch sẽ…

 

Phần mình, một người thầy phải tận tâm truyền dạy giáo pháp cho đệ tử, và cung cấp cho đệ tử của mình bình bát, y phục và những vật dụngđệ tử mình chưa có. Nếu học trò của mình bị bệnh, thì vị thầy phải chăm sóc cho học trò mình đến khi khỏe mạnh. Đó là những giới luật bắt buộc đối với những Tỳ kheo, trừ khi có những ngoại lệ mà người thầy đưa ra và miễn chấp cho học trò của mình, chẳng hạn như người học trò có tâm nguyện dành nhiều thời gian hơn cho việc hành thiền.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Sách & Tài Liệu Tham Khảo

 

  1. “The Expositor” (Chú Giải Bộ Pháp Tụ - “Atthasalini”), bản dịch của Pe Maung Tin, Hội Kinh Điển Pali (PTS), London.

 

  1. “The Great Chronicles of Buddhas, Vol. 1, Part 1, Anudipani” (Đại Biên Niên Sử Các Vị Phật, Tập 1, Phần 1, Anudipani), tác giả Hòa Thượng Mingun Sayadaw Bhaddanta Vicittasarabhivamsa.

 

  1. “Tự Điển Ngôn Ngữ Pali”, soạn giả R. C. Childers.

 

  1. “The Mahavagga, Vinaya Texts” translated by T.W. Rhys Davids and Hermann Oldenberg, Part 1. Sacred Books of the East, Vol.13. (Bộ “Đại Phẩm, Luật Tạng”, bản dịch của Tiến Sĩ Rhys Davids & Hermann Oldenberg, Phần 1, Thánh Thư Phương Đông, Vol. 13).


[1] Ở đây, người dịch muốn dùng tùy lúc chữ “Giới Hạnh” hay ‘Đức Hạnh”, trong ý nghĩa giống nhau trong văn cảnh này. Thông thường, người có Đức Hạnh là người đã và luôn giữ Giới Hạnh. Khi đang không bàn về vấn đề những giới luật hay các giới cấm, thì dùng từ ‘Đức Hạnh”, vì đang bàn về ý nghĩa ‘đạo đức”.

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 118)
Phân biệt phước đức và công đức là cần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(Xem: 136)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(Xem: 241)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 268)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 284)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 346)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 270)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 345)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 449)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 413)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 359)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 444)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 664)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 517)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 540)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 627)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 817)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 890)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 920)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 901)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 784)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 771)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 773)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 869)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 879)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 995)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 771)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 663)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 767)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 871)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 774)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 775)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 896)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 927)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 881)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 925)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 958)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 950)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1145)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1010)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1732)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1110)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1246)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 986)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1259)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1165)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1171)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1332)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1625)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 2088)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1146)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1397)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1143)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 993)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1098)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1142)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1568)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1327)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1347)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant